Bài Phân Tích đầy đủ Nội Dung Của Bài Thơ "TỪ ẤY" Của Tố Hữu
Có thể bạn quan tâm
PHÂN TÍCH CHI TIẾT BÀI THƠ “TỪ ẤY”
(Tố Hữu)
1. Lý thuyết
1.1. Tác giả
- Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
1.2. Tác phẩm
- Ngày được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu viết “Từ ấy”.
- Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy”
1.3. Đọc hiểu văn bản
1.3.1. Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng cách mạng (Khổ 1)
- “Từ ấy” là giây phút mà tác giả bắt gặp lí tưởng cộng sản.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”
- Phép lặp được sử dụng => nhấn mạnh chủ đề, làm nổi bật niềm vui sướng của nhà thơ khi gặp lí tưởng, tiếng reo vui hạnh phúc trong tâm hồn không thể kìm nén nổi.
- Các hình ảnh ẩn dụ:
+ “Mặt trời chân lí”: chính là lí tưởng cộng sản.
+ “bừng nắng hạ”, “chói qua tim” đó là sự giác ngộ lí tưởng
=> Lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
- Các động từ được sử dụng khéo léo, hiệu quả “bừng”, “chói” càng nhấn mạnh thêm ánh sáng của niềm tin, lí tưởng đã hoàn toàn xua tan đi sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh “Hồn tôi là một vườn hoa lá” thể hiện niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong bước đầu đến với lí tưởng cộng sản.
- Từ ngữ có sức biểu cảm cao: “bừng”, “chói”, “rất đậm”, “rộn tiếng” => Hình ảnh tươi sáng, tràn đầy sức sống và sự tươi trẻ.
=> Lí tưởng cộng sản đã mang đến niềm vui cho cuộc đời tác giả, khai sáng tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh, sức sống mới cho nhà thơ.
1.3.2. Những nhận thức mới về lẽ sống của tác giả (Khổ 2)
- Khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản, tác giả đã khẳng định lẽ sống là gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” của cá nhân và “cái ta” chung của mọi người.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
- Cái “tôi” của nhà thơ hòa vào cái “ta” chung của mọi người, của cuộc đời.
- Câu thơ “Tôi buộc lòng tôi với mọi người” đã thể hiện ý thức tự nguyện quyết tâm của tác giả muốn vượt qua những ý chí của bản thân để sống chan hòa hơn với mọi người. Ý thơ đã được mở rộng, gợi bao đồng cảm xâu sa.
Tố Hữu đã đặt mình trong dòng đời nhiều trắc trở, trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy nhà thơ tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới – sức mạnh đoàn kết của tập thể. Đó không chỉ là nhận thức mà còn là tình cảm yêu mến, muốn được hòa lòng cùng mọi người bằng sự giao cảm của những trái tim.
1.3.3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
- Nhà thơ đã quen thuộc với những việc đã xảy ra, đã hòa nhập với mọi thứ nên ông tự tin khẳng định “Tôi đã là con của vạn nhà”. Cách xưng hô vô cùng đặt biệt “con” được sử dụng trong quan hệ ruột thịt. “Tôi” là thành viên của “vạn nhà”, tôi và quần chúng nhân dân là bà con ruột thịt, cùng trải qua lao khổ. => Đây chính là sự chuyển biến đặc biệt sâu sắc trong nội tâm, tình cảm của nhà thơ.
- Dấu chấm lửng cuối bài thơ nghĩa là chưa chấm dứt mà đây chỉ là khởi đầu cho viễn cảnh về sau.
2. Luyện tập:
Đề 1:Phân tích bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu để thấy được lí tưởng sống của thế hệ thanh niên trẻ ngày nay.
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm “Từ ấy”
- Lẽ sống trong bài thơ ảnh hưởng thế nào đến lí tưởng sống của thế hệ thanh niên ngày nay.
2. Thân bài:
a. Niềm say mê háo hức khi đón nhận lí tưởng cách mạng:
“Từ ấy” đánh dấu mốc thời gian mà tác giả bắt gặp lí tưởng, chân lí cách mạng.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”
- Trong giây phút tuyệt vời ấy, Tố Hữu như được bùng cháy, bừng sáng trong tâm hồn, nhận thức, lí trí.
“Đời đen tối ta phải tìm ánh sáng
Ta đi tới. Chỉ một đường: Cách mạng”
("Như những con tàu" – Tố Hữu)
- Phép lặp được sử dụng => nhấn mạnh chủ đề, làm nổi bật niềm vui sướng của nhà thơ khi gặp lí tưởng, tiếng reo vui hạnh phúc trong tâm hồn không thể kìm nén nổi.
- Các hình ảnh ẩn dụ:
+ “Mặt trời chân lí”: chính là lí tưởng cộng sản.
+ “bừng nắng hạ”, “chói qua tim” đó là sự giác ngộ lí tưởng.
=> Lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
- Các động từ được sử dụng khéo léo, hiệu quả “bừng”, “chói” càng nhấn mạnh thêm ánh sáng của niềm tin, lí tưởng đã hoàn toàn xua tan đi sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh “Hồn tôi là một vườn hoa lá” thể hiện niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong bước đầu đến với lí tưởng cộng sản.
