Bãi Phân Chó - Truyện Cười 69
Có thể bạn quan tâm
Chưa bao giờ, nhà văn hoá xã tiếp đón một vị khách nào long trọng nhường vậy: thảm đỏ trải từ đầu đường tới phòng khách, từ phòng khách qua phòng ăn, từ phòng ăn sang toa-loét. Khẩu hiệu, cờ hoa, băng rôn rực rỡ. Cả trăm thôn nữ ngực to, eo nhỏ, váy đỏ, nội y đen, má hồng, mắt xanh đứng thành hàng hai bên nghênh đón.
Đến chi tiết rất nhỏ là giấy chùi đí.t hôm nay cũng được thay bằng loại xịn nhất, chứ bình thường là không có, hoặc có cũng chỉ là mấy tờ báo nội san cũ của xã. Mà chùi bằng cái báo này nguy hiểm lắm: không nói đến việc nó cứng, bẩn, gây xước xát, hỏng hậu môn, mà nghiêm trọng hơn: còn hỏng cả công danh, sự nghiệp. Chả là có lần, bà lao công dọn toa-loét phát hiện một mẩu báo “đã qua sử dụng” có in ảnh ông chủ tịch xã đang cười rất tươi, nhưng mồm ông lại dính một vệt đen đen. Tiên sư bố cái đứa nào mất dạy: bao chỗ không chùi, lại chùi đúng chỗ có ảnh ông; mắt, mũi, tai không chùi, nó chùi giữa mồm ông.
Sau khi tra hỏi một lượt không ai nhận, ông chủ tịch xã gửi mẩu giấy đi phân tích. Kết quả: vết đen dính trên mồm ông là của cậu văn thư xã. Lập tức cậu văn thư xã bị kỷ luật, thuyên chuyển công tác, xuống làm văn thư… huyện.
Thực ra trước đây, nhà văn hoá xã cũng đã tiếp đón khá nhiều khách: chẳng hạn hôm đón vị giáo sư có công trình nghiên cứu chữa ung thư mà đoạt cái giải thưởng gì đó rất to; hoặc đợt đón một thanh niên anh dũng quên mình lao vào dòng lũ cứu bao nhiêu mạng dân gì đấy chả nhớ… nhưng mấy lần ấy thì nhằm nhò gì, vì hôm nay, xã được vinh dự đón hoa hậu Tâm Thi – người vừa được chọn là Đại sứ văn hoá của xã sau khi Tâm Thi tham gia cuộc thi hoa hậu tóc dài và đoạt giải “hoa hậu có mái tóc ngắn nhất”.
Con Maybach S650 mới coóng chầm chậm dừng lại trước nhà văn hoá. Cửa xe mở: chiếc cao gót đen nhọn hoắt nâng cặp chân dài trắng muốt quý phái thò xuống mặt thảm đỏ sặc sỡ. Trong chiếc váy lóng lánh đính kim cương óng ánh: hoa hậu Tâm Thi lộng lẫy bước ra. Bà con ồ lên xuýt xoa. Máy ảnh chụp xoành xoạch. Điện thoại livestream nhoay nhoáy… Độ phấn khích của người hâm mộ và độ long trọng trong nghi lễ, thật chả thua gì cái buổi nhậm chức của nữ hoàng Attila Elizabeth 125cc…
Sau ít phút chụp hình cùng bà con hâm mộ và trả lời phỏng vấn phóng viên tờ nội san xã – tờ báo đã khiến cậu văn thư xã bị kỷ luật, thuyên chuyển công tác xuống làm văn thư huyện – thì hoa hậu Tâm Thi được tháp tùng vào phòng khách dự buổi lễ báo công. Hoa hậu ngồi trang trọng, uy nghi ở cái ghế to nhất chính giữa, kế tiếp là đồng chí trưởng ban văn hoá huyện, rồi tới ông trưởng ban văn hoá xã, cuối cùng là các thành phần linh tinh, lung tung khác.
