Bài Tập Hóa 8 Chương 4: Oxi - Không Khí

Bài tập Hóa 8 Chương 4: Oxi - Không khíBài tập nâng cao Hóa 8 Chương 4Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Bài tập Hóa 8 Chương 4

  • Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm Chương 4
  • Phần 2. Phần câu hỏi tự luận Chương 4
  • Phần 3. Đáp án - Hướng dẫn giải bài tập Chương 4
    • 1. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
    • 2. Đáp án câu hỏi tự luận 

Bài tập hóa 8 Chương 4: Oxi - Không khí được VnDoc biên soạn tổng hợp các dạng bài tập hóa 8 chương 4 kèm theo đáp án hướng dẫn giải chi tiết. Nội dung câu hỏi gồm 30 câu trắc nghiệm và 15 câu hỏi tự luận.

Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm Chương 4

Câu 1. Nhận xét nào sau đây đúng về oxi

A. Oxi là chất khí tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.

B. Oxi là chất khí ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

C. Oxi là chất khí không duy trì sự cháy, hô hấp.

D. Oxi là chất khí không tan trong nước và nặng hơn không khí.

Câu 2. Oxi có thể tác dụng được với tất cả các chất nào sau đây.

A. Ca, CO2, SO2

B. K, P, Cl2

C. Ba, CH4, S

D. Au, Ca, C

Câu 3. Khi cho dây sắt cháy trong bình kín đựng khí oxi. Hiện tượng xảy ra đối với phản ứng trên là:

A. Sắt cháy sáng, có ngọn lửa màu đỏ, không khói, tạo các hạt nhỏ nóng đỏ màu nâu.

B. Sắt cháy sáng, không có ngọn lửa, tạo khói trắng, sinh ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.

C. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.

D. Sắt cháy từ từ, sáng chói, có ngọn lửa, không có khói, tạo các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.

Câu 4. Phương trình hóa học nào dưới đây không xảy ra phản ứng.

A. 4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5

B. 4Ag + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Ag2O

C. CO + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2

D. 2Cu + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2CuO

Câu 5. Khí Oxi không phản ứng được với chất nào dưới đây.

A. CO

B. Cl2

C. Fe

D. C2H4

Câu 6. Cho biết ứng dụng nào dưới đây không phải của oxi?

A. Sử dụng trong đèn xì oxi - axetilen.

B. Cung cấp oxi cho bệnh nhân khó thở

C. Phá đá bằng hỗn hợp nổ có chứa oxi lỏng

D. Điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm

Câu 7. Để bảo quản thực phẩm, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Bơm khí CO2 vào túi đựng khí thực phẩm

B. Hút chân không

C. Dùng màng bọc thực phẩm

D. Bơm khí O2 vào túi đựng thực phẩm

Câu 8. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp

A. NaOH + HCl → NaCl + H2O

B. 2Mg + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2MgO

C. 2KClO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2KCl + 3O2

D. Na2O + H2O → 2NaOH

Câu 9. Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều là quá trình

A. Oxi hóa có tỏa nhiệt phát sáng

B. Oxi hóa có tỏa nhiệt, không phát sáng

C. Oxi hóa có phát sáng

D. Oxi hóa có tỏa nhiệt

Câu 10. Oxi có thể tác dụng với tất cả các chất nào trong dãy chất sau?

A. Ca, CO2, SO2

B. K, SO2, CH4

C. Cl2, SO2, CO

D. Au, CO, K

Câu 11. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học

A. Trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu

B. Trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 chất ban đầu

C. Trong đó chỉ có 2 chất mới sinh ra từ 1 chất ban đầu

D. Trong đó chỉ có 1 hay nhiều chất sinh ra từ 1 chất ban đầu.

Câu 12. Oxit là:

A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố khác.

B. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác.

C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác.

D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác.

