Bài Phát Biểu ôn Lại Truyền Thống 8-3 Năm 2022
Có thể bạn quan tâm
Phát biểu ôn lại truyền thống ngày 8-3
- 1. Phát biểu ôn lại truyền thống ngày 8-3
- 2. Bài phát biểu ôn lại truyền thống Quốc tế phụ nữ 8/3
- 3. Bài phát biểu của hiệu trưởng nhân ngày 8-3
- 4. Bài phát biểu về lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
- 5. Bài phát biểu tọa đàm 8-3
- 6. Mẫu bài phát biểu mừng 8 tháng 3
Bài phát biểu ôn lại truyền thống 8-3 là mẫu bài phát biểu mừng 8 tháng 3 nhân dịp kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ hàng năm. Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/2024, Hoatieu xin chia sẻ đến quý bạn độc giả tổng hợp mẫu bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày 8/3 để cùng nhau ôn lại những lịch sử hào hùng của các chị em phụ nữ trên toàn thế giới nói chung và chị em phụ nữ trong nước nói riêng. Sau đây là một số mẫu bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, mời các bạn cùng tham khảo.
- Lời chúc 8-3 cho mẹ 2023 hay nhất
- Bài phát biểu 8-3 của hiệu trưởng
- Bài phát biểu của lãnh đạo ngày 8-3
Ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8/3 là dịp để ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang đồng thời biểu dương tinh thần, lực lượng của phụ nữ trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như tôn vinh tinh thần và giá trị cao đẹp của người phụ nữ trong cuộc sống. Chính vì vậy ngày lễ 8/3 hàng năm đều được các các cơ quan, đoàn thể, cũng như tổ chức xã hội tổ chức rất long trọng và ý nghĩa. Trong bài viết này Hoatieu xin được chia sẻ đến bạn đọc tổng hợp các mẫu bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày 8-3, bài phát biểu ngày Quốc tế phụ nữ hay nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Phát biểu ôn lại truyền thống ngày 8-3
Kính thưa các đồng chí, các chị em thân mến !
Lịch sử ngày 8-3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.
Tuy nhiên, đến ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.
Từ đó, ngày 8/3 hàng năm trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.
Được sự ủng hộ đông đảo của các lực lượng, cuộc Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã lan rộng khắp nơi. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi, đập tan chính quyền đô hộ, buộc tướng Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu trốn về nước.
Sau cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay).
Năm 42, nhà Hán lại kéo quân sang xâm lược nước ta. Hai Bà lại một lần nữa ra quân, phất cờ khởi nghĩa, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, do chênh lệch thế lực với địch quá lớn nên cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài 2 năm. Hai Bà đã hy sinh anh dũng để bảo vệ dân tộc.
Thắng lợi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng được đánh giá là một bản anh hùng ca bất diệt, thể hiện ý chí độc lập và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, cuộc khởi nghĩa cũng là một minh chứng cho sức mạnh của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nhân loại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tại Việt Nam, để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới, người ta thường tổ chức rất trang trọng, tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp. Ngày 8/3 cũng là ngày nam giới thể hiện sự chăm sóc yêu thương cho người phụ nữ mà họ yêu quý.
Trong 365 ngày của một năm, phụ nữ có riêng một ngày để được xã hội quan tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống. Họ luôn âm thầm hy sinh và chịu đựng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì vậy, họ xứng đáng nhận được sự tôn trọng và quan tâm hơn nữa từ một nửa kia còn lại của thế giới, chia sẻ với họ những khó khăn trong công việc và gia đình.
Không ai có thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại: Họ vừa là người nội trợ, vừa tham gia lao động xã hội, đóng góp sức lực của mình vào sự phát triển của đất nước, không những thế họ còn giữ một thiên chức cao cả là một người mẹ, mang nặng đẻ đau ra những đứa con và nuôi dạy chúng thành người. Phụ nữ ngày nay đang dần khẳng định mình là phái đẹp chứ không còn là phái yếu như trước kia.
2. Bài phát biểu ôn lại truyền thống Quốc tế phụ nữ 8/3
Thưa toàn thể các đồng chí!
Lịch sử truyền thống ngày QTPN 8/3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm. Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8-3 năm 1899, nữ công nhân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước có kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ.
Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Thủ đô của Đan Mạch đã quyết định lấy ngày 8-3 làm ngày "Quốc tế phụ nữ", ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu:
- Ngày làm 8 giờ.
- Việc làm ngang nhau.
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.
Năm 2013 Liên Hiệp Quốc chọn ngày 20 tháng 3 là Ngày Quốc tế Hạnh phúc xuất phát từ nguyên nhân đây là ngày đặc biệt trong năm (ngày xuân phân), khi mặt trời nằm ngang đường xích đạo, nên trong ngày này có độ dài ngày và đêm bằng nhau và người ta cho đó là biểu tượng cho sự cân bằng, hài hòa của vũ trụ. Cũng là biểu tượng của sự cân bằng giữa âm và dương, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ước mơ và hiện thực từ đó ngày này được cho là sẽ truyền tải thông điệp rằng cân bằng, hài hòa là một trong những chìa khóa để mang đến hạnh phúc. Ngày Quốc tế Hạnh phúc hay là Ngày Hạnh phúc, ngày 20 tháng 3 hàng năm, nhằm tôn vinh, phát triển và nâng cao hạnh phúc trên toàn cầu. Đến nay, đã có 193 quốc gia thành viên.Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tích cực trong việc hưởng ứng Ngày quốc tế Hạnh phúc, Năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Ngày Quốc tế Hạnh phúc và từ đó đến nay được tổ chức hằng năm, năm nay với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ” đem thông điệp tới mọi người hãy yêu thương và chia sẻ cùng nhau trong gia đình, trong dòng tộc, trong mỗi cộng đồng, giữa những người bạn, người đồng chí, trong mỗi đơn vị, cơ quan, trường học đem lại hạnh phúc cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần phát triển an sinh xã hội, thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Ở nước ta, kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3 cũng là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa. Lời hịch thiêng liêng “Đền nợ nước, trả thù nhà” đã nhận được sự hưởng ứng của các Lạc hầu, Lạc tướng, của những người yêu nước ở khắp các thị quận và đông đảo lực lượng là phụ nữ tham gia khởi nghĩa.
Trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng, nghĩa quân đã đập tan chính quyền đô hộ. Bà Trưng Trắc được các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay). Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng không những biểu thị được tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam mà còn nói lên những khả năng hết sức lớn lao của phụ nữ Việt Nam, trong lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp xây dựng đất nước.
Kính thưa: Các anh, các chị!
Phụ nữ ...... nói chung, nữ CNVCLĐ nói riêng, vinh dự và tự hào được sống trên quê hương giàu truyền thống cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, Thái Nguyên vừa là nơi mà các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước lấy làm căn cứ cách mạng để chỉ đạo thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vừa là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Phụ nữ Thái Nguyên cũng đã có những đóng góp quan trọng góp phần vào thành tích chung của tỉnh nhà.
Cùng với thành tích chung đó, trong lịch sử cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước hôm nay, nữ CNVCLĐ đã có nhiều đóng góp tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh đã luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong đó có công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ CNH, HĐH đất nước theo tinh thần Nghị quyết 6b của Ban chấp hành TLĐLĐVN khóa X và Chỉ thị 03/CT-TLĐ về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ.
Với đặc thù là cơ quan tham mưu cho BCH LĐLĐ tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ của tổ chức CĐ trong toàn tỉnh, trong đó có nhiệm vụ về công tác vận động nữ CNVCLĐ, đây là điều thuận lợi trong công tác triển khai thực hiện tại công đoàn cơ quan.
Trong 10 năm qua, được sự chỉ đạo và quan tâm của CĐ Viên chức tỉnh, Đảng ủy và Thủ trưởng cơ quan; BCH CĐCQ đã phối hợp với Thủ trưởng cơ quan thường xuyên chỉ đạo và tạo điều kiện cho ban Nữ công CĐ cơ quan tổ chức các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cũng như giúp chị em học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, tham gia các phong trào thi đua yêu nước trong đó nổi bật là phong trào thi đua “GVN, ĐVN” gắn với phong trào “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.
