Bài Tập Cơ Lưu Chất Chương 1

BÀI TẬP CƠ LƯU CHẤT CHƯƠNG 1Profile image of Trọng NguyễnTrọng Nguyễnvisibility

description

3 pages

link

1 file

1.1 Một bình bằng thép có thể tích tăng 1% khi áp suất tăng thêm 70 Mpa. Ở điều kiện chuẩn (áp suất p=101.3 KPa) bình chứa đầy 450 kg nước ( = 1000 kg/m 3). Biết suất đàn hồi K = 2,06.10 9 Pa. Hỏi khối lượng nước cần thêm vào để tăng áp suất lên thêm 70Mpa. 1.2 Xác định sự thay đổi thể tích của 3 m 3 không khí khi áp suất tăng từ 100 Kpa đến 500 Kpa. Không khí ở nhiệt độ 23 o C (xem không khí như khí lý tưởng). 1.3 Người ta nén không khí vào bình thể tích V = 0,3 m 3 dưới áp suất p 1 = 100 at. Sau một thời gian rò rỉ, áp suất không khí trong bình hạ xuống p 2 = 90 at. Bỏ qua sự biến dạng của bình, xác định thể tích không khí bị rò rỉ trong thời gian đó (ứng với áp suất khí trời), nếu xem nhiệt độ không đổi và áp suất khí trời là 1 at. 1.4 Một piston đường kính 50 mm chuyển động đều trong một xi lanh đường kính 50,1 mm. Xác định độ giảm của lực tác dụng lên piston (tính theo phần trăm) khi vận tốc giảm 5%. 1.5 Một trục máy D = 75 mm chuyển động đều V = 0,1 m/s dưới tác dụng của lực F = 100N. Lớp dầu bôi trơn trong ổ trục dày t = 0,07 mm. Ổ trục dài L = 200 mm. Xác định độ nhớt của dầu. 1.6 Một lớp mỏng chất lỏng Newton (trọng lượng riêng , độ nhớt ) chảy trên mặt phẳng nghiêng 1 góc , chiều dày t. Phía trên tiếp xúc với không khí. Xem như giữa chất lỏng và không khí không có ma sát. Tìm biểu thức của u theo y. Có thể xem quan hệ u theo y tuyến tính được không ? 1.7 Hai đĩa tròn đường kính d, bề mặt cách nhau một đoạn là t, ở giữa là chất lỏng có khối lượng riêng là , độ nhớt là . Khi một đĩa cố định và đĩa kia quay với vận tốc n vòng / phút. Tìm ngẫu lực và công suất ma sát. 1.8 Một bánh răng quay với vận tốc N = 300 v/ph quanh trục đường kính d = 30 mm, dài L=25 mm và mặt bên tựa vào đĩa tròn đường kính a = 60 mm. Khe hở giữa các mặt tiếp xúc hình trụ là t = 0,1 mm và giữa các mặt phẳng tròn là b = 0,2 mm. Chúng được bôi trơn bằng dầu nhờn có độ nhớt  = 1 poise,  = 850 kg/m 3. Tính moment và công suất ma sát. 1.9 Xác định lực ma sát tại thành trong của một đoạn ống dẫn nước ở 20 o C, bán kính R = 80 mm, dài 10 m. Vận tốc tại các điểm trên mặt cắt ngang ống biến thiên theo quy luật: u = 0,5 (1-r 2 /R 2) Với r là bán kính tại điểm đang xét.

See full PDFdownloadDownload PDF

Từ khóa » Bài Tập Tính Lực Ma Sát Nhớt