Bài Tập Logic Học Hlu. Khái Niệm Và Các Sơ đồ Biểu Diễn Quan Hệ ...

Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kinh tế - Quản lý
Bài tập Logic học hlu. khái niệm và các sơ đồ biểu diễn quan hệ giữa các khái niệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.7 KB, 12 trang )

Phần ICâu 2: Hãy làm rõ mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ, cho ví dụ minh họa.Trả lời: Quá trình nhận thức gồm hai giai đoạn: nhận thức cảm tính và nhậnthức lí tính. Tư duy chính là giai đoạn nhận thức lí tính,dựa vào những tàiliệu thu nhận được ở giai đoạn nhận thức cảm tính ,trong đầu óc con ngườinảy sinh các hoạt động:phân tích ,so sánh,tổng hợp,trừu tượng hóa,khái quáthóa,rút ra những thuộc tính chung,bản chất của đối tượng phản ánh hìnhthành nên khái niệm. Sự liên kết giữa các khái niệm để khẳng định hoặc phủđịnh vấn đề nào đó của đối tượng nhận thức là phán đoán. Từ những phánđoán đã có rút ra phán đoán mới là suy luận. Khái niệm,phán đoán,suy luậnlà các hình thức của tư duy.Như vậy,tư duy là trình độ cao của quá trìnhnhận thức,là sự phản ánh khái quát ,gián tiếp ,tích cực và sáng tạo về thế giớikhách quan.Tư duy là phi vật chất nhưng nó phụ thuộc vào bộ não,cái vật chất chứa đựngnó. Yếu tố sinh học-quá trình sinh lí của bộ não người là yếu tố cơ bản của tưduy nhưng yếu tố xã hội lại la yếu tố có tính chất quyết định. Như vậy, tư duylà sản phẩm của xã hội xét cả về nguồn gốc lẫn phương thức hoạt động và kếtquả của nó bởi lé nó chỉ tồn tại trong mối liên hệ không thể tách rời khỏi hoạtđộng lao động và ngôn ngữ là hoạt động mang tính đặc trưng của. con ngườiTư duy phản ánh khái quát hiện thực khách quan là khả năng con người xâydựng được các khái niệm và liên kết các khái niệm,phát hiện ra các quy luậttương ứng của hiện thực. Khi xây dựng khái niệm,liên kết các khái niệm,khám phá phát hiện quy luật,tư duy đã trừu tượng đi những dấu hiệu ngẫunhiên, không bản chất phản ánh những dấu hiệu chung và bản chất của sựvật,hiện tượng của hiện thực. Tư duy phản ánh hiện thực khách quan mộtcách gián tiếp là sự phản ánh thông qua giai đoạn nhận thức cảm tính. Thêmvào đó là khả năng duy lí, từ những tri thức đã có ta rút ra những tri thứcmới. Đồng thời tính gián tiếp của tư duy còn được thể hiện thông qua hìnhthức tồn tại và hiện thực trực tiếp của nó là hệ thống ngôn ngữ mang tính vậtchất. Tính tích cực của tư duy trong quá trình phản ánh hiện thực kháchquan còn ở chỗ tư duy vượt lên nhận thức cảm tính, tự nó xây dựng lên hệthống các tri thức về hiện thực khách quan trong tính toàn vẹn đầy đủ,tiếntới phản ánh bản chất của sự vật.quá trình tư duy chỉ diễn ra khi xuất hiệnvấn đề và vấn đề trở thành tình huống có vấn đề của tư duy,đòi hỏi chủ thểphải có nhu cầu,mong muốn giải quyết vấn đề đó. Mặt khác,chủ thể cũng phảicó tri thức cần thiết có liên quan thì việc giải quyết vấn đề mới có thể diễn ravà quá trình tư duy mới diễn ra được. Như vậy, nhu cầu và lợi ích là động lựcthúc đẩy tính tích cực của tư duy,thúc đẩy con người nhận thức và cải tạohiện thực khách quan.Tư duy là quá trình sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần. Các sựvật,hiện tượng của thế giới khách quan được phản ánh vào trong đầu óc conngười nhưng đã được cải biến ,tức là đã