Bài Tập Học Kỳ Môn An Sinh Xã Hội Đề 05 - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
Bài tập học kỳ môn An sinh xã hội Đề 05

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.34 KB, 16 trang )

ĐỀ SỐ 05Câu 1: Phân tích các chế độ ưu đãi đới với người có công với cách mạng.Câu 2: Anh H vào làm việc tại công ty xây dựng Y từ ngày 20/10/1995. Ngày2/10/2015, theo yêu cầu của giám đốc anh ở lại công ty làm thêm giờ. Trong lúclàm thêm giờ, không may giàn giáo sập khiến anh bị thương phải vào viện điều trịmất hai tháng. Ra viện, anh được xác định suy giảm 45% khả năng lao động.Tháng 1/2016, vết thương tái phát, anh phải vào viện điều trị 20 ngày. Saukhi ra viện, anh được xác định suy giảm 61% khả năng lao động. Mặc dù mới 52tuổi nhưng anh làm đơn xin nghỉ việc và đề nghị được giải quyết chế độ hưu trí.Anh (chị) hãy tư vấn các quyền lợi về an sinh xã hội cho anh H theo quy địnhcủa pháp luật hiện hành.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀCâu 1: Phân tích các chế độ ưu đãi đới với người có công với cách mạng.1. Chế độ ưu đãi trợ cấpƯu đãi trợ cấp là hình thức ưu đãi bằng tiền để giúp đỡ về đời sống cho đốitượng hưởng ưu đãi. Mức trợ cấp ưu đãi căn cứ vào cống hiến, hi sinh và hoàn cảnhsống thực tế của đối tượng, cân đối với điều kiện kinh tế xã hội và tương quan mứcsống trung bình của cộng đồng dân cư, ngoài ra, cũng tính đến sự phù hợp với chínhsách tiền lương và trợ cấp cho các đối tượng khác.Tùy thuộc vào từng đối tượng mà người có công với cách mạng và thân nhâncủa họ được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi. Cụ thể người hoạt động cách mạngtrước ngày 1/1/1945 được hưởng trợ cấp, phụ cấp hàng tháng. Ngườih oạt độngcách mạng từ 1/1/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945 được hưởng trợ cấphàng tháng. Thân nhân của liệt sỹ được hưởng tuất một lần khi báo tử. Cha đẻ, mẹđẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ, conliệt sỹ từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn đi học, con liệt sỹ bị bệnh tậtnặng từ nhỏ khi hết thời hạn hưởng trợ cấp tiền tuất vẫn bị suy giảm khả năng laođộng từ 61% trở lên được trợ cấp tuất hàng tháng. Ngoài ra, trường hợp cha đẻ, mẹđẻ, vợ hoặc chồng của liệt sỹ, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ khi còn nhỏ sống côđơn không nơi nương tựa…hết thời hạn hưởng trợ cấp tuất thì còn được trợ cấpnuôi dưỡng hàng tháng. Bà mẹ Việt Nam anh hung được hưởng trợ cấp ưu đãi nhưđối với liệt sỹ và được hưởng phụ cấp hàng tháng. Anh hung lực lượng vũ trangnhân dân, anh hung lao động được hưởng trợ cấp hàng tháng. Thương binh, ngườihưởng chính sách như thương binh được hưởng trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàngtháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh.bệnhbinh được hưởng trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suygiảm khả năng lao động. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa họcđược hưởng trợ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động.Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày vàngười hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo veeh tổ quốc và làm nghĩa vụquốc té được hưởng trợ cấp một lần. Người có công giúp đỡ cách mạng tùy từngtrường hợp mà được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng. Mức trợ cấp, phụ cấpưu đãi cụ thể đối với từng đối tượng người có công được Chính phủ quy định phùhợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng thời kỳ.2. Chế độ ưu đãi về giáo dục, đào tạoGiáo dục đào tạo là quyết sách hàng đầu quyết định sự phát triển của đấtnước, đầu tư cho giáo dục đào tạo là đầu tư có ý nghĩa phát triển nhất. Đối vớinhững người có công, việc nâng cao trình độ tay nghề, văn hóa, nghiệp vụ lại càngcó ý nghĩa hơn bởi vì những lý do về lịch sử, những đối tượng là người có côngthường bị thiệt thòi trong học vấn và đào tạo. Do đó, nhà nước cần có những chínhsách ưu đãi đối với những đối tượng này.