Hiện nay số nữ đoàn viên cơ quan là 24/46 (52%); 19/24 (79%) chị là đảng viên Đảng CSVN.Kết quả trong 10 năm qua: có 04 chị học nâng cao trình độ chuyên môn thạc sỹ, 10 chị được cử theo học các lớp trung cấp, cao cấp lý luận chính trị; kết nạp mới 10 nữ Đảng viên; 08 chị được luân chuyển đề bạt ở các vị trí lãnh đạo trong cơ quan và tổ chức CĐ tiêu biểu như chị .....................
Có 92 % chị em 10 năm liền đạt danh hiệu thi đua “GVN, ĐVN”, 13 chị đã được nhận Bằng khen, giấy khen của các cấp các ngành khen thưởng, Tập thể Ban Nữ công CĐ cơ quan được Hội Phụ nữ tỉnh tặng Bằng khen; Công đoàn cơ quan LĐLĐ tỉnh được Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Bằng khen.
Có được những kết quả như trên, thay mặt BCH CĐCQ xin được trân trọng cám ơn sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, Công đoàn Viên chức tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa Thủ trưởng và Công đoàn cơ quan, sự động viên chia sẻ của các đồng nghiệp nam, đặc biệt là sự nỗ lực của mỗi cá nhân, sự đoàn kết của toàn thể chị em CBCC cơ quan.
Phát huy những thành tích đã đạt được trong 10 năm qua, trong thời gian tới Nữ CBCC đoàn viên cơ quan LĐLĐ tỉnh sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu trong học tập, lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng phát triển, phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH đất nước “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”.
Chúng tôi rất mong muốn trên con đường phấn đấu của mình luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo tạo điều kiện hơn nữa của cấp ủy Đảng, Công đoàn cấp trên và sự phối hợp của Thủ trưởng cơ quan để hoạt động công đoàn cơ quan nói chung, hoạt động nữ công nói riêng đạt nhiều thành tích hơn nữa.
Nhân dịp này xin được kính chúc sức khỏe các quý vị ĐB khách quý, chúc các chị em luôn xinh đẹp, hạnh phúc và thành công, chúc một tháng 3 tràn ngập niềm vui. Xin trân trọng cảm ơn!
3. Bài phát biểu của hiệu trưởng nhân ngày 8-3
Kính thưa các vị khách quý!
Kính thưa các thầy cô giáo, các bạn giáo sinh!
Các em học sinh thân mến!
Những làn mưa xuân vẫn đang tràn ngập khắp đất trời, niềm vui trước vẻ đẹp tạo hóa hòa cùng niềm tự hào của cả nhân loại trong ngày hội lớn - Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Hôm nay, trường... tổ chức gặp mặt chào mừng kỷ niệm .... năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và kỷ niệm ... năm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Trước hết, cho phép tôi xin được gửi đến,Đảng ủy Ban lãnh đạo nhà trường, các vị khách quý và toàn thể chị em lời chúc mừng tốt đẹp nhất!
Kính thưa các vị khách quý, các thầy cô giáo, các bạn giáo sinh!
Các em học sinh thân mến !
Ngày 8/3 là dịp để tôn vinh cái đẹp,khẳng định vai trò của người phụ nữ trong xã hội, trong cuộc sống. Đây cũng là lúc người phụ nữ được hạnh phúc đón nhận tất cả sự quan tâm ưu ái của toàn xã hội, của gia đình, cộng đồng và người thân. Để ghi nhớ, để biết ơn, để tự hào về một chặng đường lịch sử vẻ vang của phong trào phụ nữ quốc tế nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng, chúng ta cùng nhau ôn lại truyền thống của ngày quốc tế phụ nữ.
Lịch sử ngày 8/3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỳ XIX. Ngày 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York.Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của phong trào phụ nữ thế giới, ở Việt Nam chúng ta, sau cách mạng tháng 8/1945 thành công, Đảng và Bác Hồ kính yêu đã dành sự quan tâm rất lớn cho Hội phụ nữ. Năm 1948, Hội LHPN VN trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới. Từ đó bằng sự đóng góp tích cực của mình trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp xứng đáng vào phong trào phụ nữ thế giới bằng chính cuộc đấu tranh dũng cảm, ngoan cường vì độc lập, tự do của Tổ quốc mình. Hình ảnh của người phụ nữ được cả thế giới biết đến và tin yêu.Kính thưa các quý vị và toàn thể chị em!
