Bài Tập Sắt Và Hợp Chất Của Sắt
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chủ
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Upload
- Liên hệ
486. Từ lưu huỳnh, bột sắt, muối ăn, oxi và nước, hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế:
- Các muối sắt: FeS, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl3.
- Các muối natri: Na2S, Na2SO3, Na2SO4.
(Được dùng thêm các điều kiện và xúc tác cần thiết).
487. Khi hoà tan hết 14 gam kim loại M hoá trị II trong axit sunfuric loãng thì tạo thành 5,6 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A.
1. Tìm kim loại M.
2. Khi cô cạn dung dịch A thì muối sunfat kết tinh cùng với nước để tạo thành 69,5 gam muối ngậm nước dạng MSO4.nH2O. Xác định n.
488. Cho 25,9 gam hỗn hợp gồm bột S và một kim loại M (hoá trị II) vào bình kín không có không khí, đốt nóng bình cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A. Biết A tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí B (đktc). Tỉ khối của B so với hiđro là 35/3.
1. Xác định thành phần % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp B.
2. Xác định tên kim loại M.
7 trang kidphuong 2932 1 Download Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Sắt và hợp chất của sắt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên486. Từ lưu huỳnh, bột sắt, muối ăn, oxi và nước, hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế: - Các muối sắt: FeS, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCl3. - Các muối natri: Na2S, Na2SO3, Na2SO4. (Được dùng thêm các điều kiện và xúc tác cần thiết). 487. Khi hoà tan hết 14 gam kim loại M hoá trị II trong axit sunfuric loãng thì tạo thành 5,6 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A. 1. Tìm kim loại M. 2. Khi cô cạn dung dịch A thì muối sunfat kết tinh cùng với nước để tạo thành 69,5 gam muối ngậm nước dạng MSO4.nH2O. Xác định n. 488. Cho 25,9 gam hỗn hợp gồm bột S và một kim loại M (hoá trị II) vào bình kín không có không khí, đốt nóng bình cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn A. Biết A tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít khí B (đktc). Tỉ khối của B so với hiđro là 35/3. 1. Xác định thành phần % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp B. 2. Xác định tên kim loại M. 489. Hỗn hợp B gồm Fe và Fe3O4 được chia thành hai phần bằng nhau. Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 90 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng). Phần 2: Tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 560 ml khí SO2 (đktc). Viết các phương trình phản ứng và tính khối lượng các chất trong B. 490. Có 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hoá trị n). Chia A làm hai phần bằng nhau: Phần 1: Hoà tan hết trong dung dịch HCl được 1,568 lít khí H2 (đktc). Phần 2: Hoà tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,016 lít khí SO2 (đktc). Xác định kim loại M và thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong A. 491. Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm FeCO3 và Fe3O4 trong 98 gam dung dịch H2SO4 đặc, nóng theo các phương trình phản ứng: FeCO3 + H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + SO2+ CO2+ H2O Fe3O4 + H2SO4 đ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Thể tích hỗn hợp khí thoát ra là 4,48 lít (đktc) Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 310 ml dd NaOH 4M, lọc kết tủa và đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 32 gam chất rắn . Tính khối lượng mỗi chất trong A và nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 đã dùng. 492. Cho các cặp oxy hoá khử sau: Fe2+/Fe , Cu2+/Cu , Fe3+/Fe2+. Từ trái sang phải theo dãy trên, tính oxi hoá tăng dần theo thứ tự: Fe2+, Cu2+, Fe3+; Tính khử giảm dần theo thứ tự: Fe, Cu, Fe2+. Hỏi: 1. Fe có khả năng tan được trong dung dịch FeCl3 và trong dung dịch CuCl2 không. 