Bài Tập Nâng Cao Con Lắc Lò Xo
Có thể bạn quan tâm
BÀI TẬP NÂNG CAO CON LẮC LÒ XO
Câu 1. Lò xo nhẹ có độ cứng K = 1N/cm. Lần lượt treo vào lò xo hai vật có khối lượng gấp ba lần nhau thì khi vật cân bằng, lò xo có chiều dài 22,5cm và 27,5cm. Chu kì dao động của con lắc khi treo đồng thời cả hai vật là
A.\(\frac{\pi }{3}s\) . B.\(\frac{\pi }{5}s\) . C.\(\frac{\pi }{4}s\) . D.\(\frac{\pi }{6}s\)
Câu 2. Một con lắc lò xo có độ cứng K= 10N/m và vật nặng khối lượng m= 100g dao động theo phương ngang với biên độ A=2cm. Trong mỗi chu kì dao động, khoảng thời gian mà vật nặng ở những vị trí cách vị trí cân bằng không nhỏ hơn 1cm là
A. 0,314s. B. 0,418s. C. 0,242s. D. 0,209s.
Câu 3. Một con lắc lò xo có độ cứng K= 50N/m. Vật dao động điều hòa theo phương ngang. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05s thì vật nặng của con lắc lại cách vị trí cân bằng một khoảng như cũ. Khối lượng của con lắc bằng
A. 50g. B. 100g. C. 25g. D. 250g.
Câu 4. Một con lắc lò xo nằm ngang, vật nặng dao động điều hòa với biên độ A= 8cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không lớn hơn 250cm/s2 là T/3. Lấy \(\pi ^{2}=10\). Tần số dao động của vật là
A. 1,15 Hz. B. 1,94Hz. C. 1,25 Hz. D. 1,35Hz.
Câu 5. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5cm. Biết trong một chu kì khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá 100cm/s2 là \(\frac{T}{3}\). Lấy \(\pi ^{2}\)=10.Tần số dao động của vật là
A. 4HZ B. 3HZ C. 2HZ D. 1HZ
Câu 6. Vật nhỏ có khối lượng 200g trong một dao động điều hòa với chu kỳ T và biên độ 4cm. biết trong một chu kỳ,khoảng thời gian để vật nhỏ có độ lớn gia tốc không nhỏ hơn 500\(\sqrt{2}\) là \(\frac{T}{2}\).Xác định độ cứng của lò xo
A. 40N/m B. 50N/m C. 100N/m D. 80N/m
Câu 7. Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng 100g và lò xo nhẹ có hệ số đàn hồi K= 10N/m dao động với biên độ 2cm. Trong mỗi chu kì dao động, thời gian mà vật cách vị trí cân bằng lớn hơn hoặc bằng 1cm là
A. 0,314s. B. 0,417s. C. 0,242s. D. 0,209s.
Câu 8. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với tần số 4,5 Hz trong quá trình dao động chiều dài của ló xo biến thiên từ 40cm đến 56cm, lấy g= 10m/s2. Chiều dài tự nhiên của lò xo là
A. 48cm. B. 46,8cm. C. 42cm. D. 40cm.
Câu 9. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, độ dài tự nhiên của con lắc lò xo l0=30cm, khi vật dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 32cm đến 38cm. Lấy g= 10m/s2. Vận tốc cực đại của dao động là
A. 10\(\sqrt{2}\)cm/s. B. 30\(\sqrt{2}\)cm/s. C. 40\(\sqrt{2}\)cm/s. D. 20\(\sqrt{2}\)cm/s.
Câu 10. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nhỏ có m=250g treo phía dưới một lò xo nhẹ có K= 100N/m. Từ vị trí cân bằng kéo vật theo phương thẳng đứng sao cho lò xo giãn 7,5 cm rồi thả nhẹ vật dao động điêug hòa. Tỉ số giữa thời gian lò xo giãn và thừi gian lò xo nén trong một chu kì dao động là
A. 0,5. B. 2s. C. 3s. D. 3,14s.
Đáp án : 1B-3A-4C-5D-6B-7B-8B-9B
Bạn đọc tải đầy đủ 30 bài tập nâng cao về con lắc lò xo có đáp án tại file đính kèm tại đây:
Từ khóa » Bài Tập Con Lắc Lò Xo Nâng Cao
-
Bài Tập Có đáp án Chi Tiết Về Con Lắc Lò Xo Môn Vật Lý Lớp 12 Mức độ ...
-
Bài Tập Nâng Cao Về Con Lắc Lò Xo - Vật Lí 12 - Thầy Phạm Quốc Toản
-
30 Bài Tập Con Lắc Lò Xo Mức độ Vận Dụng Cao
-
Các Dạng Bài Tập Con Lắc Lò Xo Có Lời Giải - Vật Lí Lớp 12
-
Chuyên đề Con Lắc Lò Xo Nâng Cao | Thư Viện Vật Lý
-
Bài Giải Chi Tiết 20 Bài Con Lắc Lò Xo Nâng Cao - 123doc
-
Nâng Cao Về Con Lắc Lò Xo - Tự Học 365
-
Bài Tập Dao động điều Hòa Của Con Lắc Lò Xo, Bài Toán Chiều Dài Lò Xo
-
Bài Tập Dao động điều Hòa Của Con Lắc Lò Xo Nâng Cao - SoanBai123
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Con Lắc Lò Xo Lý 12 đầy đủ Và Chi Tiết - Marathon
-
Bài Tập Con Lắc Lò Xo
-
Luyện Chuyên Sâu Hệ Thống Bài Tập Dao động Cơ Vật Lý (cơ Bản Và ...
-
Vật Lý 12 Bài 2: Con Lắc Lò Xo - Hoc247