Cùng với thế giới kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ, ở nước ta ngày 8/3 còn có một ý nghĩa vô cùng trọng đại, đó là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng Hai vị nữ tướng anh hùng đầu tiên của dân tộc (nổ ra vào tháng 3 năm 40). Từ buổi bình minh của lịch sử, Hai Bà đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ yên bờ cõi giang sơn đất Việt. Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi của lạc tướng Huyện Mê Linh – Dòng dõi Hùng Vương và Bà Man Thiện. Mồ côi cha từ nhỏ Hai Bà đã được mẹ nuôi dạy theo tinh thần thượng võ, biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải nhưng cũng rất giỏi võ nghệ. Chồng của Bà Trưng Trắc là Thi Sách con trai của Lạc tướng Huyện Chu Diên (Hà nội).
Lúc bấy giờ nhà Đông Hán đang cai trị nước ta. Bọn chúng đã bóc lột nhân dân ta vô cùng dã man, căm giận quân xâm lược, hai gia đình Lạc tướng cùng nhau mưu việc lớn. Họ bí mật tìm cách liên lạc với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước để chuẩn bị nổi dậy. Không may Thi Sách bị quân Hán giết.
Nợ nước, thù chồng, Trưng Trắc đã cùng em gái là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa song Hát (thuộc địa phận Huyện Phúc Thọ, Hà Nội ngày nay). Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã được nhân dân khắp nơi ủng hộ, tạo thành sức mạnh như vũ bão, giáng những đòn mạnh mẽ, buộc Tô Định phải thua chạy về nước một cách nhục nhã. Chỉ trong một thời gian ngắn nghĩa quân của Hai Bà đã đánh chiếm được 65 huyện thành, thu lại toàn bộ lãnh thổ nước Việt, đánh bại âm mưu xâm lược của phong kiến Phương Bắc. Cuộc khởi nghĩa thành công, đất nước được độc lập, Hai Bà lên làm Vua đóng đô ở Mê Linh và được suy tôn là Trưng Vương. Dưới sự cầm quân của Hai bà đã xuất hiện nhiều nữ tướng anh hùng, tài giỏi như Thánh Thiên, Bát Nàn, Thiều Hoa, Diệu Tiên…Những người phụ nữ đã tạo nên một thời đại Hai Bà Trưng với những đóng góp vô cùng to lớn cho lịch sử dân tộc. Và không chỉ với Việt Nam, trong lịch sử thế giới Hai Bà Trưng cũng là những bậc nữ nhi anh hùng đầu tiên đứng lên đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Hai Bà được vinh danh là những người phụ nữ mở nước.
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, phụ nữ Việt Nam đã viết tiếp vào trang sử truyền thống của con cháu Bà Trưng bà Triệu những trang vàng chói lọi. Đó là những tấm gương đã hóa thành những tượng đài bất tử trong tâm hồn người Việt như: Mẹ Suốt, Chị Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Thị Bưởi, Nguyễn Thị Định và bao nữ anh hùng liệt sĩ khác để lại tuổi xuân trong mưa bom bão đạn, để tâm hồn thơm thảo kết thành cây trái hòa bình của ngày hôm nay. Như vậy, từ lâu phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng trong việc giữ nước và xây dựng đất nước. Họ giữ gìn bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc, là người sản sinh ra những thế hệ anh hùng góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội trong xã hội hiện đại. Họ không chỉ là người nội trợ mà còn là lực lượng lao động đóng góp tài năng, trí tuệ công sức trong nhiều lĩnh vực đời sống.
Kính thưa các quý vị, thưa toàn thể chị em!
Để tiếp tục đẩy mạnh và đạt hiệu quả cao hơn nữa trong các phong trào thi đua yêu nước, thiết thực lập thành tích cao nhất chào mừng các ngày lễ lớn và góp phần tích cực cùng Nhà trường hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Hội phụ nữ Nhà trường triển khai một số nội dung chương trình thi đua hoạt động trong năm 20... với những nội dung chính như sau:...
