Bài Tập ôn Hè Tiếng Việt Lớp 5 Lên Lớp 6
Có thể bạn quan tâm
HoaTieu.vn xin chia sẻ Bộ bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 5 lên lớp 6 có đáp án năm 2024 giúp các em học sinh tự củng cố và hệ thống lại kiến thức chương trình Tiếng Việt lớp 5, làm nền tảng tốt khi học lên lớp 6.
Tài liệu ôn tập hè lớp 5 lên 6 môn Tiếng Việt có đáp án bao gồm 2 phần: Bài tập ôn hè lớp 5 lên 6 môn Tiếng Việt theo chuyên đề và 15 Đề ôn tập hè Tiếng Việt lớp 5 có đáp án chi tiết. Do nội dung tài liệu quá dài, mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tải file Bộ đề ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt miễn phí về máy để xem bản đầy đủ.
Tài liệu ôn tập hè Tiếng Việt lớp 5 lên lớp 6
- 1. Đề ôn tập hè lớp 5 lên 6 môn Tiếng Việt theo chuyên đề
- 2. Bộ đề ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt tổng hợp
- 3. Đáp án bộ đề ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt
1. Đề ôn tập hè lớp 5 lên 6 môn Tiếng Việt theo chuyên đề
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
1. Từ phức:
Có 2 cách chính để tạo từ phức:
- Cách 1: Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là các từ ghép.
- Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.
2. Từ ghép: Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.
VD: tưởng nhớ, ghi nhớ, mùa xuân, vững chắc, dẻo dai, giản dị.
Từ ghép được chia thành 2 kiểu:
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Là từ ghép không phân ra tiếng chính, tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau về nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
Ví dụ: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, bàn ghế, ăn ở, ăn nói, …
sách vở (sách ghép với vở tạo ra ý nghĩa tổng hợp chỉ sách và vở nói chung)
ăn uống (ăn ghép với uống không mang ý nghĩa riêng của từ ăn hoặc uống mà mang ý chỉ sự ăn uống nói chung.
- Từ ghép có nghĩa phân loại: Là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó.
Ví dụ: xanh ngắt, xanh lơ, đỏ rực, nụ cười, nhà ăn, bà ngoại, bút chì, tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cày, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, ngay đơ, thẳng tắp, sưng vù, …
3. Từ láy: Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có một phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại.
- Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành 3 kiểu:
+ Từ láy âm đầu:
lấp lánh, long lanh, lung linh, xôn xao, lắc lư, khúc khích...
+ Từ láy vần:
lao xao, bồn chồn, lả tả, loáng thoáng, lộp độp, lác đác …
+ Từ láy cả âm đầu và vần:
thoang thoảng, ngoan ngoãn, đo đỏ, xa xa, ba ba, su su…
- Dựa vào ý nghĩa gợi tả, còn có các loại từ láy sau:
+ Từ tượng thanh: Là từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế: Mô phỏng tiếng người, tiếng của loài vật, tiếng động,…
VD: rì rào, thì thầm, ào ào,…
+ Từ tượng hình: Là từ láy gợi tả hình ảnh, hình dáng của người, vật; gợi tả màu sắc, mùi vị.
VD: Gợi dáng dấp: lênh khênh, lè tè, tập tễnh, …
Gợi tả màu sắc: chon chót, sặc sỡ, lấp lánh,…
Gợi tả mùi vị: thoang thoảng, nồng nàn, ngào ngạt,…
Lưu ý:
- Một số từ vừa có nghĩa tượng hình, vừa có nghĩa tượng thanh, tuỳ vào văn cảnh mà ta xếp chúng vào nhóm nào.
- Từ láy thường diễn tả một số ý nghĩa sau:
+ Nghĩa tổng hợp khái quát: máy móc, mùa màng, da dẻ (giống nghĩa các từ ghép tổng hợp)
+ Nghĩa cụ thể: co ro, lò dò, khúm lúm, tập tễnh, lấp ló…
+ Diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất (so với nghĩa của từ hay tiếng gốc).
VD: Đo đỏ < đỏ Nhè nhẹ < nhẹ
+ Diễn tả sự tăng lên, mạnh lên của tính chất:
VD: cỏn con > con sạch sành sanh > sạch
+ Diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác, khiến cho từ láy có giá trị gợi hình cụ thể
VD: gật gật, rung rung, cười cười nói nói, …
+ Diễn tả sự đứt đoạn, không liên tục nhưng tuần hoàn.
VD: lấp ló, lập loè, bập bùng, nhấp nhô, phập phồng,…
+ Diễn tả tính chất đạt đến mức độ chuẩn mực, không chê được.
