Bài Ngoại – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Một phần của loạt bài về |
Phân biệt đối xử |
---|
Các dạng chính
|
Xã hội
|
Tôn giáo
|
Chủng tộc/quốc tịch
|
Biểu hiện
|
Chính sách
|
Biện pháp đối phó
|
Chủ đề liên quan
|
|
Bài viết thuộc một phần của loại bài về |
Chủ nghĩa dân tộc |
---|
Hình thành dân tộc
|
Giá trị cốt lõi
|
Các thể loại
|
Tổ chứcDanh sách các tổ chức dân tộc chủ nghĩa |
Vấn đề liên quan
|
|
Bài ngoại là sợ hãi hoặc không tin tưởng những người thuộc chủng tộc, sắc tộc, dân tộc khác với mình.[1][2] Bài ngoại có thể biểu hiện nhiều cách qua mối quan hệ và nhận thức đối với các nhóm dân tộc khác, bao gồm lo sợ bị mất danh tính, nghi ngờ những người khác chủng tộc, xâm lược, hoặc thậm chí là loại bỏ nó để đảm bảo một sự thuần túy giả tưởng.[3] Bài ngoại cũng có thể biểu hiện qua việc cho rằng "nền văn hóa của một dân tộc nào đó không văn minh", trong đó nó được cho là "không thực tế, rập khuôn và kỳ lạ".[3]
Các thuật ngữ kỳ thị chủng tộc hay phân biệt chủng tộc đôi khi bị lẫn lộn và được sử dụng hoán đổi cho nhau vì những người có cùng nguồn gốc từ một quốc gia có thể thuộc cùng một chủng tộc.[4] Do đó, bài ngoại thường được hiểu là phân biệt hoặc chống lại nền văn hóa ở nước ngoài.[4] Bài ngoại (xenophobia) là một thuật ngữ chính trị và không được y học công nhận.
Định nghĩa
[sửa | sửa mã nguồn]Các từ điển định nghĩa "chủ nghĩa bài ngoại" như sau: "sự sợ hãi thái quá đối với người nước ngoài" (Từ điển tiếng Anh Oxford, OED); và "sự sợ hãi đối với người lạ" (Webster's).[5] Từ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại ξένος (xenos), có nghĩa là "lạ", "người nước ngoài", và φόβος (phobos), có nghĩa là "sợ hãi".[6]
Theo định nghĩa của Andreas Wimmer, bài ngoại là "một phần của cuộc đấu tranh chính trị về quyền của người được nhà nước và xã hội chăm sóc: một cuộc chiến đấu cho các những người đứng đầu của nhà nước hiện đại". Nói cách khác, bài ngoại xuất hiện khi mọi người cảm thấy quyền của họ từ chính phủ đang bị lấy đi bởi người nước ngoài.[7]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Một ví dụ điển hình của nền văn hóa phương Tây là sự ngược đãi của người Hy Lạp cổ đại với những người nước ngoài mà họ cho là "kẻ man rợ", niềm tin rằng nền văn hóa Hy Lạp cao hơn các nền văn hóa khác, và những "kẻ man rợ" bị bắt làm nô lệ.[8] Người La Mã cổ đại cũng đã đưa ra những quan điểm cho rằng nền văn hóa của họ ưu thế hơn các nền văn hóa khác, như trong bài phát biểu của Manius Acilius: "Ở đó, bạn thấy người Macedonia, Thracians và Illyrians, tất cả các quốc gia ưa chiến tranh nhất, ở đây, ta thấy người Syria và người Hy Lạp châu Á, những người vô giá trị nhất trong nhân loại và sinh ra chỉ vì chế độ nô lệ."[9]
Biểu hiện
[sửa | sửa mã nguồn]Châu Á
[sửa | sửa mã nguồn]Malaysia
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 2014, bang Penang đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý cấm những người nước ngoài nấu các món ăn địa phương. Đầu bếp địa phương nổi tiếng, Redzuawan Ismail, đã chỉ trích luật này.[10]
Châu Phi
[sửa | sửa mã nguồn]Nam Phi
[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Bài ngoại tại Nam PhiBài ngoại đã xuất hiện ở Nam Phi từ khi vẫn còn chế độ apartheid và cả sau chế độ này. Sự thù địch giữa người Anh và người Boer càng trầm trọng hơn trong chiến tranh Boer thứ hai và những người Afrikan nghèo cướp phá các cửa hàng của người Anh.[11] Nam Phi cũng thông qua nhiều đạo luật để ngăn chặn người Ấn Độ. Điều này có tác dụng ngăn chặn dân nhập cư Ấn Độ. Một đạo luật vào năm 1924 nhằm "tước đoạt quyền kinh doanh của người Ấn Độ trong thành phố".[12]
Vào năm 1994 và 1995, các băng nhóm thanh niên vũ trang đã phá hủy nhà cửa của những người nước ngoài sống ở Johannesburg, yêu cầu cảnh sát làm việc đưa họ về nước.[13] Năm 2008, một loạt các vụ tấn công bài ngoại xảy ra cũng tại Johannesburg.[14][15][16] Người ta ước tính rằng hàng chục ngàn người di cư đã phải di dời đến nơi khác; tài sản, kinh doanh và nhà cửa bị cướp bóc rộng rãi.[17] Số người chết sau cuộc tấn công là 56 người.[13]
Năm 2015, một vụ tấn công khác xảy ra được ghi nhận rộng rãi trên toàn Nam Phi, chủ yếu nhắm đến những người Zimbabwe di dân.[18] Vào ngày 20 tháng 4 năm 2015, 7 người đã chết và hơn 2000 người nước ngoài đã phải di dời.[18]
Châu Đại Dương
[sửa | sửa mã nguồn]Úc
[sửa | sửa mã nguồn]Cuộc bạo loạn Cronulla năm 2005 là kết quả của mối quan hệ căng thẳng giữa những người Úc da trắng và những người gốc Liban.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Sùng ngoại
- Sính ngoại
- Chủ nghĩa chân lý
- Chủ nghĩa dân chủ
- Ủy ban châu Âu chống phân biệt chủng tộc và không khoan dung
- Danh sách các thuật ngữ chống lại văn hóa, chống lại quốc gia, và chống lại sắc tộc
- Phân biệt chủng tộc
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Xenophobia - definition of xenophobia in English from the Oxford dictionary”. oxforddictionaries.com. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2017.
