Bài Soạn Lớp 7: Làm Thơ Lục Bát - SoanVan.NET

Nội dung bài gồm:

  • I. Luật thơ lục bát
  • [Luyện tập] Câu 1: Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho ...
  • [Luyện tập] Câu 2: Cho biết câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật.

I. Luật thơ lục bát

Đọc kĩ bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Trả lời các câu hỏi:

a. Cặp thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao gọi là lục bát.

b. Kẻ sơ đồ trang 156 SGK vào vở và điền các kí hiệu B, T, V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao vào các ô.

c. Hãy nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 trong câu 8.

d. Nêu nhận xét về luật thơ lục bát (về số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần, vị trí vần, sự đổi thay các tiếng băng, trắc, trầm, bổng và cách ngắt nhịp trong câu).

Trả lời:

a. Cặp thơ lục bát mỗi dòng gồm có 6 tiếng và 8 tiếng.

Gọi là lục bát vì: câu 6 tiếng (gọi là lục) và câu 8 tiếng (gọi là bát).

b.

B

B

B

T

B

BV

T

B

B

T

T

BV

B

BV

T

B

T

T

B

BV

T

B

T

T

B

BV

B

BV

c. Tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu tám:

  • Dòng bát thứ nhất: tiếng thứ 6 thanh trầm - tiếng thứ 8 thanh bằng
  • Dòng bát thứ hai: tiếng thứ 6 thanh trầm - tiếng thứ 8 thanh bổng

d. Nhận xét về luật thơ lục bát

  • Số câu: tối thiểu hai câu tối đa không giới hạn
  • Số tiếng trong mỗi câu: Dòng lục 6 tiếng. Dòng bát 8 tiếng.
  • Vần: vần luôn là vần bằng thường đứng ở vị trí cuối câu (vần chân) tiếng thứ 6 câu sáu - hiệp tiếng thứ 6 câu 8. Tiếng 8 của câu 8 sẽ hiệp với tiếng 6 của câu 6 tiếp theo.
  • Các tiếng chẵn : 2,4,6,8 bắt buộc phải đúng luật :
    • Câu lục : B – T – B
    • Câu bát : B – T – B – B
  • Luật trầm bổng: Hai vần ở câu 8 đều là vần bằng nhưng phải ngược chiều nhau về sự trầm - bổng, tiếng thứ sáu thanh huyền thì tiếng thứ 8 phải thanh ngang và ngược lại
  • Ngắt nhịp:
    • Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
    • Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.

Ghi nhớ:

  • Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.
  • Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng sắp xếp theo mô hình sau đây(B: bằng; T: trắc; V: vần; chưa tính đến các dạng biến thể và ngoại lệ:

Câu/tiếng

1

2

3

4

5

6

7

8

6

-

B

-

T

-

BV

 

 

8

-

B

-

T

-

BV

-

BV

  • Các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc- trong bảng đánh dấu(-). Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc(nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc thì tiếng thứ tư sẽ đổi thành thanh bằng). Trong câu 8, nếu tiếng thứ sáu là thanh ngang(bổng) thì tiếng thứ tám phải là thanh huyền( trầm). Ngược lại cũng vậy.

[Luyện tập] Câu 1: Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho ...

Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao em điền các từ đó (về ý và về vần).

Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi … là mẹ mong

Anh ơi phấn đấu cho bền

Mỗi năm mỗi lớp….

Ngoài vườn ríu tiếng chim

….

Trả lời:

Em ơi đi học đường xa

Cố học cho giỏi kẻo mà mẹ mong

Anh ơi phấn đấu cho bền

Mỗi năm một lớp ta lên đều đều

Ngoài vườn ríu rít tiếng chim

Trong nhà vang tiếng em đang học bài

=>Lí do điền các từ trên vì các từ này hợp về nghĩa và hợp về vần trong câu thơ.

[Luyện tập] Câu 2: Cho biết câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật.

Vườn em cây quả đủ loài

Có cam, có quýt có bòng có na

Thiếu nhi là tuổi học hành

Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu

Trả lời:

Hai câu thơ trên đều mắc lỗi về nguyên tắc hiệp vần và luật bằng trắc. Do đó cần sửa lại các lỗi như sau:

Vườn em cây quả đủ loài

Có cam, có quýt có xoài có na

Thiếu nhi là tuổi học hành

Chúng em phấn đấu để thành trò ngoan

Từ khóa » Thơ Lục Bát Về Mẹ Lớp 7