Bài Tập Chuyển động Thẳng Biến đổi đều Và Cách Giải - HayHocHoi

  • Trang chủ
  • Tin tức mới
  • Kiến thức THPT
  • Trung Học PT lớp 10
  • Môn Vật Lý 10
  • Bài tập chuyển động thẳng biến đổi đều và Cách giải - Vật lý 10 chuyên đề
Bài tập chuyển động thẳng biến đổi đều và Cách giải - Vật lý 10 chuyên đề 16:15:1018/09/2020

Nếu như ở bài trước các em đã hiểu rõ về chuyển động thẳng đều thì với nội dung và bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều sẽ không làm khó được các em.

Vậy bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều có những loại nào? cách giải các bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.

* Một số công thức vận dụng để giải các dạng bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều:

- Công thức tính gia tốc: 

- Công thức tính vận tốc: 

- Công thức tính quãng đường đi được: 

- Công thức liên quan giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được (công thức độc lập với thời gian): 

* Trong đó:

• Nếu chuyển động nhanh dần đều thì gia tốc: a > 0

• Nếu chuyển động chậm dần đều thì gia tốc: a<0

* Các dạng bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều:

° Dạng 1: Xác định vận tốc, gia tốc, quãng đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều

* Ví dụ 1: Một ô tô đang chạy thẳng đều với tốc độ 40 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Tính gia tốc của xe, biết rằng sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt tốc độ 60 km/h.

Xem lời giải

Đề bài: Một ô tô đang chạy thẳng đều với tốc độ 40 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Tính gia tốc của xe, biết rằng sau khi chạy được quãng đường 1 km thì ô tô đạt tốc độ 60 km/h.

° Lời giải:

a) Ta có:

 vo = 40 (km/h) = 40000(m)/3600(s) = 100/9 (m/s);

 s = 1 (km) = 1000 (m);

 v = 60 (km/h) = 60000(m)/3600(s) = 50/3 (m/s)

- Áp dụng công thức liên hệ gia tốc, vận tốc và quãng đường.

  

* Ví dụ 2: Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc v0 = 72 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây đạt vận tốc v1 = 54 km/h

a) Sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì tàu đạt vận tốc v = 36 km/h và sau bao lâu thì tàu dừng hẳn.

b) Tính quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại.

Xem lời giải

Đề bài: Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc v0 = 72 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây đạt vận tốc v1 = 54 km/h

a) Sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì tàu đạt vận tốc v = 36 km/h và sau bao lâu thì tàu dừng hẳn.

b) Tính quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại.

- Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của tàu, gốc thời gian là lúc tàu bắt đầu hãm phanh.

¤ Lời giải:

a) Ta có: 72 km/h = 20 m/s; 54 km/h = 15 m/s

- Gia tốc của tàu là: 

- Vật đạt vận tốc v = 36km/h = 10m/s sau thời gian là:

 Ta có: 

- Khi tàu dừng lại hẳn, vật có vận tốc v'=0.

 

→ Sau khoảng thời gian 20s thì tàu từ vận tốc 72(km/h) giảm xuống còn 36(km/h), và sau 40s thì tàu dừng hẳn.

b) Áp dụng công thức liên quan giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được, ta có:

  

→ Vậy đoàn tàu đi được quãng đường 400(m) sau đó dừng lại.

° Dạng 2: Viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều

• Bước 1: Chọn hệ quy chiếu

- Trục tọa độ Ox trùng với quỹ đạo chuyển động

- Gốc tọa độ (thường gắn với vị trí ban đầu của vật)

- Gốc thời gian (thường là lúc vật bắt đầu chuyển động)

- Chiều dương (thường chọn là chiều chuyển động của vật được chọn làm mốc)

• Bước 2: Từ hệ quy chiếu vừa chọn, xác định các yếu tố x0; v0; t0 của vật

> Lưu ý: v0 cần xác định dấu theo chiều chuyển động

• Bước 3: Viết phương trình chuyển động

- Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng:

  

> Lưu ý:

- Trong trường hợp này cần xét đến dấu của chuyển động nên ta có:

  khi vật chuyển động nhanh dần đều

  khi vật chuyển động chậm dần đều

Bài toán tìm vị trí, thời điểm hai vật gặp nhau:

+ Viết phương trình chuyển động của mỗi vật

+ Khi hai vật gặp nhau 

* Ví dụ: Lúc 8 giờ hai vật chuyển động ngược chiều nhau trên quãng đường AB dài 560m. Tại A một vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Tại B vật hai chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. Biết tại A vật một có vận tốc ban đầu 10 m/s, tại B vật hai bắt đầu chuyển động từ vị trí đứng yên.

a) Viết phương trình chuyển động của hai vật

b) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.

Xem lời giải

Đề bài: Lúc 8 giờ hai vật chuyển động ngược chiều nhau trên quãng đường AB dài 560m. Tại A một vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,2 m/s2. Tại B vật hai chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. Biết tại A vật một có vận tốc ban đầu 10 m/s, tại B vật hai bắt đầu chuyển động từ vị trí đứng yên.

a) Viết phương trình chuyển động của hai vật

b) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.

¤ Lời giải:

Chọn gốc tọa độ tại A, gốc thời gian là lúc 8 giờ, chiều dương là chiều từ A đến B.

a) Phương trình chuyển động của hai vật là:

• Vật 1:   (1)

 (vật một chuyển động chậm dần đều nên a, v trái dấu; v > 0 ⇒ a < 0)

• Vật 2:  (2)

 (vật 2 chuyển động nhanh dần đều nên a, v cùng dấu; ngược chiều dương nên v < 0 ⇒ a<0)

b) Khi hai xe gặp nhau ta có:

  

 Với t = 40 (nhận); t = -140 (loại).

- Thay t = 40(s) vào phương trình (1) ta được:

 

→ Vậy 2 xe gặp nhau sau khoảng thời gian 40(s) tại vị trí cách gốc tọa độ A là 240m.

° Dạng 3: Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối

1. Quãng đường vật đi được trong giây thứ n

+ Tính quãng đường vật đi được tron n giây: 

+ Tính quãng đường vật đi được trong (n-1) giây: 

+ Quãng đường vật đi được trong giây thứ n: 

2. Quãng đường vật đi được trong n giây cuối

+ Tính quãng đường vật đi trong t giây: 

+ Tính quãng đường vật đi được trong (t – n) giây: 

+ Quãng đường vật đi được trong n giây cuối: 

* Ví dụ 1 (Bài 14 trang 22 SGK Vật Lý 10): Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 40 km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga.

a) Tính gia tốc của đoàn tàu.

b) Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh.

Xem lời giải

Đề bài: Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 40 km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân ga.

a) Tính gia tốc của đoàn tàu.

b) Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh.

° Lời giải:

◊ Ta có (đề cho): 

- Ban đầu: v0 = 40 (km/h) = 100/9 (m/s).

- Sau thời gian 2 phút, tức Δt = 2 phút = 120 s thì tàu dừng lại nên: v = 0

a) Gia tốc của đoàn tàu là:

 

b) Quãng đường mà tàu đi đi được trong thời gian hãm phanh là:

 

→ Quãng đường đi được trong thời gian hãm phanh là 666,7(m).

* Ví dụ 2 (Bài 15 trang 22 SGK Vật Lý 10)Một xe máy đang đi với tốc độ 36 km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt, cách xe 20 m. Người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại.

a) Tính gia tốc của xe.

b) Tính thời gian hãm phanh.

Xem lời giải

Đề bài: Một xe máy đang đi với tốc độ 36 km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt, cách xe 20 m. Người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại.

a) Tính gia tốc của xe.

b) Tính thời gian hãm phanh.

° Lời giải:

◊ Ta có (đề bài cho): 

- Ban đầu:  v0 = 36 (km/h) = 10 (m/s).

- Sau đó xe hãm phanh, sau quãng đường S = 20 m xe dừng lại: v = 0

a) Gia tốc của xe là:

 

b) Thời gian hãm phanh là:

 

→ Thời gian hãm phanh là 4(s)

* Ví dụ 3: Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với v0 = 10,8km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 14m.

a) Tính gia tốc của xe

b) Tính quãng đường xe đi được trong 10 giây đầu tiên.

