Bài Soạn Lớp 12: Việt Bắc - Phần Tác Giả - SoanVan.NET

Bài soạn văn 12

  • 👉 Bài soạn lớp 12: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập - Phần tác giả
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập - Phần tác phẩm
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt (tiếp theo)
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Mấy ý nghĩ về thơ
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1.12. 2003
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Tây Tiến
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Việt Bắc - Phần tác giả
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Luật thơ
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Đất nước - Nguyễn Đình Thi
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Luật thơ (tiếp theo)
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Dọn về làng
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Tiếng hát con tàu
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Đò lèn
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Sóng
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Đàn ghi - ta của Lor - ca
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Bác ơi
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Tự do
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Người lái đò sông Đà
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Bài soạn lớp 12: Việt Bắc - Phần tác giả Hướng dẫn soạn bài: Việt Bắc - Phần tác giả - Trang 94 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

Nội dung bài gồm:

  • Câu 1: Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu
  • Câu 2: Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường...
  • Câu 3: Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị?
  • Câu 4: Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu...
  • [Luyện tập] Câu 1: Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích nhất...
  • [Luyện tập] Câu 2: Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ...

Câu 1: Những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu

Trả lời:

Những nét chính về tác giả Tố Hữu:

  • Tố Hữu ( 1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành
  • Quê hương: làng Phù Lai nay thuộc Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế
  • Gia dình: Tố Hữu sinh trưởng trong một gia đình mà cả bố và mẹ đều là con nhà nho, cả hai đã truyền cho ông tình yêu tha thiết với Văn học dân gian.
  • Tố Hữu từ sớm đã tham gia cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên dân chủ Huế.
  • Năm 1938 được kết nạp ĐCS Đông Dương
  • Năm 1939 bị bắt giam ở Huế. Tháng 3/1942 vượt ngục ở Đă k Lay Kon Tum và tiếp tục hoạt động cách mạng.
  • Là chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế trong cách mạng tháng Tám
  • Năm 1996 ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
  • Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

Câu 2: Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường...

Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam?

Trả lời:

Những chặng đường cách mạng của nhà thơ gắn với 7 tập thơ lớn. Đó là:

  • Từ ấy (1937 – 1946)
  • Việt Bắc (1946 – 1954)
  • Gió lộng (1955 – 1961)
  • Ra trận (1962 – 1971)
  • Máu và hoa (1972 – 1977)
  • Một tiếng đờn (1992)
  • Ta với ta (1999)

Tên tập thơ

Hoàn cảnh sáng tác

Nội dung chủ yếu

Nghệ thuật

Bài thơ tiêu biểu

Từ ấy

(1937 – 1946)

Ra đời trong phong trào dân chủ cho đến khi CM tháng Tám thàng công. Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, xiềng xích và giải phóng.

Là tiếng reo ca náo nức khi bắt gặp lí tưởng cách mạng.

Tha thiết yêu đời, khát khao tự do.

Thể hiện niềm vui chiến thắng, niềm tin vào chế độ mới.

giàu chất lãng mạn

Từ ấy

tâm tư trong tù

Huế tháng tám

Việt Bắc

(1946 – 1954)

Kháng chiến chống Pháp

Là tiếng ca hùng tráng về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

Thể hiện những tình cảm lớn: Tình quân dân, cán bộ - quân chúng...Ca ngợi khí thế chiến thắng hào hùng.

giàu tính dân tộc và anh hùng

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Việt Bắc

Sáng tháng năm

Ta đi tới

Gió lộng

(1955 – 1961)

 

Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ.

ghi sâu ân tình cách mạng.

Niềm vui, niềm tự hào, tin tưởng vào cuộc sống mới XHCN ở miền Bắc.

Thể hiện tình cảm với miền Nam.

Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi.

Ba mươi năm đời ta có Đảng.

Bài ca xuân 61

Quê mẹ

Người con gái Việt Nam.

