Bài Soạn Lớp 9: Ánh Trăng - SoanVan.NET

Bài soạn văn 9

  • 👉 Bài soạn lớp 9: Phong cách Hồ Chí Minh
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Các phương châm hội thoại
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Các phương châm hội thoại (tiếp)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Xưng hô trong hội thoại
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Sự phát triển của từ vựng
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Chuyện cũ trong phủ chủa Trịnh
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
  • 👉 bài soạn lớp 9: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
  • 👉 bài soạn lớp 9: Chị em Thúy Kiều
  • 👉 bài soạn lớp 9: Cảnh ngày xuân
  • 👉 bài soạn lớp 9: Miêu tả trong văn bản tự sự
  • 👉 bài soạn lớp 9: Kiều ở lầu ngưng bích
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Mã Giám Sinh mua Kiều
  • 👉 bài soạn lớp 9: Trau dồi vốn từ
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Thúy Kiều báo ân báo oán
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Lục Vân Tiên gặp nạn
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Chương trình địa phương
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết về từ vững
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Đồng chí
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Bài thơ tiểu đội xe không kính
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra về truyện trung đại
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Nghị luận trong văn bản tự sự
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Đoàn thuyền đánh cá
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Bếp lửa
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết từ vựng (tiếp theo)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Tập làm thơ tám chữ
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Ánh trăng
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Làng
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Lặng lẽ Sa Pa
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Ôn tập phần Tiếng Việt
  • 👉 Bài soạn văn 9: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
  • 👉 Bài soạn lớp: Chiếc lược ngà
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra phần tiếng việt
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Ôn tập phần tập làm văn
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Cố hương
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Những đứa trẻ
Bài soạn lớp 9: Ánh trăng Hướng dẫn soạn bài: Ánh trăng - Trang 155 sgk ngữ văn 9 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

Nội dung bài gồm:

  • Tìm hiểu chung tác phẩm
  • Câu 1: Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ? Ánh trăng có sự kết hợp...
  • Câu 2: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa...
  • Câu 3: Nhận xét về kết cấu và giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng...
  • Câu 4: Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời...
  • [Luyện tập] Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả...

Tìm hiểu chung tác phẩm

Tác giả:

  • Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê ở Thanh Hoá.
  • Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau. đó ông chuyển về làm báo Văn nghệ giải phóng.
  • Từ năm 1977, Nguyễn Duy làm đại diện thường trú báo văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Duy đã được Nhà nước trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ. Ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước.
  • Tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy đã được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm:

  • Với giọng điệu tâm tình, tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, Ánh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu.
  • Bài thơ gợi lại những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời lính gắn hó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ còn là lời lự nhắc nhở của tác giả, là tâm sự của tác giả muốn gửi gắm: phải luôn nhớ về nguồn cội, đó là truyền thống đạo hiếu của dân tộc ta.
  • Bài thơ có giọng điệu tâm tình, tự nhiên, hình ảnh giàu tính hiểu cảm.

Câu 1: Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ? Ánh trăng có sự kết hợp...

Em có nhận xét gì về bố cục của bài thơ? Ánh trăng có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Trong dòng diễn biến của thời gian, sự việc, đâu là bước ngoặt để tác giả tự do bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Trả lời:

  • Bài thơ có thể chia làm ba phần:
    • Phần 1 (hai khổ đầu): kỉ niệm của tác giả gắn bó với vầng trăng, nhịp thơ là lời tự sự nhẹ nhàng về quá khứ.
    • Phần 2 (hai khổ tiếp): Sự lãng quên vầng trăng khi sống trong môi trường mới và bất ngờ gặp lại vầng trăng khi đột ngột mất điện. Giọng thơ thể hiện sự đột ngột, ngỡ ngàng
    • Phần 3 (hai khổ cuối): Sự đối diện với vầng trăng và suy ngẫm về những ngày đã sống cùng vầng trăng. Giọng điệu trở nên trầm lắng và tha thiết hơn.
  • Bài thơ như là một câu chuyện được kể lại theo trình tự thời gian. Bước ngoặt để tác giả bộc lộ cảm xúc là khi đã coi vầng trăng “như người dưng qua đường”, thì bỗng mất điện, “gặp lại vầng trăng tròn”. Con người vô tình còn trăng vẫn thuỷ chung. Chính sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong bối cảnh ấy đã gợi nhiều kỷ niệm tình nghĩa trong lòng nhà thơ. Con người vô tình, quên lãng theo thời gian còn ánh trăng vẫn mãi đồng hàng cùng con người theo năm tháng.. Cái giật mình chợt nhận ra là sự tự vấn lương tâm, sự tự trách. Đó chính là chỗ để thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Câu 2: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa...

Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. Hãy phân tích điều ấy. Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm?

Trả lời:

  • Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa. 
    • Vầng trăng trước hết là trăng của thiên nhiên, của đất trời, trăng vẫn tỏa ánh sáng dịu hiền khắp nhân gian.
    • Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.
    • Là tuổi thơ ngọt ngào: trăng còn là biểu tượng cho thời quá khứ, cái thời con người được ngụp lặn trong dòng sông tuổi thơ của cuộc đời mình.
    • Là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung.
  • Khổ thơ cuối thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý của tác phẩm

Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi kẻ vô tình Ánh trăng im phăng phắc Khiến cho ta giật mình

Ánh trăng vẫn tròn đầy, im lặng trên cao. Trăng còn như oán trách con người, quên đi những gian khó khi có được cuộc sống đầy đủ với nhà lầu, cửa gương, với những tiện nghi vật chất.

Câu 3: Nhận xét về kết cấu và giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng...

Nhận xét về kết cấu và giọng điệu của bài thơ. Những yếu tố ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện chủ đề và tạo nên sức truyền cảm của tác phẩm?

Trả lời:

Bài thơ có kết cấu độc đáo, tác giả như đang kể lại một câu chuyện từ quá khứ đến hiện tại, từ quá khứ gắn bó thân thiết với vầng trăng đến hiện tại sống với các tiện nghi hiện đại, đủ đầy, vầng trăng bị con người lãng quên, bị coi như là người dưng qua đường. Nhờ một đêm mất điện, những suy tư về quá khứ xuất hiện trong dòng hồi tưởng. Bài thơ tuy có kết cấu, nội dung đơn giản nhưng chứa đựng những triết lí sâu xa, khiến mỗi chúng ta đều phải nhìn lại chính mình.Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ, nhịp thơ khi tuôn chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo nhịp kể, khi ngân nga, khi trầm lắng suy tư, cảm động. Tất cả những điều đó góp phần quan trọng trong việc bộc lộ những cảm xúc sâu xa của một người lính khi nghĩ về chiến tranh, về quá khứ.

Câu 4: Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời...

Xác định thời điểm ra đời của bài thơ Ánh trăng, liên hệ với cuộc đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ. Theo cảm nhận của em, chủ đề ấy có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống của dân tộc Việt Nam ta?

Trả lời:

  •  Bài thơ viết năm 1978 sau hòa bình ba năm. Gần mười năm trong quân ngũ (1966 – 1975) Nguyễn Duy sống với những người mẹ nghèo bên đồng chiêm, với gian khổ vất vả của cuộc đời người chiến sĩ. Tất cả những ngày tháng ấy đã trở thành kỷ niệm đẹp đầy nghĩa tình.
  • Chủ đề bài thơ: bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính. Mở rộng hơn, đó là lời nhắc nhở với mỗi người: khi đầy đủ, hạnh phúc đừng quên những năm tháng gian khổ, nghèo khó của chính mình. Chủ đề bài thơ liên quan đến đạo lí thuỷ chung, ân tình của con người Việt Nam “uống nước nhớ nguồn”. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

[Luyện tập] Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả...

Tưởng tượng mình là nhân vật trữ tình trong Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong bài thơ thành một bài tâm sự ngắn.