2. Cu có khả năng tan trong dung dịch FeCl3 và dung dịch FeCl2 không. 493. Hoà tan hoàn toàn một lượng oxít FexOy bằng một lượng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 4,48 lít khí SO2 ở đktc, phần dung dịch thu được chứa 240 gam một loại muối sắt duy nhất. Xác định công thức của oxít sắt. 494. Đốt nóng 4,16 gam hỗn hợp A gồm MgO, FeO, Fe rồi cho một luồng khí CO dư đi qua, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,84 gam hỗn hợp chất rắn B. Mặt khác, nếu cho 4,16 gam hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dung dịch CuSO4 thì thu được 4,32 gam hỗn hợp chất rắn D. Hoà tan hoàn toàn 4,16 gam hỗn hợp A bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% (d = 1,05 g/ml) thì thu được dung dịch E và khí H2. 1. Tính thể tích dung dịch HCl 7,3% và thể tích H2 ở đktc. 2. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch E. 495. M là hỗn hợp: Fe, FeO, Fe2O3 . 1.Cho dòng khí H2 dư đi qua 4,72 gam hỗn hợp M nung nóng thu được 3,92 gam Fe. Mặt khác, cho 4,72 gam hỗn hợp M vào lượng dư dung dịch CuSO4 thu được 4,96 gam chất rắn . Tính lượng mỗi chất trong hỗn hợp M. 2. Cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 7,3% (d = 1,05 g/ml) để hoà tan vừa đủ 4,72 gam hỗn hợp M, dung dịch thu được lúc này gọi là dung dịch D. 3. Cho dung dịch D tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Tính khối lượng chất rắn thu được. 496. Hỗn hợp A có khối lượng 8,14 gam gồm CuO, Al2O3 và một oxit sắt FexOy. Cho H2 dư qua A đun nóng, sau khi phản ứng thu được 1,44 gam H2O. Hoà tan hoàn toàn A cần dùng 170 ml dung dịch H2SO4 loãng 1M, thu được dung dịch B. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa, đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi, thu được 5,2 gam chất rắn. Xác định công thức của oxit sắt và tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp A. 497. (Trích đề thi ĐH và CĐ khối A- 2002) Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất ở đktc, dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 . 3. Tính khối lượng muối trong dung dịch Y. 498. Để khử hoàn toàn 8 gam oxit của một kim loại cần dùng 3,36 lít H2. Hoà tan hết lượng kim loại thu được vào dung dịch HCl thấy thoát ra 2,24 lít khí H2. Xác định công thức của oxit. Biết các khí đo ở đktc. 499. (Trích đề thi ĐH và CĐ khối A- 2003) Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại sinh ra hoà tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2 (đktc). 1. Xác định công thức oxit kim loại. 2. Cho 4,06 gam oxit kim loại trên tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) được dung dịch X và có khí SO2 bay ra. Hãy xác định nồng độ mol/lít của muối trong dung dịch X. Coi thể tích của dung dịch không thay đổi trong suốt quá trình phản ứng. 500. (Trích đề thi ĐH và CĐ khối A- 2004) Hỗn hợp A gồm FeCO3 và FeS2. A tác dụng với dung dịch HNO3 63% (khối lượng riêng 1,44g/mL) theo các phản ứng sau: FeCO3 + HNO3 đ Muối X + NO2 + CO2 + H2O (1) FeS2 + HNO3 đ Muối X + NO2 + H2SO4 + H2O (2) được hỗn hợp khí B và dung dịch C. Tỉ khối của B so với oxi bằng 1,425. Để phản ứng vừa nết với các chất trong dung dịch C cần dùng 540 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi, được 7,568 gam chất rắn (BaSO4 coi như không bị nhiệt phân). Các phản ứng diễn ra hoàn toàn. 1. X là muối gì? Hoàn thành các phương trình phản ứng (1) và (2). 2. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. 3. Xác định thể tích dung dịch HNO3 đã dùng. (Giả thiết HNO3 không bị bay hơi trong quá trình phản ứng). 501. 1. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M (hoá trị n không đổi) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí đktc và dung dịch chứa 4,575g muối khan. Tính m. 2. Hoà tan m gam hỗn hợp A nói trên vào dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 ở nhiệt độ thích hợp thì thu được 1,8816 lít hỗn hợp hai khí ở đktc và có tỉ khối so với H2 là 25,25. Hãy xác định kim loại M. 502. Khử m gam một ôxít sắt bằng khí H2 dư, nung nóng, thu được chất rắn D và 0,12 mol H2O. Cho D hết tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch E chỉ chứa một loại muối sắt duy nhất và 0,12 mol khí SO2 . Tìm công thức ôxít sắt và tính m. Các phản ứng diễn ra hoàn toàn . 503. Hỗn hợp A gồm Al , Fe , Mg. Cho 15,5 gam A vào 1 lít dung dịch HNO3 2M ,khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,4 mol khí NO và dung dịch B . Cho 0,05 mol A vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch C. Thêm NaOH dư vào C lọc kết tủa đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn. 1. Tính khối lượng mỗi kim loại trong 15,5 gam A. 2. Cho 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,8 M vào dung dịch B. Tính khối lượng kết tủa tạo thành. 504. Để m gam phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 30 gam hỗn hợp A gồm Fe và các oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho A tác dụng với HNO3 dư thấy có 5,6 lít khí NO thoát ra ở đktc và dung dịch B . Viết các phương trình phản ứng và tính khối lượng m . 505. Hoà tan hoàn toàn 7 gam kim loại M trong 200 gam dung dịch HCl vừa đủ thu được 206,75 gam dung dịch A. 1. Xác định M và nồng độ % của dung dịch HCl. 2. Hoà tan 6,28 gam hỗn hợp X gồm M và một oxit của M trong 800 mlt dung dịch HNO3 2M (loãng, vừ đủ) thu được 1,232 lít NO (đktc). Tìm công thức của oxit sắt. 506. Hoàn thành sơ đồ phản ứng: FeCl2 Fe(OH)2 FeO FeSO4 Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 Fe Fe2O3 FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe Fe(NO3)2 Fe(NO3)3 507. 1. Từ nguồn nguyên liệu chính là FeS2, quặng boxit (Al2O3 có lẫn Fe2O3), không khí, than đá, H2O và NaOH, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế : Fe, Al2(SO4)3. Các chất xúc tác và điều kiện cần thiết có đủ. 2. Chỉ dùng một hoá chất, hãy phân biệt Fe2O3 và Fe3O4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Đáp số: 1. Đốt quặng FeS2 thu được Fe2O3 và SO2. Từ SO2 điều chế H2SO4. Quặng boxit được hoà tan trong dung dịch NaOH dư, tách được Fe2O3 không tan. Sục CO2 vào dung dịch nước lọc thu được Al(OH)3. 2. Dùng dung dịch HNO3. 508. 1. Viết cấu hình electron của Fe (Z = 26) và của các ion Fe2+, Fe3+. 2. Hãy nêu tính chất hoá học chung của: a. Các hợp chất Fe(II) ; b. Các hợp chất Fe(III). Mỗi trường hơp viết hai phương trình phản ứng minh hoạ. 3. Trong điều kiện không có không khí, cho Fe cháy trong khí Cl2 thu được một chất A và nung hỗn hợp bột (Fe và S) được một hợp chất B. Bằng các phản ứng hoá học, hãy nhận biết thành phần và hoá trị của các nguyên tố trong A và B. Đáp số: 2. Tính chất hoá học chung của hợp chất Fe(II) là tính khử. Tính chất hoá học chung của hợp chất Fe(III) là tính oxi hoá. 3. Nhận biết các nguyên tố trong FeCl3: dùng AgNO3 nhận biết Cl-. Dùng dung dịch NaOH nhận biết kết tủa Fe(OH)3 màu đỏ nâu. Nhận biết các nguyên tố trong FeS: Dùng HCl nhận biết H2S mùi trứng thối, dùng dung dịch NaOH nhận biết kết tủa Fe(OH)2 màu trắng xanh. Học sinh tự viết phản ứng. 509. (Trích đề thi ĐH-CĐ khối A- 2002) Trình bày phương pháp tách - Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp Fe2O3 , Al2O3 , SiO2 ở dạng bột. - Ag ra khỏi hỗn hợp Ag, Cu, Fe ở dạng bột. Với mỗi trường hợp chỉ dùng duy nhất một dung dịch chứa một hoá chất và lượng oxit hoặc kim loại cần tách vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu. Đáp số: 1. Đun nóng các chất với dung dịch NaOH đặc, Al2O3 và SiO2 tan, còn