Bài Tập Dung Dịch Lớp 8 Cơ Bản, Nâng Cao Có Lời Giải | Hóa Học Lớp 8
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 15-12 trên Shopee mall
Bài viết Dung dịch lớp 8 cơ bản, nâng cao với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Dung dịch lớp 8 cơ bản, nâng cao.
- Cách giải bài tập Dung dịch
- Ví dụ minh họa Dung dịch
- Bài tập tự luyện Dung dịch
Bài tập Dung dịch lớp 8 cơ bản, nâng cao có lời giải
A. Lý thuyết & Phương pháp giải
Một số lý thuyết cần nắm vững để làm được các bài tập lý thuyết về dung dịch:
1. Dung dịch, dung môi, chất tan
- Dung môi: là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch.
- Chất tan: là chất bị hòa tan trong dung môi.
- Dung dịch: là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan.
Ví dụ: Hòa tan muối ăn vào nước thì:
- Muối ăn là chất tan
- Nước là dung môi.
- Hỗn hợp nước và muối gọi là dung dịch.
2. Dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa
- Ở một nhiệt độ nhất định:
+ Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch vẫn có thể hòa tan thêm chất tan.
+ Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Ví dụ: Hòa tan đường vào nước:
+ Ở giai đoạn đầu: đường tan trong nước ta được dung dịch đường, dung dịch này vẫn có thể hòa tan thêm đường ⇒ dung dịch chưa bão hòa.
+ Ở giai đoạn sau: cứ hòa tan mãi đường thì đến thời điểm không thể hòa tan thêm được nữa ⇒ dung dịch bão hòa.
3. Biện pháp để chất rắn tan nhanh trong dung môi
a) Khuấy dung dịch:
- Khuấy dung dịch tạo ra tiếp xúc mới giữa phân tử chất rắn và các phân tử nước nên sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.
b) Đun nóng dung dịch:
- Ở nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn nên sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.
c) Nghiền nhỏ chất rắn:
- Nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn và phân tử nước, kích thước của vật rắn càng nhỏ thì sự hòa tan diễn ra càng nhanh.
B. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Em hãy mô tả thí nghiệm chứng minh rằng muốn hòa tan nhanh một chất rắn trong nước ta có thể chọn biện pháp: đun nóng dung dịch.
Lời giải:
Cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước nóng, đường sẽ tan mạnh hơn so với cho vào cốc nước lạnh vì ở nhiệt độ càng cao, phân tử nước chuyển động càng mạnh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn.
Ví dụ 2: Em hãy mô tả cách tiến hành thí nghiệm chuyển đổi từ một dung dịch muối ăn chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).
Lời giải:
Thí nghiệm: cho thêm vào ống nghiệm một lượng muối ăn đến khi dung dịch không hòa tan thêm được muối ăn nữa, ta được dung dịch muối ăn bão hòa.
Ví dụ 3: Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm (khoảng 20oC), 100 gam nước có thể hòa tan tối đa 200 gam đường. Có thể lấy khối lượng đường là bao nhiêu để tạo dung dịch chưa bão hòa với 300 gam nước?
Lời giải:
300 gam nước có thể hòa tan tối đa 3.200 = 600 gam đường nên lấy 600 gam đường sẽ thu được dung dịch bão hòa.
Để tạo dung dịch chưa bão hòa với 300 gam nước, khối lượng đường có thể lấy là dưới 600 gam.
C. Bài tập vận dụng
Câu 1: Định nghĩa nào sau đây đúng về dung dịch:
A. Dung dịch là hỗn hợp gồm dung môi và chất tan.
B. Dung dịch là hợp chất gồm dung môi và chất tan.
C. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất gồm nước và chất tan.
D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan.
Lời giải:
Đáp án D
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất gồm dung môi và chất tan
Câu 2: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì?
A. Dung môi
B. Chất tan
C. Chất bão hòa
D. Chất bảo quản
Lời giải:
Đáp án A
Khi đó xăng đóng vai trò là dung môi.
Câu 3: Khi hòa tan đường trong cốc nước thì đường đóng vai trò gì?
A. Dung môi
B. Chất tan
C. Chất bão hòa
D. Chất chưa bão hòa
Lời giải:
Đáp án B
Khi hòa tan đường trong cốc nước thì đường đóng vai trò chất tan
Câu 4: Chất tan có thể tồn tại ở dạng nào?