Trả lời:

Tuổi thơ của tôi gắn bó với làng quê, với những cánh đồng thơm hương lúa chín, với dòng sông êm đềm nơi tôi tắm mát những ngày thơ dại. Mỗi đêm, trên chiếc chõng tre, bà thường kể tôi nghe bao câu chuyện cổ tích ngọt ngào dưới ánh trăng hiền hòa. Ánh trăng như người bạn thuở thiên thiếu, đã lớn lên cùng tôi nơi làng quê thanh tịnh.Năm tháng ấy cứ êm đềm trôi qua. Rồi đất nước bỗng lâm cảnh chiến tranh loạn lạc, tôi lên đường chiến đấu theo tiếng gọi của quê hương. Nơi rừng xa thanh vắng, nơi ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Tôi nhớ làng quê, nhớ gia đình. Ngước lên ánh trăng trên cao, trăng tỏa sáng dịu hiền như muốn chia sẻ những nỗi buồn cùng tôi. Giữa cuộc sống trần trụi với thiên nhiên, cỏ cây, trăng như người bạn tri âm tri kỉ, đã cùng tôi đi qua những ngay chiến đấu gian khổ. Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ quên được vầng trăng tình nghĩa, đã luôn đồng hành cùng tôi trong cuộc đời.Vậy mà, chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại. Tôi trở về thành phố, những ngôi nhà ống san sát, những ánh đèn cao áp, cuộc sống đầy đủ tiện nghi vật chất đã lôi cuốn tôi. Những kí ức năm xưa về làng quê với ánh trăng thanh bình, tôi đã dần lãng quên.Rồi một đêm tối nọ, bỗng ánh đèn khắp thành phố vụt tắt, không khí trở nên ngột ngạt hơn. Tôi đưa tay mở tung cánh cửa sổ. Lạ thay, ánh sáng chiếu vào tôi lúc nào dịu mát làm sao, đó không phải là ánh đèn điện nóng bức ngày hè. Đó là ánh trăng - vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rưng, Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Hình ảnh của những cánh đồng bao la, những dòng sông, những hồ bể, những cánh rừng cứ hiện lên trong đầu tôi. Bao năm trôi qua, mái tóc tôi đã điểm hoa râm nhưng trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa. Trăng vẫn đứng im trên bầu trời trong xanh, tỏa sáng khắp nhân gian. Trăng vẫn như chờ tôi bên ngoài cửa sổ biết bao năm nay. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ. Phải chăng tôi đã quá vô tình, sống nơi thị thành xa hoa giàu có mà đã lãng quên đi tuổi thơ nghèo khó, quên đi người bạn đã gắn bó thủy chung bên mình, quên đi bao tháng ngày tuổi trẻ. Lòng tôi nghẹn đắng, giọt nước mắt như trực trào ra. Và tôi đã hứa, lời hứa thật lòng, khắc sâu trong đầu tôi, là không bao giờ được quên đi ánh trăng – người bạn ân nghĩa, thủy chung đã gắn bó cùng tôi suốt thời thơ ấu và cả chặng đường chiến đấu gian lao vất vả trong quá khứ.

