Bài Soạn Siêu Ngắn: Đồng Chí - Ngữ Văn Lớp 9
Có thể bạn quan tâm
[toc:ul]
Câu 1: Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?
Trả lời:
Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có một từ, hai tiếng và dấu chấm cảm.
Mạch cảm xúc: Khẳng định, ngợi ca, tình cảm thiêng liêng, cao quý mới mẻ bắt nguồn từ tình cảm truyền thống: tình đồng đội trong chiến đấu.
Câu 2: Sáu dòng đầu bài thơ đã nói về cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?
Trả lời:
Cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng:
- Cùng nguồn gốc xuất xứ
- Cùng giai cấp
- Cùng cảnh ngộ
- Cùng chung nhiệm vụ
- Cùng suy nghĩa
- Cùng chí hướng, cùng lí tưởng
Câu 3: Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những chi tiết, hình ảnh đó.
Trả lời:
Những hình ảnh, chi tiết biểu hiện tình đồng chí:
cấu trúc sóng đôi: Anh - Tôi, áo anh - Quần tôi
Những khó khăn gian khổ nơi chiến trường: thiếu thuốc thang, vũ khí, lương thực, trang bị nhưng có nghị lực phi thường, niềm tin lạc quan tươi trẻ.
Ý nghĩa: Tình cảm gắn bó, kề vai sát cánh bên nhau, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ giữa những người lính
Câu 4: Đêm nay rừng hoang sương muối/ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới/ Đầu súng trăng treo. Những câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.
Trả lời:
Sự khắc nghiệt của cuộc chiến đấu: núi rừng hoang vu, hiểm trở, sương muối lạnh buốt => làm nền cho sự anh dũng của người lính. Sức mạnh tình đồng đội đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn ấy, cùng nhau chiến đấu bảo vệ tổ quốc => tình cảm này thật đẹp
Đầu súng trăng treo: hình ảnh trữ tình, cho thấy tinh thần lạc quan của người lính: vầng trăng cũng là người bạn đồng hành cùng họ trong cuộc chiến.
Câu 5: Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?
Trả lời:
Tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí vì:
“Đồng chí” cùng chung lí tưởng, chí hướng. Đây là cách xưng hô của những người cùng trong một đoàn thể cách mạng. Tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.
Câu 6: Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?
Trả lời:
Qua bài thơ này, hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến hiện lên: giản dị, mộc mạc, găn bó thân thiết với đồng đội, sẵn sàng hy sinh vì đât nước, dù phải bỏ lại sau lưng gia đình, quê hương => vẻ đẹp tâm hồn của người lính.
[Luyện tập] Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ Đồng chí (“Đêm nay... trăng treo”).
Trả lời:
Khổ thơ cuối cùng là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là bức tranh đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Nó vừa như khép lại một bản nhạc ca tình đồng chí vừa mở ra một liên tưởng bất ngờ, thú vị.
“Đêm nay rừng hoang sương muối”
Đêm nay, trong cái rét cắt da, cắt thịt của sương muối “rừng hoang” nhưng tình đồng chí, đồng đội đã giúp người lính đứng vững trên trận tuyến đánh quân thù trong tư thế chủ động “chờ” đón đánh địch. Tình yêu thương giữa những người đồng chí có sức mạnh vô cùng. Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét, là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vươn lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tính đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang của mùa đông, sương muối giá rét. Người lính trong cảnh phục kích giữa rừng khuya còn có một người bạn nữa, đó là vầng trăng. “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích của chính tác giả. Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” vừa là một hình ảnh thực vừa lãnh mạn. Đêm khuya trăng sáng. Vầng trăng như sà thấp xuống, như đậu vào đầu nóng súng đang gương cao, tạo nên hình ảnh “Đầu súng trăng treo”. Hình ảnh còn gợi nhiều liên tưởng: Mình và anh là một cặp đồng chí, phải chăng súng và trăng cũng là một cặp đồng chí. Súng và trăng, chiến sĩ và thi sĩ. Súng và trăng, hiện thực và lãng mạn. Súng và trăng, chiến sĩ và hòa bình.
Đẹp làm sao nòng súng vươn cao vì vầng trăng hòa bình! Hình ảnh đầu súng trăng treo cuối bài làm cho cả bài thơ như sáng lên trong không gian bát ngát đầy trăng, khiến cho ta không còn thấy đói rét, không còn thấy áo rách quần vá, chỉ còn thấy ngời sáng tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng và cảm động.
Từ khóa » đồng Chí Soạn Chi Tiết
-
Soạn Bài Đồng Chí (chi Tiết) | Soạn Văn 9 Chi Tiết
-
Soạn Bài Đồng Chí (trang 128) - SGK Ngữ Văn 9 Tập 1
-
Soạn Bài Đồng Chí - Chính Hữu | Soạn Văn 9 Hay Nhất
-
Đồng Chí - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Ngữ Văn 9
-
Soạn Bài Đồng Chí Của Chính Hữu - Ngữ Văn 9
-
Soạn Bài: Đồng Chí (chi Tiết) - TopLoigiai
-
Soạn Bài: Đồng Chí - Ngữ Văn 9 Tập 1
-
Soạn Bài – Đồng Chí – Giải Bài Tập SGK Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
-
Phân Tích Chi Tiết Tác Phẩm Đồng Chí - Lớp 9 - Luyện Tập 247
-
Bài Soạn Lớp 9: Đồng Chí - SoanVan.NET
-
Soạn Bài Đồng Chí Lớp 9 Hay Và Chi Tiết Nhất
-
Soạn Văn 9 Ngắn Nhất Bài: Đồng Chí
-
Dàn ý Phân Tích Chi Tiết Bài Đồng Chí Chính Hữu
-
Đồng Chí | Soạn Văn Lớp 9 Ngắn Nhất | - Học Thật Tốt