Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 22 Có đáp án (4 Phiếu)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3
  • Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 29-11 trên Shopee mall
Trang trước Trang sau

Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 22 - Kết nối tri thức
  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 22 - Chân trời sáng tạo
  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 22 - Cánh diều

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 (cả ba sách)

Quảng cáo

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

  • B1: gửi phí vào tk: 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
  • B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 22 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

DŨNG SĨ RỪNG XANH

Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác, yên trí tung mình đạp gió mà tập bay. Cánh đại bàng vỗ vào không khí tạo ra những tiếng kêu vi vút, vi vút như âm thanh của dàn nhạc giao hưởng trên bầu trời. Mặc dù có sức khỏe và được các loài chim nghiêng mình cúi chào, nhưng đại bàng cũng không cậy khỏe mà đàn áp các giống chim khác.

Đại bàng rất hiền lành, nhưng khi bị kẻ thù xâm phạm thì cũng chiến đấu rất quyết liệt. Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ. Vũ khí lợi hại của nó là cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe. Đại bàng có thể quắp những chú khỉ con bay lên cao rồi thả xuống đất, hoặc dùng vuốt nhọn xé chết. Dù sau đó có phải rời tổ bay đi nơi khác, chúng cũng không chịu để cho bầy khỉ vào tổ cướp trứng của mình. Với sức khỏe tung hoành trên trời cao, đại bàng xứng đáng được gọi là “Dũng sĩ của rừng xanh”.

(Theo Thiên Lương)

Quảng cáo

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đoạn văn tả con vật nào?

A. khỉ

B. chim

C. đại bàng

2. Vũ khí lợi hại của đại bàng là gì?

A. Bộ vuốt nhọn hoắt và đôi cánh chắc khỏe

B. Cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe

C. Cặp mỏ nhọn và đôi chân rất chắc khỏe

3. Đại bàng chiến đấu quyết liệt với lũ khỉ vì lí do gì?

A. Bầy khỉ là kẻ thù của đại bàng.

B. Vì bầy khỉ định phá tổ của đại bàng.

C. Đại bàng muốn khẳng định sức mạnh của bản thân.

Quảng cáo

4. Vì sao đại bàng được gọi là “Dũng sĩ của rừng xanh”?

A. Vì đại bàng có sức khỏe tung hoành với chiếc mỏ nhọn và móng vuốt sắc.

B. Vì đại bàng chiến đấu với kẻ thù nào cũng giành chiến thắng.

C. Vì đại bàng to lớn, cao khỏe.

III. Luyện tập

5. Âm thanh nào trong bài được so sánh với âm thanh của dàn nhạc giao hưởng?

A. Tiếng gió rít trong không khí.

B. Tiếng vỗ cánh của đại bàng.

C. Tiếng kêu của đại bàng.

6. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong câu sau:

Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ.

Quảng cáo

7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? trong đoạn thơ sau:

Núi cao ngủ giữa chăn mây

Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường

Bắp ngô vàng ngủ trên nương

Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh...

(Quang Huy)

8. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong đoạn thơ sau:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

9. Đặt câu hỏi Khi nào? / Ở đâu? thích hợp cho bộ phận in đậm trong câu sau:

a) Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác.

b) Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với văn bản.

II. Đọc hiểu văn bản

1. C. đại bàng

2. B. Cặp mỏ nhọn và bộ móng vuốt sắc khỏe

3. B. Vì bầy khỉ định phá tổ của đại bàng

4. A. Vì đại bàng có sức khỏe tung hoành với chiếc mỏ nhọn và móng vuốt sắc.

III. Luyện tập

5. B. Tiếng vỗ cánh của đại bàng.

6. Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ.

7. Núi cao ngủ giữa chăn mây

Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường

Bắp ngô vàng ngủ trên nương

Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh...

8.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

9.

a) Khi nào những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác?

b) Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu ở đâu canh gác?