Chúng tôi tin tưởng rằng, với sự quan tâm của Đảng ủy,lãnh đạo nhà trường, sự chia sẻ, ủng hộ của các đồng chí nam giới, chị em phụ nữ sẽ hết sức cố gắng hoàn thành tốt các phong trào thi đua, chương trình hoạt động trọng tâm công tác Hội góp phần tích cực cùng Nhà trường hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Cuối cùng, trong niềm vui chung của chị em phụ nữ ,cho phép tôi được thay mặt toàn thể chị em phụ nữ trong trường gửi đến các vị khách quí và các đồng chí nam giới lời cảm ơn chân thành nhất về sự quan tâm, những tình cảm tốt đẹp mà các đồng chí đã dành tặng cho chị em phụ nữ chúng tôi. Kính chúc các đồng chí và gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc chị em phụ nữ chúng ta luôn xinh tươi và có một ngày 8/3 vui vẻ đầy ý nghĩa.
Xin chân thành cảm ơn các quý vị và toàn thể chị em!
4. Bài phát biểu về lịch sử ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3
Kính thưa các quý vị đại biểu, quý vị khách quý cùng toàn thể các anh chị em về dự buổi lễ Mít – tinh kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời chúc đến toàn thể quý vị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và lời chào trân trọng nhất.
Thưa quý vị, thưa tất cả các chị em thân mến.
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 có từ những năm cuối của thế kỷ 19 và năm 2023 là tròn 112 năm kỷ niệm.
Nguồn gốc của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 được bắt đầu từ những cuộc đấu tranh chống lại sự bóc lột lao động dã man của bọn tư bản đối với phụ nữ và trẻ em trong các nhà máy xí nghiệp.
Đầu tiên là cuộc biểu tình của nữ công nhân ngành dệt tại 2 thành phố Chicago và New-York (Mỹ) vào ngày 8.3.1899. Cuộc biểu tình nhằm yêu cầu tăng lương, giảm giờ làm của công nhân ngành dệt may.
Cuộc biểu tình đã bị đàn áp thẳng tay, bọn tư bản đã bắt bớ và đuổi việc nhiều chị em nhưng với tinh thần đoàn kết và bền bỉ đấu tranh của mình, chị em đã buộc bọn tư bản phải nhượng bộ. Từ thắng lợi đó, tháng 2.1909 lần đầu tiên phụ nữ khắp nơi trên nước Mỹ đã tổ chức "Ngày phụ nữ" mít tinh với sự tham gia của khoảng 3000 chị em. Cuộc Mít – tinh rầm rộ đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ.
Những thắng lợi của phụ nữ ở nước Mỹ trở thành động lực, nguồn cổ vũ cho phong trào phụ nữ đứng lên đấu tranh trên toàn thế giới. Trong phong trào đấu tranh lúc bấy giờ, đã xuất hiện 2 nữ chiến sĩ cách mạng lỗi lạc là bà Cơ-la-re-Zet-Kin (người Ðức) và bà Rô-da-luya-Xăm-Bua (người Ba Lan). Hai bà đã phối hợp với bà Nadezhda Krupskaya (vợ của Lê-nin) vận động thành lập Ban Thư ký quốc tế phụ nữ để lãnh đạo phong trào.
Ngày 26 và 27.8.1910, đại hội lần thứ 2 của những người phụ nữ thế giới đã được triệu tập ở Copenhagen (Ðan Mạch), về dự có 100 nữ đại biểu của 17 nước, đã quyết định lấy ngày 8/3 làm ngày quốc tế phụ nữ với mục đích đấu tranh đòi các quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới.
Năm 1975 Liên hợp quốc bắt đầu kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ trong Năm Quốc tế Phụ nữ 1975.
Năm 1977, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã mời các quốc gia thành viên tuyên bố ngày 8.3 là Ngày của Liên Hợp quốc về quyền phụ nữ và hòa bình thế giới.
Trải qua 4 Hội nghị thế giới về Phụ nữ, nội dung hành động của phụ nữ thế giới chỉ dừng lại ở quyền bình đẳng mà được mở rộng thêm khái niệm mới "phát triển", "Giới". Điều này được thể hiện rõ qua 2 văn kiện quan trọng là "Tuyên bố Bắc Kinh" và "Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ toàn cầu đến năm 2000".
Từ năm 1997, Việt Nam phê duyệt kế hoạch hành động Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Điều đặc biệt vào ngày 8/3 cũng chính là ngày kỷ niệm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa chống lại bọn Bắc thuộc đô hộ, buộc tướng Tô Định phải cải trang, cắt tóc, cạo râu trốn về nước.