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất hơi
D. Chất rắn, lỏng, khí
Lời giải:
Đáp án D
Chất tan có thể tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí
Ví dụ: muối ăn tan trong nước, dầu ăn tan trong xăng, khí oxi tan trong nước.
Câu 5: Nhận định nào sau đây sai:
A. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan
B. Nước là dung môi của muối ăn
C. Nước là dung môi của dầu ăn
D. Chất tan là chất bị tan trong dung môi
Lời giải:
Đáp án C
Vì dầu ăn không tan được trong nước.
Câu 6: Dung dịch chưa bão hòa là:
A. Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
B. Tỉ lệ 2 : 1 giữa chất tan và dung môi.
C. Tỉ lệ 1 : 1 giữa chất tan và dung môi.
D. Làm quỳ tím hóa đỏ.
Lời giải:
Đáp án A
Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
Câu 7: Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là:
A. Dung môi
B. Dung dịch bão hòa
C. Dung dịch chưa bão hòa
D. Cả A và B
Lời giải:
Đáp án B
Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan là dung dịch bão hòa.
Câu 8: Làm sao để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn?
A. Khuấy dung dịch.
B. Đun nóng dung dịch.
C. Nghiền nhỏ chất rắn.
D. Cả ba cách đều được.
Lời giải:
Đáp án D
Để quá trình hòa tan chất rắn vào nước diễn ra nhanh hơn thì ta có thể:
- Khuấy dung dịch
- Đun nóng dung dịch
- Nghiền nhỏ chất rắn
Câu 9: Đun nóng dung dịch có thể làm chất rắn tan nhanh hơn trong nước vì:
A. Làm mềm chất rắn.
B. Có áp suất cao.
C. Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt chất rắn.
D. Do nhiệt độ cao các chất rắn dễ nóng chảy hơn.
Lời giải:
Đáp án C
Đun nóng dung dịch cũng là một phương pháp để chất rắn tan nhanh hơn trong nước vì: Ở nhiệt độ cao, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử và bề mặt chất rắn.
Câu 10: Hai chất không thể nào sau đây hòa tan với nhau tạo thành dung dịch:
A. Nước và đường
B. Xăng và dầu ăn
C. Muối ăn và nước
D. Dầu ăn và cát
Lời giải:
Đáp án D
Dầu ăn và cát không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án hay khác:
- Bài tập về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa có lời giải
- Cách xác định độ tan của một chất trong nước (cực hay, có lời giải)
- Công thức, cách tính nồng độ phần trăm của dung dịch (cực hay, có lời giải)
- Công thức, cách tính nồng độ mol của dung dịch (cực hay, có lời giải)
- Bài tập pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước (cực hay, có lời giải)
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Bài Tập Về Phần Dung Dịch Lớp 8
-
Bài Tập Về Nồng độ Dung Dịch Lớp 8 Có Lời Giải
-
Bài Tập độ Tan-nồng độ Dung Dịch - Chuyên Mục Hóa Học Lớp 8
-
Bài Tập Dung Dịch Lớp 8 - 123doc
-
Hoá Học 8 Bài 42: Nồng độ Dung Dịch
-
Các Dạng Bài Tập Hóa 8 đầy đủ Từ Cơ Bản đến Nâng Cao
-
50 Bài Tập Về Nồng độ Phần Trăm Của Dung Dịch (có đáp án 2022)
-
Các Dạng Bài Tập Hóa 8 Từ Khó đến Nâng Cao Phù Hợp Với Tất Cả Học ...
-
Ôn Tập Hóa Học 8 Chương 6 Dung Dịch - HOC247
-
BÀI TẬP NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH HÓA 8
-
4 Dạng Bài Tập Học Sinh Thường Gặp Chuyên đề Nồng độ Phần Trăm ...
-
Dạng Bài Tập Xác định Nồng độ Mol Của Dung Dịch Môn Hóa Học 8
-
Các Dạng Bài Tập Về Nồng độ Dung Dịch Lớp 8 Violet
-
Đáp án Bài Tập Về Nồng độ Dung Dịch - Sách Bài Tập Môn Hóa Học ...
-
Bài Tập Dung Dịch Hóa 8