Bài Tập Java Có Lời Giải - Học Lập Trình Java - Viettuts

Học java core Lập trình hướng đối tượng(OOPs) trong java

Nội dung chính

  • Bài tập Java có lời giải
  • 1. Bài tập java cơ bản
  • 2. Bài tập chuỗi trong Java
  • 3. Bài tập mảng trong Java
  • 4. Bài tập về các thuật toán sắp xếp trong Java
  • 5. Bài tập java nâng cao
    • Bài tập quản lý sinh viên trong Java - console
    • Bài tập quản lý sinh viên trong Java - Swing

Bài tập Java có lời giải

Bài này cung cấp cho bạn danh sách các dạng bài tập khác nhau để bạn thực hành khi học java.

Bài tập java có lời giải

Note: Trước khi xem lời giải thì các bạn hãy tự làm trước nhé và hãy common hóa (phân tách thành phương thức riêng) những gì có thể sử dụng lại được.

1. Bài tập java cơ bản

Trong phần này, bạn phải nắm được các kiến thức về:

  • Các mệnh đề if-else, switch-case.
  • Các vòng lặp for, while, do-while.
  • Các từ khóa break và continue trong java.
  • Các toán tử trong java.
  • Mảng (array) trong java.
  • File I/O trong java.
  • Xử lý ngoại lệ trong java.

Bài 01:

Viết chương trình tìm tất cả các số chia hết cho 7 nhưng không phải bội số của 5, nằm trong đoạn 10 và 200 (tính cả 10 và 200). Các số thu được sẽ được in thành chuỗi trên một dòng, cách nhau bằng dấu phẩy.

Gợi ý:

  • Sử dụng vòng lặp for

Code mẫu:

package vn.viettuts.baitap; import java.util.ArrayList; import java.util.List; public class Bai01 { public static void main(String[] args) { List<Integer> list = new ArrayList<Integer>(); for (int i = 10; i < 201; i++) { if ((i % 7 == 0) && (i % 5 != 0)) { list.add(i); } } // hiển thị list ra màn hình showList(list); } public static void showList(List<Integer> list) { if (list != null && !list.isEmpty()) { int size = list.size(); for (int i = 0; i < size - 1; i++) { System.out.print(list.get(i) + ", "); } System.out.println(list.get(size - 1)); } } }

Kết quả:

14, 21, 28, 42, 49, 56, 63, 77, 84, 91, 98, 112, 119, 126, 133, 147, 154, 161, 168, 182, 189, 196

Bài 02:

Viết một chương trình tính giai thừa của một số nguyên dương n. Với n được nhập từ bàn phím. Ví dụ, n = 8 thì kết quả đầu ra phải là 1*2*3*4*5*6*7*8 = 40320.

Gợi ý:

  • Sử dụng đệ quy hoặc vòng lặp để tính giai thừa.

Code mẫu: sử dụng đệ quy

package vn.viettuts.baitap; import java.util.Scanner; public class GiaiThuaDemo2 { private static Scanner scanner = new Scanner(System.in); /** * main * * @author viettuts.vn * @param args */ public static void main(String[] args) { System.out.print("Nhập số nguyên dương n = "); int n = scanner.nextInt(); System.out.println("Giai thừa của " + n + " là: " + tinhGiaithua(n)); } /** * tinh giai thua * * @author viettuts.vn * @param n: so nguyen duong * @return giai thua cua so n */ public static long tinhGiaithua(int n) { if (n > 0) { return n * tinhGiaithua(n - 1); } else { return 1; } } }

Kết quả:

Nhập số nguyên dương n = 8 Giai thừa của 8 là: 40320

Bài 03:

Hãy viết chương trình để tạo ra một map chứa (i, i*i), trong đó i là số nguyên từ 1 đến n (bao gồm cả 1 và n), n được nhập từ bàn phím. Sau đó in map này ra màn hình. Ví dụ: Giả sử số n là 8 thì đầu ra sẽ là: {1: 1, 2: 4, 3: 9, 4: 16, 5: 25, 6: 36, 7: 49, 8: 64}.

Gợi ý:

  • Sử dụng vòng lặp for để lặp i từ 1 đến n.

Code mẫu:

package vn.viettuts.baitap; import java.util.HashMap; import java.util.Map; import java.util.Scanner; public class Bai03 { private static Scanner scanner = new Scanner(System.in); public static void main(String[] args) { System.out.print("Nhập số nguyên dương n = "); int n = scanner.nextInt(); Map<Integer, Integer> map = new HashMap<Integer, Integer>(); for (int i = 1; i < n + 1; i++) { map.put(i, i * i); } System.out.println(map); } }

Kết quả:

Nhập số nguyên dương n = 10 {1=1, 2=4, 3=9, 4=16, 5=25, 6=36, 7=49, 8=64, 9=81, 10=100}

Bài 04:

Viết chương trình giải phương trình bậc 2: ax2 + bx + c = 0.

Code mẫu:

package vn.viettuts.baitap; import java.util.Scanner; /** * Giải phương trình bậc 2 * * @author viettuts.vn */ public class PhuongTrinhBac2 { private static Scanner scanner = new Scanner(System.in); /** * main * * @param args */ public static void main(String[] args) { System.out.print("Nhập hệ số bậc 2, a = "); float a = scanner.nextFloat(); System.out.print("Nhập hệ số bậc 1, b = "); float b = scanner.nextFloat(); System.out.print("Nhập hằng số tự do, c = "); float c = scanner.nextFloat(); giaiPTBac2(a, b, c); } /** * Giải phương trình bậc 2: ax2 + bx + c = 0 * * @param a: hệ số bậc 2 * @param b: hệ số bậc 1 * @param c: số hạng tự do */ public static void giaiPTBac2(float a, float b, float c) { // kiểm tra các hệ số if (a == 0) { if (b == 0) { System.out.println("Phương trình vô nghiệm!"); } else { System.out.println("Phương trình có một nghiệm: " + "x = " + (-c / b)); } return; } // tính delta float delta = b*b - 4*a*c; float x1; float x2; // tính nghiệm if (delta > 0) { x1 = (float) ((-b + Math.sqrt(delta)) / (2*a)); x2 = (float) ((-b - Math.sqrt(delta)) / (2*a)); System.out.println("Phương trình có 2 nghiệm là: " + "x1 = " + x1 + " và x2 = " + x2); } else if (delta == 0) { x1 = (-b / (2 * a)); System.out.println("Phương trình có nghiệm kép: " + "x1 = x2 = " + x1); } else { System.out.println("Phương trình vô nghiệm!"); } } }

Kết quả:

Nhập hệ số bậc 2, a = 2 Nhập hệ số bậc 1, b = 1 Nhập hằng số tự do, c = -1 Phương trình có 2 nghiệm là: x1 = 0.5 và x2 = -1.0

Bài 05:

Viết chương trình chuyển đổi một số tự nhiên ở hệ số 10 thành một số ở hệ cơ số B (1

Từ khóa » Các Bài Toán Java Cơ Bản