- ^ “Xenophobia - Define Xenophobia at Dictionary.com”. Dictionary.com.
- ^ a b Guido Bolaffi. Dictionary of race, ethnicity and culture. SAGE Publications Ltd., 2003. Pp. 332.
- ^ a b “Xenophobia”. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2016.
- ^ Webster's New Universal Unabridged Dictionary, Dorset and Baber, Simon & Schuster
- ^ Từ điển tiếng Anh tiêu chuẩn Oxford (OED). Nhà xuất bản Oxford 2004, phiên bản CDROM.
- ^ Wimmer, Andreas (1997). “Explaining xenophobia and racism: A critical review of current research approaches”. Ethnic and Racial Studies. 20 (1).[liên kết hỏng]
- ^ Harrison, Thomas (2002). Greeks and Barbarians. Taylor & Francis. tr. 3. ISBN 9780415939591.
- ^ Isaac, Benjamin H. (2006). The Invention of Racism in Classical Antiquity. Princeton University Press. tr. 317. ISBN 9780691125985.
- ^ “If Only Singaporeans Stopped to Think: Penang bans foreign cooks at hawker stalls”. Truy cập 30 tháng 6 năm 2017.
- ^ Giliomee, Hermann (2003). The Afrikaners: Biography of a People. C. Hurst & Co. Publishers. tr. 383. ISBN 9781850657149.
- ^ “Anti-Indian Legislation 1800s - 1959”. South African History Online. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2016.
- ^ a b “Xenophobic violence in democratic South Africa”. South Africa History Online. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2016.
- ^ “South Afrians Take Out Rage on Immigrants”. The New York Times. ngày 20 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2016.
- ^ “Thousands seek sanctuary as South Africans turn on refugees”. The Guardian. ngày 20 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2016.
- ^ “Thousands flee S Africa attacks”. BBC NEWS. ngày 19 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2016.
- ^ “Analysis: The ugly truth behind SA's xenophobic violence”. Daily Maverick. ngày 28 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2016.
- ^ a b Kazunga, Oliver (ngày 20 tháng 4 năm 2015). “Xenophobia death toll climbs to 7”. The Chronicle. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2016.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Fredrickson, George (ngày 30 tháng 4 năm 2009). Racism: A Short History.
- Freundschuh, Aaron (2017). The Courtesan and the Gigolo: The Murders in the Rue Montaigne and the Dark Side of Empire in Nineteenth-century Paris.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Tra bài ngoại trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary- Tư liệu liên quan tới Xenophobia tại Wikimedia Commons
- Trích dẫn liên quan tới Bài ngoại tại Wikiquote
Tiêu đề chuẩn |
|
---|
Từ khóa » Sùng Ngoại Là Gì
-
Gợi ý Giải đề Môn Văn Tuyển Sinh Lớp 10 Chuyên Tại TP.HCM
-
Nghĩa Của Từ Sùng Ngoại - Từ điển Việt - Tratu Soha
-
Nếp Nghĩ Sùng Ngoại Hoặc Bài Ngoại Quá Mức đều Sẽ Cản Trở Sự ...
-
Sùng Ngoại
-
Suy Nghĩ: Nếp Nghĩ Sùng Ngoại Hoặc Bài Ngoại Quá Mức đều Sẽ Cản ...
-
Bước Vào Thế Kỉ Mới Nếp Nghĩ Sùng Ngoại Hoặc Bài ...
-
Sùng Ngoại Nghĩa Là Gì?
-
Sùng Ngoại
-
Bước Vào Thế Kỉ Mới Nếp Nghĩ Sùng Ngoại Hoặc Bài ...
-
'sùng Ngoại' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Từ điển Việt Anh "sùng Ngoại" - Là Gì?
-
Bước Vào Thế Kỉ Mới Nếp Nghĩ Sùng Ngoại Hoặc Bài ... - Tân Bách Khoa
-
Trong Văn Bản Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới, Tác Giả Rất Là Trăn ...
-
Người Giàu “sùng Ngoại”