Câu 13. Oxit axit là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 14. Oxit bazơ là:

A. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

B. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

C. Những oxit không tác dụng với dung dịch axit và dung dịch bazơ.

D. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 15. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. CO2

B. Na2O

C. SO2

D. P2O5

Câu 16. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. K2O

B. CuO

C. P2O5

D. CaO

Câu 17. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

A. K2O

B. CuO

C. CO

D. SO2

Câu 18. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. CaO

B. BaO

C. Na2O

D. SO3

Câu 19. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

A. CO2

B. O2

C. N2

D. H2

Câu 20. Tên gọi của oxit Cr2O3 là

A. Crom oxit

B. Crom (II) oxit

C. Đicrom trioxit

D. Crom (III) oxit

Câu 21. Tên gọi của oxit N2O5 là

A. Đinitơ pentaoxit

B. Đinitơ oxit

C. Nitơ (II) oxit

D. Nitơ (II) pentaoxit

Câu 22. Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với

A. Muối tạo ra muối

B. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

C. Nước, sản phẩm là bazơ

D. Axit, sản phẩm là muối và nước.

Câu 23. Công thức hóa học của sắt oxit, biết Fe (III) là:

A. Fe2O3

B. Fe3O4

C. FeO

D. Fe3O2

Câu 24. Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

A. MgO; Ba(OH)2; CaSO4; HCl

B. MgO; CaO; CuO; FeO

C. SO2; CO2; NaOH; CaSO4

D. CaO; Ba(OH)2; MgSO4; BaO

Câu 25. Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng hợp chất nào sau đây?

A. KMnO4

B. H2O

C. CaCO3

D. Na2CO3

Câu 26. Có thể thu oxi bằng phương pháp đẩy nước vì

A. Oxi nhẹ hơn nước

B. Oxi nặng hơn nước

C. Oxi ít tan trong nước

D. Oxi tan nhiều trong nước

Câu 27. Trong công nghiệp sản xuất khí oxi bằng cách

A. Chưng cất không khí

B. Lọc không khí

C. Hóa lỏng không khí, sau đó cho không khí lỏng bay hơi

D. Hóa lỏng không khí, sau đó chiết lấy oxi

Câu 28. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy

A. 4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5

C. Fe(OH)3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe2O3 + 3H2O

C. CO + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CO2

D. 2Cu + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2CuO

Câu 29. Khí Oxi không phản ứng được với chất nào dưới đây.

A. CO

B. Cl2

C. Fe

D. C2H4

Câu 30. Để điều chế 1 lượng khí oxi thì sử dụng hóa chất nào dưới đây để khối lượng dùng nhỏ nhất?

A. H2O

B. KMnO4

C. KNO3

D. KClO3

Phần 2. Phần câu hỏi tự luận Chương 4

Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam Photpho trong không khí thu được hợp chất điphotpho pentaoxit P2O5. Tính khối lượng của photpho cần dùng để phản ứng đủ với 3,36 lít khí O2 (đktc)

Câu 2. Đốt cháy sắt thu được 0,3 mol Fe3O4. Tính thể tích khí oxi (đktc) đã dùng.

Câu 3. Đốt cháy hoàn toàn 23,3 gam hỗn hơp 2 kim loại Mg và Zn trong bình kín đựng khí oxi, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 36,1 gam hỗn hợp 2 oxit.

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích khí oxi (đktc) đã dùng để đốt cháy lượng kim loại trên

c) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên.

Câu 4. Đốt cháy 13 gam một kim loại hóa trị II trong oix dư, thu được 16,2 gam chất rắn. Xác định kim loại đó.

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 1 hợp chất hữu cơ X có công thức tổng quát CxHy (x, y nguyên dương) trong bình oxi, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Xác định công thức hóa học của chất hữu cơ X. Biết khối lượng mol của chất hữu cơ X là 44 (gam/mol)

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn m gam Photpho trong không khí thu được hợp chất điphotpho pentaoxit P2O5. Tính khối lượng của photpho cần dùng để phản ứng đủ với 2,24 lít khí O2 (đktc)

Câu 7. Đốt cháy sắt thu được 0,2 mol Fe3O4. Thể tích khí oxi (đktc) đã dùng là bao nhiêu?