- Từ ngữ có sức biểu cảm cao: “bừng”, “chói”, “rất đậm”, “rộn tiếng” => Hình ảnh tươi sáng, tràn đầy sức sống và sự tươi trẻ.
=> Lí tưởng cộng sản đã mang đến niềm vui cho cuộc đời tác giả, khai sáng tâm hồn, tiếp thêm sức mạnh, sức sống mới cho nhà thơ.
b. Những nhận thức mới về lẽ sống của người thanh niên khi bắt gặp lí tưởng cách mạng:
- Được cách mạng soi đường dẫn lối, tác giả đã tự nguyện hòa nhập, gắn bó với nhân dân, với những người cùng khổ.
- Khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản, tác giả đã khẳng định lẽ sống là gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” của cá nhân và “cái ta” chung của mọi người.
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
- Nhận thức mới về lẽ sống của người thanh niên bao gồm hai khái niệm hoàn toàn khác nhau: “buộc” có nghĩa là gắn bó, đoàn kết, gắn chặt mình với nhân dân cần lao, với tất cả nhân dân lao động cùng khổ. “trang trải” nghĩa là sự đồng cảm, thấu hiểu, chan hòa, nồng thắm. Nhà thơ muốn tiếp thu tư tưởng của Mác:
“Vì lẽ sống, hi sinh cho cuộc sống.
Đời, với Mác, là tình cao nghĩa rộng” (Đường của ta đi – Tố Hữu)
- “khối đời” là ẩn dụ để chỉ một khối người đông đảo cùng cảnh ngộ sống trong cuộc đời đầy chông gai, trắc trở này, cùng nhau tạo thành khối đại đoàn kết phấn đấu vì mục tiêu chung. => Khi cá nhân hòa vào tập thể thì sức mạnh sẽ được nhân lên gấp bội.
c. Tình cảm nhận thức của nhà thơ có sự chuyển biến sâu sắc:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ…”
- Nhà thơ đã quen thuộc với những việc đã xảy ra, đã hòa nhập với mọi thứ nên ông tự tin khẳng định “Tôi đã là con của vạn nhà”. Cách xưng hô vô cùng đặt biệt “con” được sử dụng trong quan hệ ruột thịt. “Tôi” là thành viên của “vạn nhà”, tôi và quần chúng nhân dân là bà con ruột thịt, cùng trải qua lao khổ. => Đây chính là sự chuyển biến đặc biệt sâu sắc trong nội tâm, tình cảm của nhà thơ.
- Dấu chấm lửng cuối bài thơ nghĩa là chưa chấm dứt mà đây chỉ là khởi đầu cho viễn cảnh về sau.
=> Bài thơ là Tuyên ngôn cho lẽ sống của nhà thơ Tố Hữu. “Từ ấy” là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước, giác ngộ và dấn than vào con đường cách mạng.
* Liên hệ với thế hệ thanh niên ngày nay sống, học tập và làm việc hướng theo Đảng, noi gương Bác.
- Các hoạt động cụ thể:
+ Học tập thật tốt trên ghế nhà trường.
+ Tuân theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống lại các thế lực thù địch, phản động,…
+ ……
3. Kết bài:
Tổng kết lại nội dung bài thơ và khẳng định lẽ sống tốt đẹp mà thanh niên cần hướng đến.
Bài viết gợi ý:
1. Bài soạn tác phẩm "TỪ ẤY" của TỐ HỮU
Từ khóa » Bài Thơ Tu Ay
-
Bài Thơ: Từ ấy (Tố Hữu - Nguyễn Kim Thành) - Thi Viện
-
"Từ ấy" Của Tố Hữu - Tuổi Trẻ Bình Dương
-
Bài Thơ Từ Ấy - Từ Ấy Trong Tôi Bừng Nắng Hạ, Mặt Trời Chân Lý Chói ...
-
Lời Bài Thơ Từ Ấy (Tố Hữu)
-
Bài Thơ Từ ấy In Trong Tập Từ ấy, Tố Hữu
-
Top 10 Bài Văn Phân Tích Bài Thơ "Từ ấy" Của Tố Hữu Hay Nhất
-
Lớp Văn Thầy Nhật - TỪ ẤY (Tố Hữu) I. KIẾN THỨC CHUNG 1. Đôi ...
-
Bài Thơ Từ Ấy Tố Hữu ❤️️ Nội Dung Và Cảm Nhận - SCR.VN
-
Phân Tích Bài Thơ Từ ấy Của “Tố Hữu”
-
Bài Thơ: TỪ ẤY (Tố Hữu) - YouTube
-
Phân Tích Bài Thơ Từ ấy Của Tố Hữu - Thủ Thuật
-
Cảm Nhận Bài Thơ Từ ấy Của Tố Hữu - Thủ Thuật
-
Tóm Tắt Bài Thơ Từ ấy - .vn
-
Từ ấy - Tuyên Ngôn Về Lẽ Sống - Báo Quân Khu 7 Online