Trong không khí tôn nghiêm, hoa hậu Tâm Thi bồi hồi chia sẻ về quá khứ nghèo khổ, cơ cực, ăn cơm độn ngô, mặc quần thủng đí.t – đây là mô-típ quen thuộc trong hầu hết các cuộc nói chuyện của những người đang hoặc vừa có chút thành công…
Khi được hỏi về những kỷ niệm vui trong quá trình tham gia cuộc thi, hoa hậu Tâm Thi hồ hởi chia sẻ: “Dạ, nhiều lắm ạ! Chẳng hạn như lúc cân đo chỉ số, ban tổ chức thông báo em nặng 53 cân, trong khi hồi sáng em vừa cân có 50, em mới bảo: “Lộn của em 3 cân”. Do em nói giọng địa phương, dấu nặng thành dấu huyền, nên một anh thành viên trong ban tổ chức liền phân bua: “Đây là cân tổng thể, chứ không cân từng bộ phận!”. Còn một số thành viên khác thì phản bác dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn: “3 cân đâu? Cho ban tổ chức xem nào!”.
Tới phần thi áo tắm: do quá hồi hộp, lo lắng, suýt thì em cứ thế đi ra mà quên không mặc trang phục dự thi. Cả lúc ra dự thi, tự nhiên cái nút buộc nó lỏng ra khiến cái áo bikini hơi trễ xuống. Mà ngự.c em thì mọi người biết rồi đấy: to, tròn, và nặng kinh khủng, lại đi kiểu catwalk nên cứ tưng tưng, chỉ sợ bung. Tới cái quần bikini cũng thế: bên thiết kế lấy nhầm số đo, bị nhỏ đi mấy size, không che hết được chỗ cần che, em thì bận, chưa kịp cạo, nên mặc vào, nó cứ loà xoà, rối rắm, khiến giám khảo mất tập trung lắm!”.
Kể đến đó, giọng Tâm Thi lặng đi vì xúc động, còn quan khách trong khán phòng cũng sụt sùi, đồng loạt rút khăn giấy lau nước… mồm.
Buổi lễ báo công diễn ra trong khoảng nửa tiếng. Hoa hậu Tâm Thi sẽ có 15 phút nghỉ ngơi, thay trang phục, sau đó cùng đoàn cán bộ văn hoá xã tới thăm và tặng quà nhà anh Minh Bờ – cá nhân văn hoá tiêu biểu của xã. Anh Minh Bờ từng có thời gian đi tù bên Mỹ vì tội ấu zâ.m, sau khi bị đuổi về nước, tưởng anh sẽ đóng cửa nhốt mình trong phòng không dám thò mặt ra đường vì nhục, nào ngờ, anh vẫn hăng say tham gia biểu diễn nghệ thuật, và đã xuất sắc giành huy chương bạc hội diễn sân khấu toàn xã. Anh trai cùng cha, cùng thầy ông nội của anh Minh Bờ – là anh Hoài Lờ – sau quãng thời gian ở ẩn vì bê bối ngâm tiền từ thiện, cũng bất ngờ tái xuất tham gia hội diễn và ẵm luôn giải vàng…
“Có chuyện rồi!” – cậu dân phòng hớt hải chạy thộc vào phòng trưởng ban văn hoá xã, quên cả gõ cửa. “Gì thế?” – ông trưởng ban nghiêm giọng hất hàm. “Em bắt quả tang một thằng đang núp sau bụi chuối gần cửa sổ quay lé.n hoa hậu Tâm Thi thay đồ ạ!”. “Khốn nạn! – ông trưởng ban gằn giọng, đỏ bừng mặt – xã ta là xã văn hoá, sao có những chuyện biến thái đến nhường vậy! Cái thằng mất dạy đó đâu?”.
Ông trưởng ban hằm hằm lao ra như chực băm vằm tên bệnh hoạn, nhưng rồi ông khựng lại: “Đang có đồng chí trưởng ban văn hoá huyện ở đây. Chiều nay, đồng chí ấy sẽ cùng hoa hậu Tâm Thi trao giấy chứng nhận “Xã văn hoá” cho xã ta. Giờ mà chuyện này lộ ra, đồng chí trưởng ban văn hoá huyện sẽ nổi giận mà rút lại giấy chứng nhận, rồi Hoa hậu Tâm Thi cũng sẽ tự ái mà bỏ đi”.