Cuộc chiến thắng lợi, các tướng lĩnh và nhân dân suy tôn Bà Trưng Trắc lên làm vua. Bà lên ngôi và lấy niên hiệu là Trưng Nữ Vương; đóng đô ở Mê Linh (Hà Nội ngày nay).
Suốt chiều dài lịch sử thế giới và đất nước, chúng ta không thể phủ nhận rằng phụ nữ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Giờ đây, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 không chỉ mang ý nghĩa là ngày vì Nữ quyền mà còn là dịp để đấng mày râu thể hiện tình yêu thương, lòng yêu mến, kính trọng với một nửa thế giới.
Nhân ngày Quốc tế phụ nữ, tôi xin kính chúc một nửa thế giới mãi xinh đẹp, hạnh phúc và thành công. Chúc cho buổi lễ Mit - tinh diễn ra thành công tốt đẹp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
5. Bài phát biểu tọa đàm 8-3
Thưa quý đại biểu và toàn thể quý chị em!
Hàng năm, mỗi dịp tháng ba, toàn thể chúng ta lại tưng bừng thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26-3.
Hôm nay ngày 8-3, trong không khí vui tươi, phấn khởi của ngày kỷ niệm tôi xin được thay mặt cho toàn thể các thầy giáo gửi tới các cô giáo, các cô giáo trường... lời chào và lời chúc tốt đẹp nhất.
Thưa toàn thể chị em!
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò và một vị trí quan trọng - Phụ nữ Việt Nam có truyền thống vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, họ là động lực quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân đồng thời họ vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Phụ nữ đóng một vai trò vô cùng to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN ở nước ta.Và ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát huy truyền thống tốt đẹp của giới mình, phụ nữ ngày nay đã phấn đấu rèn luyện, học tập, cống hiến tài năng trí tuệ cho đất nước và có rất nhiều phụ nữ nổi danh, hầu như trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao …đã khẳng định được vị trí, uy tín, thương hiệu của đơn vị mình trong khu vực và quốc tế. Ngày càng có nhiều tấm gương tiêu biểu của phụ nữ được tôn vinh là những phụ nữ làm rung động trái tim Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam dịu dàng, duyên dáng mà ẩn chứa bên trong một nghị lực phi thường và một tâm hồn trí tuệ sâu sắc luôn là niềm tự hào của người Việt Nam ở mọi thế hệ. Các chị đã khẳng định vai trò và trách nhiệm của mình đối với xã hội, xứng đáng với tám chữ vàng mà Bác Hồ đã trao tặng, phụ nữ Việt Nam “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – đảm đang”.
Phụ nữ Việt Nam ta đang tự hào sánh vai cùng chị em phụ nữ các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó trong những năm qua, phụ nữ trường ta đã phấn đấu không ngừng, đã có không ít những sáng tạo, cống hiến không ít sức lực cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường.
Các cô giáo, các đồng chí nữ CBNV nhà trường không những đã góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ đất nước XHCN, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục nhà trường đi lên mà còn giữ vững và làm đẹp thêm hình ảnh người phụ nữ Việt Nam Anh hùng, tô sáng thêm những phẩm chất cao quý của phụ nữ Việt Nam yêu nước, thông minh, cần cù, nhẫn nại, nhân hậu…
Bước sang giai đoạn mới, đứng trước những yêu cầu to lớn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đứng trước những thay đổi về kinh tế - xã hội, tôi tin rằng phụ nữ trường ta vẫn luôn giữ vững được những truyền thống vốn có của mình đồng thời thường xuyên xây dựng tình đoàn kết vững chắc, tương thân tương ái, không ngừng học tập nghiên cứu để nâng cao trình độ, đáp ứng được các yêu cầu đổi mới của toàn xã hội.
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, thay mặt cho nhà trường tôi xin chúc cho những người mẹ, người chị, người em luôn trẻ trung, xinh đẹp - là những mùa xuân quyến rũ, ấm áp, là người giữ ngọn lửa vĩnh hằng cho cuộc sống. Kính thưa các đồng chí, các chị em thân mến !