Câu 8. Trong x gam quặng sắt hematit có chứa 5,6g Fe. Khối lượng Fe2O3 có trong quặng đó là:

Câu 9. Trong oxit, kim loại có hoá trị III và chiếm 70% về khối lượng là:

Câu 10. Muốn điều chế được 3,36 lít khí oxi (đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là bao nhiêu, viết phương trình điều chế.

Câu 11. Từ 25,25 gam KNO3 nhiệt phân hoàn toàn thì thu được bao nhiêu lít khí oxi (đktc). Viết phương trình phản ứng

Câu 12. Giải thích vì sao sự cháy trong không khí xảy ra chậm và tỏa nhiệt kém hơn so với sự cháy trong khí oxi?

Câu 13. Xác định thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của các khí có trong những hỗn hợp sau: 4 lít khí CO2, 1,5 khí O2, 7 lít khí N2

Câu 14. Xác định thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của các khí có trong những hỗn hợp sau: 2,2 gam khí CO2, 16 gam khí O2, 4 gam khí N2

Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Al trong bình đựng khí Oxi, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 28,4 gam hỗn hợp 2 oxit. Thể tích khí oxi (ở đktc) đã dùng để đốt cháy lượng kim loại trên.

Câu 16. Đốt cháy hỗn hợp kim loại gồm: Mg và Zn trong oxi thì thu đc 12,1g hỗn hợp chất rắn. Biết rằng khối lượng kẽm oxit tạo thành gấp 2,025 lần khối lượng MgO. Tính khối lượng của kim loại trong hỗn hợp đầu và thể tích khí oxi. Biết không khí chiếm 1/5 thể tích oxi.(các khí đo ở đktc)

Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 24 kg than đá có chứa 0,5% tạp chất lưu huỳnh và 1,5% tạp chất khác không cháy được. Tính thể tích khí CO2 và SO2 tạo thành (ở điều kiện tiêu chuẩn)

Câu 18. Đốt cháy m1 gam kẽm bằng khí oxi vừa đủ, thu được 12,15 gam ZnO. Hòa tan toàn bộ lượng ZnO ở trên vào dung dịch chứa m2 gam HCl vừa đủ thu được sản phẩm là ZnCl2 và nước. Tính m1 + m2

Phần 3. Đáp án - Hướng dẫn giải bài tập Chương 4

1. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

1B2C3C4B5B6D7B8B9D10B
11A12C13B14A15B16C17A18D19A20D
21A22D23A24B25A26C27C28B29B30A

2. Đáp án câu hỏi tự luận 

Câu 1.

Phương trình hóa học phản ứng

4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5

Tính số mol của oxi:

{n_O} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15(mol)\({n_O} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15(mol)\)

Xét phản ứng: 4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5

Theo PTHH:   4mol 5mol

Theo đề bài: \frac{{0,15.4}}{5} = 0,12(mol)\(\frac{{0,15.4}}{5} = 0,12(mol)\)← 0,15

Từ phương trình hóa học ta có: nP = 0,12 mol

Khối lượng của photpho cần cho phản ứng bằng: 012.31 =3,72 gam

Câu 2.

Xét phản ứng: 3Fe + 2O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Fe3O4

Theo PTHH: 2mol                       1mol

Theo đề bài:\frac{{0,3.2}}{1} = 0,6(mol)\(\frac{{0,3.2}}{1} = 0,6(mol)\) ← 0,3 mol

Từ phương trình hóa học ta có: nO2 = 0,6 mol

Thể tích khí O2 cần dùng cho phản ứng bằng: VO2 = 0.6.22,4 = 2.22,4 = 13,44 lít

Câu 3.

Phương trình hóa học.

