Bài Tập Con Lắc Lò Xo, Các Dạng Toán Và Cách Giải - Vật Lý 12 Chuyên đề
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức mới
- Kiến thức THPT
- Trung Học PT lớp 12
- Môn Vật Lý 12
- Bài tập con lắc lò xo, các dạng toán và cách giải - Vật lý 12 chuyên đề
Vật lý lớp 12 với chương đầu tiên về Dao động điều hòa và nội dung con lắc lò xo là khá quan trọng. Đây là nội dung thường xuất hiện trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và nhiều bạn không được điểm tối đa vì phần con lắc lò xo vì có những dạng bài tập tương đối khó.
Vậy con lắc lò xo có các dạng bài tập nào? cách giải bài tập với con lắc lò xo nằm ngang hay thẳng đứng như thế nào? chúng ta cùng tham khảo qua bài viết dưới đây và làm một số bài tập minh họa con lắc lò xo để rèn kỹ năng giải bài tập dạng này một cách nhuần nhuyễn.
* Các công thức về con lắc lò xo cần nhớ
• Tần số góc:
• Chu kỳ:
• Tần số:
Trong đó: là độ biến dạng của lò xo khi vật ở vị trí cân bằng.
* Đối với bài toán gồm nhiều vật mắc vào 1 lò xo (ghép vật).
• Lò xo K gắn vật nặng m1 thì dao động với chu kì T1. Còn khi gắn vật nặng m2 thì dao động với chu kì T2. Chu kì dao động của vật khi gắn vật có khối lượng m = m1 + m2 là:
• Tổng quát:
+ Chu kì dao động của vật khi gắn vật có khối lượng m = m1 + m2 + ... + mn là:
+ Chu kì dao động của vật khi gắn vật có khối lượng m = a.m1 + b.m2 là:
- Lò xo K gắn vật nặng m1 thì dao động với chu kì f1. Còn khi gắn vật nặng m2 thì dao động với chu kì f2. Tần số dao động của vật khi gắn vật có khối lượng m = m1 + m2 là:
• Tổng quát:
+ Tần số dao động của vật khi gắn vật có khối lượng m = m1 + m2 + ... + mn là:
+ Tần số dao động của vật khi gắn vật có khối lượng m = a.m1 + b.m2 là:
* Đối với bài toán cắt ghép lò xo.
• Cắt lò xo:
- Cho lò xo ko có độ dài lo, cắt lò xo thành n đoạn, tìm độ cứng của mỗi đoạn. Ta có công thức tổng quát sau:
⇒ Lò xo có độ dài tăng bao nhiêu lần thì độ cứng giảm đi bấy nhiêu lần và ngược lại.
• Ghép lò xo:
+ Trường hợp ghép nối tiếp:
Cho n lò xo nối tiếp nhau, có độ dài và độ cứng lần lượt: (l1, k1), (l2, k2), (l3, k3),... ta được một hệ lò xo (l, k), trong đó:
• Hệ quả:
- Một lò xo (lo, ko) cắt ra thành các đoạn (l1, k1), (l2, k2), (l3, k3),... Ta được hệ thức: loko = l1k1 = l2k2 l3k3 = ...
- Ghép nối tiếp độ cứng giảm. Lò xo càng ngắn càng cứng, càng dài càng mềm.
- Vật m gắn vào lò xo 1 có độ cứng k1 thì dao động với chu kỳ T1, gắn vật đó vào lò xo 2 có độ cứng k2 thì khi gắn vật m vào 2 lò xo trên ghép nối tiếp thì:
+ Trường hợp ghép song song:
- Cho 2 lò xo có độ cứng lần lượt là k1, k2 ghép song với nhau. Khi đó, ta được một hệ có độ cứng
→ Ghép song song độ cứng tăng.