Ra trận

(1962 – 1971)

Máu và hoa (1972 – 1977)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ hào hùng và quyết liệt

Tập thơ ra trận là bản anh hùng ca về " miền Nam trong lửa đạn sáng ngời" với bai hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc.

Tập máu và hoa là ghi lại một chặng đường gian khổ, hi sinh...

Khẳng định niềm tự hào khi toàn thắng về ta.

Tính chính luận và sử thu âm hưởng anh hùng ca. 

Tập ra trận có:

Mẹ Suốt

Kính gửi cụ Nguyễn Du

Theo chân Bác.

Tập máu và hoa có:

Xin gửi miền Nam.

Việt Nam máu và hoa

Nước non ngàn dặm

Một tiếng đờn (1992)

Ta với ta (1999)

Đất nước bước vào thời kì hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và đổi mới

Là những chiêm nghiệm của nhà thơ về lẽ sống, lẽ đời với giọng trầm lắng, suy tư.

giọng thơ trầm lắng - thấm đượm chất suy tư. 

Phút giây

Một tiếng đờn

Ta với ta

Câu 3: Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị?

Trả lời:

Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị vì:

  • Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân tác giả.
  • Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kỳ là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ.
  • Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Con đường thơ bắt đầu cùng lúc với sự giác ngộ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác gắn dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Câu 4: Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu...

Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào?

Trả lời:

Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm:

  • Về thể thơ: đặ biệt tành công khi vận dung những thể thơ truyền thống của dân tộc:
    • Lục bát ca dao và lục bát cổ điển (khi con tu hú, Việt Bắc, kính gửi cụ Nguyễn Du…)
    • Thế thất ngôn (quê mẹ, Bác ơi, theo chân Bác…) dạt dào âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc.
  • Về ngôn ngữ:
    • Thường sử dụng những từ ngữ, những cách nói quen thuộc với dân tộc
    • Phát huy cao độ tính nhạc, sử dụng tài tình cách từ láy, các thanh điệu, các vần thơ….

Em ơi Ba Lan mùa tuyết trắng

Đường bạch dương sướng trắng nắng

Thác bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.

[Luyện tập] Câu 1: Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích nhất...

Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh (chị) yêu thích nhất. Phân tích cả bài hoặc một đoạn trong bài thơ đó.

Trả lời:

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người Cách mạng. Thơ ông đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Bài thơ "Việt Bắc" là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp. "Việt Bắc" là một trong những bài thơ được xếp vào hạng những bài thơ "tống biệt" của Tố Hữu. Mặc dù là đề tài cũ, nhưng bài thơ vẫn mới mẻ bởi "Việt Bắc" ra đời trong cuộc chia tay đặc biệt giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến vào tháng 10/1954. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ không mang cảnh trạng của một cuộc chia ly với nỗi buồn đầy nước mắt, mà là nỗi niềm chia ly trong tình cảm giữa cán bộ và nhân dân sâu đậm ân tình. Đoạn thơ mở đầu của bài thơ là sự thể hiện tinh tế và sâu sắc những rung động trong trái tim của người đi và người ở trong giờ phút phân li:

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

Bốn câu thơ đầu là lời của người ở lại nói với người ra đi:

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ?