Xem lời giải

Đề bài: Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với v0 = 10,8km/h. Trong giây thứ 6 xe đi được quãng đường 14m.

a) Tính gia tốc của xe

b) Tính quãng đường xe đi được trong 10 giây đầu tiên.

¤ Lời giải:

a) Ta có: 10,8 km/h = 3 m/s

- Quãng đường vật đi trong 6 giây là:

   

- Quãng đường vật đi trong 5 giây đầu là:

  

- Quãng đường vật đi được trong giây thứ 6 là:

  

⇒ Gia tốc của vật ở giây thứ 6 là: 

b) Quãng đường vật đi được trong 10 giây đầu tiên là:

 

→ Trong 10s đầu tiên vật đi được quãng đường 130(m).

Như các em đã thấy, nếu đã hiểu rõ và biết vận dụng vào giải các bài tập ở phần chuyển động thẳng đều thì việc giải các bài tập vận ở nội dung về chuyển động thẳng biến đổi đều cũng không có gì là khó phải không nào.

Hy vọng, với phần rèn kỹ năng giải bài tập chuyển động thẳng biến đổi đều ở trên đã giúp các em hiểu rõ hơn nội dung lý thuyết, lấy đó làm cơ sở để tiếp thu tốt các bài học tiếp theo. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để  ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục SGK Vật lý 10 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục SGK Hóa học 10 Lý thuyết và Bài tập

Tweet

Tags:

  • Vật lý 10
  • Vật lý 10 chương 1
  • Động học chất điểm
  • Chuyển động thẳng biến đổi đều
  • Các dạng bài tập vật lý 10
  • Vật lý 10 chuyên đề