- Vật m gắn vào lò xo 1 có độ cứng k1 thì dao động với chu kỳ T1, gắn vật đó vào lò xo 2 có độ cứng k2 thì khi gắn vật m vào 2 lò xo trên ghép song song thì:
* Các dạng bài tập về Con lắc lò xo
° Dạng 1: Tính chu kỳ và tần số của con lắc lò xo
* Bài tập 1: Một con lắc lò x0 nằm ngang có độ cứng k = 100 N/m được gắn vào vật nặng có khối lượng m = 0,1 kg. Kích thích cho vật dao động điều hòa, xác định chu kì của con lắc lò x0.
Xem lời giải
• Đề bài: Một con lắc lò xo nằm ngang có độ cứng k = 100 N/m được gắn vào vật nặng có khối lượng m = 0,1 kg. Kích thích cho vật dao động điều hòa, xác định chu kì của con lắc lò xo? Lấy π2 = 10
• Lời giải:
- Tóm tắt, đề cho: m = 100g = 0,1(kg); k=100(N/m)
- Ta có:
→ Tần số của con lắc lò xo là: T = 2(s).
* Bài tập 2: Một con lắc lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng là K, lò xo treo thẳng đứng, bên dưới treo vật nặng có khối lượng m. Ta thấy ở vị trí cân bằng lò xo giãn ra một đoạn 16cm. Kích thích cho vật dao động điều hòa. Xác định tần số của con lắc lò xo. Cho g = π2(m/s2).
Xem lời giải
• Đề bài: Một con lắc lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng là K, lò xo treo thẳng đứng, bên dưới treo vật nặng có khối lượng m. Ta thấy ở vị trí cân bằng lò xo giãn ra một đoạn 16cm. Kích thích cho vật dao động điều hòa. Xác định tần số của con lắc lò xo. Cho g = π2(m/s2).
• Lời giải:
- Tóm tắt, đề cho: Δl = 16(cm) - 0,16(m). g = π2(m/s2)
- Ta có:
→ Tần số của con lắc lò xo là: f = 1,25(Hz).
* Bài tập 3: Một con lắc lò xo có độ cứng là K, Một đầu gắn cố định, một đầu gắn với vật nặng có khối lượng m. Kích thích cho vật dao động, nó dao động điều hòa với chu kỳ là T. Hỏi nếu tăng gấp đôi khối lượng của vật và giảm độ cứng đi 2 lần thì chu kỳ của con lắc lò xo sẽ thay đổi như thế nào?
Xem lời giải
• Đề bài: Một con lắc lò xo có độ cứng là K, Một đầu gắn cố định, một đầu gắn với vật nặng có khối lượng m. Kích thích cho vật dao động, nó dao động điều hòa với chu kỳ là T. Hỏi nếu tăng gấp đôi khối lượng của vật và giảm độ cứng đi 2 lần thì chu kỳ của con lắc lò xo sẽ thay đổi như thế nào?
• Lời giải:
- Tóm tắt, đề cho: m' = 2m; k' = k/2;
- Giả sử chu kỳ ban đầu của con lắc lò xo là:
- Gọi T' là chu kỳ của con lắc sau khi thay đổi khối lượng và độ cứng của lò xo thì:
→ Chu kỳ con lắc sẽ tăng lên 2 lần. T' = 2T
* Bài tập 4: Một lò xo có độ cứng là K. Khi gắn vật m1 vào lò xo và cho dao động thì chu kỳ dao động là 0,5s. Khi gắn vật có khối lượng m2 vào lò xo trên và kích thích cho dao động thì nó dao động với chu kỳ là 0,6s. Hỏi nếu khi gắn vật có khối lượng m = 3m1 + 5m2 thì nó dao động với chu kỳ là bao nhiêu?
Xem lời giải
• Đề bài: Một lò xo có độ cứng là K. Khi gắn vật m1 vào lò xo và cho dao động thì chu kỳ dao động là 0,2s. Khi gắn vật có khối lượng m2 vào lò xo trên và kích thích cho dao động thì nó dao động với chu kỳ là 0,3s. Hỏi nếu khi gắn vật có khối lượng m = 5m1 + 6m2 thì nó dao động với chu kỳ là bao nhiêu?
