Bài Soạn Lớp 7: Phò Giá Về Kinh

[toc:ul]

Tìm hiểu chung tác phẩm

1. Tác giả:

Trần Quang Khải: ( 1241-1294 ), ông có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần 2 và lần 3.

2. Tác phầm:

  • Hoàn cảnh ra đời: Ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu sau khi đuổi quân Thoát Hoan, giải phóng kinh thành Thăng Long, Trần Quang Khải đưa hai vua Trần về lại kinh độ, theo phò giá và làm bài thơ này.
  • Thể thơ : Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ( bài thơ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ, thường gieo vần chân – cuối câu 1,2,4 )

3. Bố cục bài thơ: 2 phần

  • 2 câu đầu: Niềm tự hào về chiến thắng
  • 2 câu sau: Khát vọng hòa bình

Câu 1: Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt...

Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Tụng giá hoàn kinh sư về số câu, số chữ, cách hiệp vần.

Trả lời:

Bài thơ được làm theo thế thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, có đặc điểm :

  • Số câu: 4 câu trong mỗi bài (tứ tuyệt)
  • Số chữ: 5 chữ trong mỗi dòng thơ (ngũ ngôn)
  • Hiệp vần: chữ cuối cùng của các dòng 2, 4 luôn là vần bằng.

Câu 2: Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau...

Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ nào? Hãy nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ?

Trả lời:

  • Nội dung được thể hiện trong hai câu đầu và hai câu sau của bài thơ khác nhau ở chỗ:
    • Ở hai câu đầu: Sự chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông xâm lược.
    • Ở hai câu sau: Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của dân tộc.
  • Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ:
    • Hai câu đầu tác giả đã dùng động từ mạnh “cướp giáo giặc – bắt quân Hồ” cùng với biện pháp liệt kê tạo nên một mặt giọng điệu đanh thép, rắn rỏi hào hùng. Mặt khác quan trọng hơn, tác giả gợi ra không khí chiến đấu rất quyết liệt, hào khí Đông A trong lịch sử.

=>Chỉ hai câu thơ ngắn gọn nhưng tác giả thế hiện được sự tự hào, tự tôn về dân tộc, tinh thần yêu nước của dân tộc.

    • Hai câu sau: Nếu như ở hai câu đâu giọng điệu đanh thép, nhiều thanh trắc thì ở hai câu sau tác giả chủ yếu sử dụng hầu hết thanh bằng với giọng thơ trầm xuống, thủ thỉ, tâm tình để thể hiện khát vọng, mong muốn của nhà thơ đó là nền hòa bình lâu dài và lời nhắn nhủ với chính mình, với thế hệ hiện tại và tương lai hãy bảo vệ nền thái bình thịnh trị ấy.

Câu 3: Cách biểu ý và biểu cảm của bài ...

Cách biểu ý và biểu cảm của bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?
Trả lời:

Sự giống nhau của hai bài thơ là cả hai bà đều thể hiện bản lĩnh, khí phách, tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc ta và diễn đạt ý tưởng ngắn gọn, cô đúc, dồn nén bên trong.

[Luyện tập] Câu 1: Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì...

Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thế hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần?

Trả lời:

Bài thơ Phò giá về kinh như một bản tổng kết ngắn gọn, đanh thép và hào hùng về chiến thắng của quân dân ta thời Trần. Qua đó, bài thơ đã thể hiện được hào khí hào hùng của thời đại, hào khí thời Trần, hào khí Đông A – đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khí thế quyết tâm mãnh liệt của quân dân đời Trần trong công cuộc chống ngoại xâm.

Ngoài ra, bài thơ còn gửi gắm một niềm tin sắt đá vào sự trường tồn của dân tộc, đó chính là một chân lí. Có được kết quả trên là nhờ vào cách nói giản dị mà cô đúc của bài thơ.

Từ khóa » Những Bài Thơ Lớp 7 Thể Thơ Thất Ngôn Tứ Tuyệt