Đánh giá & nhận xét

captcha Gửi ... Quỳnh Như Thay vào là tìm quãng đường , thì tìm thời gian(t) thì làm sao ạ ? Trả lời - 23/10/2021 - 12:12 ... Admin Công thức quãng đường thời gian và vận tốc, biết 2 thông số thì sẽ tính được thông số còn lại nhé em. 29/10/2021 - 17:15 captcha Gửi ... Hoàng Quân Một ô tô đang đi với vẫn tốc 36km/h thi hãm phanh, đi châm dần đều vả khi đi thêm được ù 84m thi vận tốc còn 14.4km/h. Tìm thời gian để ô tỏ đi được 75m kể từ lúc hãm phanh? * Trả lời - 21/10/2021 - 12:42 captcha Gửi ... Phan Thị Thủy Tiên Ad ơi cho em hỏi ở vd cuối tại sao 3+ 5,5a=14 và tại sao khi áp dụng công thức gia tốc = v-vo/t-to thì 14 và 5,5 là gì mà lại được áp dụng vào đấy ạ, mong ad sớm trả lời ạ. Em cảm ơn nhiều ạ Trả lời - 17/10/2021 - 18:23 ... Admin Chào em, 3+ 5,5a=14 đây là kết quả của phép toán lấy quãng đường đi trong 6s trừ đi quãng đường của 5s để được quãng đường đi được trong giây thứ 6 mà em, còn con số 14 (m) là đề bài cho quãng đường đi được trong giây thứ 6 em nhé. 21/10/2021 - 10:46 captcha Gửi ... Nguyễn Ngọc Quang Một ô tô chđộng với vận tốc 36km/h thì tăng ga chđộng nhanh dần đều, sau khi chạy được quãng đường 625m thì ô tô đạt vận tốc 54km/h. Gia tốc của xe là gì v cô? Trả lời - 17/09/2021 - 18:29 ... Nguyễn Thị Thu Trang Làm theo công thức v^2-v0^2=2as Lúc đó sẽ ra được tại vì đề k cho thời gian nên tính theo ct này 19/09/2021 - 12:48 captcha Gửi ... Nguyễn Trương Lương Đông Amazing goodjob Trả lời - 05/09/2021 - 20:09 captcha Gửi ... huyen linh wow bài học hay quá đi ạ Trả lời - 22/08/2021 - 18:27 captcha Gửi ... Phan Chí Lâm bài vật lý hay lắm Trả lời - 06/01/2021 - 20:56 captcha Gửi ... Toàn Trong cái Vd 3 mn giảng kĩ về gia tốc e vs e ko hiểu Trả lời - 28/10/2020 - 20:46 ... Admin Phần này cũng chủ yếu vận dụng các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều thôi em, em phải hỏi cụ thể hơn nữa? kiểu tại sao thế này, tại sao thế kia? 31/10/2020 - 15:51 captcha Gửi ... Nghiêm Văn Hoàng Em cảm ơn mn đã tỉ mỉ lập trang này dù rất ít like Nói chung là hay ạ! Trả lời - 25/10/2020 - 08:22 ... Admin Cám ơn em, chúc em học tốt ! 25/10/2020 - 12:27 captcha Gửi ... Triệu Trí Phú Quá hay Trả lời - 13/10/2020 - 20:04 ... Admin Cám ơn em, chúc em học tốt ! 15/10/2020 - 13:48 captcha Gửi Xem thêm bình luận 10 trong số 10 Tin liên quan
  • Định luật Húc (HOOKE), Công thức tính định luật Hooke và vận dụng - Vật lí 10 bài 23 CTST Định luật Húc (HOOKE), Công thức tính định luật Hooke và vận dụng - Vật lí 10 bài 23 CTST
  • Biến dạng kéo là gì? Biến dạng nén là gì? Các đặc tính của lò xo - Vật lí 10 bài 22 CTST Biến dạng kéo là gì? Biến dạng nén là gì? Các đặc tính của lò xo - Vật lí 10 bài 22 CTST
  • Lực hướng tâm là gì? Công thức tính lực hướng tâm và ứng dụng của chuyển động tròn - Vật lí 10 bài 21 CTST Lực hướng tâm là gì? Công thức tính lực hướng tâm và ứng dụng của chuyển động tròn - Vật lí 10 bài 21 CTST
  • Gia tốc hướng tâm là gì? Công thức tính gia tốc hướng tâm, tốc độ và tốc độ góc của chuyển động tròn - Vật lí 10 bài 20 CTST Gia tốc hướng tâm là gì? Công thức tính gia tốc hướng tâm, tốc độ và tốc độ góc của chuyển động tròn - Vật lí 10 bài 20 CTST
  • Va chạm mềm là gì? va chạm đàn hồi là gì? Công thức va chạm mềm và công thức va chạm đàn hồi - Vật lí 10 bài 19 CTST Va chạm mềm là gì? va chạm đàn hồi là gì? Công thức va chạm mềm và công thức va chạm đàn hồi - Vật lí 10 bài 19 CTST
  • Động lượng là gì? Công thức tính động lượng và Định luật bảo toàn động lượng - Vật lí 10 bài 18 CTST Động lượng là gì? Công thức tính động lượng và Định luật bảo toàn động lượng - Vật lí 10 bài 18 CTST
  • Động năng là gì? Thế năng là gì? Công thức tính động năng, thế năng và định luật bảo toàn cơ năng - Vật lí 10 bài 17 CTST Động năng là gì? Thế năng là gì? Công thức tính động năng, thế năng và định luật bảo toàn cơ năng - Vật lí 10 bài 17 CTST
  • Công suất là gì? Hiệu suất là gì? Công thức tính công suất và công thức tính hiệu suất - Vật lí 10 bài 16 CTST Công suất là gì? Hiệu suất là gì? Công thức tính công suất và công thức tính hiệu suất - Vật lí 10 bài 16 CTST
  • Công thức tính công của một lực là gì? Sự chuyển hoá năng lượng và Định luật bảo toàn năng lượng - Vật lí 10 bài 15 CTST Công thức tính công của một lực là gì? Sự chuyển hoá năng lượng và Định luật bảo toàn năng lượng - Vật lí 10 bài 15 CTST
  • Moment lực, moment ngẫu lực là gì? Công thức tính Moment lực và điều kiện cân bằng của vật - Vât lí 10 bài 14 CTST Moment lực, moment ngẫu lực là gì? Công thức tính Moment lực và điều kiện cân bằng của vật - Vât lí 10 bài 14 CTST
  • Tổng hợp hai lực song song cùng chiều, tổng hợp hai lực đồng quy và cách phân tích lực - Vật lí 10 bài 13 CTST Tổng hợp hai lực song song cùng chiều, tổng hợp hai lực đồng quy và cách phân tích lực - Vật lí 10 bài 13 CTST