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 22 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 22 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

I – Bài tập về đọc hiểu

CẦU TREO

Kĩ sư Brao(1) được giao làm một cây cầu trên sông Tuýt(2). Sau khi tìm hiểu, khảo sát bờ sông và đáy sông, ông thấy không thể xây trụ cầu được. Ông chưa tìm ra giải pháp nào để bắc cầu.

Một lần, ông Brao đi dọc bờ sông. Chân ông bước mà tâm trí chỉ để vào một câu hỏi : “Làm cách nào để bắc cầu bây giờ ?”. Bất chợt, đầu ông va vào một cành cây. Ông nhìn lên và thấy một chú nhện đang bỏ chạy, để lại tấm lưới vừa mới chăng. Ông xem xét một cách chăm chú và nhận ra sự kì lạ của tấm mạng nhện chăng giữa hai cành cây. Trước gió, tấm mạng nhện đung đưa, uốn éo nhưng không hề bị đứt.Ông Brao ngắm những sợi tơ nhện rồi reo lên :

- Đúng rồi, cầu trên sông Tuýt sẽ là một chiếc cầu treo.

Thế rồi kĩ sư Brao lao vào thiết kế cây cầu treo trên những sợi cáp. Chẳng bao lâu sau, chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới của kĩ sư Brao đã ra đời từ “gợi ý” của một chú nhện.

( Theo Tường Vân )

(1) Brao : tên một kĩ sư nổi tiếng người Ai-xơ-len ( châu Âu )

(2) Tuýt : tên một con sông ở Ai-xơ-len

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Kĩ sư Brao gặp khó khăn gì khi nhận nhiệm vụ làm cây cầu trên sông Tuýt?

A. Dòng sông quá rộng và sâu

B. Không thể xây được trụ cầu

C. Không đủ vật liệu làm trụ cầu

Câu 2. Ý tưởng làm chiếc cầu treo của kĩ sư Brao được nảy sinh nhờ sự việc gì ?

A. Quan sát hai cành cây

B. Quan sát con nhện chạy

C. Quan sát tấm mạng nhện

Câu 3. Theo em, dòng nào dưới đây có thể dùng để đặt tên khác cho câu chuyện ?

A. Người kĩ sư tài năng

B. Con nhện và cây cầu

C. Cầu hình nhện.

Câu 4. Vì sao nói kĩ sư Brao là một nhà khoa học có tinh thần sáng tạo ?

A. Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới nhờ 1 người bạn.

B. Vì ông đã tìm ra cách làm 1 cây cầu vượt mới, hoàn thành nhiệm vụ, không nản chí trước khó khăn

C. Vì ông đã thiết kế chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới.

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1.

a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả :

Mấy con trèo bẻo chanh nhau khoe tiếng hót chên cành cây cao.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả :

Các nhà khoa học đả có nhiều phát minh vỉ đại làm thay đỗi cuộc sống trên trái đất.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Câu 2. Nối từ ngữ chỉ người tri thức (cột A) và hoạt động phù hợp của họ (cột B)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau rồi chép lại :

a) Ở trường em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Hai bên hè phố nhiều cửa hàng bày la liệt quần áo đủ màu sắc

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

c) Trên đỉnh núi cao lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trong gió.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

d) Ngoài ruộng những chiếc nón trắng nhấp nhô trông thật đẹp mắt.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể về cô giáo ( thầy giáo ) của em với những công việc trên lớp của thầy ( cô )

Gợi ý :

a) Cô giáo ( thầy giáo ) của em tên là gì ? Dạy em từ năm lớp mấy ?

b) Trên lớp, cô giáo ( thầy giáo ) làm những việc gì ? Thái độ của cô giáo (thầy giáo ) đối với em và các bạn ra sao ?

c) Tình cảm của em và các bạn đối với cô giáo ( thầy giáo ) thế nào ? Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn cô giáo ( thầy giáo ) ?

Gợi ý Đáp án

I – Bài tập về đọc hiểu

Câu 1 2 3 4
Đáp án B C B C

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1.

a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả :

Mấy con trèo bẻo chanh nhau khoe tiếng hót chên cành cây cao.