• Lời giải:
- Tóm tắt, T1 = 0,2(s); T2 = 0,3(s); m = 5m1 + 6m2;
- Xác định chu kỳ dao động của vật khi gắn vật có khối lượng m = a.m1 + b.m2:
→ Vậy chu kỳ dao động của vật là: T ≈ 0,86(s)
° Dạng 2: Viết phương trình dao động của con lắc lò xo
- Phương trình dao động của con lắc lò xo có dạng x = Acos(ωt + φ),
Như vậy để viết PT dao động của con lắc chỉ cần tìm A, ω, φ;
- Các công thức liên quan cần nhớ:
* Bài tập 1: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm 1 lò xo nhẹ có độ cứng k = 40(N/m), vật nặng có khối lượng m = 100g. Từ vị trí cân bằng (VTCB) kéo vật xuống 1 đoạn để lò xo giãn 7,5(cm) rồi buông cho vật dao động điều hòa (DĐĐH). Lấy g = 10(m/s2). Chọn trục tọa độ Ox trùng với trục lò xo, gốc tọa độ O tại VTCB, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian là lúc vật qua VTCB lần đầu tiên. Viết phương trình dao động của vật?
Xem lời giải
• Đề bài: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm 1 lò xo nhẹ có độ cứng k = 40(N/m), vật nặng có khối lượng m = 100g. Từ vị trí cân bằng (VTCB) kéo vật xuống 1 đoạn để lò xo giãn 7,5(cm) rồi buông cho vật dao động điều hòa (DĐĐH). Lấy g = 10(m/s2). Chọn trục tọa độ Ox trùng với trục lò xo, gốc tọa độ O tại VTCB, chiều dương hướng xuống, gốc thời gian là lúc vật qua VTCB lần đầu tiên. Viết phương trình dao động của vật?
• Lời giải:
> Đề cho: m = 100(g) = 0,1(kg); k = 40(N/m);
- Ta có:
- Khi treo vật nặng khối lượng m = 0,1(kg) thì lò xo giãn 1 đoạn:
- Kéo lò xo giãn 7,5(cm) nên biên độ giao động của vật là: A = 7,5 - 2,5 = 5(cm).
- Phương trình dao động của con lắc lò xo có dạng: x = 5cos(20t+ φ)
- Tại thời điểm t = 0 thì x = 0 ⇔ cosφ = 0 ⇔ φ =π/2
(vì v<0 di chuyển ngược chiều dương nên sinφ>0).
→ Phương trình dao động của vật: x = 5cos(20t+ π/2).
* Bài tập 2: Con lắc lò xo dao dộng điều hòa theo phương thắng đứng với tần số 4,5 Hz.Trong quá trình dao động,chiều dài lò xo biến đổi từ 4040 cm đến 56 cm. Chọn trục 0x thắng đứng hướng lên, gốc 0 tại vị trí cân bằng, lúc t = 0 lò xo dài 52 cm và vật đi ra xa vị trí cân bằng. Viết phương trình dao động của vật?
Xem lời giải
• Đề bài: Con lắc lò xo dao dộng điều hòa theo phương thắng đứng với tần số 4,5 Hz.Trong quá trình dao động,chiều dài lò xo biến đổi từ 40 cm đến 56 cm. Chọn trục 0x thắng đứng hướng lên, gốc 0 tại vị trí cân bằng, lúc t = 0 lò xo dài 52 cm và vật đi ra xa vị trí cân bằng. Viết phương trình dao động của vật?
• Lời giải:
> Đề cho: f = 4,5(Hz); lmin = 40(cm); lmax = 56(cm);
- Ta có: ω = 2πf = 9π (rad/s).
- Biên độ dao động của vật là:
+ Chọn trục Ox thẳng đứng có chiều dương hướng lên, gốc tại VTCB.
Lúc t = 0, lò xo dài 52 cm và vật đi ra xa VTCB tức là vật đang ở vị trí x = -A/2 = -4 cm và chuyển động hướng xuống (theo chiều âm) → φ = 2π/3.
→ Phương trình dao động của vật là: x = 8cos(9πt + 2π/3)(cm).
