Bài Soạn Lớp 10: Trình Bày Một Vấn đề

[toc:ul]

I. Tầm quan trọng của một vấn đề

Trong cuộc sống có rất nhiều việc chúng ta cần phải quan tâm và chúng ta cần phải trình bày một vấn đề đặc biệt trong đời sống xã hội và con người, trước tiên chúng ta cần phải thao tác và có những kĩ năng cần thiết.

II. Công việc chuẩn bị

1. Chọn một vấn đề trình bày

Đề tài: Thời trang và tuổi trẻ

Đề tài bao gồm: Cách ăn mặc của tuổi trẻ hiện nay, có còn truyền thống và còn được lễ nghi như xưa không.

  • Người nghe là những người lớn, phụ huynh, và những bạn học sinh, họ đang nghe về vấn đề thời trang của tuổi trẻ hiện nay.
  • Bản thân người nghe muốn có một vấn đề được trình bày một cách khoa học đáp ứng được yêu cầu của cả một cộng đồng, lối văn hóa không bị du nhập và lố bịch theo những lối văn hóa cá nhân.
  • Việc lựa chọn vấn đề phù thuộc vào nhu cầu vào người nghe và thị hiếu của người khác.

2. Lập dàn ý cho bài trình bày

III. Trình bày

1. Bắt đầu trình bày

  • Chúng ta cần bước lên diễn đàn một cách tự nhiên, tự tin và có thể trình bày theo một trình tự hợp lý.
  • Không nên hấp tấp trình bày một cách hợp lý mà trình bày từ từ cụ thể và hợp lý.
  • Chào cử tọa và tự giới bằng những lời lẽ thân thiện và được trình bày cụ thể năng động.

2. Trình bày nội dung chính

  • Khi bắt đầu một nội dung đầu tiên chúng ta cần phải giới thiệu theo cách dẫn dắt để có thể năng cao khả năng biểu cảm trong bài.
  • Để chuyển từ nội dung này sang nội dung khác, chúng ta cần dẫn dắt vấn đề.
  • Người nghe có phản ứng hứng thú trước một vấn đề mà mình đang trình bày.
  • Cần điều chỉnh nội dung, cách nói và tư thế điệu bộ giống một người chuyên nghiệp và phải hết sức tự nhiên

3. Kết thúc và cảm ơn

Câu 1: Dưới đây là những câu trích từ các này trình bày khác nhau,...

Dưới đây là những câu trích từ các này trình bày khác nhau, hãy cho biết mỗi câu tương ứng với phần nào trong quá trình này.

Trả lời:

(1) Phần bắt đầu trình bày tương ứng với các câu:

  • Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi được đến đây phục vụ các bạn. Tôi tên là…
  • Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây. Xin tự giới thiệu, tôi tên là… làm việc ở cơ quan… / công ty…
  • Trước khi bắt đầu, cho phép tôi nói đôi điều về bản thân. Tôi đã làm việc ở công ty … trong … năm …

(2) Phần trình bày nội dung chính tương ứng với các câu:

  • Đã xem xét tất cả các phương án có thể có, chúng ta hãy chuyển sang phân tích những thuận lợi và khó khăn của từng phương án…
  • Giờ chúng ta hãy đi vào nội dung chủ yếu của đề tài. Thứ nhất…

(3) Chuyển qua chủ đề khác tương ứng với các câu:

  • Giờ chúng ta chuyển sang vấn đề môi trường. Như các bạn đã biết, chúng ta đã tận lực để đảm bảo công việc xử lí chất thải…

(4) Phần tóm tắt và kết thúc vấn đề tương ứng với các câu:

  • Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên ở lúc mở đầu…
  • Giờ rôi sắp kết thúc bài nói, và đến đây, tôi muốn một lẫn nữa lướt qua những điểm chính đã nêu…

Câu 2: Giả định nào dưới đây là một trong số đề tài trong những cuộc hội thảo...

Giả định nào dưới đây là một trong số đề tài trong những cuộc hội thảo sẽ được tổ chức ở trường. Anh chị hãy dự kiến các ý kiến cần trình bày cho mỗi đề tài.

a. Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày:

b. Nghệ thuật gây thiện cảm

c. Thần tượng tuổi học

d. Giữ gìn môi trường xanh, sạch , đẹp.

e. An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người

Trả lời:

a. Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày: cần trình bày cách ứng xử của mọi người hiện nay trong phép ứng xử thường ngày.

b. Nghệ thuật gây thiện cảm: Cần trình bày các cách tạo thiện cảm.

c. Thần tượng của tuổi học trò: nêu ra thần tượng và trình bày cách trình bày.

d. Giữ gìn môi trường trong sạch đẹp: Cần trình bày những biện pháp để giữ gìn môi trường trong sạch đẹp.

e. An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi nhà: Trình bày an toàn giao thông có lợi cho hạnh phúc của con người.

Câu 3: Chọn một trong những đề tài trên trình bày trước lớp

Trả lời:

Gợi ý: Các bạn có thể lựa chọn một trong số các đề tài trên và dựa vào các ý sau:

a. Nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày:

  • Nhận xét về văn hóa ứng xử hàng ngày của thanh niên, học sinh ngày nay, những biểu hiện tốt và chưa tốt như có thể nhận xét về cách ứng xử trên xe buýt, lúc xếp hàng…
  • Nêu lí do tại sao cần có nét thanh lịch trong ứng xử hàng ngày như làm cho con người trở nên đáng yêu, tạo cảm tình cho người xung quanh, tạo cái nhìn thiện cảm với bạn bè quốc tế…
  • Biểu hiện của sự thanh lịch trong ứng xử hàng ngày như nhường ghế ngồi trên xe buýt, xếp hàng trật tự, dừng xe đúng vạch quy định, đi khẽ, nói khẽ và cười thật nhẹ…

b. Nghệ thuật gây thiện cảm:

  • Trong giao tiếp việc “gây được thiện cảm” sẽ có lợi như sẽ dễ dàng thành công trong việc thuyết phục người khác theo ý mình, sẽ có nhiều bạn bè hơn, được nhiều người giúp đỡ trong công việc, cuộc sống…
  • Làm gì để gây được thiện cảm trong giao tiếp ,nói năng đúng mực, lễ độ, quan tâm tới đối tượng giao tiếp, chân thành, vui vẻ, nét mặt tươi tắn…

Từ khóa » Trình Bày 1 Vấn đề Thời Trang Và Tuổi Trẻ