Tác giả mở đầu bằng một câu hỏi mang âm hưởng ca dao, tình yêu: "Mình về mình có nhớ ta". "Mình về" là hoàn cảnh để người ở lại bộc lộ nỗi niềm. "Về" gợi đến sự chia li, đó là sự chia li của người ra đi và người ở lại. Về mặt kết cấu câu thơ thì "mình" đứng ở đầu câu, còn "ta" đứng ở cuối câu thơ. Nó gợi lên cái khoảng cách giữa "ta" và "mình". Nỗi niềm gợi lên qua câu hỏi ấy của người ở lại là nỗi nhớ, tình cảm của người ở lại hướng tới người ra đi. Đứng giữa câu thơ là một từ "nhớ", nó làm cho "mình" và "ta" dường như được xích lại gần nhau hơn. Cơ sở tạo nên nỗi nhớ ấy là: "Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng". Câu thơ phảng phất âm hưởng của thơ Kiều, nhưng từ âm hưởng đó lại vang lên nỗi niềm tình cảm của những con người trong một thời kháng chiến. "Mười lăm năm ấy" gợi đến một quãng thời gian khó khăn, một thời đau thương, mất mát. Tuy vậy, dường như tất cả mất mát đau thương ấy chìm đi, đọng lại trong câu thơ chỉ còn là tình cảm "thiết tha mặn nồng". Đó chính là sự gắn bó thân thiết, tình cảm chia bùi sẻ ngọt trong "mười lăm năm ấy" giữa "ta" và "mình". Bởi vậy, hỏi nhưng cũng chính là để bộc lộ tình cảm và hỏi chính là thể hiện mong muốn người ra đi cũng có tình cảm như chính mình.

Đến câu thơ thứ ba cũng là một câu hỏi. Câu hỏi: "Mình về mình có nhớ không" cũng có sự lặp lại gần giống câu thơ đầu. Tuy vậy, đối tượng hỏi không chỉ còn bó hẹp trong mối quan hệ giữa "ta - mình" và nỗi nhớ dường như không còn chỉ hướng tới "ta", mà nỗi nhớ đó đã hướng vào đối tượng rộng lớn hơn rất nhiều, đó chính là không gian "núi rừng" và "sông nguồn". Câu hỏi gợi về không gian có "núi", có "nguồn" ở núi rừng Việt Bắc. Đây chính là không gian quen thuộc gắn với người ở lại và cũng gắn bó với cả người ra đi. Không gian đó với người ra đi và người ở lại không còn là không gian vô hồn, vô cảm mà là không gian chứa đầy kỉ niệm, nó góp phần tạo nên tình cảm cho người ra đi. Ở trong câu thơ xuất hiện nhiều lần hai động từ chỉ hành động "nhìn" và "nhớ". Một hành động tác động vào thị giác, một hành động tác động vào tâm tưởng; một hành động hướng tới hiện tại, một hành động hướng về quá khứ. Sự đan xen giữa các hành động đó mà người ở lại đưa ra là để muốn nhắc nhở người ra đi sống ở hiện tại đừng quên về quá khứ, sống ở miền xuôi đừng quên miền ngược, đừng quên về những kỉ niệm của một thời đã qua. Đó chính là mong muốn của người ở lại nhắn nhủ tới người ra đi. Trước khi mong muốn người ra đi để nhớ thì người ở lại đã thể hiện nỗi nhớ của mình. Nỗi nhớ đó biểu đạt trực tiếp qua động từ "nhớ" xuất hiện nhiều lần ở khổ thơ, càng về cuối thì từ "nhớ" xuất hiện càng nhiều đã thể hiện cường độ nhớ ngày một tăng và nó đã tạo nên âm hưởng chủ đạo cho bài thơ. Đó là âm hưởng nhớ thương, ân tình tha thiết.

Bốn câu thơ đầu chỉ với hai câu hỏi, nhưng chủ yếu là để giãi bày tình cảm và để mong muốn người ra đi cũng có tình cảm như chính mình, bởi giữa hai đối tượng đó có sự gắn bó khăng khít trong một thời kháng chiến và một vùng kháng chiến. Để rồi từ đó, người ra đi đáp lại người ở lại bằng bốn câu thơ:

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

Người ở lại đặt ra câu hỏi nhưng người ra đi không trực tiếp trả lời câu hỏi đó mà thay vào đó người ra đi thể hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn trong buổi chia tay. Ấn tượng ban đầu đã tác động đến người ra đi: "Tiếng ai tha thiết bên cồn". "Ai" là đại từ không xác định. "Ai" có thể là nhân vật đang xuất hiện trước mắt người ra đi, quen thuộc với người ra đi - một con người cụ thể xuất hiện "bên cồn" trong buổi chia li. "Ai" có thể là bất cứ người dân Việt Bắc đã cùng sống, cùng làm việc, cùng sinh hoạt với người ra đi. Dù hiểu theo cách nào thì ấn tượng tác động đến người ra đi là âm thanh tiếng nói tha thiết - đó chính là âm thanh rất đỗi ngọt ngào, thiết tha, sâu lắng. Và âm thanh đó dường như gọi về biết bao kỉ niệm, biết bao buổi trò chuyện tâm tình và âm thanh đó gọi về mối tình keo sơn gắn bó thân thiết giữa người ở lại với người ra đi. Chính âm thanh đó đã khiến cho người ra đi "Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi". Câu thơ ngắt nhịp 4/4 với hai vế tiểu đối trong tương quan đối lập giữa bên trong và bên ngoài. "Trong dạ" thì "bâng khuâng" còn hành động bên ngoài biểu hiện sự "bồn chồn" thấp thỏm của người ra đi, nhưng lại có sự tương đồng trong cảm xúc và hành động. Chính vì cảm xúc "bâng khuâng" thì mới có hành động "bồn chồn" đó được.

Trong cảm nhận của người ra đi, một hình ảnh bình dị, quen thuộc thường xuất hiện trong cuộc sống đời thường đó là hình ảnh "áo chàm". Hơn thế nữa chiếc "áo chàm" gợi đến sắc màu bền bỉ khó phai. Tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ "áo chàm" để chỉ người dân Việt Bắc và bởi vậy nói "áo chàm đưa buổi phân li" là nói về cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa người Việt Bắc với người cách mạng. Mượn hình ảnh "áo chàm" dường như tác giả muốn nói đến tình cảm thủy chung sắt son khó phai mờ của người dân Việt Bắc với người chiến sĩ cách mạng. Và ấn tượng đậm nét nhất với người ra đi chính là hành động "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...". Trước tiên là hành động "cầm tay nhau" là hành động quen thuộc và rất đẹp của những ai khi chia li, nó thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết và đồng thời thể hiện sự lưu luyến giữa kẻ ở người đi. Họ cầm tay nhau trong tâm trạng nghẹn ngào, vì thế không nói lên lời. Dấu ba chấm xuất hiện cuối dòng thơ như nốt nặng không lời, nhưng chính nó lại quý giá hơn rất nhiều những lời nói thường ngày bởi cái cầm tay đã nói lên tất cả những lưu luyến, bịn rịn. Câu thơ kết lại đoạn thơ có nhịp thơ thay đổi khác thường. Sự thay đổi của nhịp thơ không chỉ tạo nên sự ngập ngừng cho giọng điệu của câu thơ mà còn tạo nên cái ngập ngừng của tình cảm. Và đồng thời sự khác lạ trong nhịp thơ ấy đã diễn tả sự khác lạ trong diễn biến tình cảm của kẻ ở người đi.

[Luyện tập] Câu 2: Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ...

Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình" (Tố Hữu với chúng tôi, Tlđd). Anh (chị) hiểu nhận xét đó như thế nào?

Trả lời:

Xuân Diệu viết: "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình". Nhận đinh ấy nói về một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Tố Hữu: đó là tính trữ tình - chính trị trong thơ.

Biểu hiện:

  • Cái tôi trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, là cái tôi gắn với Đảng, Cách Mạng và lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Cái tôi trong thơ ông có sự vận động liên tục từ cái tôi của một người thành cái tôi của tất cả, gắn bó hơn với nhân dân, với cách mạng.
  • Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi: coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân được khắc họa trên một bối cảnh rộng lớn.
  • Con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường, mang phẩm chất chung đại diện cho cả một dân tộc và được đặt trong mối quan hệ với nhân dân, với đồng chí - đồng đội,...
  • Những tư tưởng, tình cảm lớn ấy được thể hieneh qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm chân thành: từ ngữ bình dị, gần gũi, từ láy được sử dụng nhuần nhuyễn mang giá trị biểu đạt cao, thể thơ chủ yếu là thể thơ lục bát rất giàu nhạc tính....