VD: nhỏ nhắn, xinh xắn, tươi tắn, ngay ngắn, vuông vắn, tròn trặn,…
4. Cách phân biệt các từ ghép và từ láy dễ lẫn lộn:
- Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
VD: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,…
- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
VD: Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,…
- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.
VD: chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc,…
- Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều xếp vào lớp từ láy.
VD: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,…
- Các từ có một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng khuyết phụ âm đầu).
VD: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước, yếu ớt,…
- Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q ; ng/ngh ;g/gh) cũng được xếp vào nhóm từ láy.
VD: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,…
Lưu ý: Trong thực tế, có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống từ láy, song thực tế các tiếng đều có nghĩa (VD: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính, chính chuyên, chân chất, chhân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành thực,….)
BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Bài 1. Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
a) Các từ ghép - mềm ...................... - xinh........................ - khoẻ........................ - mong...................... - nhớ........................ - buồn...................... | b) Các từ láy: - mềm........................ - xinh........................ - khoẻ....................... - mong....................... - nhớ........................ - buồn...................... |
Bài 2. Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
a) Từ ghép tổng hợp | b) Từ ghép phân loại | c) Từ láy |
nhỏ………..…… | nhỏ……….……. | nhỏ……………….. |
lạnh……….……. | lạnh…….………. | lạnh…….………... |
vui…….….…… | vui…….……….. | vui……..………… |
xanh….……..…. | xanh……..…….. | xanh….….……… |
Bài 3. Hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm: Thật thà, bạn bè, bạn đường, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học, khó khăn, học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ.
a) Từ ghép phân loại:……………………………………………………... b) Từ ghép tổng hợp: ………………………………………………………..…………………………………….
c) Từ láy:……………………………………..……………………………….
..................................
2. Bộ đề ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt tổng hợp
ĐỀ SỐ 1
A - Đọc thầm và làm bài tập
CHIM HỌA MI HÓT
Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
(Theo Ngọc Giao)
I. Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Con chim họa mi từ đâu bay đến?
A. Từ phương đông
B. Từ phương Bắc
C. Từ phương Nam
D. Không rõ từ phương nào
Câu 2. Những buổi chiều, tiếng hót của chim họa mi như thế nào?
A. Trong trẻo, réo rắt
B. Hót vang lừng chào nắng sớm
C. Êm đềm, rộn rã
D. Lảnh lót, ngân nga.
Câu 3. Buổi sáng con chim họa mi lại kéo dài cổ ra mà hót vì:
A. Nó muốn các bạn xa gần lắng nghe.
B. Nó muốn khoe khoang giọng hót của mình.
C. Nó muốn luyện cho giọng hay hơn.
D. Nó thích được hót.
Câu 4. Điền n hay l vào chỗ chấm cho thích hợp.
- Bàn tay ta … àm …ên tất cả.
- … ên rừng xuống biển.
- … ắng tốt dưa mưa tốt ..úa.
Câu 5. Dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
A. Anh thanh niên hỏi giá chiếc áo treo trên giá.
B. Nó không biết tự phương nào bay đến. Cậu ấy đánh bay mấy bát cơm.
C. Nó từ từ nhắm hai mắt lại. Quả na đã mở mắt.
D. Con họa mi ấy lại hót vang lừng. Bạn Lan đang hót rác ở góc lớp.
II. Tự luận
Câu 6. Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.”
Được liên kết với nhau bằng cách: ....................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7. Hãy miêu tả lại cách ngủ của chim họa mi.
Câu 8. Bài văn trên cho chúng ta thấy được điều gì?
Câu 9. Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau:
a) Lớp thanh niên ca hát, nhảy múa. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng đàn tơ - rưng vang lên.
b) Mỗi lần Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
B. Tập làm văn
Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em.
.................................
3. Đáp án bộ đề ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt
ĐỀ SỐ 1
I. Đọc hiểu
Câu 1. D Câu 2. C Câu 3. A
Câu 4
- Bàn tay ta làm nên tất cả.
- Lên rừng xuống biển.
- Nắng tốt dưa mưa tốt lúa.
Câu 5. C
Câu 6. Hai câu: “Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.”
Được liên kết với nhau: bằng cách thay thế từ ngữ.
Câu 7
Họa mi từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Câu 8.
Bài văn trên cho chúng ta thấy được giọng hót tuyệt vời của chim họa mi.
II. Bài văn tả người bạn thân của em.
Dàn ý:
I. Mở bài: Giới thiệu qua thơ ca
Tình bạn là vạn bông hoa
Tình bạn là vạn bài ca muôn màu.....
Qua đó giới thiệu về người bạn của em.