Để tạo điều kiện cho những người có công và con em họ học tập, Nhà nướcđã có những ưu tiên đãi ngộ cũng như các khoản trợ cấp, phụ cấp cho phù hợp vớihoàn cảnh điều kiện của đất nước. Đối với các học sinh là con liệt sỹ, con thươngbinh, bệnh binh khi đi học ở các trường phổ thông thì tùy thuộc vào mức độ mất sứclao động của bố(mẹ) mà được hưởng một hoặc một số các ưu tiên trong tuyển sinh,xét tốt nghiệp, được miễn hoặc giảm học phí…Học sinh, sinh viên là anh hung lực lượng vũ trang, anh hung lao động,thương binh hoặc là con liệt sỹ, con thương binh, bệnh binh đang học tại trường đàotạo của nhà nước như đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, dự bịđại học, dân tộc nội trú được ưu tiên trong tuyển chọn, kiểm tra và xét lên lớp, đượctrợ cấp mọt khoản tiền nhất định theo quy định của pháp luật.Bên cạnh đó, nhà nước còn vận động toàn thể nhân dân đóng góp, giúp đỡcác đối tượng ưu đãi học tập có hiệu quả như hỗ trợ tiền ăn học hàng tháng, tặng sổtiết kiệm, giúp đỡ việc làm sau khi học xong…3.Chế độ ưu đãi về việc làm và đảm bảo việc làmDo mang đặc thù về thương tật, bệnh tật, do hạn chế về sức khỏe nên ngườicó công ở nước ta phần lớn là những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Sụ trợgiúp của nhà nước và xã hội cũng chỉ giúp họ giảm bớt đi phần nào gánh nặng trongcuộc sống, họ không chỉ trông chờ vào mỗi khoản trợ cấp đó mà phải tự mình tạo rathu nhập. Vì vậy, tạo việc làm và đảm bảo việc làm cho những người có công là vấnđề hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề bứcxúc, người có công thườnglaà những người có hoàn cảnh riêng biệt, khó có thể cạnhtranh trên thị trường nên khó có cơ hội việc làm. Điều đó đòih ỏi nhà nước cần cónhững chính sách ưu tiên, ưu đãi nhằm giải quyết việc làm, tự tạo việc làm chongười có công.Người có công được ưu tiên trong việc vay vốn để tạo việc làm, giải quyếtviệc làm. Với các chương trình như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trìnhvay vốn từ quỹ quốc gia để giải quyết việc làm… những người có công bao giờcũng được ưu tiên hàng đầu. Trong các chương trình ưu tiên hỗ trợ kinh tế Nhànước cũng luôn ưu tiên tạo cơ hội cho những người có công để họ có những bước đithích hợp.Khi người có công học nghề để tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm cũng đượcưu đãi như được phép miễn hoặc giảm học phí khi học nghề tại các cơ sở của nhànước, được hỗ trợ kinh phí để dạy nghề hoặc dược xét hưởng trợ cấp xã hội.Nhà nước cũng khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động nhận người cócông vào làm việc. Ở khu vực có quy định tỷ lệ lao động là người tàn tật mà doanhnghiệp phải nhận vào làm việc, nếu doanh nghiệp không nhận hoặc chưa nhận đủ tỷlệ đó thì hàng tháng doanh nghiệp có trách nhiệm nộp vào quỹ người khuyết tật sốtiền nhất định.Để thích nghi với cơ chế thị trường, nhà nước còn có những ưu tiên, ưu đãivới doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề của người có công như ưu tiên cho thuê đất thuậnlợi, hỗ trợ họ xây dựng cơ sở vật chất ban đầu về nhà xưởng, trường lớp, miễn thuế,vay vốn ưu đãi. Các thành viên trong doanh nghiệp khi muốn nâng cao tay nghề ,học nghề ở các trường, cơ sở đào tạo thuộc quản lý nhà nước thì được miễn học phívà được cấp học bổng.4. Chế độ chăm sóc sức khỏe.Người có công là những người bị suy giảm khả năng lao động, có sức khỏe bịgiảm sút, đặt biệt đặc biết là với các thương, bệnh binh. Chính vì vậy, việc chămsóc sức khỏe với những người có công là hết sức cần thiết.Để chăm sóc sức khỏe cho người có công, nhà nước đã thành lập các trungtâm điều dưỡng thương bệnh binh, các trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năngcho thương binh, các khu điều dưỡng cho những người có công. Đối với nhữngngười có công với cách mạng mà khong được hưởng lương hoặc bảo hiểm xã hộithì được nhà nước mua thẻ BHYT để được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế,bệnh viện dân y… Ngoài ra, những người có công mất sức lao động trên 81%, bàmẹ Việt Nam anh hung…trong những hoàn cảnh cần thiết có thể được tổ chức nuôidưỡng tại các cơ sở của tỉnh, được hưởng các chế độ điều dưỡng hàng năm.Đặc biệt nhà nước còn phát hành phong trào toàn dân chăm sóc người cócông như đón thương binh về nhà chăm sóc, cấp thuốc định kỳ, mời điều trị điềudưỡng, dành một số giường tại cơ sở y tế để điều trị cho người có công.5. Các chế độ ưu đãi khác.