° Dạng 3: Tính lực đàn hồi, lực phục hồi (lực kéo) và chiều dài của con lắc lò xo
- Gọi lo là chiều dài tự nhiên của lò xo
- l là chiều dài khi con lắc ở vị trí cân bằng: l = lo + Δlo
- A là biên độ của con lắc khi dao động.
- Gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống dưới.
• Lực đàn hồi:
Fdh = - K.Δx (N)
(Nếu xét về độ lớn của lực đàn hồi):
Fdh = K.(Δlo + x)
Fdh(max) = K(Δlo + A)
Fdh(min) = K(Δlo - A) Nếu Δlo > A
Fdh(min) = 0 khi lo ≤ A (Fdh(min) tại vị trí lò xo không bị biến dạng)
• Lực phục hồi (lực kéo về):
Fph = ma = m (- ω2.x) = - K.x
→ Nhận xét: Trường hợp lò xo treo thẳng đứng lực đàn hồi và lực phục hồi khác nhau.
- Trong trường hợp A > Δlo
Fnén = K(|x| - Δlo) với |x| ≥ Δlo.
Fnénmax = K|A-Δlo|
• Đối với bài toán tìm thời gian lò xo bị nén, giãn trong một chu kỳ:
- Gọi φnén là góc nén trong một chu kỳ.
- φnén = 2.α Trong đó: cosα = Δlo/A
→ Nhận xét: tgiãn = 2tnén, tgiãn = 3tnén, tgiãn = 5tnén (tỉ lệ 2:3:5) thì tương ứng với 3 vị trí đặc biệt trên trục thời gian
- Đối với con lắc lò xo nằm ngang ta vẫn dùng các công thức của lò xo thẳng đứng nhưng Δlo = 0 và lực phục hồi chính là lực đàn hồi Fdh(max) = Fhp = k.A và Fdh(min) = 0.
* Bài tập 1: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là lo = 30 cm, độ cứng của lò xo là K = 10 N/m. Treo vật nặng có khối lượng m = 0,1 kg vào lò xo và kích thích cho lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 5 cm. Xác định chiều dài cực đại, cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động của vật.
Xem lời giải
• Đề bài: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là lo = 50cm, độ cứng của lò xo là K = 10 N/m. Treo vật nặng có khối lượng m = 0,2kg vào lò xo và kích thích cho lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 10cm. Xác định chiều dài cực đại, cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động của vật.
• Lời giải:
- Đề cho: lo = 50(cm) và Δlo = mg/k = 0,2.10/10 = 0,2(m) = 20(cm)
lmax = lo + Δlo + A = 50 + 20 + 10 = 80(cm)
lmin = lo + Δlo - A = 50 + 20 - 10 = 60(cm)
* Bài tập 2: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là lo = 50cm, độ cứng của lò xo là K = 20(N/m). Treo vật nặng có khối lượng m = 0,2(kg) vào lò xo và kích thích cho lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 10cm. Xác định lực đàn hồi cực đại, cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động của vật.
Xem lời giải
• Đề bài: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là lo = 50cm, độ cứng của lò xo là K = 20(N/m). Treo vật nặng có khối lượng m = 0,2(kg) vào lò xo và kích thích cho lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 5cm. Xác định lực đàn hồi cực đại, cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động của vật.
• Lời giải:
- Ta có:
- Ta thấy: Δlo = 0,1(m) > A = 5(cm ) = 0,05(m).
- Áp dụng Fdh(max) = K(A + Δlo) = 20(0,05 + 0,1) = 3(N)
Fdh(min) = K(Δlo - A) = 20(0,1 - 0,05) = 1(N).
* Bài tập 3: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là lo = 30 cm, độ cứng của lò xo là K = 10 N/m. Treo vật nặng có khối lượng m = 0,1 kg vào lò xo và kích thích cho lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 20 cm. Xác định thời gian lò xo bị nén trong một chu kỳ?
Xem lời giải
• Đề bài: Một con lắc lò xo có chiều dài tự nhiên là lo = 30(cm), độ cứng của lò xo là K = 10(N/m). Treo vật nặng có khối lượng m = 0,1(kg) vào lò xo và kích thích cho lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A = 20(cm). Xác định thời gian lò xo bị nén trong một chu kỳ?