có sự trừu tượng hóa,khái quát hóahướng vào nhận thức bản chất của đối tượng. Như vậy,tính sáng tạo của tưduy thể hiện ở chỗ trong quá trình phản ánh hiện thực, tư duy đã phân tích,tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa,hệ thống hóa những dấu hiệu củađối tượng , xây dựng lên các khái niệm ; kết hợp các khái niệm thành phánđoán và từ những tri thức đã có sáng tạo ra tri thức mới; là khả năng phảnánh vượt trước, dự báo tương lai; là quá trình mô hình hóa khái niệm và hiệnthực hóa tư tưởng v.v.. khi nói đến tính sáng tạo của tư duy cũng phả thừanhận,năng lực sáng tạo của tư duy ở mỗi người là không giống nhau, nó bịchi phối bởi nhiều yếu tố như điều kiện lịch sử- xã hội,thể chất, hoàn cảnhgiáo dục của mỗi cá nhân, môi trường chính trị...Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu âm thanh,chữ viết hoặc cử chỉ hành động chứađựng thông tin về đối tượng phản ánh để làm phương tiện giao tiếp giữa conngười với con ngườiMối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ: Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngônngữ.Tư duy được vật chất hóa dưới dạng ngôn ngữ. Tư duy không thể tồntại ,tạo lập hay phát triển bên ngoài ngôn ngữ, sự xuất hiện của tư duy đồngthời với sự xuất hiện của ngôn ngữ và ngược lại. Vì vậy V.I.Lênin nói “lịch sửcủa tư duy bằng lịch sử của ngôn ngữ”Tư duy mang tính có vấn đề, tính gián tiếp, tính trừu tượng và khái quát là donó gắn chặt với ngôn ngữ. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ mật thiết vớinhau. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư duy của con người không thểdiễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy (khái niệm, phánđoán…)cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận.Ví dụ: Nếu không có ngôn ngữ thì những sự kiện lịch sử sẽ không được ghichép truyền lại cho đời sau và đời sau không thể hiểu biết về những sựu kiệntrong quá khứ cũng như tiến trình phát triển của xã hội loài người.Ngôn ngữ cố định lại kết quả của tư duy, là phương tiện biểu đạt kết quả tưduy, do đó có thể khách quan hóa kết quả tư duy cho người khác và cho bảnthân chủ thể tư duy. Ngược lại, nếu không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ lànhững chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ không phải là tư duymà chỉ là phương tiện của tư duy.Ngôn ngữ của chúng ta ngày nay là kết quả của quá trình phát triển tư duylâu dài trong lịch sử phát triển của nhân loại, do đó ngôn ngữ luôn thể hiệnkết quả tư duy của con người.Ví dụ: Công thức tính chu vi của tam giác là, trong đó , vàlà các cạnh của tam giác, sở dĩ có công thức này là do kết quả của quá trìnhcon người tìm hiểu tính toán. Nếu không có tư duy thì rõ ràng công thức nàyvô nghĩa.Câu 5:Phân tích ý nghĩa của việc học tập,nghiên cứu logic học và liên hệ vớichuyên nghành được đào tạo.Nói đến ngành luật thì đầu tiên mà mỗi chúng nghĩ đến có lẽ là hình ảnhngười luật sư đứng biện hộ trước tòa. Trên thực tế sinh viên ngành luật ratrường có thể công tác trong tòa án hoặc công tác trong các cơ quan như:Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, phòng công chứng nhà nước, bộ tư pháp.Logic là một bộ môn rất quan trọng đối với sinh viên các trường luật. Việchọc tập môn logic mang lại nhiều ý nghĩa to lớn cho con đường sự nghiệp saunày của sinh viên.