Để người có công được ưu đãi trên tất cả các phương diện cần thiết của cuộcsống, bên cạnh những chế độ ưu đãi nói trên, Nhà nước còn có một số chính sáchưu đãi khác như, hỗ trợ, cải thiện về nhà ở, chăm sóc đời sống tinh thần với nhữngngười có công như cấp báo nhân dân, xây dựng văn hóa tinh thần phù hợp. Thực tế,nhiều nhà ở của đối tượng người có công bị dột nát cần phải sửa chữa hoặc thậm chícó những người có công hiện nay chưa có nhà ở, còn phải ở nhờ, ở tạm. Bởi vậy,Nhà nước đã có một số chính sách hỗ trợ người có công cải thiện nhà ở.Với nguyên tắc căn cứ vào công lao đóng góp, hoàn cảnh của từng người,khả năng địa phương và cùng với phương châm cả nước và nhân dân cùng làm, Nhànước đã áp dụng một số hình thức để cải thiện nhà ở đối với người có công như:- Tặng nhà tình nghĩa;- Hỗ trợ kinh phí để xây dựng và sửa chữa nhà ở;- Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tiền sử dụng đất khi bán nhà của Nhà nướchoặc khi giao đất làm nhà ở;- Các hình thức hỗ trợ khác;Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh thực tế của người có công mà họ đượcnhận một trong các hình thức hỗ trợ nêu trên. Đối với những ng, cười có hoàn cảnhkhó khăn đặc biệt, không thể tạo lập được nhà ở mà chưa thuê được nhà của Nhànước hoặc bị mất nhà do thiên tai hỏa hoạn thì tùy theo điều kiện của địa phương,hoàn cảnh và công lao của từng người thì được xét tặng nhà tình nghĩa, được giaođất làm nhà hoặc mua nhà trả góp.Cùng với sự hỗ trợ về nhà ở, những người có công còn được Nhà nước và xãhội chăm lo về đời sống vất chất và tinh thần. Những ngày nghỉ lễ, tết, chính quyềnđịa phương và nhân dân đều đến thăm hỏi, quan tâm và chăm sóc.Đặc biệt, các liệt sỹ còn được Nhà nước trân trọng ghi công. Họ là nhữngngười có công lao lớn nhất đã hi sinh cả bản thân cho Tổ quốc, cho hạnh phúc nhândân. Sự đền ơn đáp nghĩa của Nhà nước và nhân dân chỉ có thể là sự ghi ơn công ơncủa họ và dành cho những người thân của họ những ưu đãi về vật chất và tinh thần.Nhà nước đã huy động toàn dân quy tập hài cốt liệt sỹ, xây dựng mộ các liệt sỹ đãhi sinh, xây dựng đài tưởng niệm, nghĩa trang liệt sỹ. Các công trình ghi công đã trởthành biểu tượng thiêng liêng ghi nhớ công ơn của người con đã hi sinh cho Tổquốc.Với quy định tương đối toàn diện đó, chế độ ưu đãi xã hội đã thể hiện rõ néttruyền thống dân tộc, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần là phong phúthêm quan niệm về hệ thống an sinh xã hội và hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật vềxã hội ở Việt Nam.Câu 2:I. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘIĐể giải quyết quyền lợi cho anh A ta cần xem xét đến các dữ liệu sau:- Ngày 2/10/2015 anh H bị tai nạn lao động suy giảm 45% khả năng laođộng.- Tháng 1/2016 vết thương ai nạn tái phát, anh H vào viện điều trị 20 ngày.- Sau khi ra viện, anh H suy giảm 61% khả năng lao động.- Năm anh H 52 tuổi, anh xin nghỉ việc và đề nghị giải quyết chế độ hưu trí.- Thời gian đóng BHXH của anh H từ 20/10/1995 đến 2/10/2015 là 19 năm10 tháng. Từ 20/10/1995 đến đầu tháng 1/2016 là 20 năm 1 tháng.- Khi 52 tuổi, anh H có 20 năm 1 tháng đóng BHXH.1. Tai nạn lao động lần đầuCăn cứ Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện để hưởng chế độ tainạn lao động bao gồm:“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điềukiện sau đây:1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theoyêu cầu của người sử dụng lao động;c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thờigian và tuyến đường hợp lý.2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản1 Điều này.”Theo thông tin đề bài, ngày 2/10/2015 giám đốc yêu cầu anh H làm thêm giờ.Trong lúc làm thêm giờ, không may giàn giáo sập khiến anh bị thương phải vàoviện điều trị mất hai tháng. Ra viện, anh được xác định suy giảm 45% khả năng laođộng. Vì vậy, tai nạn xảy ra với anh H được coi là tai nạn lao động theo điểm bKhoản 1 Điều này với mức suy giảm là 45%.Như vậy, quyền lợi mà anh H được nhận khi bị tai nạn lao động