Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 20 Có đáp án

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 (Đề 1)

Thời gian: 45 phút

I – Bài tập về đọc hiểu

ÔNG YẾT KIÊU

Ngày xưa, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài bơi lội. Mỗi lần xuống nước bắt cá, ông có thể ở dưới nước luôn sáu, bảy ngày mới lên.

Hồi ấy, giặc ngoại xâm mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Nhà vua rất lo sợ, cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Yết Kiêu đến tâu vua :

- Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng xin quyết tâm đánh giặc cứu nước.

Vua hỏi :

- Nhà ngươi cần bao nhiêu người ? Bao nhiêu thuyền bè ?

- Tâu bệ hạ, chỉ một mình tôi cũng đủ.

Vua cho một đội quân cùng đi với ông để đánh giặc. Ông bảo quân lính sắm cho ông một cái khoan, một cái búa rồi một mình lặn xuống đáy biển, tiến đến chỗ thuyền giặc, tìm đúng đáy thuyền, vừa khoan vừa đục. Ông làm rất nhanh, rất nhẹ nhàng, kín đáo, thuyền giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Thấy thế, giặc sợ lắm, chúng đành vội vã quay thuyền về, không dám sang cướp nước ta nữa.

( Theo Nguyễn Đổng Chi )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Nhân vật Yết Kiêu có những đặc điểm gì nổi bật ?

A. Sức khỏe hơn người, có tài bơi lội

B. Sức khỏe hơn người, có tài bắt cá

C. Sức khỏe hơn người, đánh cá giỏi

Câu 2. Vì sao Yết Kiêu đến tâu vua xin được đi đánh giặc ?

A. Vì ông có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi

B. Vì ông có tài ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên

C. Vì ông có lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước

Câu 3. Yết Kiêu làm cách nào để phá tan thuyền giặc ?

A. Lặn xuống nước, đục thủng đáy thuyền

B. Lặn xuống nước, đục thủng mạn thuyền

C. Lặn xuống nước, đục thủng đuôi thuyền

Câu 4. Công việc phá thuyền giặc được Yết Kiêu làm ra sao ?

A. Nhanh chóng, nhẹ nhàng, táo bạo

B. Nhanh chóng, nhẹ nhàng, kín đáo

C. Nhanh nhẹn, nhịp nhàng, kín đáo

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống :

a) s hoặc x

- Từ khi …inh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất ….inh.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

- Mẹ đặt vào cặp ….ách của bé mấy quyển ....ách để bé…ách cặp đi học

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) uôt hoặc uôc

Những khi cày c….trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng m….

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Câu 2. Đặt câu với mỗi từ sau :

- đất nước

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

- dựng xây

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( 1 dấy phẩy ở câu 1 và 2 dấu phẩy ở câu 2 ) rồi chép lại câu văn :

(1) Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

(2) Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông .

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Câu 4. Viết lại nội dung báo cáo về kết quả học tập của tổ em trong tháng vừa qua và gửi cô giáo ( thầy giáo ) chủ nhiệm lớp ( theo mẫu báo cáo đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 20 )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………, ngày….tháng…. năm…..

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG …..

CỦA TỔ …. LỚP …. TRƯỜNG TIỂU HỌC ……………

Kính gửi :……………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Gợi ý Đáp án

I – Bài tập về đọc hiểu

Câu 1 2 3 4
Đáp án A C A B

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống :

a) s hoặc x

- từ khi sinh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất xinh.

- Mẹ đặt vào cặp xách của bé mấy quyển sách để bé xách cặp đi học.

b) uôt hoặc uôc

Những khi cày cuốc trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng muốt.

Câu 2. Đặt câu:

- Đất nước đang ngày càng phát triển.

- Em sẽ cố gắng học thật tốt để sau này góp phần dựng xây đất nước phát triển.

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( 1 dấy phẩy ở câu 1 và 2 dấu phẩy ở câu 2 ) rồi chép lại câu văn :

(1) Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị.

(2) Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông .

Câu 4. Viết lại nội dung báo cáo về kết quả học tập của tổ em trong tháng vừa qua và gửi cô giáo ( thầy giáo ) chủ nhiệm lớp ( theo mẫu báo cáo đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 20 )

Bài mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

Cà Mau, ngày 31 tháng 11 năm 2019

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG

CỦA TỔ 4 LỚP 3B TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN NGỌC HIỂN

Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 3B

Chúng em xin tổng hợp các hoạt động của tổ 4 trong tháng vừa qua như sau:

1. Về học tập:

- Trong tháng qua cả tổ đi học chuyên cần, đúng giờ. (Chỉ có 1 trường hợp bị ốm có giấy xin phép).

- Thực hiện nội quy học tập nghiêm túc: học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ.

- Có ý thức tốt trong phát biểu xây dựng bài.

Kết quả: 22 điểm giỏi, 18 điểm khá, không có điểm trung bình yếu kém. Tiêu biểu trong học tập của tổ có bạn Diễm Mi đạt 6 điểm 10.

2. Về lao động:

- Có một buổi tham gia làm vệ sinh trường lớp: tổ tham gia đầy đủ nhiệt tình.

- Tổ thống nhất đề nghị biểu dương: bạn Diễm Mi, Huy Khánh và Trung Kiên.

Tổ trưởng

Thành

Lưu Đức Thành

Từ khóa » Phiếu Cuối Tuần 20 Lớp 3