Đầu tiên, học tập và nghiên cứu logic học góp phần nâng cao năng lực tư duycủa mỗi người, học tập,nghiên cứu logic học cung cấp cho người học nhữngkiến thức cơ bản để hiểu biết về tư duy một cách hệ thống sâu sắc và toàndiện để từ đó vận dụng một cách tự giác sự hiểu biết đó vào lĩnh vực tưduy,mặt khác còn thông qua quá trình học tập,nghiên cứu thực hiệc các thaotác logic là điều kiện để rèn luyện các kĩ năng tư duy.Người học luật cần phảibiết tư duy theo đúng những quy tắc, quy luật để đạt tới chân lí trong quátrình nhận thức thế giới,có cách tiếp cận vấn đề theo đa phương diện và việcnghiên cứu học tập logic sẽ tăng thêm tính hệ thống, nhất quán,không mâuthuẫn, rõ ràng và mạch lạc cho tư duy của họ.Thứ hai, học tập logic học góp phần cho người học thuận lợi hơn trong việchọc tập các môn khoa học khác vì logic học góp phần hỗ trợ cho việc họctập,nghiên cứu các môn khoa học này. Mỗi môn khoa học đều có kết cấu logicriêng và thể hiện rõ tính đặc thù trong hệ thống các môn khoa học. Nắm vữngkiến thức logic học giúp cho chúng ta nhanh chóng tiếp cận được phươngpháp được trình bày và kết cấu nội dung của vấn đề. Nói cách khác nó chochúng ta biết phân tích và nhanh chóng tiếp cận được tư tưởng của ngườikhác. Đồng thời giúp chúng ta kiểm tra lại tính chính xác của các địnhnghĩa,các khái niệm...xem xét lại tính hợp lí của kết cấu giáo trình,bài giảng,biết hệ thống lại kiến thức theo quan điểm riêng,dễ nhớ,dễ thuộc. Từ nhữngtri thức đã tiếp thu được dựa theo các quy tắc suy luận biết rút ra những hệquả của nó một cách tất yếu.Thứ ba, học tập,nghiên cứu logic học cũng chính là học tập phương pháp vàrèn luyện tư duy để nhận biết lỗi và tránh những lỗi logic đồng thời đấutranh với những tư tưởng ngụy biện vì nó cung cấp cơ sở lí luận choviệc rènluyện kĩ năng tư duy, biết cách bảo vệ những tư tưởng đúng; biết phát hiệnlỗi logic của người khác qua nói chuyện,tranh luận và qua các bài viết, kiểmtra lỗi logic trong lời nói và bài viết của chính mình, bác bỏ lối tư tưởng saihoặc lối tư duy ngụy biện.Thứ tư, tư duy logic cần thiết cho hoạt động tư duy trong mọi lĩnh vực của xãhội; đặc biệt, với lĩnh vực hoạt động pháp luật, tư duy logic có vai trò rấtquan trọng trong xây dựng pháp luật, thực hiện và áp dụng pháp luật.Phần IICâu 1: phân tích bản chất của khái niệmThông qua hoạt động thực tiễn,các sự vật,hiện tượng của thế giới kháchquan tác động vào các giác quan của con người tạo cảm giác,tri giác, biểutượng,đó là cơ sở ban đầu của tư duy, những tri thức do giai đoạn nhận thứccảm tính mang lại chưa có thể phân biệt được cái bản chất và không bảnchất,cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên mà mục đích của nhận thức là phải nắmbắt bản chất của đối tượng và tính quy luật chi phối sự vận động và pháttriển của nó. Vì thế, tiếp tục giai đoạn nhận thức cảm tính là nhận thức lítính-giai đoạn cải biến những tri thức cảm tính, trừu tượng hóa,hệ thốnghóa,khái quát hóa, nắm bắt những dấu hiệu của bản chất đặc trưng của đốitượng và kết quả sáng tạo nên khái niệm.Khái niệm là hình thức tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chát đặc trưngcủa các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Khái