tháng10/2015:Thứ nhất, mức trợ cấp hàng tháng;Căn cứ Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng trợ cấp hàngtháng bao gồm:“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì đượchưởng trợ cấp hằng tháng.2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lươngcơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn đượchưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ mộtnăm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xãhội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kềtrước khi nghỉ việc để điều trị.”Anh H được nhận trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng với mức hưởng nhưsau:- Căn cứ vào mức suy giảm khả năng lao động: = 30% + 28% = 58% MLCS= 667.000 đồng.- Căn cứ vào số năm đóng bảo hiểm xã hội: = (0,5 + 0,3 × 19) MTL thángliền kề trước khi nghỉ việc để điều trị =6,2 MTL tháng liền kề trước khi nghỉ việcđể điều trị.Như vậy, tổng mức trợ cấp một lần của ông A là: 667.000 + 6,2 MTL thángliền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.Thời điểm anh H được trợ cấp bắt đầu từ khi anh điều trị xong và ra viện tứcbắt đầu từ tháng 12/2015.Thứ hai, dưỡng sức phục hồi sức khỏe: Sau khi ra viện mà sức khỏe vẫn yếuanh H được nghỉ dưỡng sức phục hồ sức khỏe từ 5 đến 10 ngày theo quy định tạiĐiều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơsở (287.500 VNĐ/ngày) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng40% mức lương cơ sở ( 460.000 VNĐ/ngày) nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sứckhoẻ tại cơ sở tập trung.Thứ ba, Trong hai tháng điều trị tai nạn lao động anh H sẽ được công ty trảnguyên lương theo quy định tại Điều 144, Điều 145 Bộ luật Lao động 2012. Do vẫnđược trả lương nên anh H vẫn phải đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng theoquy định của pháp luật.Thứ tư, sau khi điều trị vết thương tai nạn lao động anh H được giám địnhmức suy giảm khả năng lao động tại điểm a Khoản 1 Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội2014. Chi phí giám định sẽ do tổ chứ BHXH trả theo Khoản 1 Điều 84 Luật Bảohiểm xã hội 2014.Thứ năm, bắt đầu từ tháng 12/2015 khi ông H được nhận trợ cấp tai nạn laođộng hàng tháng thì tại điểm b Khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế quy định:“Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày;người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng”. Theo đó, ông Hsẽ được quỹ bảo hiểm xã hội đài thọ BHYT hàng tháng theo quy định của pháp luật.2. Điều trị tai nạn lao động tái phát.Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BHXH quy định:“Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặcđiều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phảinghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quyđịnh của Bộ Y tế.”Theo quy định trên, người lao động điều trị vết thương tai nạn lao động táiphát sẽ được hưởng chế độ ốm đau. Như vậy, 20 ngày điều trị vết thương tái anh Hsẽ được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật.a. Chế độ ốm đauTháng 1/ 2016 anh H phải vào viện điều trị vết thương tái phát. Thời giantham gia BHXH của anh là 20 năm 1 tháng. Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 26 LuậtBảo hiểm xã hội 2014 quy định:“Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người laođộng quy định tại các điểm a, b, c, d, và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theongày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quyđịnh như sau:a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đãđóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên”Trong năm 2016, anh H được phép nghỉ tối đa 40 ngày để hưởng chế độ ốmđau. Do đó, anh H năm viện điều trị vết thương tai nạn tái phát 20 ngày sẽ đượchưởng chế độ ốm đau. Quyền lợi anh H được hưởng gồm:Một là, trợ cấp ốm đau: Căn cứ Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014thì mức hưởng chế độ ốm đau được xác định như sau: “Người lao động hưởng chếđộ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luậtnày thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hộicủa tháng liền kề trước khi nghỉ việc.”Mức hưởngchế