Bài Tập Sự Hình Thành Liên Kết Ion Hay, Chi Tiết | Hóa Học Lớp 10
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 29-11 trên Shopee mall
Bài viết Bài tập Sự hình thành liên kết ion với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Bài tập Sự hình thành liên kết ion.
- Cách giải và ví dụ bài tập Sự hình thành liên kết ion
- Bài tập trắc nghiệm Sự hình thành liên kết ion
- Bài tập tự luyện Sự hình thành liên kết ion
Bài tập Sự hình thành liên kết ion (hay, chi tiết)
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Quảng cáoCần nhớ điều kiện và dấu hiệu nhận biết phân tử có liên kết ion.
- Điều kiện hình thành liên kết ion:
+ Liên kết được hình thành giữa các nguyên tố có tính chất khác hẳn nhau (kim loại điển hình và phi kim điển hình).
+ Quy ước hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử liên kết ≥ 1,7 là liên kết ion (trừ một số trường hợp).
- Dấu hiệu cho thấy phân tử có liên kết ion:
+ Phân tử hợp chất được hình thành từ kim loại điển hình (kim loại nhóm IA, IIA) và phi kim điển hình (phi kim nhóm VIIA và Oxi).
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Viết cấu hình electron của Cl (Z = 17) và Ca (Z=20). Cho biết vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn. Liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl2 thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết đó.
Lời giải:
Cl (Z = 17) : 1s22s22p63s23p5
Ca (Z = 20) : 1s22s22p63s23p64s2
Clo nằm ở ô số 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA.
Canxi nằm ở ô số 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
Liên kết trong hợp chất CaCl2 là liên kết ion vì Ca là kim loại điển hình, Cl là phi kim điển hình.
Sơ đồ hình thành liên kết:
2Cl + 21e → 2Cl-
Ca → Ca2+ + 2e
Các ion Ca2+và Cl-tạo thành mang điện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất CaCl2:
Ca2+ + 2Cl- → CaCl2
Quảng cáoVí dụ 2: Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết:
- Tổng số proton trong hợp chất bằng 46.
- Trong hạt nhân của M có n - p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.
- Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm khối lượng.
1. Tìm số hạt proton trong nguyên tử M và X.
2. Dựa vào bảng tuần hoàn hãy cho biết tên các nguyên tố M, X.
3. Liên kết trong hợp chất M2X là liên kết gì? Tại sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết trong hợp chất đó.
Lời giải:
1. Tổng số proton trong hợp chất M2X bằng 46 nên : 2p + p’ = 46. (1)
Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm khối lượng nên:
39p’ = 8(2p + 1). (2)
Từ (1), (2) ta tìm được: p = 19; p’ = 8.
2. M là kali (K) và X là oxi (O).
3. Liên kết trong hợp chất K2O là liên kết ion vì K là kim loại điển hình, O là phi kim điển hình.
Sơ đồ hình thành liên kết:
O + 2e → O2-
2K → 2K+ + 2.1e
Các ion K+và O2-tạo thành mang điện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất K2O:
2K+ + O2- → K2O
Quảng cáoVí dụ 3:
a, Viết cấu hình electron của các nguyên tử A, B biết rằng:
- Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử A là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.
- Kí hiệu của nguyên tử B là B.
b, Liên kết trong hợp chất tạo thành từ A và B thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết công thức của hợp chất tạo thành .
Lời giải:
a, Gọi tổng số hạt proton, neutron, electron của nguyên tử A là P, N, E (trong đó P = E).
Ta có: P + N + E = 34 và P + E - N = 10.
Từ đây tìm được P = E = 11; N = 12.
Kí hiệu của nguyên tử B là B nên ZB = 9
Cấu hình electron của A, B:
A (Z = 11) : 1s22s22p63s1
B (Z = 9) : 1s22s22p5
b, Liên kết trong hợp chất giữa A và B là liên kết ion vì A là kim loại điển hình (nhóm IA), B là phi kim điển hình (nhóm VIIA).
Sơ đồ hình thành liên kết:
A → A+ + 1e
B + 1e → B-
Các ion A+và B- tạo thành mang điện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất AB:
A+ + B- → AB.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Xét các phân tử ion: LiCl, KCl, RbCl, CsCl. Liên kết trong phân tử nào mang tính chất ion nhiều nhất?
A. LiCl B. KCl C. RbCl D. CsCl
Lời giải:
Đáp án: D
Quảng cáoCâu 2. Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất nào sau đây có liên kết ion ?
A. H2S, NH3. B. BeCl2, BeS.
C. MgO, Al2O3. D. MgCl2, AlCl3.
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 3. Nguyên tử Al có 3 electron hóa trị. Kiểu liên kết hóa học nào được hình thành khi nó liên kết với 3 nguyên tử flo:
A. Liên kết kim loại.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực.
D. Liên kết ion.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 4. Cho các hợp chất: NH3, H2O, K2S, MgCl2, Na2O, CH4, Chất có liên kết ion là:
A. NH3, H2O, K2S, MgCl2 B. K2S, MgCl2, Na2O, CH4
C. NH3, H2O, Na2O, CH4 D. K2S, MgCl2, Na2O
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 5. Cấu hình electron của cặp nguyên tử nào sau đây có thể tạo liên kết ion:
A. 1s22s22p3 và 1s22s22p5 B.1s22s1 và 1s22s22p5
C. 1s22s1 và 1s22s22p63s23p2 D.1s22s22p1 và 1s22s22p63s23p6
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 6. Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F- . Tìm câu khẳng định sai .