Cũng trong dịp này cho tôi thay mặt toàn thể các đức lang quân gửi tới các chị em bài thơ tôi sưu tầm được:
THƠ TẶNG VỢ
Hôm nay nhân lúc thảnh thơi
Viết bài thơ tặng em người vợ yêu
Cuộc đời đẹp biết bao nhiêu
Chung tay xây dựng những điều ước mơ
“Kể từ sen ngó đào tơ”
Thẹn thùng bỡ ngỡ ngây thơ buổi đầu
“Yêu nhau cởi áo cho nhau”
Sắp cầm hòa hợp nhịp cầu nhân duyên
Thương em tính nết thảo hiền
Công dung ngôn hạnh nếp nền gia phong
Kính trên, nhường dưới, yêu chồng
Phúc đức tại mẫu hết lòng yêu con
Thủy chung tình nghĩa sắt son
Khoan hòa nhân hậu vẹn tròn nết na
Đảm đang nội trợ tề gia
Khi vào đằm thắm khi ra dịu dàng
Ở ăn trong xóm ngoài làng
Trên dưới nội ngoại họ hàng mến yêu
Thương chồng chăm chút mọi điều
Nâng niu âu yếm sớm chiều thiết tha
Thương chàng mải vác tù và
Tảo tần thu xếp cửa nhà đảm đang
Thương chàng sự nghiệp làng nhàng
Ngọt ngào chia sẻ dịu dàng động viên
Thương chàng đôi lúc ngang ngang
Nhỏ to thủ thỉ nhẹ nhàng cùng anh
Thương chàng tính nết đành hanh
Then cài cửa đóng ngọt lành gửi thưa
Thương chàng đôi lúc nắng mưa
Ngày đêm chiều chuộng sớm trưa yêu chàng
Thương chàng quý trọng họ hàng
Tết tư giỗ chạp rõ ràng phân minh
Thương chàng thêm quý gia đình
Anh em nội ngoại trọn tình thủy chung
Thương chàng dốc sức đồng lòng
Gia đình êm ấm từ trong ra ngoài
Xây hạnh phúc, dựng tương lai
Tình cao như núi nghĩa dài như sông
Duyên càng thắm nghĩa càng nồng
Trăm năm tình nghĩa vợ chồng sắt son
Quý cha mẹ, yêu chồng con
Kế thừa truyền thống vẹn tròn phong gia
Ngẫm câu Bụt của chùa nhà
Đắm say nũng nịu cười xòa cùng anh.
Chúc cho buổi tọa đàm của chúng ta thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn!
6. Mẫu bài phát biểu mừng 8 tháng 3
Để chương trình kỉ niệm ngày 8/3 thêm trang trọng và ý nghĩa thì các bài phát biểu chúc mừng 8/3 là không thể thiếu. Dưới đây là tổng hợp rất nhiều mẫu bài phát biểu ngày 8/3 hay và chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
- Mẫu bài phát biểu mừng 8 tháng 3
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Từ khóa » Bài Phát Biểu 8 3 2022
-
Bài Phát Biểu Khai Mạc Ngày 8-3 Năm 2022
-
Bài Phát Biểu Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3/2022 Của Lãnh đạo Hay, ý ...
-
Top 5 Bài Phát Biểu 8/3 Hay Nhất 2022 - Danh Sách Top
-
Top 5 Bài Phát Biểu Ngày 8/3 Hay Nhất Năm 2022
-
Top Bài Phát Biểu 8/3 Của Lãnh đạo Hay, Ngắn Gọn, Súc Tích Nhất 2022
-
Bài Phát Biểu 8/3 Của Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Hay Nhất 2022 - GiaDinhMoi
-
Bài Phát Biểu ôn Lại Truyền Thống 8-3 Năm 2022 - Ha Tien Venice Villas
-
Bài Phát Biểu Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3 (8 Mẫu)
-
Những Bài Phát Biểu Ngày 8/3 Hay Nhất - Wiki Cách Làm
-
Top 12 Bài Phát Biểu 8/3 Hay Nhất
-
Top 8 Bài Phát Biểu Tọa đàm Ngày 8/3 Hay Và ý Nghĩa Nhất
-
Bài Phát BiểU Ngày QuốC Tế Phụ Nữ 8/3/2022 CủA Lãnh ĐạO Hay ...
-
Bài Phát Biểu Khai Mạc Ngày 8-3 Năm 2022 - CungDayThang.Com
-
Bài Phát Biểu Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3/2022 Của Lãnh đạo Hay, ý ...