độ ốmTiền lương tháng 12/2015)=đau24 ngày× 75% × 20 ngàyHai là, dưỡng sức phục hồi sức khỏe: trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làmviệc mà sức khỏe chưa phục hồi thì anh H được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏetừ 5 đến 10 ngày theo quy định tại ĐIều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Thời giannghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do công ty và ban chấp hành công đoàn quyếtđịnh. Mức hưởng một ngày sẽ bằng 30% mức lương cơ sở tức bằng 345.000đồng/ngày.b. Trợ cấp tai nạn lao động sau khi điều trị vết thương tái phát tháng 1/2016.Tháng 1/2016 do vết thương tái phát, anh H phải vào viện điều trị mất 20ngày. Sau khi điều trị ra viện, anh H được xác định suy giảm 61% khả năng laođộng. Như vậy, anh H sẽ được nhận trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng với mứccao hơn. Căn cứ Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:“1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì đượchưởng trợ cấp hằng tháng.2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lươngcơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn đượchưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ mộtnăm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xãhội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kềtrước khi nghỉ việc để điều trị.”Thứ nhất, dựa trên mức suy giảm khả năng lao động: = (30% + 60%) MLCS= 90% MLCS = 1.035.000 VNĐThứ hai, dựa trên thời gian đóng bảo hiểm xã hội: = (0,5% + 0,3% × 20)MTL đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị = 6,5%MTL đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị.- Tổng mức trợ cấp: 1 tháng của ông A là 1.035.000 VNĐ + 6,5% MTL- Thời điểm hưởng trợ cấp mới: được tính từ tháng có kết luận của Hội đồnggiám định y khoa tức tháng 2/2012. Mặt khắc, căn cứ điểm b Khoản 2 Điều 12 LuậtBảo hiểm y tế 2014 thì anh H vẫn được quỹ bảo hiểm xã hội đóng BHYT hàngtháng: “Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dàingày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng”.- Giám định suy giảm khả năng lao động: Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 45Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sau khi điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát,anh H được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động. Chi phí giám định sẽdo quỹ BHYT chi trả theo Khoản 1 Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.Theo Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: “Người laođộng không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trongtháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính đểhưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”. Như vậy,20 ngày điều trị vết thương tái phát tức trong tháng 1/2016 anh H sẽ không phảiđóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó.3. Chế độ hưu trí của anh HTháng 1/2016, vết thương tái phát, anh phải vào viện điều trị 20 ngày. Saukhi ra viện, anh được xác định suy giảm 61% khả năng lao động. Mặc dù mới 52tuổi nhưng anh làm đơn xin nghỉ việc và đề nghị được giải quyết chế độ hưu trí.Căn cứ Khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:“Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởnglương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy địnhtại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trườnghợp sau đây:a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suygiảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suygiảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trởđi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suygiảm khả năng lao động từ 61% trở lên.”Theo quy định trên, năm 2016 thì nam đủ 51 tuổi và bị suy giảm khả năng laođộng từ 61% trở lên thì được nghỉ hưu. Trong trường hợp này, ông H đã đóngBHXH được 20 năm 1 tháng, bị suy giảm 61% khả năng lao động khi đang 52 tuổi.Do đó, ông A đủ điều kiện hưởng chế độ hưu sớm khi bị suy giảm khả năng laođộng. Mức hưởng lương hưu được xác định căn cứ vào Khoản 1 và Khoản 3 Điều56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:“1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tạiĐiều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóngbảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảohiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối vớinữ; mức tối đa bằng 75%.3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tạiĐiều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sauđó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.”