lại Fe2O3 không tan được tách ra. 2. Dùng dung dịch muối Fe(III) hoà tan Fe và Cu, tách được Ag. Học sinh tự viết phản ứng. 510. Hỗn hợp A gồm BaO, FeO, Al2O3. Hoà tan A trong lượng dư nước, được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy tan một phần, còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng rồi cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Viết các phương trình phản ứng, biết trong môi trường axit, MnO4. bị khử thành Mn2+. Đáp số: B gồm FeO và một phần Al2O3. Dung dịch D gồm Ba(AlO2)2. Chất rắn E gồm Fe và Al2O3. Chất rắn G là Fe. Học sinh tự viết phản ứng. 511. Đốt cháy cacbon trong oxi ở nhiệt độ cao được hỗn hợp khí A. Cho A tác dụng với FeO nung nóng được khí B và hỗn hợp chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa K và dung dịch D, đun sôi D lại được kết tủa K. Cho C tan trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư được kết tủa hidroxit F. Nung F trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Đáp số:Hốn hợp khí A gồm CO vàCO2. Khí B là CO2. Hỗn hợp chất rắn Clà Fe và FeO. Kết tủa D là CaCO3.Dung dịch D là Ca(HCO3)2.E là dung dịch FeCl2.F là Fe(OH)2 và G là Fe2O3.Học sinh tự viết phản ứng. 512. Hỗn hợp A gồm: Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tan trong dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn B , dung dịch C và khí D. Cho khí D dư tác dụng với A nung nóng được chất rắn A1. Dung dịch C cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư được dung dịch C1 . Chất rắn A1 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng (vừa đủ) thu được dung dịch E và khí F. Cho E tác dụng với bột Fe dư được dung dịch H. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Đáp số: Chất rắn B là Fe và Fe3O4. Dung dịch C là NaAlO2 và NaOH. Khí D là H2. Chất rắn A1 là Fe.Dung dịch C1 là FeSO4. Dung dcịh E là Fe2(SO4)3. 513. Hỗn hợp bột A gồm kim loại Fe và S. Đun nóng hỗn hợp A một thời gian thu được chất rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư, còn lại 1,6 gam chất rắn không tan và tạo ra 8,96 lít hỗn hợp khí C (đktc.Tỉ khối của hỗn hợp khí này so với hiđro là 7. 1. Tính hiệu suất phản ứng giữa Fe và S. 2. Tính khối lượng hỗn hợp A. Đáp số: Gọi số mol ban đầu: Fe = x mol và S = y mol. Gọi số mol Fe phản ứng là z. Chất rắn B gồm: Fe = x – z; FeS = z và S = y – z mol. Chất rắn không tan là S. Ta có y – z = 0,05. Khí C gồm H2 = x – z và H2S = z. Ta có: x – z + z = 0,4 nên x = 0,4. Mặt khác: = 7. Từ đây ta tìm được: z = 0,15 mol và y = 0,2 mol. H = 100% = 75%. 514. Hoà tan hết m gam hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí A (đktc. Tỉ khối của A so với H2 là 11,5. 1.Tính % thể tích các khí trong A. 2.Tính m. 3.Tính khối lượng dung dịch H2SO4 80% đặc nóng cần để hoà tan hết m gam hỗn hợp A. Đáp số: 1. %V (H2) = %V (CO2) = 50%. 2. m = 56.0,1 + 116.0,1 = 17,2 gam. 3. Khối lượng dung dịch H2SO4 80% đặc nóng cần dùng là 61,25 gam. 515. Cho lá Fe kim loại vào: 1. Dung dịch H2SO4 loãng. 2. Dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4. Nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và viết các phương trình phản ứng trong mỗi trường hợp. Đáp số: 1. Khí thoát ra chậm trên bề mặt lá sắt. 2. Khí thoát ra nhanh trên bề mặt đồng do có sự hình thành pin điện hoá Fe - Cu. 516. Cho a mol Fe tác dụng vừa đủ với b mol axit H2SO4 thu được khí A và dung dịch B có chứa 42,8 gam muối khan. Cho biết a : b = 1 : 2,4 1. Khí A là khí gì? Giải thích. 2. Xác định giá trị của a, b. Đáp số: Khí A là khí SO2. Dựa vào tỉ lệ a/b để loại trường hợp A là H2, H2S. Các phương trình phản ứng: 2Fe + 6H2SO4 = Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O Fe + Fe2(SO4)3 3FeSO4 (mol): 2x 6x x 3x (mol): y y 3y Ta có: a = 2x + y ; b = 6x ; b = 2,4a ; 400(x - y) + 152.3y = 42,8. Từ đây ta tìm được: a = 0,25 ; b = 0,6. 