Chia sẻ bài viết

Zalo Facebook

Xem thêm lời giải Bài soạn văn 9

Soạn bài môn văn lớp 9 dễ hiểu, dễ nắm bắt. Cách trình bày rõ ràng, ngoài tác dụng lưu kiến thức vào vở, học sinh có thể nắm rõ đại ý câu trả lời. Từ đó, các em nhớ lâu hơn, nhớ 1 cách có hệ thống hơn. Dưới đây là phần soạn văn chi tiết cho các bài học trong sgk ngữ văn 9, mời các em học sinh và bạn đọc tham khảo
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Phong cách Hồ Chí Minh
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Các phương châm hội thoại
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Các phương châm hội thoại (tiếp)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Xưng hô trong hội thoại
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Sự phát triển của từ vựng
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Chuyện cũ trong phủ chủa Trịnh
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
  • 👉 bài soạn lớp 9: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
  • 👉 bài soạn lớp 9: Chị em Thúy Kiều
  • 👉 bài soạn lớp 9: Cảnh ngày xuân
  • 👉 bài soạn lớp 9: Miêu tả trong văn bản tự sự
  • 👉 bài soạn lớp 9: Kiều ở lầu ngưng bích
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Mã Giám Sinh mua Kiều
  • 👉 bài soạn lớp 9: Trau dồi vốn từ
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Thúy Kiều báo ân báo oán
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Lục Vân Tiên gặp nạn
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Chương trình địa phương
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết về từ vững
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Đồng chí
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Bài thơ tiểu đội xe không kính
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra về truyện trung đại
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Nghị luận trong văn bản tự sự
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Đoàn thuyền đánh cá
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Bếp lửa
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết từ vựng (tiếp theo)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Tập làm thơ tám chữ
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Ánh trăng
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Làng
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Lặng lẽ Sa Pa
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Ôn tập phần Tiếng Việt
  • 👉 Bài soạn văn 9: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
  • 👉 Bài soạn lớp: Chiếc lược ngà
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra về thơ và truyện hiện đại
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra phần tiếng việt
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Ôn tập phần tập làm văn
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Cố hương
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Ôn tập phần tập làm văn (tiếp theo)
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
  • 👉 Bài soạn lớp 9: Những đứa trẻ

Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

Bài soạn văn lớp 12 siêu ngắn

  • Vở bài tập Hoá học 9

Toán Học

  • Đề thi, đề kiểm tra Toán lớp 9
  • Đề thi vào 10 môn Toán
  • Tài liệu Dạy - học Toán 9
  • SBT Toán lớp 9
  • Vở bài tập Toán 9
  • SGK Toán lớp 9

Vật Lý

  • Tài liệu Dạy - Học Vật lí 9
  • SBT Vật lí lớp 9
  • Vở bài tập Vật lí 9
  • SGK Vật lí lớp 9
  • Giải môn Vật lí lớp 9

Hóa Học

  • Đề thi, đề kiểm tra Hóa lớp 9
  • Tài liệu Dạy - học Hóa học 9
  • SBT Hóa lớp 9
  • SGK Hóa lớp 9
  • Giải môn Hóa học lớp 9

Ngữ Văn

  • Đề thi, đề kiểm tra Văn 9
  • Đề thi vào 10 môn Văn
  • SBT Ngữ văn lớp 9
  • Tác giả - Tác phẩm văn 9
  • Văn mẫu lớp 9
  • Vở bài tập Ngữ văn lớp 9
  • Soạn văn 9 chi tiết
  • Soạn văn 9 ngắn gọn
  • Soạn văn 9 siêu ngắn
  • Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn
  • Bài soạn văn 9
  • Bài văn mẫu 9

Lịch Sử

  • Tập bản đồ Lịch sử lớp 9
  • SBT Lịch sử lớp 9
  • VBT Lịch sử lớp 9
  • SGK Lịch sử lớp 9
  • Giải môn Lịch sử lớp 9

Địa Lý

  • Tập bản đồ Địa lí lớp 9
  • SBT Địa lí lớp 9
  • VBT Địa lí lớp 9
  • SGK Địa lí lớp 9
  • Giải môn Địa lí lớp 9

Sinh Học

  • Đề thi, đề kiểm tra Sinh lớp 9
  • SBT Sinh lớp 9
  • Vở bài tập Sinh học 9
  • SGK Sinh lớp 9
  • Giải môn Sinh học lớp 9

GDCD

  • SBT GDCD lớp 9
  • Bài tập tình huống GDCD 9
  • SGK GDCD lớp 9
  • Giải môn Giáo dục công dân lớp 9

Tin Học

  • SGK Tin học lớp 9

Tiếng Anh

  • Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Anh 9 mới
  • Đề thi vào 10 môn Anh
  • SBT Tiếng Anh lớp 9
  • SGK Tiếng Anh lớp 9
  • SBT Tiếng Anh lớp 9 mới
  • Vở bài tập Tiếng Anh 9
  • SGK Tiếng Anh lớp 9 Mới

Công Nghệ

  • SGK Công nghệ 9

Âm Nhạc & Mỹ Thuật

  • Âm nhạc và mỹ thuật lớp 9

Từ khóa » Bố Cục Bài ánh Trăng