2Mg + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\)2MgO

2Zn + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2ZnO

b) Áp dụng bảo toàn khối lượng

mhh + moxi = moxit => moxi = moxit - mhh = 36,1 - 23,3 = 12,8 gam

Số mol của oxi bằng

\begin{array}{l} n{O_2} = \frac{{12,8}}{{32}} = 0,4(mol)\\  =   {V_{{O_2}}} = {n_{{O_2}}}.22,4 = 0,4.22,4 = 8,96(li t) \end{array}\(\begin{array}{l} n{O_2} = \frac{{12,8}}{{32}} = 0,4(mol)\\ = > {V_{{O_2}}} = {n_{{O_2}}}.22,4 = 0,4.22,4 = 8,96(li t) \end{array}\)

Gọi x, y lần lượt là số mol của Mg, Zn

2Mg + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2MgO

x       x/2

2Zn + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2ZnO

y      y/2

Khối lượng hỗn hợp ban đầu: mhh = mMg + mZn = 24x + 65y = 23,3 (1)

Số mol của oxi ở cả 2 phương trình là: x/2 + y/2 = 0,4 (1)

Sử dụng phương pháp thế giải được x = nMg = 0,7mol, y =nZn = 0,1 mol

=> mMg = 0,7.24 = 16,8 gam

mZn = 0,1.65 = 6,5 gam

Câu 4.

Phương trình hóa học của phản ứng:

2R + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2RO

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mhh + moxi = moxit => moxi = moxit - mhh = 16,2 - 13 = 3,2 gam

Số mol của oxi bằng

n{O_2} = \frac{{3,2}}{{32}} = 0,1(mol)\(n{O_2} = \frac{{3,2}}{{32}} = 0,1(mol)\)

Xét phương trình: 2R + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2RO

Theo PTHH: 2 mol 1 mol

Theo đề bài: 0,2 mol ← 0,1mol

Từ phương trình hóa học số mol R bằng: nR = 0,2 mol

Khối lượng mol của kim loại R bằng: {M_R} = \frac{{{m_R}}}{{{n_R}}} = \frac{{13}}{{0,2}} = 65(g/mol)\({M_R} = \frac{{{m_R}}}{{{n_R}}} = \frac{{13}}{{0,2}} = 65(g/mol)\)

Vậy R có khối lượng mol bằng 65 tra bảng SGk/42 kim loại đó là Zn.

Câu 5.

\begin{array}{l} {n_{C{O_2}}} = \frac{{{V_{C{O_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3(mol)\\ {n_{{H_2}O}} = \frac{{{m_{{H_2}O}}}}{{{M_{{H_2}O}}}} = \frac{{7,2}}{{18}} = 0,4(mol) \end{array}\(\begin{array}{l} {n_{C{O_2}}} = \frac{{{V_{C{O_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{6,72}}{{22,4}} = 0,3(mol)\\ {n_{{H_2}O}} = \frac{{{m_{{H_2}O}}}}{{{M_{{H_2}O}}}} = \frac{{7,2}}{{18}} = 0,4(mol) \end{array}\)

Phương trình phản ứng hóa học.

CxHy + (x + y/4)O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) xCO2 + y/2H2O

Ta có tỉ lệ mol: \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{x}{{\frac{y}{2}}} = \frac{{0,3}}{{0,4}} = \frac{3}{8} =   x = 3;y = 8\(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{x}{{\frac{y}{2}}} = \frac{{0,3}}{{0,4}} = \frac{3}{8} = > x = 3;y = 8\)

Công thức hóa học của X có dạng C3H8 có khối lượng mol bằng:

12.3 + 1.8 = 44 (gam/mol) => Thỏa mãn giá trị đề bài cho.

Công thức hóa học của chất hữu cơ X: C3H8

Câu 6. Phương trình hóa học phản ứng

4P + 5O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2P2O5

Tính số mol của oxi: \frac{{0,1.4}}{5} = 0,08(mol)\(\frac{{0,1.4}}{5} = 0,08(mol)\)

Xét phản ứng: 4P + 5O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2P2O5

Theo PTHH: 4mol 5mol

Theo đề bài: \frac{{0,1.4}}{5} = 0,08(mol)\(\frac{{0,1.4}}{5} = 0,08(mol)\)← 0,1mol

Từ phương trình hóa học ta có: nP = 0,08 mol

Khối lượng của photpho cần cho phản ứng bằng: 0,08.31 =2,48 gam

Câu 7.