niệm là hình thứctư duy,bởi vì khái niệm là tư tưởng tương đối trọn vẹn về đối tượng cụ thểnào đó của thế giới hiện thực,có kết cấu chặt chẽ. Nó là kết quả của quá trìnhnhận thức sản phẩm của tư duy đồng thời là hình thức phản ánh thế giới tựnhiên một cách trừu tượng khái quát.Con người chỉ có thể sử dụng tư duy dưới hình thức khái niệm và sự nhậnthức con người cũng chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở xây dựng nên cáckhái niệm và sử dụng chúng làm công cụ trong tư duy.Hệ thống các khái niệm được ví như những mắt lưới để con người thâu tómsự hiểu biết của mình về thế giới.Đặc trưng của khái niệm:Khái niệm là sự phản ánh-hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nhưnghình ảnh khái niệm khác với hình ảnh cảm giác,tri giác,biểu tượng ở chỗ mộtbên mang tính trực quan cảm tính còn khái niệm là sự phản ánh mang tínhkhái quát, gián tiếp.Khái niệm là sự phản ánh tương đối toàn diện về đối tượng. Những dấu hiệubản chất,đặc trưng được phản ánh trong khái niệm chi phối tất cả các quanhệ khác của đối tượng. Vì thế hiểu biết đối tượng ở trình độ khái niệm là sựhiểu biết tương đối đầy đủ.Ví dụ:Khi ta nói đến tội phạm giết người thì đặc trưng của nó là “hành vi viphạm pháp luật ” “xâm phạm trực tiếp đến tính mạng người khác”, nhờchúng nên ta hiểu được nó khác với các tội phạm khác,ví như tội trộm cắp,tộilàm nhục người khác,...Khái niệm là sự phản ánh tương đối có hệ thống về đối tượng.Các dấu hiệuđược phản ánh trong khái niệm tuân theo một trình tự nhất định,có quan hệvà quy định lẫn nhau một cách chặt chẽ,qua đó cho ta hình ảnh tương đốitrọn vẹn về đối tượng. Có thể nói tính hệ thống của khái niệm là do tính hệthống của đối tượng quy định.Ví dụ: trong khái niệm tội phạm những dấu hiệu “hành vi gây nguy hiểm choxã hội”,”có lỗi”,”được quy định trong bộ luật hình sự’,”do chủ thể có năng lựctrách nhiệm hình sự gây ra” chúng đã quy định bổ sung cho nhau thành mộthệ thống,thể hiện rõ nội dung khái niệm.Thứ ba,khái niệm là sản phẩm của tư duy và kết quả của sự nhận thức là sựsáng tạo của con người.Khái niệm chỉ phản ánh đối tượng trong hiện thực nhưng góp phần chỉ đạohoạt động thực tiễn của con người trong quan hệ và dối tượng. Suy đếncùng,thực tiễn là cơ sở,mục đích và động lực của sự nhận thức. Nếu không cónhu cầu thực tiễn, con người không đặt các sự vật,hiện tượng của thế giớihiện thực thành đối tượng của nhận thức và cũng không khái quát thànhkhái niệm. Vì vậy,xuất phát từ nhu cầu hoạt động thực tiễn và hoạt độngnhận thức mà hệ thống khái niệm được ngày càng mở rộng cùng với hoạtđộng thực tiễn và hoạt động nhận thức của con người và xã hội .Câu 5: Nêu mục đích và ý nghĩa của việc phân chia khái niệmPhân chia khái niệm là làm rõ ngoại diên của khái niệm,đó là làm rõ nhữngkhái niệm chủng trong cùng khái niệm loại theo cơ sở nào đó. Trong đó kháiniệm đem ra để phân chia là khái niệm bị phân chia,các khái niệm do phânchia mà có là các khái niệm thành phần của sự phân chia còn dấu hiệu mà tadựa vào đó để phân chia là cơ sở của sự phân chia.Việc phân chia khái niệm phải tuân theo các quy tắc phân chia như: Phânchia phải cân đối,tức là tổng ngoại diên của các khái niệm bị phân chia phảibằng tổng ngoại diên của các khái niệm thành phần ;Phân chia phải dựa trêncùng một cơ sở; Các khía niệm thành phần của sự phân chia phải tách rờinhau; Phân chia phải đảm bảo tính liên tục..