• Lời giải:
> Đề cho: l0 = 30cm; k = 10(N/m); m =0,1(kg); A = 20(cm);
Gọi φnén là góc nén trong một chu kỳ.
φnén = 2.α Trong đó: cosα = Δlo/A
- Ta có: tnen = φ/ω. Như vậy cần tìm φ và ω
Với: (1)
(2)
- Từ (1) và (2) suy ra:
° Dạng 4: Động năng, thế năng và Cơ năng của con lắc lò xo.
+ Công thức tính động năng:
⇒ động năng của con lắc lò xo dao động tuần hoàn với ω' = 2ω; f' = 2f; T' = T/2
+ Công thức tính thế năng:
⇒ động năng của con lắc lò xo dao động tuần hoàn với ω' = 2ω; f' = 2f; T' = T/2
+ Công thức tính cơ năng (lưu ý: k = mω2).
- Cơ năng của con lắc lò xo không đổi và tỉ lệ với bình phương biên độ dao động. Nếu bỏ qua mọi ma sát cơ năng của con lắc lò xo là đại lượng bảo toàn.
> Lưu ý:
• Động năng và thế năng biến thiên tuần hoàn ngược pha nhau, còn cơ năng bảo toàn.
• E = Eđ (ở VTCB - vận tốc lớn nhất), còn E = Et (ở biên - li độ lớn nhất).
• Cơ năng con lắc lò xo không phụ thuộc vào khối lượng của vật.
* Bài tập 1: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật m và lò xo có độ cứng k=100N/m. Kích thích để vật dao động điều hoà với động năng cực đại 0,5J. Xác định biên độ dao động của vật?
Xem lời giải
• Đề bài: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật m và lò xo có độ cứng k=100N/m. Kích thích để vật dao động điều hoà với động năng cực đại 0,5(J). Xác định biên độ dao động của vật?
• Lời giải:
> Đề cho: k = 100N/m; W = Wđ(max) = 0,5(J).
- Ta có: W = Wđ(max) = Wt(max) = (kA2)/2
→ Biên độ dao động của vật là 0,1(m) = 10(cm).
* Bài tập 2: Con lắc lò xo đặt nằm ngang, gồm vật nặng có khối lượng 500 g và một lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m, dao động điều hòa. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 22 cm đến 30 cm. Tính cơ năng của con lắc?
Xem lời giải
• Đề bài: Con lắc lò xo đặt nằm ngang, gồm vật nặng có khối lượng m=500(g) và một lò xo nhẹ có độ cứng k=100(N/m), dao động điều hòa. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 22cm đến 30 cm. Tính cơ năng của con lắc lò xo?
• Lời giải:
> Đề cho: m = 500(g) = 0,5(kg); k = 100(N/m); lmin = 22(cm); lmax = 30(cm);
- Theo bài ra: ta có biên độ dao động của con lắc là:
- Cơ năng của con lắc là:
→ Cơ năng của con lắc lò xo là W = 0,08(J).
Như vậy, với các dạng bài tập về con lắc lò xo ở trên, về cơ bản các em vẫn cần ghi nhớ các công thứ về chu kỳ, tần số, tần số góc, các công thức này khi ghép nhiều vật với nhau; để tương ứng với mỗi dạng bài tập vận dụng một cách linh hoạt. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.