Xét phản ứng: 3Fe + 2O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Fe3O4

Theo PTHH: 2mol 1mol

Theo đề bài: \frac{{0,2.2}}{1} = 0,4(mol)\(\frac{{0,2.2}}{1} = 0,4(mol)\)← 0,2 mol

Từ phương trình hóa học ta có: nO2 = 0,4 mol

Thể tích khí O2 cần dùng cho phản ứng bằng: VO2 = 0.4.22,4 = 2.22,4 = 8,96 lít

Câu 8.

nFe = 0,1 mol

Cứ 1 phân tử Fe2O3 chứa 2Fe

=> nFe2O3 = 0,1/2 = 0,05 mol

mFe2O3 = 0,05.160 = 8 gam

Câu 9. Gọi CTHH của oxit hóa trị III là R2O3

Ta có R chiếm 70% khối lượng:

%mR = \frac{{2R}}{{2R  +  48}}.100\%  = 70\%\(\frac{{2R}}{{2R + 48}}.100\% = 70\%\)

=> R = 56 => Kim loại Fe

Công thức hóa học của oxit: Fe2O3

Câu 10. Phương trình hóa học phản ứng phân hủy

2KMnO4 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)  K2MnO4 + MnO2 + O2

Tính số mol của oxi: {n_{{O_2}}} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15(mol)\({n_{{O_2}}} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15(mol)\)

Xét phản ứng: 2KMnO4 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)  K2MnO4 + MnO2 + O2

Theo PTHH:     2mol 1mol

Theo đề bài: \frac{{0,15.2}}{1} = 0,3(mol)\(\frac{{0,15.2}}{1} = 0,3(mol)\)← 0,15

Từ phương trình hóa học ta có: nKMnO4 = 0,4 mol

Khối lượng của KMnO4 cần cho phản ứng phân hủy bằng: 0,3.158 = 47,4 gam

Câu 11.

{n_{KCl{O_3}}} = \frac{{25,25}}{{101}} = 0,25(mol)\({n_{KCl{O_3}}} = \frac{{25,25}}{{101}} = 0,25(mol)\)

Xét phản ứng:2KClO3 \overset{MnO2, to}{\rightarrow}\(\overset{MnO2, to}{\rightarrow}\)2KCl + 3O2

Theo PTHH: 2mol 3mol

Theo đề bài: 0,25 mol \frac{{0,25.3}}{2} = 0,375(mol)\(\frac{{0,25.3}}{2} = 0,375(mol)\)

Từ phương trình hóa học ta có: nO2 = 0,375 mol

Thể tích khí O2 thu được sau phản ứng bằng: VO2 = 0,375.22,4 = 8,4 lít

Câu 12. Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn

Câu 13. Phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp gồm: 4 lít khí CO2, 1,5 khí O2, 7 lít khí N2

\begin{array}{l} \% {V_C}_{{O_2}} = \frac{{{V_{C{O_2}}}}}{{{V_{hh}}}} = \frac{4}{{4 + 1,5 + 7}}.100\%  = 32\% \\ \% {V_{}}_{{O_2}} = \frac{{{V_{{O_2}}}}}{{{V_{hh}}}} = \frac{{1,5}}{{4 + 1,5 + 7}}.100\%  = 12\% \\  =   \% {V_{{N_2}}} = 100\%  - 32\%  - 12\%  = 56\%  \end{array}\(\begin{array}{l} \% {V_C}_{{O_2}} = \frac{{{V_{C{O_2}}}}}{{{V_{hh}}}} = \frac{4}{{4 + 1,5 + 7}}.100\% = 32\% \\ \% {V_{}}_{{O_2}} = \frac{{{V_{{O_2}}}}}{{{V_{hh}}}} = \frac{{1,5}}{{4 + 1,5 + 7}}.100\% = 12\% \\ = > \% {V_{{N_2}}} = 100\% - 32\% - 12\% = 56\% \end{array}\)

Câu 14.

Phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp gồm: 2,2 gam khí CO2, 16 gam khí O2, 4 gam khí N2

\begin{array}{l} \% {m_C}_{{O_2}} = \frac{{{m_{C{O_2}}}}}{{{m_{hh}}}} = \frac{{2,2}}{{2,2 + 16 + 4}}.100\%  = 9,91\% \\ \% {V_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{m_{hh}}}} = \frac{{16}}{{2,2 + 16 + 4}}.100\%  = 72,1\% \\  =   \% {V_{{N_2}}} = 100\%  - 9,91\%  - 72,1\%  = 17,99\%  \end{array}\(\begin{array}{l} \% {m_C}_{{O_2}} = \frac{{{m_{C{O_2}}}}}{{{m_{hh}}}} = \frac{{2,2}}{{2,2 + 16 + 4}}.100\% = 9,91\% \\ \% {V_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{m_{hh}}}} = \frac{{16}}{{2,2 + 16 + 4}}.100\% = 72,1\% \\ = > \% {V_{{N_2}}} = 100\% - 9,91\% - 72,1\% = 17,99\% \end{array}\)

Câu 15.

Áp dụng đinh luật bảo toàn khối lượng:

mhh + mO2 = m oxit => mO2 = moxit - mhh = 28,4 - 15,6 = 12,8 gam

Số mol của oxi bằng:

\begin{array}{l} {n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{M_{{O_2}}}}} = \frac{{12,8}}{{32}} = 0,4(mol)\\  =   {V_{{O_2}}} = {n_{{O_2}}}.22,4 = 8,96(l) \end{array}\(\begin{array}{l} {n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{M_{{O_2}}}}} = \frac{{12,8}}{{32}} = 0,4(mol)\\ = > {V_{{O_2}}} = {n_{{O_2}}}.22,4 = 8,96(l) \end{array}\)

Câu 16. 

Gọi x là khối lượng MgO (g), khối lượng ZnO là 2,025x (g)

Theo đầu bài ta có

mMgO + mZnO = 12,1

⇔ x+  2,025x = 12,1 ⇔ 3,025x = 12,1

⇔x = 12,1/3,025 = 4 (g)

mMgO = 4(g) ⇒ mZnO = 2,025.4 = 8,1 (g)

Ta có phương trình hóa học:

2Mg + O2 → 2MgO (1)

Theo giả thiết ta có

nMgO = 4/40 = 0,1 (mol)

Theo phương trình hóa học:

nO2 = 2nMgO = 12.0,1 = 0,05 (mol)

nMg = nMgO = 0,1(mol) ⇒ mMg = 0,1.24 =2,4 (g)

Phương trình hóa học:

2Zn + O2 → 2ZnO (2)

nZnO = 8,1/81 = 0,1 (mol)

Theo phương trình hóa học:

nO2 = 1.2.nZnO = 1/2.0,1= 0,05 (mol)

nZn = nZnO =0,1 (mol) ⇒ mZn = 0,1.65 = 6,5 (g)

Từ PTHH (1) và (2) ⇒ nO2=0,05 + 0,05 = 0,1(mol)

⇒ VO2 = 0,1.22,4 = 2,24 (l)

⇒Vkk = 2,24.5 = 11,2 (l)

............................

(Để có thể xem chi tiết nội dung tài liệu vui lòng ấn link TẢI VỀ bên dưới)

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2023
  • Các bài tập về lượng chất dư Hóa học 8
  • Các dạng bài tập Hóa 8 đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao
  • Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm ôn tập kì 2 Hóa 8 năm 2023
  • Tổng hợp công thức hóa học 8 cần nhớ
  • Tóm tắt kiến thức Hóa học 8

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Tham khảo thêm

  • Tổng hợp công thức hóa học 8 cần nhớ

  • Cách viết phương trình hóa học lớp 8

  • 100 Bài tập ôn tập Hóa Học 8

  • Hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị, quy tắc hóa trị?

  • Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 phòng GD& ĐT Thanh Oai

  • Công thức tính số mol

  • Hóa học 8: Bài tập viết công thức hóa học

  • Các dạng bài tập Hóa 8 đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao

  • Phản ứng hóa hợp là gì? Ví dụ phản ứng hóa hợp

  • Nguyên tử khối là gì? Bảng nguyên tử khối Hóa học

Từ khóa » Bài Tập Về Chương Oxi Lớp 8