A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau .
B. 3 ion trên có số neutron khác nhau.
C. 3 ion trên có số electron bằng nhau
D. 3 ion trên có số proton bằng nhau.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 7. Trong dãy oxit sau: Na2O, MgO, Al2O3 , SiO2 , P2O5 , SO3 , Cl2O7 . Những oxit có liên kết ion là :
A. Na2O , SiO2 , P2O5 . B. MgO, Al2O3 , P2O5
C. Na2O, MgO, Al2O3 . D. SO3, Cl2O3 , Na2O .
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 8. Cho các chất : HF, NaCl, CH4, Al2O3, K2S, MgCl2. Số chất có liên kết ion là (Độ âm điện của K: 0,82; Al: 1,61; S: 2,58; Cl: 3,16 và O: 3,44; Mg: 1,31; H: 2,20; C: 2,55; F: 4,0) :
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Lời giải:
Đáp án: D
C. Bài tập tự luyện
Câu 1: Trong phản ứng: 2Na + Cl2 → 2NaCl, có sự hình thành:
A. Cation sodium và anion chloride.
B. Anion sodium và cation chloride.
C. Anion sodium và chloride.
D. Sodium và anion chloride.
Câu 2: Cho độ âm điện: Li (0,98), Cl (3,16), P (2,19), H (2,2), N (3,04). Hợp chất nào sau đây có liên kết ion?
A. LiCl.
B. HF.
C. PCl5.
D. NH3.
Câu 3: Dãy hợp chất nào thuộc loại hợp chất ion (có liên kết ion)?
A. Na2S, LiCl, NaH, MgO.
B. HCl, Na2S, LiCl, NaH.
C. HF, Na2S, LiCl, MgO.
D. Na2S, LiCl, MgO, PCl5.
Câu 4: Magnesium chloride (MgCl2) được sử dụng rộng rãi cho việc kiểm soát bụi và ổn định đường. Ứng dụng thứ hai phổ biến nhất là kiểm soát băng. Trình bày sự hình thành phân tử MgCl2 bằng liên kết ion. Cho Mg (Z = 12), Cl (Z = 17).
Câu 5: Viết cấu hình electron của N (Z = 14) và Li (Z = 3).
a) Cho biết vị trí của chúng (ô, chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn.
b) Liên kết giữa nitrogen và lithium trong hợp chất Li3N thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết đó. Cho độ âm điện: Li (0,98), N (3,04).
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 10 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
Dạng 2: Sự hình thành liên kết cộng hóa trị
Dạng 3: Cách viết công thức cấu tạo của các phân tử
Dạng 4: Bài tập hóa trị và số oxi hóa
40 bài tập trắc nghiệm chương Liên kết hóa học có đáp án
- 75 câu trắc nghiệm Liên kết hóa học có lời giải (cơ bản - phần 1)
- 75 câu trắc nghiệm Liên kết hóa học có lời giải (cơ bản - phần 2)
- 75 câu trắc nghiệm Liên kết hóa học có lời giải (nâng cao - phần 1)
- 75 câu trắc nghiệm Liên kết hóa học có lời giải (nâng cao - phần 2)
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Sơ đồ Tạo Thành Ion Nào Sau đây Không đúng
-
Phương Trình Biểu Diễn Sự Hình Thành Ion Nào Sau đây Không đúng?
-
Phương Trình Biểu Diễn Sự Hình Thành Ion Nào Sau đây ... - Hoc247
-
Phương Trình Biểu Diễn Sự Hình Thành Ion Nào ... - Trắc Nghiệm Online
-
Câu Hỏi Sơ đồ Biểu Diễn Sự Hình Thành Ion Nào Sau đây Viết đúng
-
Phương Trình Biểu Diễn Sự Hình Thành Ion Nào Sau đây Không đúng
-
Phương Trình Biểu Diễn Sự Hình Thành Ion Nào Sau đây Không đúng
-
Phương Trình Biểu Diễn Sự Hình Thành Ion Nào Sau đây Là đúng
-
Chọn đáp án đúng. Liên Kết Ion Tạo Thành Giữa 2 Nguyên ... - 123doc
-
Trắc Nghiệm Hóa 10 Bài 12: Liên Kết Ion Tinh Thể Ion - TopLoigiai
-
Trong Dung Dịch, Phương Trình Ion Nào Sau đây Viết Sai? [đã Giải]
-
15 Câu Trắc Nghiệm Cấu Hình Electron Nguyên Tử Cực Hay Có đáp án
-
Bài 1 Trang 76 SGK Hóa Học 10
-
Top 3 Đề Thi Học Kì 1 Lớp 10 Môn Hóa Có Đáp Án Sát Với Đề ...
-
[PDF] Chuyên đề điện Phân