¤ Xem thêm các bài viết khác tại:
» Muc lục SGK Hóa học 12 Lý thuyết và Bài tập
» Mục lục SGK Vật lý 12 Lý thuyết và Bài tập
TweetTags:
- Vật lý 12 chương 1
- Dao động điều hòa
- Con lắc lò xo
- Bài tập con lắc lò xo
- Các dạng bài tập con lắc lò xo
Đánh giá & nhận xét
Gửi chi khánh tại sao ở vd1 g bằng 10 v?? Trả lời - 16/08/2022 - 20:46 Admin Lấy tương đối, tuỳ bài em ạ, có bài lấy g=9,8 có bài lấy g = 10 theo giả thuyết bài cho để làm chẵn số thôi em 26/08/2022 - 10:27 Gửi Hảo Ví dụ 1 sai r ý ạ Trả lời - 18/10/2021 - 15:25 Admin Vui lòng chỉ rõ giúp ad nhé, cám ơn em! 21/10/2021 - 10:19 Gửi Xem thêm bình luận 2 trong số 2 Tin liên quan- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 24: Công nghiệp hạt nhân: Nhà máy điện hạt nhân, Y học hạt nhân, Ứng dụng
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 23: Hiện tượng phóng xạ: Định luật phóng xạ, độ phóng xạ
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 22: Phản ứng hạt nhân, năng lượng liên kết: Định luật bảo toàn số khối, điện tích
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 21: Cấu trúc hạt nhân: Thí nghiệm tán xạ hạt Alpha, Nucleon và kí hiệu hạt nhân
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 19: Điện từ trường. Mô hình sóng điện từ
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 18: Ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ: Máy biến áp, đàn ghi ta điện
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 17: Máy phát điện xoay chiều: Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 16: Từ thông. Hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật LENZ, định luật FARADAY
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 15: Lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện. Cảm ứng từ
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 14: Từ trường: Khái niệm, tính chất từ trường, từ phổ, đường sức từ
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 12: Áp suất khi theo mô hình động học phân tử. Động năng phân tử và nhiệt độ
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 11: Phương trình trạng thái khí lí tưởng: Phương trình Clapeyron, vận dụng
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 10: Định luật Charles: Quá trình đẳng áp, định luật Charles
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 9: Định luật Boyle: Quá trình đẳng nhiệt, định luật Boyle
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 8: Mô hình động học phân tử chất khí: chuyển động Brown, khí lí tưởng
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 6: Nhiệt hóa hơi riêng: Khái niệm, cách đo nhiệt hóa hơi riêng của nước đá
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 5: Nhiệt nóng chảy riêng: Khái niệm, cách đo nhiệt nóng chảy riêng của nước đá
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 4: Nhiệt dung riêng: Khái niệm, định nghĩa, cách đo nhiệt dung riêng của nước
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 3: Nhiệt độ. Thang nhiệt độ - Nhiệt kế: Nhiệt độ Celsius, nhiệt độ Kelvin
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 2: Nội năng. Định luật I của nhiệt động lực học
- Lý thuyết Vật lí 12 Kết nối tri thức bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể
- Tác hại của các tia phóng xạ? Quy tắc an toàn phóng xạ? Vật lí 12 bài 18 CTST
- Hiện tường phóng xạ là gì? Bản chất tia phóng xạ? Định luật phóng xạ, Công thức tính độ phóng xạ? Vật lí 12 bài 17 CTST
- Định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn số khối, phản ứng phân hạch, phản ứng nhiệt hạch? Vật lí 12 bài 16 CTST
- Hệ thức Einstein? Công thức Độ hụt khối và công thức năng lượng liên kết hạt nhân? Vật lí 12 bài 15 CTST
- Cấu tạo hạt nhât nguyên tử? Thí nghiện tán xạ hạt alpha, mô hình đơn giản nguyên tử? Vật lí 12 bài 14 CTST
- Dòng điện xoay chiều là gì? Công thức tính I, U, E hiệu dụng của dòng điện xoay chiều? Vật lí 12 bài 13 CTST
- Định luật LENZ về chiều dòng điện cảm ứng? Định luật Faraday về suất điện động cảm ứng? Vật lí 12 bài 12 CTST
- Cảm ứng từ B là gì? Biểu thức tính lực từ, công thức tính độ lớn cảm ứng từ? Vật lí 12 bài 10 CTST
- Khái niệm từ trường, từ phổ là gì? Cảm ứng từ, đường sức từ là gì? Vật lí 12 bài 9 CTST
- Biểu thức Áp suất của chất khí? Động năng phân tử? nội năng khí lí tưởng? Vật lí 12 bài 8 CTST
- Khí lí tưởng là gì? Lập phương trình trạng thái khí lí tưởng và vận dụng: Quá trình biến đổi đẳng tích? Vật lí 12 bài 7 CTST
- Thí nghiệm, nội dung Định luật BOYLE, Định luật CHARLES? Định luật DALTON? Vật lí 12 bài 6 CTST
- Chuyển động Brown là gì? Tính chất của chất khí? Thuyết động học phân tử chất khí là gì? Vật lí 12 bài 5 CTST
- Khái niệm Nội năng là gì? Công thức Định luật 1 nhiệt động lực học là gì? Vật lí 12 bài 3 CTST
- Nguyên lí đo nhiệt độ của nhiệt kế? Công thức chuyển đổi nhiệt độ giữa các thang đo? Vật lí 12 bài 2 CTST
- Mô hình động học phân tử? Cấu trúc của vật chất? Sự nóng chảy, sự bay hơi và sự sôi? Vật lí 12 bài 1 CTST
- Tổng kết chương 1 Lý thuyết Vật lí 12 Chân trời sáng tạo: Vật lí nhiệt?