Nghĩ vậy, ông trưởng ban văn hoá xã gọi cậu dân phòng lại, hỏi nhỏ: “Sao cậu lại bắt được quả tang thằng biến thái đó?” “Dạ thì em cũng… à không, em tình cờ ra đó và thấy nó…” “Thế nó quay được gì chưa?” “Dạ rồi! Em tịch thu luôn tang vật đây ạ!” – dứt lời, cậu dân phòng mở đoạn clip trong cái điện thoại tang vật của tên biến thái cho ông trưởng ban văn hoá xã xem. Vừa nhìn vào màn hình, ông đã há hốc mồm: “To thật!”. “Anh bảo gì ạ?” “À không, ý tôi là, cái thằng biến thái đó to gan thật” – nói rồi, ông nuốt nước bọt cái ực. Chưa lần nào kiểm tra tang vật mà ông lại thấy rạo rực như này. Tự dưng ông nhớ tới hai quả dưa hấu mà ông giải cứu bữa trước: 2 quả dưa đó chán phèo, ông chửa thèm đụng vào, hai quả dưa đã tự chảy nước. Còn 2 quả dưa “tang vật” này thì khác: ông chửa được đụng vào, mồm ông – và một số chỗ khác của ông – đã tự chảy nước.
Đang nghiên cứu mê say, chợt ông trưởng ban văn hoá xã chạm tay dừng hình lại, rồi ông zoom cận vào cái nốt ruồi phía gần cuống dưới của “quả dưa hấu” bên trái. Mặt ông tái dại: Cái nốt ruồi quen lắm, chắc chắn ông đã… Thôi đúng rồi! Con Trà My, tiếp viên quán karaoke Chịch Thất Bồn Lanh. Ông không thể quên cái nốt ruồi này được, vì nó rất hay: bình thường màu đen, xoa xoa một phát, nó chuyển sang hồng, xoa thêm phát nữa, nó thành đỏ, thêm phát nữa, nó lại hoá xanh… tóm lại, cả buổi ông chả hát hò gì, chỉ ngồi xoa xoa cái nốt ruồi cho nó đổi màu như bảy sắc cầu vồng…
Bẵng một thời gian ông tới quán không thấy con Trà My đâu, hoá ra nó đi thẩm mỹ tút tát, nâng mũi, độn cằm, gọt môi, cắt mắt, hoá thân, lột xác, xong thi hoa hậu, đoạt cái giải vớ vẩn, rồi giờ thành Đại sứ văn hoá rồi! Ông uất nghẹn không nói thành lời. U là trời! Để một ả tiếp viên quán karaoke lên báo, lên đài rao giảng đạo lý, dạy cách làm người? Để một ả tiếp viên quán karaoke làm đại sứ văn hoá ư? Một vết nhơ biết bao giờ mà gột sạch?
Ông trưởng ban văn hoá xã mặt hằm hằm lao ra như chực băm vằm cô hoa hậu, à không, cô tiếp viên quán karaoke, nhưng rồi ông khựng lại. Bởi nếu ông vạch trầ.n bộ ng.ực, à nhầm, bộ mặt của ả, thì ả cũng chả bỏ qua cho ông: cái cảnh ông ngồi nghịch nốt ruồi của ả, cảnh ông cùng đám hạ cấp vào quán kara, miệng ca thì ít, tay xoa thì nhiều, rất có thể đang nằm sẵn trong điện thoại của ả? Trưởng ban văn hoá xã mà làm những chuyện phi văn hoá như thế ư? Một vết nhơ biết bao giờ mà gột sạch?
Bởi vậy, việc quan trọng nhất lúc này là phải giữ kín mọi chuyện: không được để cho sự việc đến tai đồng chí trưởng ban văn hoá huyện. Nhưng có lẽ đã muộn: ông trưởng ban văn hoá huyện đã lù lù đứng trước cửa tự lúc nào. Mắt ông hằn lên từng tia máu, giọng ông như gào: “Cái clip đâu! Đưa ra mau!”…
Chưa nói dứt lời, ông trưởng ban văn hoá huyện đã giật luôn cái điện thoại tang vật trên tay ông trưởng ban văn hoá xã. Ông xem cái clip biến thái ấy bằng một vẻ giận giữ chưa từng thấy. Nhưng rồi, mặt ông trưởng ban văn hoá huyện cũng đột ngột chuyển sang tái dại, không phải vì cái nốt ruồi gần cuống phía dưới của “quả dưa hấu” bên trái, mà là vì cái bớt hình con tu hài sát ngay bên bẹ.n phải. Cái bớt quen lắm, chắc chắn ông đã… Thôi đúng rồi! Đó là cái hôm tổng kết và khen thưởng cán bộ văn hoá tiêu biểu toàn tỉnh, rượu chè no say xong, ông về phòng khách sạn, nằm một mình buồn buồn, ông bảo lễ tân kiếm cho một ả. Chính là ả có cái bớt hình con tu hài sát ngay bên bẹ.n phải. Vì ông dị ứng với tu hài, cứ để gần mồm là ói, mấy lần suýt “nôn vào đầm” (đầm là giọng miền Nam, miền Bắc gọi là váy). Ả đó thấy thế nhanh trí lấy băng dính đen dán đè lên cái bớt, thế là mọi thứ lại ổn hết…
Hôm đó ông chỉ nhìn bẹ.n, đâm ra không nhớ mặt. Ông đâu có ngờ, ả lại thi hoa hậu, đoạt cái giải vớ vẩn, rồi giờ thành Đại sứ văn hoá rồi! Ông uất nghẹn không nói thành lời. U là trời! Để một ả ph.ò lên báo, lên đài rao giảng đạo lý, dạy cách làm người? Để một ả ph.ò làm đại sứ văn hoá ư? Một vết nhơ biết bao giờ mà gột sạch?
