Bài Soạn Ngữ Văn 7 Tiết 37: Văn Bản: Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh ...

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Lớp 7, Giáo Án Lớp 7, Bài Giảng Điện Tử Lớp 7

Trang ChủNgữ Văn Lớp 7 Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 37: Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh Dạ Tứ – Lí Bạch ) Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 37: Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh Dạ Tứ – Lí Bạch )

Tiết 37 :

Văn bản : CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH

(Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch )

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Gv cần giúp hs đạt được :

 - Thấy được tình cảm đối với quê hương sâu nặng của nhà thơ .

 - Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của nhà thơ : Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên , bình dị, tình cảm giao hoà .

 - Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp 2/2 trong bài thơ Huyệt cú , thủ pháp đối và tác dụng của nó .

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 1286Lượt tải 0 Download Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 37: Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh Dạ Tứ – Lí Bạch )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênTuần 10 : Bài 10 : Tiết 37 : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Tiết 38 : Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê . Tiết 39 : Từ trái nghĩa . Tiết 40: Luyện nói : Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 37 : Văn bản : CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH (Tĩnh dạ tứ - Lí Bạch ) A. Mục tiêu yêu cầu : Gv cần giúp hs đạt được : - Thấy được tình cảm đối với quê hương sâu nặng của nhà thơ . - Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của nhà thơ : Hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên , bình dị, tình cảm giao hoà . - Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp 2/2 trong bài thơ Huyệt cú , thủ pháp đối và tác dụng của nó . B. Đồ dùng dạy học : - Gv : Giáo án , Sgk - Hs : Bài cũ + Bài mới - Tích hợp : Từ trái nghĩa C. Phương pháp dạy học : - Vấn đáp - Giảng giải . D. Tiến trình lên lớp : I. Ổn định tổ chức : (1’) II. Kiểm tra bài cũ : (4’) F Hãy đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ của bài Xa ngắm thác núi Lư ? F Em có nhận xét gì về cảnh thác núi lư ? Tình cảm của tác giả như thế nào ? III. Bài mới : 1) Giới thiệu bài : (1’) “Vọng nguyện hoài hương” (Trông trăng nhớ quê nhà) là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ không chỉ ở TQ mà cả ở VN . Trăng có thể tượng trưng cho sự đoàn tụ, nhớ nhung, xa cách . Cho nên ở xa quê trăng càng sáng , càng tròn, lại càng nhớ quê . Bản thân hình ảnh vầng trăng cô đơn trên bầu trời cao thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh đã đủ gợi nên nỗi sầu xa xứ . Bài “Tĩnh dạ tứ” của Lí Bạch là bài thơ nói về chủ đề đó . 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 5’ Hoạt động 1 : Hướng dẫn hs đọc văn bản và chú thích: - Gọi hs đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ . - Gọi hs đọc phần chú thích. - Hs đọc - Đọc I. Đọc – Chú thích : 1. Đọc văn bản : (sgk tr123) 2) Chú thích : Sgk tr 124 5’ Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs tìm hiểu cấu trúc văn bản : F Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì ? (Giống bài thơ nào đã học) F Cách gieo vần như thế nào ? Gv: Cách gieo vần ở thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cũng giống như thất ngôn tứ tuyệt , cũng 1,2,4 nhưng ở bài thơ này câu 1 không gieo vần . - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là một văn bản thơ , có người chia 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau tả tình . F Theo em có thể chia rành mạch như thế không ? Vì sao ? F Như thế ở bài văn này có sự kết hợp của miêu tả với biểu cảm . Theo em trong sự kết hợp này phương thức nào là mục đích , phương thức nào là phương tiện ? F Sự kết hợp này biểu hiện cụ thể như thế nào trong bài thơ ? - Ngũ ngôn tứ tuyệt (giống bài thơ Phò giá về kinh) - Câu 2,4 . - Không thể chia rành mạch như thế . - Vì : + 2 câu đầu tả ánh trăng nhưng còn tả cả người ngỡ trăng như sương phủ mặt đất . + 2 câu sau tả tâm tư nhớ quê, nhưng còn tả cả vầng trăng sáng trên bầu trời . - Biểu cảm là mục đích, miêu tả là phương tiện . - Cảnh đêm thanh tĩnh gợi tình yêu quý trăng, nhất là nỗi nhớ quê của tác giả . II. Tìm hiểu cấu trúc văn bản : - Viết theo thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt . - Câu 2,4 gieo vần .(câu 1 không gieo vần ) - Tác giả kết hợp phương thức miêu tả và phương thức biểu cảm . à Cảnh đêm thanh tĩnh gợi tình yêu quý trăng, nhất là nỗi nhớ quê của tác giả . 14’ 10’ Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung : - Gọi hs đọc 2 câu thơ đầu (phiên ân và dịch nghĩa) F Trong 2 câu thơ đầu này có phải tác giả tả cảnh thuần tuý hay có hành động của con người ? F Cảnh ở đây được tả như thế nào ? F Lời thơ này gợi ra một vẻ đẹp như thế nào của đêm trăng ? F Vậy trong 2 câu thơ đầu nói lên hoạt động gì của con người ? Gv: Trong hai câu thơ đầu này không phải tả cảnh thuần tuý , ở đây chủ thể vẫn là con người . F Vậy tại sao “Sàng tiền minh nguyệt quang” (nghĩa là ánh trăng sáng ở đầu giường ) mà không tả ánh trăng trước sân ? - Ánh trăng sáng ở đâu ? - Cho thấy lúc đó tác giả làm gì ? (tác giả đang nừm trên giường ) . - Thức hay ngủ ? (thức) Gv : Tác giả rất tinh tế khi dùng chữ “sàng” khác với “đình” (sân) để bộc lộ xúc cảm của mình trước đêm trăng nơi đất khách quê người . Nhà thơ nổi tiếng Án thù (đời sống) đã từng nói : Minh nguyệt bất am li hận khổ . Tà quang đáo hiểu xuyên chu hộ (nghĩa là trăng sáng chẳng hiểu nỗi khổ của cảnh biệt li, vẫn cứ chênh chếch chiếu xuyên mãi vào phòng cho đến sáng . - Rõ ràng là Án Thù cũng như Lí Bạch, trong một đêm trăng cực sáng ở chốn tha hương không ngủ được, cũng có thể đã ngủ rồi tỉnh dậy mà không ngủ lại được. F Trong tình trạng mơ màng ấy, những ngôn từ nào trong câu thơ đã xuất hiện một cách hợp lí và tự nhiên ? F Trong tình trạng mơ màng ấy tác giả ngỡ ánh trăng sáng là gì ? F Vậy ta hiểu ý thơ trong 2 câu như thế nào ? Gv : Trong 2 câu thơ đầu ta đã thấy sự hoạt động nhiều mặt của chủ thể trữ tình : Ánh trăng đẹp đẽ, giàn giụa vẫn chỉ là đối tượng nhận xét , cảm nghĩ của chủ thể . - Gv lưu ý cho hs : Trong phần phiên âm 2 câu thơ đầu chỉ có 1 động từ (nghi) nhưng bản dịch có thêm 2 động từ là rọi, phủ làm cho người đọc lầm tưởng 2 câu đầu là chủ yếu hoặc thuần tuý tả cảnh . - Gọi hs đọc 2 câu thơ cuối. (phiên âm và dịch thơ) F Hai câu thơ cuối nói lên hoạt động của con người hay cảnh vật hay cả hai ? Gv: Trong 2 câu thơ cuối, tác giả có đề cập đến cảnh , người và tình . F Vậy người được miêu tả với hành động như thế nào? “Ngẩng đầu” để làm gì ? F Ta nhận thấy sự quan sát của tác giả từ đâu đến đâu ? F Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi , lạnh lẽo như mình nhà thơ có hành động như thế nào ? F Cúi đầu để làm gì ? (biểu hiện cảm xúc của tác giả) F Tại sao tác giả nhìn trăng lại nhớ quê hương ? Gv: “ngẩng đầu”, “Cúi đầu” trong khoảnh khắc đã động mối tình quê, tình cảm đó thường trực, sâu nặng biết bao của những con người đi xa quê hương. Gv liên hệ : Một canh, 2 canh .(NKTT – NAQ) F Vậy quan hệ giữa tình và cảnh trong bài thơ này như thế nào ? F Phép đối trong bài thơ được thực hiện như thế nào? F Em có nhận xét gì về phép đối này ? F Phép đối này có tác dụng như thế nào ? F Hãy tìm tất cả các động từ có trong bài ? F Các động từ này có chủ ngữ đứng trước không ? F Nhưng ta hiểu chủ ngữ ở đây là ai ? F Các động từ này liên kết với nhau tạo thành mạch như thế nào ? - Gọi hs đọc phần ghi nhớ . - Đọc - Không phải tả cảnh thuần tuý mà có hoạt động của con người . - Minh nguyệt quang = Ánh trăng sáng . - Địa thượng sương = sương trên mặt đất . à ánh trăng sáng khác nào như sương trên mặt đất . - Cảnh đêm trăng sáng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh . - Những suy tư, cảm nghĩ của con người (tác giả) trước đêm trăng . - Nếu thay chữ “sàng” (giường) bằng chữ “án”, “trác” (bàn) thì ý nghĩa câu thơ sẽ khác vì người đọc có thể nghĩ tác giả đang ngồi đọc sách . Chữ “sàng” có thể gợi cho người đọc nghĩ một cách có căn cứ rằng nhà thơ đang nằm trên giường . Nằm trên giường mà không ngủ được mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa . - Nghe - Chữ “nghi” (ngỡ là” - Chữ “sương” - Ngỡ là sương trên mặt đất ? à Trăng sáng quá chuyển thành màu trắng giống như sương . - Đọc - Hai câu thơ cuối không đơn thuần là tả tình thuần tuý mà có cả cảnh vật . - Cử đầu (Ngẩng đầu ) - Không chỉ để nhìn trăng sáng mà còn là một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu 2 đã đặt ra : Vùng sáng trước giường là sương hay trăng? - Từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời, từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đầu giường đến chỗ thấy cả vầng trăng . - Cúi đầu . - Cúi đầu không phải để nhìn một lần nữa “sương trên mặt đất” mà là để suy ngẫm về quê hương . - Thuở nhỏ. Lí Bạch thường lên núi Nga Mi quê nhà để ngắm trăng, Lớn lên đi xa và xa mãi, cứ nhìn trăng là ông lại nhớ quê . - Hs trả lời - Cử đầu – đê đầu - Vọng minh nguyệt - tư cố hương . - Hs trả lời . - Ngẩng đầu là hướng ra ngoại cảnh, là để nhìn trăng, cúi đầu là hoạt động hướng nội . - Động từ chỉ sự cảm nghĩ: + Nghi, tư - Động từ chỉ hoạt động cơ thể : Vọng, cử , đê - Không - Chủ thể trữ tình (tác giả) (Có thể là tâm trạng của bất cứ ai) - Hs trả lời - Đọc III. Tìm hiểu văn bản : 1) Quan hệ giữa tình và cảnh trong bài thơ : - Minh nguyệt quang = ánh trăng sáng . - Địa thượng sương = sương trên mặt đất . à ánh trăng sáng khác nào như sương trên mặt đất . => Cảnh đêm trăng sáng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh . => Tác giả thao thức nhìn trăng sáng - “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng” à Tác giả quan sát từ trong ra ngoài ,từ mặt đất lên bầu trời, từ chỗ chỉ thấy ánh trăng đầu giường đến chỗ thấy cả vầng trăng . - “Cúi đầu nhớ cố hương” à Cuối đầu để suy ngẫm về quê hương . => Nhớ quê thao thức nhìn trăng . Nhìn trăng lại càng nhớ quê . 2. Nghệ thuật bài thơ: a) Phép đối. + Cử đầu – đê đầu + Vọng minh nguyệt – tư cố hương => Số lượng tiếng bằng nhau , cấu trúc ngữ pháp giống nhau, bằng trắc đối lập nhau . à Rõ thêm sự hoạt động của tư duy , của cảm xúc bên trong . b) Tác dụng của các động từ liên kết các ý thơ: - Nghi (thị sương) à Cử (đầu) à Vọng minh nguyệt à Đê (đầu) à Tư (cố hương) . * Ghi nhớ sgk tr 124 3’ Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs luyện tập : - Hai câu thơ đã đủ ý tình chưa ? - Tác giả có dùng phép so sánh ? - Chủ ngữ ? - Động từ ? - Hs lắng nghe Gv hướng dẫn và về nhà làm . IV. Luyện tập : “Đêm thu trăng sáng như sương, Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà” - Hai câu thơ dịch đã nêu tương đối đủ ý , tình cảm của bài thơ . - Song , có một số điểm khác : + Lí Bạch không dùng phép so sánh (sương chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ) + Bài thơ ẩn chủ ngữ . + 5 đtừ à 3 đtừ . 3) Củng cố : (1’) Với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện, bài thơ đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh . 4) Đánh giá tiết học : (1’) 5) Dặn dò : (1’) - Học thuộc bài thơ (các bản) - Học thuộc nội dung bài học - Làm phần luyện tập . - Soạn bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” (Hồi tưởng ngẵu thư) IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 37.doc
Tài liệu liên quan
  • docBài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 63: Ôn tập văn biểu cảm

