Bài Tập Cuối Tuần 3 - Trắc Nghiệm Tiếng Việt 5

Đề bài

I/ Bài tập về đọc hiểu:

Tiếng gà trưa

         Trên đường hành quân xa

         Dừng chân bên xóm nhỏ

         Tiếng gà ai nhảy ổ:

         “Cục, cục tác... cục ta.."

          Nghe xao động nắng trưa

          Nghe bàn chân đỡ mỏi

          Nghe gọi về tuổi thơ.

 

          Tiếng gà trưa

          Ổ rơm hồng những trứng

          Này con gà mái tơ

          Khắp mình hoa đốm trắng

          Này con gà mái vàng

          Lông óng như màu nắng.

 

         Cứ hàng năm hàng năm 

         Khi gió mùa đông tới,

         Bà lo đàn gà toi

         Mong trời đừng sương muối 

         Để cuối năm bán gà 

        Cháu được quần áo mới.

 

         Cháu chiến đấu hôm nay  

         Vì lòng yêu Tổ quốc 

         Vì xóm làng thân thuộc

         Bà ơi cũng vì bà 

         Vì tiếng gà cục tác 

         Ổ trứng hồng tuổi thơ.

(Xuân Quỳnh)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng:

1. Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy gì?

a - Tiếng gà nhảy ổ kêu “Cục, cục tác... cục ta...”

b - Tiếng gọi của bầy trẻ thơ trong xóm.

c - Tiếng bước chân hành quân rầm rập.

2. Từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần có tác dụng gì ?

a - Nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà lan toả rất xa giữa trưa hè

b - Nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đến tâm hồn anh chiến sĩ

c - Gợi tả âm thanh của tiếng gà mái vừa nhảy ổ đẻ trứng ban trưa

3. Tác giả nhớ đến hình ảnh người bà giàu lòng nhân ái như thế nào ?

a - Lo lắng mỗi khi mùa đông về, sương muối lạnh giá, đàn gà bị chết

b - Lo chăm đàn gà để cuối năm bán đi mua cho cháu bộ quần áo mới

c - Lo chăm đàn gà để đẻ nhiều trứng, bán đi mua quần áo mới cho cháu

4. Anh chiến sĩ chiến đấu vì những mục đích gì ?

a - Bảo vệ Tổ quốc, xóm làng, giữ gìn hạnh phúc của mọi người

b - Bảo vệ làng xóm thân yêu, vì cuộc sống của người bà ở quê

c - Bảo vệ làng xóm, để tiếng gà cục tác ngân vang giữa trưa hè

5. Em hiểu hai dòng thơ cuối (“Vì tiếng gà cục tác / Ổ trứng hồng tuổi thơ.”) ý nói anh bộ đội chiến đấu vì điều gì ?

a - Vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của gia đình và người thân

b - Vì tiếng gà thanh bình và ổ trứng hồng đẹp đẽ của tuổi thơ

c - Vì cuộc sống thanh bình của gia đình, quê hương đất nước

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1. a) Chép vần của các tiếng in đậm ở hai dòng thơ sau vào mô hình cấu tạo vần:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Trẻ

 

 

 

em

 

 

 

búp

 

 

 

cành

 

 

 

biết

 

 

 

ngoan

 

 

 

 

b) Tìm những chữ ghi thiếu dấu thanh trong dãy từ ngữ sau, điền dấu thanh và chép lại cho đúng:

yêu quy, tận tuy, luồn cui, thuy triều, hoạ hoăn.

....................................................................................

2. Xếp các từ ngữ sau vào từng ô trống trong bảng cho phù họp : 

chăm chỉ, nhà máy, tiết kiệm, chữa bệnh, nông trường, kiên trì, may mặc, sáng tạo, phòng thí nghiệm, xây dựng, bệnh viện, vệ sinh môi trường, sửa chữa cầu đường, có kỉ luật, văn phòng.

Chỉ các nghề nghiệp

trong xã hội

Chỉ nơi làm việc

Chỉ những phẩm chất

tốt đẹp của con người

 

 

 

 

 

(3). a) Điền các từ vắng lặng, im lặng, lặng lẽ vào chỗ trống cho thích hợp:

(1) Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể

Trên cả mây trời trên núi xanh

Mây trắng bồng bềnh trôi.................

Mái chèo khua bóng nước rung rinh.

(Theo Hoàng Trung Thông) 

 

(2) Mênh mang trang giấy trắng phau 

Dạy em kiến thức xa sâu bộn bề

Ngọn đèn sáng giữa trời khuya 

Như ngôi sao nhỏ rọi về chia vui 

Tủ sách ...................... thế thôi 

Kể bao chuyện lạ trên đời cho em. 

(Theo Phan Thị Thanh Nhàn)

(3) Trên thung sâu .....................

Những đài hoa thanh tân

Uống dạt dào mạch đất

Kết đọng một mùa xuân.