Sửa:

- Mấy con chèo bẻo tranh nhau khoe tiếng hót trên cành cây cao.

b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả :

Các nhà khoa học đả có nhiều phát minh vỉ đại làm thay đỗi cuộc sống trên trái đất.

Sửa:

- Các nhà khoa học đã có nhiều phát minh vĩ đại làm thay đổi cuộc sống trên trái đất.

Câu 2. Nối từ ngữ chỉ người tri thức (cột A) và hoạt động phù hợp của họ (cột B)

Đáp án: 1- c, 2-e, 3-d, 4-a, 5-b.

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau rồi chép lại :

a) Ở trường, em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích.

b) Hai bên hè phố, nhiều cửa hàng bày la liệt quần áo đủ màu sắc.

c) Trên đỉnh núi cao, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trong gió.

d) Ngoài ruộng, những chiếc nón trắng nhấp nhô trông thật đẹp mắt.

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể về cô giáo ( thầy giáo ) của em với những công việc trên lớp của thầy ( cô )

Bài mẫu:

Cô giáo dạy lớp 3B của chúng em tên là Ngô Thị Mộc Lan. Cô 28 tuổi. Bố mẹ của cô đều là những nhà giáo nổi tiếng ở quê em. Cô Lan có dáng người thanh thanh, da đen giòn. Cô nhanh nhẹn, tươi vui và rất tận tình với học sinh. Cô dạy giỏi và có đôi bàn tay khéo léo, có giọng hát hay, giọng đọc bài, giảng bài ấm áp. Bạn nào được cô khen là vui lắm. Cuối tuần cô cho chúng em làm thống kê điểm 10 để cô khen thưởng. Em đã được cô khen nhiều lần: khen thuộc bài, khen giỏi Toán, khen viết chữ đẹp, khen về chuyện biết giúp đỡ bạn. Bạn nào trong lớp cũng yêu quý cô. Em cũng rất yêu quý cô.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Nhà bác học và bà cụ, Cái cầu, Chiếc máy bơm trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Theo con, dòng nào giải thích đúng nghĩa của từ “trí thức”?

A. Là những người lao động chân tay.

B. Là những người giỏi giang, thông minh.

C. Là những người lao động trí óc, có trình độ cao.

Câu 2: Người cha trong bài thơ:" Cái cầu" gửi cho con thứ gì ?

A. Chiếc cầu được gấp bằng giấy.

B. Bức thư và hình ảnh chiếc cầu.

C Bức thư.

Câu 3: Ê – đi- xơn là nhà bác học nổi tiếng của nước nào ?

A. Mĩ

B. Anh.

C. Pháp

Câu 4: Ác-si-mét nghĩ ra cách gì để giúp nông dân?

A. Xách nước giúp người dân

B. Làm ra một chiếc máy bơm để tưới nước

C. Làm ra đường dẫn nước về cho người dân

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1.

a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả :

Mấy con trèo bẻo chanh nhau khoe tiếng hót chên cành cây cao.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả :

Các nhà khoa học đả có nhiều phát minh vỉ đại làm thay đỗi cuộc sống trên trái đất.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Bài 2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau rồi chép lại :

a) Ở trường em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Hai bên hè phố nhiều cửa hàng bày la liệt quần áo đủ màu sắc

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

c) Trên đỉnh núi cao lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trong gió.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

d) Ngoài ruộng những chiếc nón trắng nhấp nhô trông thật đẹp mắt.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Bài 3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể về cô giáo (thầy giáo) của em với những công việc trên lớp của thầy (cô)

Gợi ý :

a) Cô giáo (thầy giáo) của em tên là gì ? Dạy em từ năm lớp mấy ?

b) Trên lớp, cô giáo (thầy giáo) làm những việc gì ? Thái độ của cô giáo (thầy giáo) đối với em và các bạn ra sao ?

c) Tình cảm của em và các bạn đối với cô giáo (thầy giáo) thế nào ? Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn cô giáo (thầy giáo) ?