  • Trong lực là gì? Lực ma sát, lực căng dây, lực đẩy Archimedes đặc điểm và Công thức - Vật lí 10 bài 11 CTST Trong lực là gì? Lực ma sát, lực căng dây, lực đẩy Archimedes đặc điểm và Công thức - Vật lí 10 bài 11 CTST
  • Ba định luật NEWTON, phát biểu, công thức, ví dụ định luật I, định luật II và định luật III Newton - Vật lí 10 bài 10 CTST Ba định luật NEWTON, phát biểu, công thức, ví dụ định luật I, định luật II và định luật III Newton - Vật lí 10 bài 10 CTST
  • Phương trình quỹ đạo ném ngang, công thức ném ngang ném xiên - Vật lí 10 bài 9 CTST Phương trình quỹ đạo ném ngang, công thức ném ngang ném xiên - Vật lí 10 bài 9 CTST
  • Thực hành đo gia tốc rơi tự do - Vật lí 10 bài 8 CTST Thực hành đo gia tốc rơi tự do - Vật lí 10 bài 8 CTST
  • Đồ thị vận tốc thời gian, các công thức phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều - Vật lí 10 bài 7 CTST Đồ thị vận tốc thời gian, các công thức phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều - Vật lí 10 bài 7 CTST
  • Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng - Vật lí 10 bài 6 CTST Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng - Vật lí 10 bài 6 CTST
  • Tính tương đối của chuyển động, Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp - Vật lí 10 bài 5 CTST Tính tương đối của chuyển động, Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp - Vật lí 10 bài 5 CTST
  • Vận tốc trung bình là gì? Công thức tính vận tốc trung bình và đồ thị dịch chuyển thời gian - Vật lí 10 bài 4 CTST Vận tốc trung bình là gì? Công thức tính vận tốc trung bình và đồ thị dịch chuyển thời gian - Vật lí 10 bài 4 CTST
  • Sai số tuyệt đối là gì? Sai số tương đối là gì? Cách xác định sai số trong phép đo gián tiếp - Vật lí 10 bài 3 CTST Sai số tuyệt đối là gì? Sai số tương đối là gì? Cách xác định sai số trong phép đo gián tiếp - Vật lí 10 bài 3 CTST
  • Vấn đề an toàn trong nghiên cứu và học tập môn Vật lí (làm việc với phóng xạ, trong phòng thí nghiệm) - Vật lí 10 bài 2 CTST Vấn đề an toàn trong nghiên cứu và học tập môn Vật lí (làm việc với phóng xạ, trong phòng thí nghiệm) - Vật lí 10 bài 2 CTST
  • Đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và ảnh hưởng của môn Vật lí trong đời sống kỹ thuật - Vật lí 10 bài 1 CTST Đối tượng, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu và ảnh hưởng của môn Vật lí trong đời sống kỹ thuật - Vật lí 10 bài 1 CTST
  • Sự rơi của vật trong chất lưu (không khí, nước, chất lỏng) Sự phụ thuộc của lực cản không khí vào hình dạng vật - Vật lí 10 Bài 12 CTST Sự rơi của vật trong chất lưu (không khí, nước, chất lỏng) Sự phụ thuộc của lực cản không khí vào hình dạng vật - Vật lí 10 Bài 12 CTST
  • Giải Vật lí 10 trang 83 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 83 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải Vật lí 10 trang 65 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 65 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải Vật lí 10 trang 64 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 64 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải Vật lí 10 trang 63 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 63 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải Vật lí 10 trang 62 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 62 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải Vật lí 10 trang 61 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 61 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải Vật lí 10 trang 60 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 60 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải Vật lí 10 trang 86 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 86 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải Vật lí 10 trang 85 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 85 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải Vật lí 10 trang 84 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 84 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải Vật lí 10 trang 82 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 82 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải Vật lí 10 trang 81 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 81 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải Vật lí 10 trang 80 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 80 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải bài 3 trang 86 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo Giải bài 3 trang 86 SGK Vật lí 10 Chân trời sáng tạo
  • Giải Vật lí 10 trang 77 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 77 Chân trời sáng tạo SGK
  • Giải Vật lí 10 trang 76 Chân trời sáng tạo SGK Giải Vật lí 10 trang 76 Chân trời sáng tạo SGK
Xem thêm AfLazada1010Afshopee1010

