Bài Soạn Hình Học 8 Tiết 1: Tứ Giác

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 8, Giáo Án Lớp 8, Bài Giảng Điện Tử Lớp 8

Trang ChủToán Lớp 8 Bài soạn Hình học 8 tiết 1: Tứ giác Bài soạn Hình học 8 tiết 1: Tứ giác

CHƯƠNG I : TỨ GIÁC

Tiết1

Đ1. TỨ GIÁC.

I.MỤC TIÊU:

Kiến thức

*HS nắm được các định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.

Kĩ năng

*HS biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi.

*HS biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực hiện đơn giản.

II. CHUẨN BỊ

*GV: SGK, thước thẳng, bảng phụ hay đèn chiếu giấy trong vẽ sẵn một số hình, bài tập.

*HS: SGK, thước thẳng.

 

doc 3 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 883Lượt tải 0 Download Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Hình học 8 tiết 1: Tứ giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênNgày soạn:17/8/2010 Ngày dạy :18/8/2010 Chương I : Tứ giác Tiết1 Đ1. Tứ giác. I.Mục tiêu: Kiến thức *HS nắm được các định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi. Kĩ năng *HS biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác lồi. *HS biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực hiện đơn giản. II. Chuẩn bị *GV: SGK, thước thẳng, bảng phụ hay đèn chiếu giấy trong vẽ sẵn một số hình, bài tập. *HS: SGK, thước thẳng. III. Tiến trình dạy- học Hoạt động của GV Hoạt động của hs Hoạt động 1 : Giới thiệu chương I (3 phút) GV : Học hết chương trình toán lớp 7, các em đẫ được biết những nội dung cơ bản về tam giác. Lên lớp 8, sẽ học tiếp về tứ giác, đa giác. Chương I của hình học 8 sẽ cho ta hiểu về các khái niệm, tính chất của khái niệm, cách nhận biết, nhận dạng hình với các nội dung sau : + Các kĩ năng : vẽ hình, tính toán đo đạc , gấp hình tiếp tục được rèn luyện - kĩ năng lập luận và chứng minh hình học được coi trọng. Hoạt động 2: 1. Định nghĩa (20 phút) * GV : Trong mỗi hình dưới đây gồm mấy đoạn thẳng ? đọc tên các đoạn thẳng ở mỗi hình. * GV : ở mỗi hình 1a, 1b, 1c, đều gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA có đặc điểm gì? GV: _ Mỗi hình 1a, 1b,, 1c, là một tứ giác ABCD . _ Vậy tứ giác ABCD là hình được định nghĩa ntn? GV Đưa định nghĩa tr 64 SGK lên màn hình, nhắc lại. GV : Mỗi em hãy vẽ hai tứ giác vào vở và tự đặt tên. GV gọi một HS thực hiện trên bảng GV gọi một HS khác nhận xét hình vẽ của bạn trên bảng GV: Từ định nghĩa tứ giác cho biết hình 1d có phải tứ giác không? Gv : Giới thiệu : tứ giác ABCD còn được gọi tên là tứ giác : BCDA, BADC, ... _ Các đỉnh A ; B; C ; D gọi là các đỉnh. _ Các đoạn thẳng Ab ; BC ; CD ; DA gọi là các cạnh. GV : Đọc tên một tứ giác bạn vừa vẽ trên bảng, chỉ ra các yếu tố đỉnh ; cạnh của nó. GV yêu cầu HS trả lời ? 1 tr 64 SGK GV gới thiệu : Tứ giác ABCD ở hình 1a là tứ giác lồi Vậy tứ giác lồi là một tứ giác như thế nào ? _ GV nhấn mạnh định nghĩa tứ giác lồi và nêu chú ý tr 65 SGK. GV cho HS thực hiện ? 2 SGK GV : Với tứ giác MNPQ bạn vẽ trên bảng, em hãy lấy: một điẻm trong tứ giác : E nằm trong tứ giác một điểm ngoài tứ giác : F nằm ngoài tứ giác một diểm trên cạnh MN của tứ giác và đặt tên: K nằm trên cạnh MN _ Chỉ ra hai góc đối nhau , hai cạnh kề nhau, vẽ đường chéo, Gv có thể nêu chậm lại các định nghĩa sau, nhưng không yêu cầu HS thuộc, mà chỉ cần HS hiểu và nhận biết được _ Hai đỉnh cùng thuộc một cạnh gọi là hai đỉnh kề nhau. _ Hai đỉnh không kề nhau gọi là hai đỉnh đối nhau _ Hai canhk cùng xuất phát tại một đỉnh gọi là hai cạnh kề nhau. _ Hai cạnh không kề nhau gọi là hai cạnh đối nhau. - Hình 1a, 1b, 1c gồm bốn đoạn thẳng : AB, BC, CD, DA - ở mỗi hình 1a, 1b, 1c, đều gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA " khép kín". TRong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng - HS : Tứ giác ABCD là hình gồm 4 đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong đó bất kì hai đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng. - Hình 1d không phải là tứ giác, vì có hai đoạn thẳng BC và CD cùng nằm trên một đường thẳng. Định nghĩa : SGK _ Các đỉnh A ; B; C ; D gọi là các đỉnh. _ Các đoạn thẳng Ab ; BC ; CD ; DA gọi là các cạnh. - Tứ giác MNPQ các đỉnh : M, N, P, Q; các cạnh là các đoạn thẳng MN, NP , PQ, QM. _ ở hình 1b có cạnh (chẳng hạn cạnh BC) mà tứ giác nằm trong cả hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh đó. _ ở hình 1c có cạnh (chẳng hạn AD) mà tứ giác nằm trong cả hai nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa cạnh đó. _ Chỉ có tứ giác ở hình 1a luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào của tứ giác. HS trả lời theo định nghĩa HS lần lượt trả lời miệng Hai góc đối nhau : .................... Hai cạnh kề nhau : MN và NP ; ... ...... Hoạt động 3 :Tổng các góc của một tứ giác (7 phút) GV hỏi: _ Tổng các góc trong một tâm giác bằng bao nhiêu? _ Vậy tổng các góc trong một tứ giác có bằng 180không? Có thể bằng bao nhiêu độ ? Hãy giải thích ? GV :Hãy phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác ? Hãy nêu dưới dạng GT, KL GV : Đậy là định lí nêu lên tính chất về góc của một tứ giác. GV nối đường chéo BD, nhận xét gì về hai đường chéo của tứ giác?. HS : bằng 180 _ Tổng các góc trong tứ giác không bằng 180 mà tổng các góc của một tứ giác bằng 360. Vì trong tứ giác ABCD, vẽ đường chéo AC thì tạo thành 2 tam giác. Có hai tam giác ABC có : .... ADC có :..... nên tứ giác ABCD có :...... 1 HS phát biểu theo SGK _ HS : hai đường chéo của tứ giác cắt nhau. Hoạt động 4: Luyện tập củng cố ( 13 phút) Bài 1 tr 66 SGK hỏi : Bốn góc của một tứ giác có thể đều nhọn hiọăc đều tù hoặc đều vuông hay không? Sau đó GV nêu câu hỏi củng cố: _ Định nghĩa tứ giác ABCD _ Thế nào gọi là tứ giác lồi? _ Phát biểu định lí về tổng các góc của một tứ giác. Bài tập 2(T66) : Tứ giác ABCD có ................. Tính số đo các góc ngoài tại đỉnh D Bài làm : Tứ giác ABCD có ...................... = 360 65v + 117 + 71 + ......... = 360 253 + ................... = 360 .................. = 107 Có : .................. = 180 ...............= 180 - ........... ...............= 180 - 107 = 73 HS trả lời miệng , mỗi HS trả một phần Hình 5 a) x = 360- (110+ 120 + 80) = 50 b) x = 360 - (90 + 90 + 90) = 90 c) x = 360 - (90 + 90+ 65) = 115 d)x = 360 - (75 + 120 + 90) = 75 Hình 6 a) 2x + 650 + 950 = 3600 => x=.... b) 10x = 360 x = 36 Một tứ giác không thể có cả bốn góc đều nhọn vì như thế thì tổng số đo 4 góc nhỏ hơn 360, trái với định lí _ Một tứ giác không thể có cả bốn góc đều tù vì như thế thì tổng số đo 4 góc lớn hơn 360, trái với định lí _ Một tứ giác có thể có cả bốn góc đều vuông vì như thế thì tổng số đo 4 góc bằng 360, thoả mãn định lí. HS nhận xét bài làm của bạn HS làm việc theo nhóm , điền khuyết... HS trả lời , GV nghe và sửa IV. Hướng dẫn về nhà (2 phút) - Học thuộc các định nghĩa, định lí trong bài - chứng minh được định lí Tổng các góc của tứ giác - Bài tập về nhà số 2, 3, 4, 5, tr 66, 67 SGK. Bài số 2, 9 tr 61 SBT - Đọc bài " có thể em chưa biết " giới thiệu về Tứ giác Long - Xuyên tr 68 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docHINH8B4 - TIET1.doc
Tài liệu liên quan
  • docGiáo án môn Đại số khối 8 - Nguyễn Anh Sơn - Tiết 53: Luyện tập (tiếp)

