Bài Tập Kế Toán Tài Chính 1 - Kế Toán Hàng Tồn Kho - Bài 1

  1. Bài tập kế toán tài chính 1 – kế toán hàng tồn kho – bài 1 – có lời giải chi tiết
    1. Bài 2.
      1. Tồn đầu tháng:
      2. Trong tháng:
    2. Yêu cầu:
    3. Bài giải
      1. Đầu kỳ:
      2. Nhập kho
      3. 2. Xuất kho
        1. Phương pháp FIFO:
        2. Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:
        3. Phương pháp bình quân cuối kỳ:
      4. 3. Trả tiền:
      5. 4. Xuất kho:
        1. Phương pháp FIFO:
        2. Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:
        3. Phương pháp bình quân cuối kỳ:
      6. 5. Nhập kho:
      7. 6. Xuất kho:
        1. Phương pháp FIFO:
        2. Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:
        3. Phương pháp bình quân cuối kỳ:

Bài tập kế toán tài chính 1 – kế toán hàng tồn kho – bài 1 – có lời giải chi tiết

Hàng tồn kho là một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Nó góp phần giúp cho giúp công ty sản xuất, kinh doanh liên tục

Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ với các bạn: Bài tập kế toán tài chính 1 – kế toán hàng tồn kho – bài 1

Bài 2.

Tại 1 doanh nghiệp SX tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tình hình nhập – xuất vật liệu như sau:

Tồn đầu tháng:

Vật liệu (VL) A: 800kg x 60.000đ, VL B: 200kg x 20.000đ

Trong tháng:

1. Mua 500kg VL A, đơn giá chưa thuế 62.000đ/kg và 300kg VL B, đơn giá chưa thuế 21.000đ/kg, thuế suất thuế GTGT của VL A và VL B là 10%, VL nhập kho đủ, tiền chưa trả. Chi phí vận chuyển VL 176.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 16.000đ, phân bổ cho hai loại vật liệu theo khối lượng.

2. Xuất kho 1.000kg VL A và 300kg VL B trực tiếp SX sản phẩm.

3. Dùng TGNH trả nhợ người bán ở nghiệp vụ 1 sau khi trừ khoản chiết khấu thanh toán 1% giá mua chưa thuế.

4. Xuất kho 50kg VL B sử dụng ở bộ phận QLDN.

5. Nhập kho 700kg VL A, đơn giá chưa thuế 61.000đ và 700kg VL B, đơn giá chưa thuế 19.000đ do người bán chuyển đến, thuế GTGT là 10%, đã thanh toán đủ  bằng tiền chuyển khoản.

6. Xuất kho 600kg VL A và 400kg VL B vào trực tiếp SX sản phẩm.

Yêu cầu:

Tính toán và trình bày bút toán ghi sổ  tình hình trên theo hệ  thống KKTX với các

phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Nhập trước – Xuất trước (FIFO), bình quân gia quyền cuối kỳ, bình quân gia quyền liên hoàn.

Bài giải

Đầu kỳ:

A =  48.000.000   = 800 x 60.000

B =   4.000.000   = 200 x 20.000

Nhập kho

Nợ TK 152 (A):   31.000.000  = 500 x 62.000

Nợ TK 133 (A):   3.100.000

Có TK 331:  34.100.000

Nợ TK 152 (B):   6.300.000   = 300 x 21.000

Nợ TK 133:   630.000

Có 331:   6.930.000

Nợ TK 152 (A):   100.000  = (176.000 − 16.000) 𝑥 (500 : 800)

Nợ TK 152 (B):   60.000  = (176.000 − 16.000) 𝑥 (300 : 800)

Nợ TK 133:   16.000

Có TK 111:   176.000

Giá VL A (tính luôn chi phí vận chuyển): 62.200 = (31.000.000 + 100.000) : 500

Giá VL B (tính luôn chi phí vận chuyển): 21.200 = (6.300.000 + 60.000) : 300

2. Xuất kho

Phương pháp FIFO:

Nợ TK 621:   66.560.000

Có TK 152 (A):  60.440.000   = 800 x 60.000 + 200 x 62.200

Có TK 152 (B):   6.120.000   = 200 x 20.000 + 100 x 21.200

Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:

Giá trung bình của A: 60.850 = 800 𝑥 60.000 + 500 𝑥 62.200 800 + 500

Giá trung bình của B: 20.720 = 200 𝑥 20.000 + 300 𝑥 21.200 200 + 300

Nợ TK 621: 67.066.000

Có TK 152 (A):  60.850.000   = 60.850 x 1.000

Có TK 152 (B):   6.216.000   = 20.720 x 300

Phương pháp bình quân cuối kỳ:

Giá trung bình cuối kỳ của A: 60.900 = 800 𝑥 60.000 + 500 𝑥 62.200 + 700 𝑥 61.000 800 + 500 + 700

Giá trung bình cuối kỳ của B: 19.720 = 200 𝑥 20.000 + 300 𝑥 21.200 + 700 𝑥 19.000 200 + 300 + 700

Nợ TK 621:   66.816.000

Có TK 152 (A):  60.900.000  = 60.900 x 1.000

Có TK 152 (B):   5.916.000   = 19.720 x 300

3. Trả tiền:

Nợ TK 331:   373.000   = (31.000.000 + 6.300.000) x 1%

Có TK 515:   373.000

Nợ TK 331:   40.657.000   = (34.100.000 + 6.930.000) – 373.000

Có TK 112: 40.657.000

4. Xuất kho:

Phương pháp FIFO:

Nợ TK 642:   1.060.000

Có TK 152 (B):   1.060.000   = 50 x 21.200

Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:

Giá trung bình của B: 20.720 = 20.720 𝑥 200 + 0 𝑥 0 200+0

Nợ TK 642:   1.036.000

Có TK 152 (B):   1.036.000   = 50 x 20.720

Phương pháp bình quân cuối kỳ:

Nợ TK 642:   986.000

Có TK 152 (B):   986.000   = 50 x 19.720

5. Nhập kho:

Nợ TK 152 (A):   42.700.000   = 700 x 61.000

Nợ TK 152 (B):   13.300.000   = 700 x 19.000

Nợ TK 133:   5.600.000   = (42.700.000 + 13.300.000) x 10%

Có TK 112:  61.600.000

6. Xuất kho:

Phương pháp FIFO:

Nợ TK 621:   44.890.000

Có TK 152 (A):  36.960.000   = 300 x 62.200 + 300 x 61.000

Có TK 152 (B):   7.930.000   = 150 x 21.200 + 250 x 19.000

Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn:

Giá trung bình của A: 60.960 = 60.850 𝑥 300 + 61.000 𝑥 700 300 + 700

Giá trung bình của B: 19.300 = 20.720 𝑥 150 + 19.000 𝑥 700 150 + 700

Nợ TK 621:   44.296.000

Có TK 152 (A):  36.576.000   = 600 x 60.960

Có TK 152 (B):   7.720.000   = 400 x 19.300

Phương pháp bình quân cuối kỳ:

Nợ TK 621:   44.428.000

Có TK 152 (A):  36.540.000   = 600 x 60.900

Có TK 152 (B):   7.888.000   = 400 x 19.720

Tham khảo:

Bài tập kế toán tài chính 1 – tập hợp chi phí sản xuất – có lời giải chi tiết

Nguyên tắc kế toán hàng tồn kho theo thông tư 133

Trên đây là mẫu Bài tập kế toán tài chính 1 – kế toán hàng tồn kho – bài 1

BÀI LIÊN QUAN:Kinh tế vi mô là gì? Cho ví dụ số liệu bài tập kinh tế vĩ môBài tập báo cáo tài chính hợp nhất: PHẦN 3 - Xác định lợi nhuậnMẫu câu hỏi trắc nghiệm bài tập kinh tế vĩ mô có đáp ánBài tập kế toán tài chính 1 - tập hợp chi phí sản xuất - có lời giải chi tiếtBài tập kế toán tài chính 1 - hạch toán các khoản đầu tư ngắn hạn - bài 1

Từ khóa » Bài Tập Về Hạch Toán Hàng Tồn Kho