» Giải Toán 6 SGK Cánh Diều tập 2

» Giải Toán 6 SGK Chân trời tập 2

» Giải Toán 6 SGK Kết nối tập 2

» Giải Toán 7 SGK Cánh Diều tập 2

» Giải Toán 7 SGK Chân trời tập 2

» Giải Toán 7 SGK Kết nối tập 2

» Giải Toán 8 SGK Cánh Diều tập 2

» Giải Toán 8 SGK Chân trời tập 2

» Giải Toán 8 SGK Kết nối tập 2

» Giải Toán 10 SGK Cánh Diều tập 2

» Giải Toán 10 SGK Chân trời tập 2

» Giải Toán 10 SGK Kết nối tập 2

» Giải Toán 11 SGK Cánh Diều tập 2

» Giải Toán 11 SGK Chân trời tập 2

» Giải Toán 11 SGK Kết nối tập 2

» Giải Bài tập Vật Lí 10 SGK Chân trời sáng tạo

» Lý thuyết Vật Lí 10 SGK Chân trời sáng tạo

» Giải Bài tập Hóa học 10 SGK Chân trời sáng tạo

» Lý thuyết Hóa học 10 SGK Chân trời sáng tạo

Facebook
Tin mới Nội dung Quy tắc Hund là gì, Ví dụ, Hóa 10 - Hỏi đáp nhanh Nội dung Nguyên lý PAULI là gì, Ví dụ, Hóa 10 - Hỏi đáp nhanh Chứng minh 4 điểm đồng phẳng bằng vectơ trong không gian Oxyz lớp 12 Chứng minh 3 vectơ đồng phẳng trong không gian Oxyz lớp 12 Tìm GTNN, GTLN của biểu thức chứa giá trị tuyệt đối Tin cùng chuyên mục Công thức tính tầm xa của ném xiên? Vật lý 10 Công thức tính tầm cao của ném xiên? Vật lý 10 Giải Bài tập Vật lí 10 SGK Chân trời sáng tạo Mục lục Sách giáo khoa (SGK) Vật lí 10 Chân trời sáng tạo - Lý thuyết và bài tập Vật lí 10 CTST Giải bài 3 trang 44 SGK Vật lí 10: Sai số tuyệt đối và Sai số ngẫu nhiên của phép đo Tin xem nhiều nhất Các dạng toán về phương trình đường thẳng trong mặt phẳng, bài tập vận dụng - Toán lớp 10 Cách tìm giá trị lớn nhất (GTLN) và giá trị nhỏ nhất (GTNN) của biểu thức - Toán lớp 9 Toán 11 - Giới hạn của hàm số, cách tính và bài tập áp dụng Chuyển động tròn đều, Công thức tính Tốc độ góc, Tốc độ dài và Gia tốc hướng tâm - Vật lý 10 bài 5 Các dạng toán về phương trình đường thẳng trong không gian oxyz và bài tập - Toán lớp 12 Tuyển sinh Phổ điểm thi tốt nghiệp TPHCM 2024 Phổ điểm thi tốt nghiệp TPHCM 2024 Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM công bố phổ điểm thi... Phổ điểm môn Lý (Vật lý) 2024 thi tốt nghiệp THPT Phổ điểm môn Lý (Vật lý) 2024 thi tốt nghiệp THPT Phổ điểm môn Hóa 2024 thi tốt nghiệp THPT Phổ điểm môn Hóa 2024 thi tốt nghiệp THPT Xem thêm Kiến thức THPT Nội dung Quy tắc Hund là gì, Ví dụ, Hóa 10 - Hỏi đáp nhanh Nội dung Quy tắc Hund là gì, Ví dụ, Hóa 10 - Hỏi đáp nhanh Quy tắc Hund là nội dung kiến thức các em... Nội dung Nguyên lý PAULI là gì, Ví dụ, Hóa 10 - Hỏi đáp nhanh Nội dung Nguyên lý PAULI là gì, Ví dụ, Hóa 10 - Hỏi đáp