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

B

A

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1.

a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả :

Mấy con trèo bẻo chanh nhau khoe tiếng hót chên cành cây cao.

Sửa:

- Mấy con chèo bẻo tranh nhau khoe tiếng hót trên cành cây cao.

b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả :

Các nhà khoa học đả có nhiều phát minh vỉ đại làm thay đỗi cuộc sống trên trái đất.

Sửa:

- Các nhà khoa học đã có nhiều phát minh vĩ đại làm thay đổi cuộc sống trên trái đất.

Bài 2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau rồi chép lại :

a) Ở trường, em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích.

b) Hai bên hè phố, nhiều cửa hàng bày la liệt quần áo đủ màu sắc.

c) Trên đỉnh núi cao, lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trong gió.

d) Ngoài ruộng, những chiếc nón trắng nhấp nhô trông thật đẹp mắt.

Bài 3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kể về cô giáo (thầy giáo) của em với những công việc trên lớp của thầy (cô)

Bài mẫu:

Cô giáo dạy lớp 3B của chúng em là cô Lan. Cô 28 tuổi. Bố mẹ của cô đều là những nhà giáo nổi tiếng ở quê em. Cô Lan có dáng người thanh thanh và làn da trắng ngần. Cô hay cười và rất tận tình với học sinh. Cô có đôi bàn tay khéo léo, có giọng hát hay, giọng đọc bài, giảng bài rất ấm áp. Bạn nào được cô khen là vui lắm. Cuối tuần cô cho chúng em làm thống kê điểm 10 để cô khen thưởng. Em đã được cô khen nhiều lần: khen thuộc bài, khen giỏi Toán, khen viết chữ đẹp, khen về chuyện biết giúp đỡ bạn. Bạn nào trong lớp cũng yêu quý cô. Em cũng rất yêu quý cô.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Nhà bác học và bà cụ, Cái cầu, Chiếc máy bơm trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Bạn nhỏ yêu chiếc cầu nào nhất ?

A. Chiếc cầu của mẹ.

B. Chiếc cầu của cha.

C. Chiếc cầu sang nhà bà ngoại.

Câu 2: Ê – đi- xơn gặp bà cụ khi nào ?

A. Khi ông chế tạo ra đèn điện, bà cùng với mọi người đến xem.

B. Khi ông đang miệt mài nghiên cứu, bà cụ tới thăm ông.

C. Khi ông chế xong chiếc xe điện đầu tiên.

Câu 3: Hoạt động nào sau đây không phải của người trí thức?

A. Nghiên cứu.

B. Cày ruộng.

C. Giảng dạy.

Câu 4: Ê – đi- xơn nghĩ gì trước mong muốn của bà cụ ?

A. Ông nghĩ rằng đó là một mong muốn hết sức viển vông.

B. Ý tưởng đó quá khó nên ông chưa hề nghĩ tới.

C. Ý tưởng về chiếc xe điện lại lóe ra trong đầu ông.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống. Giải câu đố.

Mặt ...òn mặt lại đỏ gay

Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

Suốt ngày lơ lửng ...ên cao

Đêm về đi ngủ, ...ui vào nơi đâu ?

Là ..............

Bài 2: Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm. Giải câu đố sau:

Cánh gì cánh chăng biết bay

Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi

Đổi ngàn vạn giọt mồ hôi

Bát cơm trắng deo, đia xôi thơm bùi ?

Là .............

Bài 3:

Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau :

a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.

b) Trong lớp Liên luôn chăm chú nghe giảng.

c) Hai bên bờ sống những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.

d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

A

B

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống. Giải câu đố.

Mặt tròn mặt lại đỏ gay

Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

Suốt ngày lơ lửng trên cao

Đêm về đi ngủ, chui vào nơi đâu ?

