Bài Tập ở Nhà A) Tìm Mỗi Kiểu đối Một Ví Dụ | Soạn Văn 10 Tập 2

I. Luyện tập về phép điếp (điệp ngữ)

Bài tập 1: Trang 124 sgk Ngữ văn 10 tập hai

Đọc các ngữ điệu sau để trả lời câu hỏi:

Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay! Ba đồng một mớ trầu cay, Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không? Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng như cá mắc câu. Cá mắc câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thủa nào ra.

(Ca dao)

(2)

- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.

(Tục ngữ)

- Có công mài sắt có ngày nên kim.

(Tục ngữ)

- Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo.

(Tục ngữ)

Câu hỏi:

a) - Ở ngữ liệu (1), nụ tầm xuân được lặp lại nguyên vẹn. Nếu anh (chị) thử thay thế bằng hoa tầm xuân hay hoa cây này,... thì câu thơ sẽ như thế nào ? (Có gì khác về ý, hình ảnh và nhạc điệu ? Có gợi được hình ảnh người con gái không ?)

- Cũng ở ngữ liệu (1) :

Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng như cá mắc câu. Cá mắc câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thủa nào ra.

Vì sao có sự lặp lại ở hai câu sau ? Nếu không lặp lại như thế thì sự so sánh đã rõ ý chưa ? Cách lặp này có giống với nụ tầm xuân ở trên không ?

b) Trong các câu ở ngữ liệu (2), việc lặp từ có phải là phép điệp tu từ không ? Việc lặp từ ở những câu đó có tác dụng gì ?

c) Phát biểu định nghĩa về phép điệp

Xem lời giải

Từ khóa » Ví Dụ Về Phép đối Trong Truyện Kiều