Ý nghĩa của việc phân chia khái niệm:Thứ nhất,qua phân chia khái niệm,nắm bắt được các sự vật,hiện tượng phảnánh một cách có hệ thống, giúp cho việc nhận thức chúng một cách vữngchắc và toàn diện.Ví dụ: trong chương trình học của trường đại học Luật Hà Nội phân chia racác khóa,có các môn học bắt buộc và tự chọn, sinh viên học những môn bắtbuộc trong học phần ngoài ra còn đăng kí thêm các môn tự chọn,các môn họclàm nền tảng ,bổ trợ cho nhau để khi kết thúc quá trình học sinh viên sẽ tiếpthu được kiến thức một cách có hệ thống và toàn diện.Thứ hai,phân chia khái niệm dựa trên cơ sở khoa học sẽ có vai trò quan trọngtrong việc phát triển tri thức. Bởi vì qua sự phân chia có thể tìm rat tính quyluật trong sự vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng của hiện thựcVí dụ:Charles Robert Darwin là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vựctự nhiên học người Anh . Ông đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đềutiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tựnhiên khi sắp xếp một cách có hệ thống các giống, loài sinh vật.Thứ ba,đối với hoạt động thực tiễn, phân chia khái niệm là cơ sở giúp chocông tác quản lí một cách có hiệu quảVí dụ: việc phân chia địa giới hành chính trên cơ sở khoa học sẽ giúp công tácquản lí mọi mặt hoạt độngcủa đất nước, ở mỗi địa phương tốt hơn, Việt Namlà một nhà nước đơn nhất, có 4 cấp chính quyền, bao gồm: trung ương, cấptỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp huyện (huyện, quận, thị xã,thành phố thuộc tỉnh, cấp xã (xã, phường, thị trấn). Nhờ việc phân chia nàymà công tác quản lí hoạt động có hiệu quả và ổn định trong cả nướcPhần IIICâu 1: xác định quan hệ giữa các khái niệm sau bằng phương pháp mô hìnhhóaa)Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới và hiến pháp năm 1946 củanước việt nam DCCHGọi A: Hiến pháp đầu tiên của nước Việt NamB: hiến pháp năm 1946 của nước việt nam DCCHA và B có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau nên chúng là hai khái niệm đồngnhất. Công thức:∀ x(x ∈ A ⇔ x ∈ B)ABb)Luật phong kiến Việt Nam, luật XHCN Việt Nam,luật Hồng Đức, luật hànhchính Việt Nam.Ta quy ước A: Luật phong kiến Việt Nam;B: Luật XHCN Việt Nam;C: Luậthành chính Việt Nam;D: Luật Hồng Đức.Quan hệ giữa các khái niệm: A và B là quan hệ ngang hàng;A , B và C là quan giao nhauA và D là quan hệ thứ bậc.Ta có mô hình sau:PLVNABDCc).Luật Tư sản,luật XHCN, luật dân sự,luật XHCN Việt Nam, luật dân sự XHCNViệt Nam, luật dân sự NapoleonTa quy ước: A: Luật tư sảnB: Luật XHCNC: Luật dân sựD: Luật XHCN Việt NamE: Luật dân sự XHCN Việt NamF: Luật dân sự NapoleonA và B là quan hệ ngang hàngA,B và C là quan hệ giao nhauB và D là quan hệ thứ bậcD và E là quan hệ thứ bậcA và F là quan hệ thứ bậc.Ta có sơ đồ sau:LUẬTBADCFEd.Luật,luật thành văn,luật bất thành văn,luật hiến pháp,luật hiến pháp ViệtNamQuy ước:Khái niệm A: LuậtB: Luật thành văn; B: Luật bất thành vănC : Luật Hiến phápD: Luật Hiến pháp Việt NamA và B, B là quan hệ thứ bậcB và B là quan hệ mâu thuẫnTa có sơ đồ sau:ABBCDCâu 3: các định nghĩa sau có mắc lỗi logic không?mắc lỗi gì?tại sao?a.Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.Đây là một định nghĩa mắc lỗi logic, lỗi ở chỗ đã vi phạm quy tắc định nghĩaphải cân đối của việc định nghĩa khái niệm.Ở đây khái niệm được định nghĩalà “tội phạm” và khái niệm dùng để định nghĩa là “hành vi nguy hiểm cho xãhội” tuy nhiên ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa lại lớn hơn ngoạidiên của khái niệm được định nghĩa vì nếu là tội phạm thì nhất định là phảicó hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng có một số hành vi nguy hiểm cho xãhội lại chưa chắc đã là tội phạm. Khoản 4 Điều 8 Bộ luật Hình sự năm1999 (Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định Những hành vituy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội khôngđáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.b.Đạo đức là quan hệ xã hội không do pháp luật điều chỉnhĐây là một định nghĩa mắc lỗi logic,lỗi ở chỗ nó đã vi phạm vào quy tắc: Địnhnghĩa không được dùng phủ định mà phải trình bày những dấu hiệu bản chấtđặc trưng của đối tượng phản ánh dưới dạng khẳng định. Ở định nghĩa nàyđã định nghĩa “đạo đức là”....”không”....như vậy đã không nêu được nhữngdấu hiệu bản chất đặc trưng của đạo đức như Đạo đức là toàn bộ nhữngquan niệm về thiện ác, lương tâm, danh dự, trách nhiệm, về lòng tự trọng, vềcông bằng hạnh phúc và về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứngxử giữa người với người, cá nhân và xã hội...Trong định nghĩa này cũng giống như đang nói quả ớt không phải là quả càchua,không hề đem lại thông tin gì về đối tượng được định nghĩa cho ngườinghec.Tham nhũng là hành vi gây tổn hại cho xã hội như “loài sâu mọt” đục khoétcơ thể xã hộiĐây là định nghĩa mắc lỗi logic,vi phạm quy tắc định nghĩa không được vívon, ở đây “tham nhũng” đã được ví von với “ loài sâu mọt”, tuy hai cái có néttương đồngnhưng “ loài sâu mọt” không thể đáp ứng được yêu cầu đối vớimột khái niệm dùng để định nghĩa là làm rõ nội hàm của khái niệmbằng cáchchỉ ra những dấu hiệu bản chất đặc trưng của đối tượng được phản ánh nhưtham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,quyền hạn đó vì lợi ích vật chất (tiền, nhà, đất, các vật có giá trị...) hoặc lợi íchtinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn mong muốn đạt được từ việc thựchiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mà chỉ khiến người kháchình dung một phần hậu quả của tham nhũng.d.Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng và quan hệ vợ chồng phải được mọingười thừa nhận,trong những người thừa nhận phải có họ hàng hai bên, họhàng hai bên thừa nhận như vậy hai người không có quan hệ huyết thốngtrong phạm vi ba đờiĐây là một định nghĩa mắc lỗi logic,vi phạm quy tắc định nghĩa phải ngắngọn, rõ ràng bảo đảm tính chính xác và vi phạm quy tắc định nghĩa khôngđược vòng vo. Trong luật Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 đãquy định “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” như vậyngay trong khái niệm được định nghĩa hai chữ “quan hệ” là không cần thiếtvà trong khái niệm dùng để định nghĩa quá lằng nhằng A là B,rồi lại nói về Bbằng C như vậy đến cuối cùng ta vẫn chưa rõ A là gì,không có được nội hàmbản chất của A.Câu 4:cho các khái niệm: Luật, Luật Việt Nam,Luật Hiến pháp, Luật Hiếnpháp Việt Nam; Luật XHCN Việt Nam; Luật hiến pháp Việt Nam 1980.Hãy xácđịnh quan hệ giữa các khái niệm trên bằng phương pháp mô hình hóaTa quy ước:A: LuậtB: Luật Việt NamC: Luật Hiến phápD: Luật Hiến pháp Việt NamE: Luật XHCN Việt NamF: Luật hiến pháp Việt Nam 1980Quan hệ giữa các khái niệm: A và B,C là khái niệm thứ bậcB và C là quan hệ giao nhauC,E,F là quan hệ thứ bậcB,E,D và F là quan hệ thứ bậcABCEDF