=> Như vậy, nhận định của Xuân Diệu về nhà thơ Tố Hữu "Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình" dựa trên đặc điểm về phong cách thơ của ông trong suốt sự nghiệp sáng tác. Và đây cũng trở thành nét độc đáo, là nét cá tính của riêng Tố Hữu trong nền thơ ca cách mạng của dân tộc.

Chia sẻ bài viết

Zalo Facebook

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 12

Soạn bài môn văn lớp 12 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 12, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập - Phần tác giả
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Tuyên ngôn độc lập - Phần tác phẩm
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt (tiếp theo)
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Mấy ý nghĩ về thơ
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một hiện tượng đời sống
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Phong cách ngôn ngữ khoa học
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1.12. 2003
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Tây Tiến
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Việt Bắc - Phần tác giả
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Luật thơ
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Đất nước - Nguyễn Đình Thi
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Luật thơ (tiếp theo)
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Dọn về làng
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Tiếng hát con tàu
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Đò lèn
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Thực hành một số phép tu từ cú pháp
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Sóng
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Đàn ghi - ta của Lor - ca
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Bác ơi
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Tự do
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Quá trình văn học và phong cách văn học
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Người lái đò sông Đà
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông?
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
  • 👉 Bài soạn lớp 12: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I

Lớp 12 | Các môn học Lớp 12 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 12 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 12 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Toán Học

  • Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 12
  • SBT Toán lớp 12 Nâng cao
  • SBT Toán 12 Nâng cao
  • SGK Toán 12 Nâng cao
  • SBT Toán lớp 12
  • SGK Toán lớp 12

Vật Lý

  • SBT Vật lí 12 Nâng cao
  • SGK Vật lí lớp 12 Nâng cao
  • SBT Vật lí lớp 12
  • SGK Vật lí lớp 12
  • Giải môn Vật lí lớp 12

Hóa Học

  • Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 12
  • SBT Hóa học 12 Nâng cao
  • SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao
  • SBT Hóa lớp 12
  • SGK Hóa lớp 12

Ngữ Văn

  • Đề thi, đề kiểm tra Ngữ Văn 12 mới
  • Soạn văn 12
  • SBT Ngữ văn lớp 12
  • Luyện dạng đọc hiểu
  • Văn mẫu 12
  • Soạn văn 12 chi tiết
  • Soạn văn ngắn gọn lớp 12
  • Soạn văn 12 siêu ngắn
  • Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn
  • Bài soạn văn 12

Lịch Sử

  • Tập bản đồ Lịch sử lớp 12
  • SBT Lịch sử lớp 12
  • SGK Lịch sử lớp 12
  • Giải môn Lịch sử lớp 12

Địa Lý

  • Tập bản đồ Địa lí lớp 12
  • SBT Địa lí lớp 12
  • SGK Địa lí lớp 12
  • Giải môn Địa lí lớp 12

Sinh Học

  • Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 12
  • SGK Sinh lớp 12 Nâng cao
  • SBT Sinh lớp 12
  • SGK Sinh lớp 12
  • Giải môn Sinh học lớp 12

GDCD

  • SGK GDCD
  • Giải môn Giáo dục công dân lớp 12

Tin Học

  • SGK Tin học lớp 12

Tiếng Anh

  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 12 mới
  • SBT Tiếng Anh lớp 12
  • Ngữ pháp Tiếng Anh
  • SGK Tiếng Anh 12
  • SBT Tiếng Anh lớp 12 mới
  • SGK Tiếng Anh 12 Mới

Công Nghệ

  • SGK Công nghệ 12

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

  • Tác giả - Tác phẩm lớp 12

Từ khóa » Việt Bắc Soạn Văn 12