517. Dung dịch A có FeSO4 và Fe2(SO4)3. Cho vào ba ống nghiệm vài ml dung dịch A: 1. Cho vài giọt dung dịch NaOH vào ống 1 thấy có kết tủa trắng xanh và đỏ nâu. 2. Cho vài giọt dung dịch KMnO4 và vài giọt dung dịch H2SO4 vào ống 2 thấy mầu tím của dung dịch KMnO4 bị mất. 3. Cho khí SO2 lội chậm qua ống 3 tới dư, sau đó thêm dung dịch NaOH dư thấy có kết tủa xuất hiện màu trắng xanh, lấy kết tủa này để ngoài không khí thấy chuyển thành kết tủa đỏ nâu. Giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng. Đáp số: 1. Kết tủa xanh là Fe(OH)2, kết tủa đỏ nâu là Fe(OH)3. 2. Ion Fe2+ đã khử ion pemanganat trong môi trường axit thành Mn2+ không màu. 3. Khí SO2 khử ion Fe3+ trong nước thành ion Fe2+. 518. Cho dãy sau đây theo chiều tăng tính oxy hoá của các ion. Zn2+/Zn , Fe2+/Fe , Cu2+/Cu , Fe3+/Fe2+ , Ag+/Ag. trong các kim loại trên: 1. Kim loại nào phản ứng được với dung dịch muối Fe(III)? 2. Kim loại nào có khả năng đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối Fe(III). 3. Có thể xảy ra phản ứng không khi cho AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2. Viết phương trình phản ứng (nếu có). Đáp số: 1. Kim loại phản ứng được với muối Fe(III) là Zn, Fe và Cu. 2. Kim loại có khả năng đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối Fe(III) là Zn. 3. Xảy ra phản ứng: AgNO3 + Fe(NO3)2 Ag + Fe(NO3)3. (tính oxi hoá Ag+ > Fe3+, tính khử Fe2+ > Ag). 519. Cho 2,6 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí H2 ở đktc, dung dịch B và chất rắn A không tan. Hoà tan chất rắn A trong 300 ml dung dịch HNO3 0,4M (axit dư), thu được 0,56 lít khí NO duy nhất ở đktc và dung dịch E. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. 1. Viết các phương trình phản ứng và tính khối lượng của mỗi kim loại trong X. 2. Nếu cho dung dịch E tác dụng với bột Fe có dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO duy nhất, dung dịch Y và một lượng chất rắn không tan. Lọc bỏ chất rắn và cô cạn dung dịch Y thì thu được bao nhiêu gam muối khan. Đáp số: 1. Gọi số mol: Al = x; Fe = y và Cu = z. Ta có: 27x + 56y + 64z = 2,6. Ta có: 1,5x = 0,06 nên x = 0,04. Dung dịch B gồm: NaAlO2 = x và NaOH dư. Chất rắn A là Fe = y; Cu = z mol. Ta có: 3y + 2z = 0,075. Vậy y = 0,022 mol; z = 0,0045 mol. 2. Dung dịch E gồm Fe(NO3)3 = 0,022 mol; Cu(NO3)2 = 0,0045 mol và HNO3 = 0,02 mol. Muối khan thu được là Fe(NO3)2 = 0,045 mol, tương ứng với khối lượng 8,1 gam. 520. Cho 17,6 gam hỗn hợp bột Fe và Cu vào bình chứa 200 ml dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được 0,2 mol khí H2. Thêm tiếp vào bình đựng các chất sau phản ứng một lượng dư KNO3. Sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch C và V lít khí NO duy nhất(đktc. Để trung hoà lượng axít dư trong C cần 200 ml dung dịch NaOH 2M . 1. Viết các phương trình phản ứng dạng ion thu gọn 2. Tính V và nồng độ mol/l của dung dịch H2SO4 đã dùng. Đáp số: Gọi số mol Fe = x mol và Cu = y mol. Ta có 56x + 64 y =17,6. Do axit H2SO4 dư nên Fe tan hết, x = 0,2 mol. Từ đây tìm được y = 0,1 mol. 3Fe2+ + 4H+ + NO 3Fe3+ + NO + 2H2O 3Cu + 8H+ + 2NO 3Cu2+ + 2NO + 4H2O 2. V = .22,4 = 3 lít. CM (H2SO4) = 2,67M. 521. Cho 8,8 gam hỗn hợp A gồm FeCO3 và CaCO3 vào bình kín dung tích là 1,2 lít chứa không khí (20% O2 và 80% N2) ở 19,5oC và 1atm. Nung bình đến nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí C. Sau đó đưa bình về nhiệt độ 682,5K, áp suất trong bình là p. Lượng hỗn hợp B phản ứng vừa đủ với HNO3 có trong 200 gam dung dịch HNO3 6,72% , thu được dung dịch D và khí NO. 1. Tính khối lượng các chất trong A và tính p. 2. Tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch D và thể tích khí NO ở đktc. Đáp số: Gọi số mol FeCO3 = x mol và CaCO3 = y mol. Ta có 116x + 100y = 8,8. Sos mol không khí = 0,05 mol nên số mol N2 = 0,04 mol và O2 = 0,01 mol. Chất rắn B gồm: FeO = x - 0,04; Fe2O3 = 0,02 mol; CaO = y mol. Khí C gồm N2 = 0,04 và CO2 = y mol. Số mol HNO3 = nên (x - 0,04) + 0,12 + 2y = hay 5x + 3y = 0,34. Từ đây tìm được x = 0,05 mol; y = 0,03 mol; p = 3,26 atm. 1. m (FeCO3) = 5,8 gam; m (CaCO3) = 3 gam. 2. m (Fe(NO3)3) = 12,1 gam; m (Ca(NO3)2) = 4,92 gam; VNO = lít. 522. Hỗn hợp chứa 0,035 mol các chất FeO, Fe2O3 , Fe3O4 . Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp này trong axit HCl thu được dung dịch A. Chia A thành hai phần bằng nhau: Phần 1 phản ứng vừa đủ với 0,084 lít khí clo ở đktc. Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng hỗn hợp cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa rồi đem nung trong không khí tới khối lượng không đổi thì thu được 3 gam chất rắn. Viết các phương trình phản ứng và tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp đầu. Đáp số: Gọi số mol FeO = x; Fe2O3 = y và Fe3O4 = z. Ta có: x + y + z = 0,035. Dung dịch A gồm FeCl2 = x + z và FeCl3 = 2y + 2z. Ta có: x + z = 0,015 và x + 2y + 3z = 0,075. Ta tìm được: x = 0,005 (mol) ; y = 0,02 (mol); z = 0,01 (mol). m (FeO) = 0,036 gam; m (Fe2O3) = 3,2 gam; m (Fe3O4) = 2,32 gam. 523. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vừa hết V ml dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A. Chia A làm 2 phần bằng nhau: Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa rồi nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được 8,8 gam chất rắn. Phần 2: làm mất màu vừa đúng 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M trong môi trường H2SO4 loãng dư. 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Tính m, V nếu nồng độ của dung dịch H2SO4 là 0,5M. Đáp số: Gọi số mol FeO = x; Fe2O3 = y và Fe3O4 = z. Phần 1: x + 2y + 3z = 0,22. Phần 2: x + z = 0,1. Từ đây tìm được: y + z = 0,06. m = 72x + 160y + 232z = 72(x + z) + 160(y + z) = 16,8 (gam). V = 0,56 (lít) = 560 (mL). 524. Cho m gam hỗn hợp Fe, FeCO3 vào V ml dung dịch H2SO4 98% (d = 1,84 g/ml) rồi đun nóng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B. Cho hỗn hợp khí B đi qua bình nước brom dư thì có 11,2 gam brom tham gia phản ứng, khí còn lại thoát ra khỏi bình nước brom cho đi qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 2 gam kết tủa. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A, lọc kết tủa và cho tác dụng với dung dịch HCl dư thấy còn lại 46,6 gam chăt rắn không tan. 1. Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp đầu. 2. Tính V, m. Đáp số: Gọi số mol Fe = x ; FeCO3 = y. Khí B gồm SO2 = 1,5x + 0,5y và CO2 = y. Ta có 1,5x + 0,5y = 0,07 mol và y = 0,02 mol. Vậy x = 0,04. V = 10,87 mL; m = 4,56 gam 525. Hoà tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 theo các phương trình phản ứng: Fe3O4 + HNO3 đ Fe(NO3)3 + NO2 + H2O FeS2 + HNO3 đ Fe(NO3)3 + NO2 + H2SO4 +H2O Thể tích khí NO2 thoát ra là 1,568 lít (đktc. Dung dịch thu được cho tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M ,lọc kết tủa và đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 9,76 gam chất rắn . Tính số gam mỗi chất trong A và C% của dung dịch HNO3 đã dùng. (Giả thiết HNO3 không bị mất do bay hơi trong quá trình phản ứng). a. Xác định công thức oxit kim loại b. Tính thể tích dung dịch HNO3 đã dùng. Đáp số: Gọi số mol: Fe3O4 = x mol và FeS2 = y mol. Ta có: x + 15y = 0,07. Dung dịch thu được gồm: Fe(NO3)3 = 3x + y; H2SO4 = 2y và HNO3 = z mol Số mol NaOH = 0,4 mol nên 3(3x + y) + 4y + z = 0,4 hay 9x + 7y + z = 0,4. Chất rắn sau khi nung là Fe2O3 = 0,5(3x + y). Ta có: 3x + y = 0,122. Ta tìm được: x = 0,04 mol ; y = 0,002 mol ; z = 0,026 mol. C% (HNO3) = 46,2%.