 (Theo Trần Lê Văn)

b) Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :

        Một điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chủ tịch là lòng thương người. Đó chính là tình thương yêu vô cùng.................... (to lớn, rộng lớn, mênh mông) đối với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổ.

        Khi còn ít tuổi, Hồ Chủ tịch đã......................... (thương xót, đau xót, đau lòng) trước cảnh đồng bào sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Chính vì thấy nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét, mà Người đã ra đi .................... (học hỏi, học hành, học tập) kinh nghiệm cách mạng đề "về giúp đồng bào”. Hồ Chủ tịch tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”. Ở Người, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự ..................... (say  mê, say sưa, mải miết) mãnh liệt. Người nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành." Nguyện vọng đó suốt đời .......... (chi phối, ảnh hưởng, tác động) mọi suy nghĩ và hành động của Hồ Chủ tịch.

4. Lập dàn ý cho bài văn tả cơn mưa.

Gợi ý: 

a) Mở bài: 

Giới thiệu: Đó là cơn mưa vào buổi sáng hay trưa, chiều, tối? Vào mùa nào (xuân, hạ, thu, đông / mùa mưa, mùa khô) ? Diễn ra ở đâu? ...

b) Thân bài:

- Lúc sắp mưa, cảnh vật xung quanh em (bầu trời, nắng, gió, chim chóc,...) có những dấu hiệu gì khác thường?

- Lúc cơn mưa bắt đầu diễn ra, những giọt nước rơi xuống ra sao? Không khí lúc đó thế nào?...

-Trong lúc mưa, cảnh vật (cây cối, đường sá, nhà cửa,...), âm thanh (tiếng mưa rơi, gió thổi, nước chảy) có những nét gì nổi bật ?

- Cơn mưa kết thúc thế nào ? Cảnh vật và con người sau cơn mưa có những biểu hiện gì thay đổi so với trước cơn mưa ?

c) Kết bài

Cảm nghĩ : Cơn mưa đem lại cho em cảm giác thế nào (hoặc gợi cho em những điều gì về cuộc sống xung quanh) ?

5. Dựa vào dàn ý (phần thân bài) đã lập ở trên, hãy viết một đoạn văn tả cơn mưa. 

Gợi ý: 

- Có thể chọn viết đoạn văn tả cảnh trước cơn mưa (sắp mưa) hoặc lúc bắt đầu mưa / trong lúc mưa / khi mưa kết thúc (sau cơn mưa)

- Nên có câu mở đầu đoạn văn nêu ý chung, tiếp theo là các câu miêu tả cảnh vật; chú ý lựa chọn những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, chi tiết tiêu biểu, sinh động (thể hiêun sự quan sát tinh tế, bằng nhiều giác quan).

Lời giải chi tiết

I/ Bài tập về đọc hiểu

1. Trên đường hành quân, anh bộ đội nghe thấy tiếng gà nhảy ổ kêu “Cục, cục tác ... cục ta....”

Chọn đáp án: a

2. Từ “nghe” được nhắc lại nhiều lần có tác dụng nhấn mạnh sự tác động của tiếng gà đến tâm hồn anh chiến sĩ.

Chọn đáp án: b

3. Tác giả nhớ đến hình ảnh người bà giàu lòng nhân ái khi lo chăm đàn gà để cuối năm bán đi mua cho cháu bộ quần áo mới.

Chọn đáp án: b

4. Anh chiến sĩ chiến đấu vì những mục đích: Bảo vệ Tổ quốc, xóm làng, giữ gìn hạnh phúc của mọi người.

Chọn đáp án: a

5. Hai dòng thơ cuối “Vì tiếng gà cục tác / Ổ trứng hồng tuổi thơ” ý nói anh bộ đội chiến đấu vì cuộc sống thanh bình của gia đình, quê hương đất nước.

Chọn đáp án: c

 

II/ Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

1.

a)

Tiếng

Vần

Âm đệm

Âm chính

Âm cuối

Trẻ

 

e

 

em

 

e

m

búp

 

u

p

cành

 

a

nh

biết

 

t

ngoan

o

an

 

 

b) quý, tụy, cúi, thủy, hoằn

2.

Chỉ các nghề nghiệp

trong xã hội

Chỉ nơi làm việc

Chỉ những phẩm chất

tốt đẹp của con người

 

chữa bệnh, may mặc, xây dựng, vệ sinh môi trường, sửa chữa cầu đường,

nhà máy, nông trường, phòng thí nghiệm, bệnh viện, văn phòng

chăm chỉ, tiết kiệm, kiên trì, sáng tạo, có kỉ luật

 

3.

a) (1) lặng lẽ, (2) im lặng, (3) vắng lặng

b)

       Một điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chủ tịch là lòng thương người. Đó chính là tình thương yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổ.

       Khi còn ít tuổi, Hồ Chủ tịch đã đau xót trước cảnh đồng bào sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Chính vì thấy nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét, mà Người đã ra đi học hỏi kinh nghiệm cách mạng đề "về giúp đồng bào”. Hồ Chủ tịch tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”. Ở Người, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Người nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành." Nguyện vọng đó suốt đời chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Hồ Chủ tịch.