Tài liệu liên quan

  • Sưu tầm, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học để hình thành và phát triển khái xit-bazo Sưu tầm, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học để hình thành và phát triển khái xit-bazo
    • 170
    • 991
    • 8
  • Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng Phân tích và vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng
    • 1
    • 1
    • 1
  • Xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần lưu huỳnh và ni tơ để củng cố, phát triển kiến thức và rèn luyện kỷ năng cho học sinh trung học phổ thông Xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần lưu huỳnh và ni tơ để củng cố, phát triển kiến thức và rèn luyện kỷ năng cho học sinh trung học phổ thông
    • 185
    • 1
    • 9
  • Xây dựng hệ thống bài tập hoá học để củng cố và phát triển kiến thức phần hiđrôcacbon cho học sinh lớp 11   THPT Xây dựng hệ thống bài tập hoá học để củng cố và phát triển kiến thức phần hiđrôcacbon cho học sinh lớp 11 THPT
    • 109
    • 1
    • 0
  • Sưu tầm, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học để hình thành và phát triển khái niệm axit – bazơ trong chương trình hóa học vô cơ trung học phổ thông (nâng cao) Sưu tầm, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học để hình thành và phát triển khái niệm axit – bazơ trong chương trình hóa học vô cơ trung học phổ thông (nâng cao)
    • 171
    • 866
    • 2
  • bài tập lớn tính toán thiết kế và phân tích độ tin cậy của dầm bài tập lớn tính toán thiết kế và phân tích độ tin cậy của dầm
    • 28
    • 828
    • 2
  • Bài tập mẫu báo cáo thực hành kinh tế lượng: Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp quốc tế (FDI) với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lãi suất Bài tập mẫu báo cáo thực hành kinh tế lượng: Nghiên cứu mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp quốc tế (FDI) với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lãi suất
    • 17
    • 5
    • 10
  • bài tập lớn:Tinh toán ổn định và các thành phần chuyển vị cưỡng bức của sà lan trên song đồng đều. bài tập lớn:Tinh toán ổn định và các thành phần chuyển vị cưỡng bức của sà lan trên song đồng đều.
    • 41
    • 834
    • 0
  • Bài tập hóa học Trắc Ngiệm:CacBon Và Hợp Chất Của Cac Bon potx Bài tập hóa học Trắc Ngiệm:CacBon Và Hợp Chất Của Cac Bon potx
    • 12
    • 536
    • 2
  • Bài tập hình học họa hình - Phần 1 Các thí dụ và đề bài tập - Chương 6 ppsx Bài tập hình học họa hình - Phần 1 Các thí dụ và đề bài tập - Chương 6 ppsx
    • 8
    • 754
    • 9

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(130.17 KB - 12 trang) - Bài tập Logic học hlu. khái niệm và các sơ đồ biểu diễn quan hệ giữa các khái niệm Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Sơ đồ Euler Venn