    Lượt xem Lượt xem: 965 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Đại số Lớp 8 - Tiết 66: Ôn tập cuối năm (Bản đẹp)

    Lượt xem Lượt xem: 223 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài soạn môn Đại số lớp 8 - Tiết 20: Ôn tập chương I

    Lượt xem Lượt xem: 1043 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Đại số khối 8 - Tiết 47 đến tiết 49

    Lượt xem Lượt xem: 854 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Hinh học lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 5

    Lượt xem Lượt xem: 987 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 49: Luyện tập - Đỗ Thừa Trí

    Lượt xem Lượt xem: 167 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án dạy Đại số 8 tiết 14: Chia đơn thức cho đơn thức

    Lượt xem Lượt xem: 923 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 66: Ôn tập chương IV (Bản 2 cột)

    Lượt xem Lượt xem: 574 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Hình học Lớp 8 - Tiết 5: Đường trung bình của tam giác - Đỗ Thừa Trí

    Lượt xem Lượt xem: 188 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 46: Luyện tập - Huỳnh Thị Diệu

    Lượt xem Lượt xem: 377 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop8.net - Giáo án điện tử lớp 8, Thư viện giáo án điện tử, Thư viện giáo án tiểu học

Facebook Twitter

Từ khóa » Soạn Tứ Giác