4. Dàn bài tả cơn mưa

A. Mở bài: Giới thiệu bao quát

Cơn mưa diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Sau một thời gian dài trời đất nắng nóng nứt nẻ. Chiều tối nay, bỗng  đâu mây đen kéo tới báo hiệu một cơn mưa sắp về

B. Thân bài: Tả sự thay đổi của cảnh vật theo thời gian

- Lúc sắp mưa

+ Mây đen từ đâu kéo đến, đất trời âm u

+ Trong từng cơn gió còn cảm thấy có luồng không khí  mát lạnh

+ Mọi người vội vàng thu dọn, sắp xếp đồ đạc và công việc để tránh cơn mưa

- Lúc bắt đầu mưa

+ Từng hạt mưa bắt đầu rơi lộp độp trên những mái hiên.

+ Mưa ào ào trắng xóa đất trời

+Thỉnh thoảng xen lẫn tiếng mưa còn có tiếng sấm ầm ầm và ánh chớp xé ngang bầu trời.

+ Cây cối hai bên đường tha hồ được cơn mưa tắm mát, vỗ về.

+ Mưa xối xả ngập lụt từng con đường

+ Người người hối hả trong những chiếc áo mưa lái xe xé tan màn mưa để mong trở về nhà thật nhanh.

+ Đâu đó dưới mái hiên, vài người đứng lại trú mưa.

+ Lũ chim ướt thượt lượt, trú mình trong những tán cây lớn

- Sau cơn mưa

+ Bầu trời trở nên quang đãng

+Ánh nắng nhẹ nhàng chiếu soi như muốn hong khô vạn vật sau cơn mưa

+ Cây lá như được rửa trôi sạch lớp bụi, xanh mướt.

+ Lũ chim bắt đầu hót ríu rít sau những bụi cây

+ Người người lại hối hả tiếp tục công việc của mình

C. Kết bài

Cơn mưa rào kéo đến như tiếp thêm sinh khi cho con người và vạn vật sau những ngày nắng nóng không mưa.

5. Viết đoạn văn tả cơn mưa

a) Trước cơn mưa

            Ban đầu, mây từ đâu ùn ùn kéo tới lan kín cả bầu trời. Đất trời như tối sầm lại, gió ngày một mạnh hơn. Dường như trong mỗi cơn gió người ta còn cảm nhận được cái mát lành của hơi nước và mùi vị của giông bão. Thế rồi sau bao ngày nắng gắt, vạn vật khô héo, cơn mưa từ đâu cũng bất chợt đổ xuống.

b) Trong cơn mưa

             Lộp độp, lộp độp. Mưa rồi. Cơn mưa ào ào đổ xuống làm cho mọi hoạt động dường như ngừng lại. Mưa ào ạt. Những chú chim hót véo von ban nãy giờ không biết đã bay đi đâu. Trên đường, người người đi lại vội vã. Dường như ai cũng hối hả chạy đua cùng những cơn mưa. Dưới mái hiên, vài người không có áo mưa đứng trú tạm. Mưa ào ạt rơi ướt đẫm những mái nhà. Cây cối như được gột rửa khỏi những lớp bụi bám lâu ngày. Trên mặt đường, nước theo dòng chảy ồ ồ vào những cống thoát nước ngầm. Một lát sau, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn.

c) Sau cơn mưa

             Ánh nắng lại chiếu sáng rực rỡ trên những thảm cỏ xanh. Nắng lấp lánh như đùa giỡn, nhảy nhót với những gợn sóng trên dòng sông Nhuệ. Mấy chú chim không rõ tránh mưa ở đâu giờ đã đậu trên cành cây cất tiếng hót véo von. Chị gà mái tơ đứng giữa sân rỉa lại bộ lông của mình. Đàn gà con quanh quẩn bên đôi chân mẹ. Chú mèo khoang vươn mình trong nắng mới. Sau cơn mưa, có lẽ cây cối, hoa lá là tươi đẹp hơn cả. Dạo trước vì nắng nắng hạn mà cây cối như thiếu đi một phần sức sống. Nay mưa về cây cối dường như lại xanh hơn và tươi hơn. Vài giọt nắng tinh nghịch như còn đang chạy trên những chiếc lá, những cành cây như muốn reo vui. Con đường trước cửa đang khô dần. Trên đường, xe cộ qua lại nườm nượp như mắc cửi. Mọi người lại hối hả quay trở về nhịp sống thường nhật của mình. Những người đi đường áo tơi đã bỏ qua từ lúc nào. Vài người trú mưa dưới hiên ban nãy đã lại cười nói tiếp tục công việc của mình. Góc phố, mấy cô bé đang chơi nhảy dây. Những bím tóc tun ngủn vung vẩy theo từng nhịp chân nhảy.

Loigiaihay.com

Từ khóa » Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Tuần 3 Lớp 5