- Giải Vật lí 12 trang 87 Chân trời sáng tạo SGK
» Giải Toán 6 SGK Cánh Diều tập 2 » Giải Toán 6 SGK Chân trời tập 2 » Giải Toán 6 SGK Kết nối tập 2 |
» Giải Toán 7 SGK Cánh Diều tập 2 » Giải Toán 7 SGK Chân trời tập 2 » Giải Toán 7 SGK Kết nối tập 2 |
» Giải Toán 8 SGK Cánh Diều tập 2 » Giải Toán 8 SGK Chân trời tập 2 » Giải Toán 8 SGK Kết nối tập 2 |
» Giải Toán 10 SGK Cánh Diều tập 2 » Giải Toán 10 SGK Chân trời tập 2 » Giải Toán 10 SGK Kết nối tập 2 |
» Giải Toán 11 SGK Cánh Diều tập 2 » Giải Toán 11 SGK Chân trời tập 2 » Giải Toán 11 SGK Kết nối tập 2 |
» Giải Bài tập Vật Lí 10 SGK Chân trời sáng tạo » Lý thuyết Vật Lí 10 SGK Chân trời sáng tạo |
» Giải Bài tập Hóa học 10 SGK Chân trời sáng tạo » Lý thuyết Hóa học 10 SGK Chân trời sáng tạo |
Từ khóa » Bài Tập Con Lắc Lò Xo Lớp 12
-
Các Dạng Bài Tập Con Lắc Lò Xo Có Lời Giải - Vật Lí Lớp 12
-
Bài Tập Dao động điều Hòa Của Con Lắc Lò Xo, Bài Toán Chiều Dài Lò Xo
-
“Xử đẹp” 237 Bài Tập Về Con Lắc Lò Xo Lớp 12 Chỉ Với 1 Cú Click
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Con Lắc Lò Xo Lý 12 đầy đủ Và Chi Tiết - Marathon
-
Các Dạng Bài Tập Chuyên đề Con Lắc Lò Xo
-
Phân Dạng Bài Tập Con Lắc Lò Xo Có Đáp Án - Thư Viện Học Liệu
-
Bài Tập Về Con Lắc Lò Xo, Trắc Nghiệm Vật Lý Lớp 12 - Baitap123
-
Con Lắc Lò Xo Cơ Bản - Vật Lý 12 - Thầy Giáo Phạm Quốc Toản
-
Bài Tập Nâng Cao Về Con Lắc Lò Xo - Vật Lí 12 - Thầy Phạm Quốc Toản
-
Bài Tập Có đáp án Chi Tiết Về Con Lắc Lò Xo Môn Vật Lý Lớp 12 Mức độ ...
-
30 Bài Tập Con Lắc Lò Xo Mức độ Nhận Biết
-
Bài Tập Con Lắc Lò Xo Trong đề Thi Đại Học Có Giải Chi Tiết - Vật Lí Lớp 12
-
Công Thức Tính Nhanh Bài Tập Con Lắc Lò Xo
-
Lý Thuyết + Các Dạng Bài Tập: Con Lắc Lò Xo - Chăm Học Bài