    Lượt xem Lượt xem: 751 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề tài Thực trạng và biện pháp giáo dục Đạo đức cho học sinh THCS trong giai đoạn hiện nay

    Lượt xem Lượt xem: 969 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Học kì I - Tiết 61: Chuẩn mực sử dụng từ

    Lượt xem Lượt xem: 783 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 24 - Tiết 105: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)

    Lượt xem Lượt xem: 1056 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Tự chọn Ngữ văn 7 - Chủ đề 1: Phương trình lượng giác (5 tiết)

    Lượt xem Lượt xem: 1012 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17 : Sông núi nước Nam và phò giá về kinh

    Lượt xem Lượt xem: 696 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 78: Hướng dẫn đọc thêm: Văn bản: Bài hát trong đám cưới cảnh mồ côi

    Lượt xem Lượt xem: 1127 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn- lớp 7

    Lượt xem Lượt xem: 958 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 46: Kiểm tra tiếng Việt (Tiết 3)

    Lượt xem Lượt xem: 977 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docBài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Bài 22 - Tiết 97: Luyện tập lập luận chứng minh

    Lượt xem Lượt xem: 1122 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 Lop7.net - Giáo án điện tử lớp 7, Giáo án lớp 7, Luận văn mẫu cho sinh viên

Facebook Twitter

Từ khóa » Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh Thuộc Thể Thơ Gì