Bài Tập Kinh Tế Học Chính Trị Mác - Lênin - ĐH Quốc Gia Hà Nội

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Bài tập Kinh tế học chính trị Mác - Lênin - ĐH Quốc gia Hà Nội pdf Số trang Bài tập Kinh tế học chính trị Mác - Lênin - ĐH Quốc gia Hà Nội 29 Cỡ tệp Bài tập Kinh tế học chính trị Mác - Lênin - ĐH Quốc gia Hà Nội 593 KB Lượt tải Bài tập Kinh tế học chính trị Mác - Lênin - ĐH Quốc gia Hà Nội 0 Lượt đọc Bài tập Kinh tế học chính trị Mác - Lênin - ĐH Quốc gia Hà Nội 17 Đánh giá Bài tập Kinh tế học chính trị Mác - Lênin - ĐH Quốc gia Hà Nội 4.8 ( 20 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 29 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Kinh tế học chính trị Mác - Lênin Bài tập Kinh tế học chính trị Khái niệm Kinh tế học chính trị Phạm trù Kinh tế học chính trị giá trị thặng dư Hình thái của Tư bản

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BÀI TẬP KINH TẾ HỌC CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN SINH VIÊN : HOÀNG VĂN TRỌNG LỚP : K54 Địa lý QUÊ QUÁN : Giao Thủy – Nam Định ĐIỆN THOẠI : 0974 971 149 EMAIL : hoangtronghus@gmail.com Hà Nội 11/06/2014 Lời chia sẻ Lý luận chính trị là nhóm môn học bắt buộc đối với các ngành đào tạo hiện nay. Hầu hết các ngành không chuyên về lý luận chính trị phải học 4 môn: Nguyên lý 1, Nguyên lý 2, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã biên soạn lại nội dung Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin. Theo đó, Chủ nghĩa Mác Lênin được giới thiệu trong 2 môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin phần 1 hay Nguyên lý 1 (bao gồm phần Triết học) và Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin phần 2 hay Nguyên lý 2 (bao gồm phần Kinh tế học chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học). Như vậy môn Nguyên lý 2 có hai nội dung lớn là Kinh tế học chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Không nên nhầm lẫn giữa môn Nguyên lý 2 và môn Triết 2. Trước kia khi có sự phân chia khác thì môn Triết học được chia thành 2 môn: Triết 1 (gồm toàn bộ lý luận Triết học trước Mác) và Triết 2 (chính là Triết học Mác – Lênin). Vì vậy, Nguyên lý 2 và Triết 2 là hoàn toàn khác nhau. Kinh tế học chính trị Mác – Lênin là cơ sở cho các môn Kinh tế học chuyên sâu khác và có ý nghĩa to lớn đối với thực tiễn hiện nay. Trong nội dung Kinh tế học chính trị của môn Nguyên lý 2 có xuất hiện các dạng bài tập liên quan tới phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, mình viết file bài tập này với mong muốn có thể chia sẻ và trao đổi cùng các bạn. Để làm và hiểu được các bài tập thì trước hết phải hiểu các khái niệm, phạm trù. Phần đầu mình có tóm tắt một số khái niệm công cụ liên quan tới bài tập.  Trên đây là chút kiến thức ít ỏi mà mình muốn chia sẻ cùng các bạn. Do hạn chế nhận thức về môn học nên chắc chắn còn nội dung nào đó viết chưa đúng hoặc chưa đầy đủ, rất mong các bạn thông cảm và góp ý để mình hoàn thiện thêm. Mọi thắc mắc xin gửi về địa chỉ email: hoangtronghus@yahoo.com.vn hoặc hoangtronghus@gmail.com Hoàng Văn Trọng Cập nhật 11/06/2014 MỤC LỤC PHẦN A: MỘT SỐ KHÁI NIỆM, PHẠM TRÙ LIÊN QUAN TỚI BÀI TẬP .............................. 2 1. Năng suất lao động ............................................................................................................. 2 2. Cường độ lao động ............................................................................................................. 2 3. Giá trị hàng hóa .................................................................................................................. 2 4. Giá trị thặng dư .................................................................................................................. 2 5. Tư bản bất biến và tư bản khả biến .................................................................................... 2 6. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư ...................................................... 2 7. Thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư................................................ 3 8. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ........................................................................ 3 9. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản ...................................................................................... 3 10. Cấu tạo hữu cơ của tư bản ................................................................................................ 