Ông trưởng ban văn hoá huyện mặt hằm hằm lao ra như chực băm vằm cô hoa hậu, à không, ả ph.ò, nhưng rồi ông khựng lại. Bởi nếu ông vạch trầ.n bộ mặt của ả, thì ả cũng chả bỏ qua cho ông: cái cảnh ông hì hụi “nôn vào đầm” cạnh cái bớt hình con tu hài sát bẹ.n được dán băng dính đen rất có thể đang nằm sẵn trong điện thoại của ả? Trưởng ban văn hoá huyện mà làm cái chuyện phi văn hoá như thế ư? Một vết nhơ biết bao giờ mà gột sạch?
Khâu chuẩn bị cho buổi lễ trao giấy chứng nhận “Xã văn hoá” đã gần như hoàn tất. Bà con cùng toàn thể quan khách đã có mặt. Chỉ còn vài phút nữa là khai mạc rồi thì cậu dân phòng lại hớt hải chạy tới phòng ông trưởng ban văn hoá xã. “Lại có chuyện gì?” – nghe ông trưởng ban văn hoá xã hỏi, cậu dân phòng đáp bối rối: “Không biết chó ở đâu vào ị lung tung cả! Từ chỗ thấp nhất là nơi bà con ngồi, đến bậc cầu thang, rồi cao hơn là lên cả sân khấu, đâu cũng thấy cứ.t anh ạ! Giờ phải làm sao? Xin anh cho chỉ đạo!”.
Ông trưởng ban văn hoá xã nhấp một hụm trà mạn, giọng bàng quan: “Lấy mấy lẵng hoa thật đẹp đặt lên đó mà che đi. Cứ để yên vậy thì trông rất sạch sẽ, thơm tho, đừng dại dột mà bới ra. Bới ra thì chỗ nào cũng thối um hết cả!”.
Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo
Chia sẻ:
- Bấm để chia sẻ trên Twitter (Opens in new window)
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Opens in new window)
Có liên quan
Từ khóa » Tòng Chó
-
Công An Bắt 2 Kẻ Bẫy Trộm Chó Mèo Trong đêm - Báo Người Lao động
-
Triệu Châu Tùng Thẩm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Câu Chuyện Ly Kỳ Về Chú Chó Thông Minh đóng Phim 'Đất Phương Nam'
-
Bắt 2 Người Chuyên Trộm Mèo, đánh Bả Chó - Pháp Luật - Zing
-
Làm Sao để đến Võ Tòng Vitamin Gâu Gâu Thịt Chó Đủ Món ở ...
-
Chú Chó Hàng Việt Cứu Người, "gánh" Bom ở Đất Phương Nam Bỗng ...
-
Dota 2 Quotes - Tòng Quân Thuở Mười Lăm, Tám Mươi Mới Lại Làng ...
-
Tủ Bếp Gỗ Acrylic TBAC28 Nhà Chú Tòng - Thái Hà Hiện đại Và Công ...
-
Sử Dụng Chó Nghiệp Vụ Truy Bắt Người đàn ông Mua ... - Báo Nghệ An
-
Võ Tòng đả Chó - Truyện Vui Của A Lạp (Trung Quốc)
-
Đại Gia Tòng “Thiên Mã” Nợ Hơn 891 Tỷ đồng - VietNamNet
-
Sử Dụng Chó Nghiệp Vụ Truy Bắt Người đàn ông Mua ...
-
Bông Tai Tòng Teng Dứa Thơm - TOTORO VIỆT NAM