- 15 năm đầu được tính bằng 45%;- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 20 là 5 năm, tính thêm: 5 x 2% = 10%;- 01 tháng được tính là nửa năm, tính thêm: 0,5 x 2% = 1%- Tổng các tỷ lệ trên là: 45% + 10% + 1% = 56% (chỉ tính tối đa bằng 75%);- Ông A nghỉ hưu trước tuổi 60 theo quy định là 8 năm1 nên tỷ lệ hưởnglương hưu tính giảm: 2 x 8% = 16%;Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của ông H là 56% - 16% =40%.1Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 115/2015Quyền lợi của ông H khi nghỉ hưu bao gồm:Thứ nhất, trợ cấp hưu trí hàng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lươngtháng đóng BHXH. Thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong quyết địnhnghỉ việc do người sử dụng lao động lập khi ông H đã đủ điều kiện hưởng lươnghưu theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.Thứ hai, khi hưởng lương hưu thì ông H sẽ được cơ quan BHXh đóng BHYThàng tháng theo điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2014.II. CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Y TẾNăm 1995 anh H làm việc tại công ty xây dựng Y. Vì vậy, hàng tháng anh Hđóng BHYT theo đối tượng quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm ytế 2014.(i) Ngày 2/10/2015 anh H bị tai nạn lao động phải nằm viện điều trị haitháng. Trong thời gian này, anh H được BHYT chi trả là 80% chi phí khám chữabệnh. Số tiền còn lại mà không được BHYT chi trả thì sẽ do công ty Y chi trả theoquy định tại Điều 144, Điều 145 Bộ luật lao động 2012. Anh H không phải chi trảbất kỳ khoản chi phí nào.(ii) Lần điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát tháng 1/2016.Khi anh H bị tai nạn lao động tháng 10/2015 thì sau khi điều trị xong, anhđược cơ quan BHXH trả trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng. Vì vậy, dù đóngBHYT theo công ty hay do cơ quan BHXH đóng thì anh H cũng được hưởng 80%.Do đó, mức quyền lợi tối đa mà BHYT chi trả cho đợt điều trị này là 80%. Số tiềncòn lại mà BHYT không chi trả thì anh H sẽ chịu toàn bộ.

Tài liệu liên quan

  • bài tập lớn môn an sinh xã hội bài tập lớn môn an sinh xã hội
    • 16
    • 1
    • 0
  • Bài thu hoạch môn an sinh xã hội đề tài : tìm hiểu phân tích một vấn đề về an sinh ppt Bài thu hoạch môn an sinh xã hội đề tài : tìm hiểu phân tích một vấn đề về an sinh ppt
    • 10
    • 1
    • 10
  • Đề cương học phần môn an sinh xã hội Đề cương học phần môn an sinh xã hội
    • 13
    • 1
    • 10
  • bài tập học kỳ môn tư tưởng bài tập học kỳ môn tư tưởng
    • 8
    • 562
    • 0
  • Bài tập học kỳ môn phương pháp học đai học ngành Luật Xác định một hình thức thi, kiểm tra phù hợp nhất với bản thân, giải thích tại sao và nêu ý nghĩa của việc xác đinh này Bài tập học kỳ môn phương pháp học đai học ngành Luật Xác định một hình thức thi, kiểm tra phù hợp nhất với bản thân, giải thích tại sao và nêu ý nghĩa của việc xác đinh này
    • 6
    • 983
    • 1
  • Bài tập học kỳ môn tư tưởng hồ chí minh Bài tập học kỳ môn tư tưởng hồ chí minh
    • 11
    • 805
    • 0
  • bài tập học kỳ môn an sinh xã hội bài tập học kỳ môn an sinh xã hội
    • 17
    • 1
    • 6
  • Bài tập học kỳ môn học luật an sinh xã hội Bài tập học kỳ môn học luật an sinh xã hội
    • 16
    • 1
    • 2
  • Bài tập học kỳ môn luật an sinh xã hội  đề bài số 3 Bài tập học kỳ môn luật an sinh xã hội đề bài số 3
    • 11
    • 1
    • 4
  • Bài tập học kỳ môn An sinh xã hội Bài tập học kỳ môn An sinh xã hội
    • 10
    • 617
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(29.42 KB - 16 trang) - Bài tập học kỳ môn An sinh xã hội Đề 05 Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Bài Tập Về Chế độ An Sinh Xã Hội