Tài liệu đính kèm:
- SAT VA HOP CHAT CUA SAT.doc
- Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 THPT môn Hóa học - Năm học 2008-2009 - Sở Giá dục-Đào tạo Thái Bình (Có đáp án)
Lượt xem: 486 Lượt tải: 0
- Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học lớp 12
Lượt xem: 1281 Lượt tải: 0
- Các phương pháp cân bằng phản ứng oxi hóa khử
Lượt xem: 1696 Lượt tải: 4
- Bài tập Hóa học 12 - Bài 11: Amino axit - Năm học 2019-2020 - Lê Ngọc Nam
Lượt xem: 1365 Lượt tải: 1
- Câu hỏi trắc nghiệm Hóa 11 cơ bản - Chương IV
Lượt xem: 1684 Lượt tải: 0
- Tự học Hóa học 12 - Chương 5: Đại cương về kim loại
Lượt xem: 962 Lượt tải: 0
- Đề thi thử tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2009 môn thi : Hóa học
Lượt xem: 1255 Lượt tải: 0
- Bài tập Hóa học 12 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 - Trường THPT Ninh Thạnh Lợi
Lượt xem: 1216 Lượt tải: 0
- Kì thi học kì I năm học 2005 - 2006 môn Hóa học lớp 12
Lượt xem: 1360 Lượt tải: 0
- Bài giảng Hóa học Lớp 12 - Bài 19: Hợp kim
Lượt xem: 1445 Lượt tải: 0
Copyright © 2024 Lop12.net - Giáo án điện tử lớp 12, Sáng kiến kinh nghiệm hay, chia sẻ thủ thuật phần mềm
Từ khóa » File Bài Tập Sắt Và Hợp Chất Của Sắt
-
Bài Tập Sắt Và Hợp Chất Của Sắt
-
SẮT Và HỢP CHẤT.pdf (Tài Liệu Hoá Học) | Tải Miễn Phí
-
Bài Tập Về Sắt Và Hợp Chất Của Sắt Có Lời Giải Chi Tiết - Hóa 12 - 123doc
-
199 Bài Tập Sắt Và Hợp Chất Có đáp án Và Lời Giải Chi Tiết
-
Hóa Học - Bài Tập: Sắt Và Các Hợp Chất Của Sắt. Hợp Kim Của Sắt
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Về Sắt Và Hợp Chất Của Sắt Có Lời Giải
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Về Sắt Và Hợp Chất Của Sắt Có Lời Giải
-
Dạng Bài Tập điển Hình Về Sắt Và Hợp Chất Của Sắt - Ôn Thi THPTQG ...
-
Bài Tập Luyện Tập Về Sắt Fe Và Hợp Chất Của Sắt (II) Sắt (III) - Hóa 12 ...
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Sắt Và Hợp Chất Của Sắt
-
File Bài Tập Sắt Và Hợp Chất Của Sắt - LuTrader
-
Bài Tập Về Sắt Và Hợp Chất Của Sắt (Có Lời Giải Chi Tiết)
-
Bài Tập Sắt Và Hợp Chất Của Sắt | Thư Viện Vật Lý
-
Bài Tập Sắt Và Hợp Chất Của Sắt ôn Thi - Hóa Học - Hồ Minh Nhựt