nhanh Chứng minh 4 điểm đồng phẳng bằng vectơ trong không gian... Chứng minh 4 điểm đồng phẳng bằng vectơ trong không gian... Xem thêm Kiến thức THCS Tìm GTNN, GTLN của biểu thức chứa dấu căn lớp 9 Tìm GTNN, GTLN của biểu thức chứa dấu căn lớp 9 Tìm GTNN, GTLN của biểu thức chứa dấu căn là một... Tìm GTNN, GTLN của biểu thức chứa giá trị tuyệt đối Tìm GTNN, GTLN của biểu thức chứa giá trị tuyệt đối Cách tìm giá trị lớn nhất (GTLN) và giá trị nhỏ nhất... Cách tìm giá trị lớn nhất (GTLN) và giá trị nhỏ nhất... Xem thêm Trắc nghiệm online Toán 6 - Luỹ thừa Toán 6 - Luỹ thừa Toán 7 - số hữu tỉ Toán 7 - số hữu tỉ Toán THPT QG 2017 Toán THPT QG 2017 Xem thêm Tin học Cách so sánh 2 file Word nhanh bằng lệnh Compare để tìm sự khác biệt giữa 2 văn bản Cách so sánh 2 file Word nhanh bằng lệnh Compare để tìm sự khác biệt giữa 2 văn bản Nếu đã làm việc với máy tính, có lẽ việc soạn... Cách sử dụng hàm index và match - how to use index and match in... Cách sử dụng hàm index và match - how to use index and match in... Cách sử dụng hàm IF nhiều điều kiện - How to use IF function... Cách sử dụng hàm IF nhiều điều kiện - How to use IF function... Xem thêm Ngoại ngữ Cách dùng say và tell trong câu gián tiếp, Sự khác nhau giữa tell và say trong câu gián tiếp Cách dùng say và tell trong câu gián tiếp, Sự khác nhau giữa tell và say trong câu gián tiếp Trong tiếng Anh, việc sử dụng đúng các động từ thể... Cách dùng thì hiện tại đơn, công thức và bài tập áp... Cách dùng thì hiện tại đơn, công thức và bài tập áp... Cách dùng thì hiện tại tiếp diễn, công thức và bài tập... Cách dùng thì hiện tại tiếp diễn, công thức và bài tập... Xem thêm Hướng nghiệp Trắc nghiệm MBTI - Trắc nghiệm tính cách để chọn ngành học phù hợp Trắc nghiệm MBTI - Trắc nghiệm tính cách để chọn ngành học phù hợp Trắc nghiệm MBTI - Trắc nghiệm tính cách giúp bạn... Làm thế nào để chọn ngành học phù hợp với bản thân? Làm thế nào để chọn ngành học phù hợp với bản thân? Trắc nghiệm tính cách MBTI với 4 câu trả lời nhanh để... Trắc nghiệm tính cách MBTI với 4 câu trả lời nhanh để... Xem thêm Góc chia sẻ - giải trí Mục lục Ngữ Văn 11 Cánh Diều Tập 2 SGK Mục lục Ngữ Văn 11 Cánh Diều Tập 2 SGK Nội dung chương trình Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2... Mục lục Ngữ Văn 11 Cánh Diều Tập 1 SGK Mục lục Ngữ Văn 11 Cánh Diều Tập 1 SGK Mục lục Ngữ Văn 10 Cánh Diều Tập 2 SGK Mục lục Ngữ Văn 10 Cánh Diều Tập 2 SGK Xem thêm Video Xem thêm

Từ khóa » Bài Tập Về Gia Tốc Lớp 10