ông mặt trời

Bài 2: Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm. Giải câu đố:

Cánh gì cánh chẳng biết bay

Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi

Đổi ngàn vạn giọt mồ hôi

Bát cơm trắng dẻo, đĩa xôi thơm bùi ?

cánh đống lúa

Bài 3:

Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau :

a) Ở nhà, em thường giúp bà xâu kim.

b) Trong lớp, Liên luôn chăm chú nghe giảng.

c) Hai bên bờ sống, những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.

d) Trên cánh rừng mới trồng, chim chóc lại bay về ríu rít.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Nhà bác học và bà cụ, Cái cầu, Chiếc máy bơm trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Vì sao bạn nhỏ yêu chiếc cầu của cha nhất ?

A. Vì đó là cái cầu bạn nhỏ thích nhất.

B. Vì đó là cái cầu có công của cha bạn nhỏ làm nên.

C. Vì đó là cái cầu hiện đại, bắc qua sông sâu, có đường cho xe lửa chạy.

Câu 2: Con hãy điền thêm dấu câu thích hợp vào câu sau : " Trời mưa...... đàn mối đất bay ra đông nghịt."

A. dấu chấm

B. dấu phẩy

C. dấu chấm than

Câu 3: Khi chia tay, Ê – đi- xơn đã nói với bà cụ điều gì ?

A. Hứa sẽ làm ra chiếc xe điện.

B. Mời bà cụ đi chuyến xe điện đầu tiên.

C. Hẹn gặp lại bà cụ.

Câu 4: Câu nào sau đây phải điền dấu hỏi chấm ?

A. Mẹ đi làm trưa mới về

B. Mẹ đi làm về chưa

C. Mẹ chưa đi làm về

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền tr hoặc ch vào chỗ trống

- cá …ắm, quả …anh, con …âu, cốc …à

Bài 2:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào từ in đậm trong những câu sau:

a) Cây ôi nhà bà em đa sai triu qua.

b) Hôn qua, bé Lan chạy nhay không cân thận nên bị nga đau.

c) Chúng ta nên luôn luôn lắng nghe và học hoi từ nhưng người xung quanh.

Bài 3:

Điền tr hoặc ch vào chỗ trống để hoàn thành câu:

a) Uống nước …anh vào mùa hè rất mát.

b) Anh …ai em rất thích chơi đá bóng.

c) Lan rất …ăm …ỉ học bài.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

B

B

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền tr hoặc ch vào chỗ trống

- cá trắm, quả chanh, con trâu, cốc trà

Bài 2:

Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào từ in đậm trong những câu sau:

a) Cây ổi nhà bà em đã sai trĩu quả.

b) Hôn qua, bé Lan chạy nhảy không cẩn thận nên bị ngã đau.

c) Chúng ta nên luôn luôn lắng nghe và học hỏi từ những người xung quanh.

Bài 3:

Điền tr hoặc ch vào chỗ trống để hoàn thành câu:

a) Uống nước chanh vào mùa hè rất mát.

b) Anh trai em rất thích chơi đá bóng.

c) Lan rất chăm chỉ học bài.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 23 có đáp án (Đề 1)

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 có đáp án (Đề 1)

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 có đáp án (Đề 1)

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 26 có đáp án (Đề 1)

  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 27 có đáp án (Đề 1)

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

  • Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
  • Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
  • Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Tiếng Việt 3 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trang trước Trang sau bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-2.jsp Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học
  • Giáo án lớp 3 (các môn học)
  • Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
  • Giáo án Toán lớp 3
  • Giáo án Tiếng Việt lớp 3
  • Giáo án Tiếng Anh lớp 3
  • Giáo án Đạo đức lớp 3
  • Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
  • Giáo án Tin học lớp 3
  • Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
  • Giáo án Công nghệ lớp 3
  • Đề thi lớp 3 (các môn học)
  • Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
  • Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
  • Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
  • Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
  • Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
  • Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
  • Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
  • Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
  • Đề cương ôn tập Toán lớp 3
  • Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
  • Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
  • Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
  • Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
  • Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
  • Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)

Từ khóa » Em Tự ôn Luyện Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 22