3 11. Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản .......................................................................... 3 12. Tư bản cố định và tư bản lưu động .................................................................................. 4 13. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) .............................................................................. 4 14. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận ......................................................................................... 4 15. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất ........................................................................... 5 16. Lợi tức cho vay, cổ tức và địa tô TBCN .......................................................................... 5 PHẦN B: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP ............................................................................................ 6 Dạng 1: Xác định sự biến thiên (tăng lên hay giảm xuống như thế nào) của giá trị tổng sản phẩm hàng hóa và giá trị của một đơn vị sản phẩm hàng hóa. .............................................. 6 Dạng 2: Xác định cấu thành lượng giá trị của tổng sản phẩm hàng hóa và của một đơn vị sản phẩm hàng hóa. Từ đó tính giá trị lao động sống (lao động hiện tại) ứng với tổng sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. .............................................................................................. 9 Dạng 3: Bài tập liên quan tới thời gian lao động trong ngày, tiền công trong CNTB, các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. ................................................................................ 14 Dạng 4: Liên quan đến sự chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản, tích tụ tư bản – tập trung tư bản, tuần hoàn và chu chuyển tư bản, tư bản cố định – tư bản lưu động, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, cấu tạo hữu cơ của tư bản, giá cả sản xuất,… ................................. 19 Dạng 5: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Các hình thái của tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư. Đây là dạng rất hay thi cuối kỳ (dạng trọng tâm) ............................... 21 Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 1 Cập nhật 11/06/2014 PHẦN A: MỘT SỐ KHÁI NIỆM, PHẠM TRÙ LIÊN QUAN TỚI BÀI TẬP 1. Năng suất lao động Là số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian (hoặc lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm). Năng suất lao động phản ánh năng lực của người sản xuất. 2. Cường độ lao động Là mức hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Cường độ lao động nói lên mức độ khẩn trương, căng thẳng, mệt nhọc của người lao động. 3. Giá trị hàng hóa Giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng, giản đơn, xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa được cấu thành từ giá trị cũ (c) và giá trị mới (v + m). Vì vậy, kết cấu của giá trị hàng hóa như sau: W=c+v+m 4. Giá trị thặng dư Giá trị thặng dư là bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. 5. Tư bản bất biến và tư bản khả biến Sự phân chia tư bản bất biến và tư bản khả biến dựa vào vai trò tạo ra giá trị thặng dư. TB bất biến không tạo ra giá trị thặng dư còn TB khả biến thì tạo ra giá trị thặng dư. Tư bản bất biến (c): là bộ phận tư bản chuyển thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, nó không thay đổi về lượng giá trị khi chuyển vào sản phẩm. Đó là bộ phận tư bản dùng để mua máy móc, nguyên nhiên liệu. Tư bản khả biến (v): là bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động của người công nhân, thông qua lao động trừu tượng của người công nhân mà tăng lên về lượng. TB khả biến là hình thức biểu hiện của hao phí lao động sống và là nguồn gốc sinh ra GTTD. 6. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó. m'  m .100% v Khối lượng giá trị thặng dư là tích của tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng: M  m'. V Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 2 Cập nhật 11/06/2014 7. Thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư Thời gian lao động tất yếu là một phần của ngày lao động mà công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang giá với sức lao động của mình. Thời gian lao động thặng dư là thời gian dôi ra ngoài thời gian lao động tất yếu. Đây là khoảng thời gian mà người công nhân tạo ra giá trị thặng dư. 8. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu trong khi năng suất lao động xã hội, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó mà tăng thời gian lao động thặng dư lên trong khi điều kiện ngày lao động vẫn như cũ. Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.  Có hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nhưng tạo ra ba loại giá trị thặng dư. 9. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá trị thặng dư trong từng xí nghiệp nào đó, là kết quả trực tiếp của tích lũy tư bản. Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất nhưng tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn. 10. Cấu tạo hữu cơ của tư bản Là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật của tư bản quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Cấu tạo hữu cơ: c v 11. Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua 3 giai đoạn, lần lượt mang 3 hình thái khác nhau, thực hiện 3 chức năng khác nhau rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn lên (tức là có kèm theo giá trị thặng dư) Chu chuyển tư bản là sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là quá trình đổi mới, diễn ra liên tục không ngừng và thường xuyên lặp đi lặp lại. Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm. Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 3 Cập nhật 11/06/2014 n CH ch Trong đó: n là số vòng chu chuyển, CH là thời gian 1 năm, ch là thời gian cho một vòng chu chuyển 12. Tư bản cố định và tư bản lưu động Sự phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động dựa vào phương thức dịch chuyển giá trị của từng bộ phận tư bản vào sản phẩm. Tư bản cố định thì dịch chuyển dần dần giá trị của nó vào sản phẩm còn tư bản lưu động thì dịch chuyển toàn bộ giá trị của nó vào sản phẩm. Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất biểu hiện dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng,…tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần dần từng phần theo mức độ hao mòn trong quá trình sản xuất. Tư bản lưu động là một bộ phận của tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên nhiên liệu, sức lao động,…mà giá trị của nó chuyển hết vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất.  Như vậy, sự phân chia TB bất biến, TB khả biến, TB cố định, TB lưu động là dựa trên nhưng tiêu chí khác nhau. Nhưng ta có: TB bất biến > TB cố định TB khả biến < TB lưu động TB bất biến + TB khả biến = TB cố định + TB lưu động 13. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) Là phần giá trị bù lại giá trị của TLSX và sức lao động đã tiêu dùng trong quá trình sản xuất. Đó chính là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa. Chi phí TBCN = c + v Chi phí TBCN ≤ TB ứng trước. 14. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận (p) là số tiền mà nhà tư bản thu được sau khi đã bù đắp đủ chi phí sản xuất TBCN: p=W–k Tỷ suất lợi nhuận (p’) là tỷ số phần trăm giữa khối lượng lợi nhuận và toàn bộ tư p .100 % bản ứng trước: p'  cv Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 4 Cập nhật 11/06/2014 15. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư và tổng tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất TBCN. Đây là tỷ suất lợi nhuận chung giữa các ngành p'   m .100 %  (c  v) Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của các ngành đó như thế nào. p  p'. k Giá cả sản xuất là hình thức biểu hiện của giá trị hàng hóa khi có sự hình thành lợi nhuận bình quân. Giá cả sản xuất: k  p  c  v  p 16. Lợi tức cho vay, cổ tức và địa tô TBCN Lợi tức cho vay là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho vay đã bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử dụng. + Giới hạn của lợi tức cho vay: 0  z  p + Tỷ suất lợi tức: z'  z .100 %  TB cho vay Cổ tức hay lợi tức cổ phiếu là số tiền mà cổ đông có quyền lĩnh ở công ty cổ phần, dựa trên lượng cổ phiếu mà cổ đông có trong công ty đó. Địa tô TBCN là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh trong nông nghiệp phải trả cho địa chủ với tư cách là chủ ruộng đất cho thuê. Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 5 Cập nhật 11/06/2014 PHẦN B: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Xác định sự biến thiên (tăng lên hay giảm xuống như thế nào) của giá trị tổng sản phẩm hàng hóa và giá trị của một đơn vị sản phẩm hàng hóa. Bài 1: Trong 8h, những người công nhân sản xuất được 16 sản phẩm với tổng giá trị là 80000 $. Hỏi giá trị tổng sản phẩm và giá trị của một sản phẩm là bao nhiêu nếu: a) Năng suất lao động tăng 2 lần. b) Năng suất lao động giảm 1,5 lần. c) Cường độ lao động tăng 1,5 lần. d) Cường độ lao động giảm 2 lần. e) Năng suất tăng 3 lần và cường độ tăng 2 lần. f) Năng suất tăng 2 lần và cường độ giảm 1,5 lần. g) Năng suất giảm 1,5 lần và cường độ tăng 1,2 lần. h) Năng suất giảm 2 lần và cường độ giảm 3 lần. Lời giải: a) Năng suất lao động tăng 2 lần: Khi năng suất tăng k lần thì giá trị của tổng sản phẩm không đổi nhưng giá trị của một sản phẩm giảm xuống k lần. + Giá trị của tổng sản phẩm là: 80000 ($) + Giá trị của một sản phẩm là: 80000 : 16 : 2 = 2500 ($) b) Năng suất lao động giảm 1,5 lần: Tương tự, khi giảm năng suất k lần thì giá trị tổng sản phẩm không đổi nhưng giá trị của một sản phẩm tăng lên k lần. + Giá trị của tổng sản phẩm là: 80000 ($) + Giá trị của một sản phẩm là: 80000 : 16. 1,5 = 7500 ($) c) Cường độ lao động tăng 1,5 lần: Việc tăng cường độ lao động về bản chất cũng giống như tăng thời gian lao động khi ở mức cường độ lao động bình thường. Vì vậy, khi tăng cường độ lao động tăng lên k lần thì giá trị tổng sản phẩm tương ứng cũng tăng lên k lần nhưng giá trị của một sản phẩm thì không đổi. + Giá trị của tổng sản phẩm là: 80000. 1,5 = 120000 ($) + Giá trị của một sản phẩm là: 80000 : 16 = 5000 ($) d) Cường độ lao động giảm 2 lần: Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 6 Cập nhật 11/06/2014 Khi cường độ lao động giảm thì giá trị tổng sản phẩm giảm do số lượng sản phẩm giảm xuống, nhưng giá trị của một sản phẩm không thay đổi. + Giá trị của tổng sản phẩm là: 80000 : 2 = 40000 ($) + Giá trị của một sản phẩm là: 80000 : 16 = 5000 ($) e) Năng suất tăng 3 lần và cường độ tăng 2 lần: Chỉ có cường độ lao động mới ảnh hưởng đến giá trị tổng sản phẩm và chỉ có năng suất lao động mới ảnh hưởng đến giá trị của một sản phẩm. + Giá trị của tổng sản phẩm là: 80000. 2 = 160000 ($) + Giá trị của một sản phẩm là: 5000 : 3 = 1666,7 ($) f) Năng suất tăng 2 lần và cường độ giảm 1,5 lần: + Giá trị của tổng sản phẩm là: 80000 : 1,5 = 53333,3 ($) + Giá trị của một sản phẩm là: 5000 : 2 = 2500 ($) g) Năng suất giảm 1,5 lần và cường độ tăng 1,2 lần: + Giá trị của tổng sản phẩm là: 80000. 1,2 = 96000 ($) + Giá trị của một sản phẩm là: 5000. 1,5 = 7500 ($) h) Năng suất giảm 2 lần và cường độ giảm 3 lần: + Giá trị của tổng sản phẩm là: 80000 : 3 = 26666,7 ($) + Giá trị của một sản phẩm là: 5000. 2 = 10000 ($) * Chương trình dùng để giải bài tập dạng 1 (viết bằng ngôn ngữ C): #include #include main() { int o; float n,G,k,h,z; printf("\n Nhap vao tong so san pham san xuat duoc: "); scanf("%f",&n); printf(" Nhap vao gia tri cua tong so san pham tren: "); scanf("%f",&G); printf("\n Nhap phim tuong ung voi cac truong hop sau:\n"); printf("\t1 - Tang nang suat lao dong.\n"); Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 7 Cập nhật 11/06/2014 printf("\t2 - Giam nang suat lao dong.\n"); printf("\t3 - Tang cuong do lao dong.\n"); printf("\t4 - Giam cuong do lao dong.\n"); printf("\t5 - Tang nang suat va tang cuong do.\n"); printf("\t6 - Tang nang suat va giam cuong do.\n"); printf("\t7 - Giam nang suat va tang cuong do.\n"); printf("\t8 - Giam nang suat va giam cuong do.\n\n\t"); tieptuc:scanf("%d",&o);printf("\n"); switch(o) { case 1: {printf(" Nhap so lan tang nang suat: ");scanf("%f",&k); printf(" => Gia tri tong san pham la: %.0f$\n la: %.0f$\n",G,G/n/k); Gia tri mot san pham break; } case 2: {printf(" Nhap so lan giam nang suat: ");scanf("%f",&k); printf(" => Gia tri tong san pham la: %.0f$\n la: %.0f$\n",G,G/n*k); Gia tri mot san pham break; } case 3: {printf(" Nhap so lan tang cuong do: ");scanf("%f",&h); printf(" => Gia tri tong san pham la: %.0f$\n la: %.0f$\n",G*h,G/n); Gia tri mot san pham break; } case 4: {printf(" Nhap so lan giam cuong do: ");scanf("%f",&h); printf(" => Gia tri tong san pham la: %.0f$\n la: %.0f$\n",G/h,G/n); Gia tri mot san pham break; } case 5: {printf(" Nhap so lan tang nang suat va so lan tang cuong do: ");scanf("%f%f",&k,&h); Hoàng Văn Trọng – 0974.971.149 8 This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Bài tiểu luận mẫu Trắc nghiệm Sinh 12 Hóa học 11 Đồ án tốt nghiệp Đề thi mẫu TOEIC Lý thuyết Dow Mẫu sơ yếu lý lịch Thực hành Excel Đơn xin việc Tài chính hành vi Atlat Địa lí Việt Nam Giải phẫu sinh lý adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Bài Tập Kinh Tế Chính Trị Pdf