II.Thân bài:
1. Tả ngoại hình
- Bạn em rất cao, cao hơn em khoảng 15cm.
- Vóc dáng mảnh khảnh nhưng rắn chắc.
- Bạn ấy có khôn mặt dễ mến, ai gặp cũng sẽ phải mến ngay lập tức.
- Đầu tóc của bạn ấy từ nhỏ là đều để dài, dù bạn ấy thả hay cột kiểu gì cũng xinh cả.
- Mắt bạn ấy rất đẹp, to và trong sáng, ánh mắt lúc nào cũng vui tươi như hồ nước mùa xuân.
- Bạn ấy đẹp nhất là đôi môi dày hồng nhạt, cười rạng rỡ như ánh nắng rất có duyên.
- Chắc có lẽ bạn ấy là người đẹp nhất trong mắt em.
2. Tả tính tình, tài năng
- Em khâm phục bạn ấy vì bạn ấy học rất giỏi, đạt rất nhiều giải thưởng trong các kì thi, bạn ấy giỏi nhất là môn toán.
- Là người có tấm lòng nhân hậu, biết giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
- Bạn ấy ngoài học giỏi còn chơi đàn giỏi và hát rất hay.
- Lớp em có những cuộc vui hay trò chơi thú vị, bổ ích là đều nhờ bạn ấy tổ chức.
3. Một kỉ niệm đáng nhớ với bạn thân:
Kỉ niệm đáng nhớ của em và bạn ấy là hai đứa cùng tắm mưa khi gặp cơn mưa bất chợt trên đường đi học về. Hai đứa chạy nhảy nô đùa dưới mưa rất vui vẻ. có lẽ đây là kỉ niệm em không bao giờ quên trong thời thơ ấu của mình.
III. Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với bạn.
- Em và bạn ấy sẽ luôn giữ những kỉ niệm đẹp và mãi sẽ là bạn thân
- Mỗi người có một lí tưởng, một mục tiêu nhưng tình bạn của chúng em sẽ chung một nhịp đập.
............................
Để xem đầy đủ nội dung Bài tập ôn hè Tiếng Việt lớp 5 lên lớp 6, mời bạn tải file về.
Trên đây là Bộ đề ôn tập hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt mới nhất năm 2024. Chúc các em có một mùa hè bổ ích.
Ngoài ra, để giúp các em học sinh ôn thi vào lớp 6 đạt kết quả cao, HoaTieu.vn đã tổng hợp các đề thi đánh giá năng lực vào lớp 6 của các trường THCS trọng điểm tại các đường link sau.
- Đề thi tuyển sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường chất lượng cao
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Nguyễn Tất Thành
- Bộ đề kiểm tra đánh giá năng lực vào lớp 6
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Nhận bài tập hè chất lượng, được biên soạn phù hợp chương trình mới. Liên hệ Zalo: 0936.120.169
Từ khóa » đề Thi Môn Văn Lớp 5 Lên Lớp 6
-
Bộ đề Thi Vào Lớp 6 Môn Tiếng Việt Năm 2022 - 2023 Có đáp án
-
Bộ đề ôn Tập Hè Lớp 5 Lên Lớp 6 Năm 2022 Môn Tiếng Việt
-
Top 15 đề Thi Lớp 5 Lên Lớp 6 Môn Văn
-
Đề ôn Luyện Môn Tiếng Việt Lớp 5 Thi Lên Lớp 6 – Đề 18 (đề Có đáp án)
-
Đề ôn Luyện Môn Tiếng Việt Lớp 5 Thi Lên Lớp 6 – Đề 6 (đề Có đáp án)
-
Bộ đề ôn Tập Lớp 5 Lên Lớp 6 Môn Văn - Tài Liệu Text - 123doc
-
Top 10 Đề Thi Vào Lớp 6 Môn Tiếng Việt Năm 2021 - 2022 Có đáp án
-
️ Bài Tập ôn Hè Môn Tiếng Việt Lớp 5 (32 đề)
-
Bộ đề ôn Thi Vào Lớp 6 Môn Tiếng Việt
-
Đề Thi đầu Vào Lớp 5 Lên Lớp 6 Môn Văn.pdf (.docx) | Tải Miễn Phí
-
Đề Thi Tuyển Chọn đầu Vào Lớp 5 Lên Lớp 6 Môn Tiếng Việt. - YouTube
-
Đề Thi Vào Lớp 6 Môn Tiếng Việt Có đáp án (Đề 6)
-
De Thi Khảo Sát Lớp 5 Lên Lớp 6 Tiếng Việt - Hàng Hiệu
-
Đề Thi Vào Lớp 6 - Hocmai