Bài Tập Tiếng Việt - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa học xã hội
  4. >>
  5. Văn học - Ngôn ngữ học
bài tập tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.23 KB, 18 trang )

TIỂU LUẬN“TẠI SAO HIỆN NAY TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT NGƯỜI TA CHỈCHÚ Ý NHIỀU ĐẾN BÀI TẬP TIẾNG VIỆT”PHẦN MỞ ĐẦUI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀITrong quá trình tạo ra một sản phẩm, dù trực tiếp hay gián tiếp thì ngườilao động phải là người định hướng được phương pháp lao động, hình thức tổchức, bố trí sắp xếp quy trình làm việc, xác định được yếu tố nào là quan trọngnhất, yếu tố nào chỉ mang tính chất hỗ trợ trên thực tế đối tượng làm việc. Điềuđó có nghĩa là phải có một phương pháp đúng đắn và phù hợp thì hiệu quả đạtđược mới ở mức độ cao nhất.Trong quá trình dạy học cũng vậy. Việc xác xác định một phương phápdạy học phù hợp sẽ phát huy hết yếu tố tích cực của các yếu tố trong quá trìnhgiáo dục.Trong môn Tiếng Việt, theo xu thế hiện nay, người giáo viên thường chútrọng tới việc cho học sinh thực hiện các bài tập Tiếng Việt, với phương phápnày đã nâng cao hiệu quả môn học rất nhiều. Chúng ta cũng coi đây là một sựthay đổi trong nhận thức, trong tư duy và phương pháp dạy học, nhằm đạt đượcmục tiêu môn học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung.II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU11. Đối tượng nghiên cứu:Nghiên cứu phương pháp dạy học Tiếng Việt thiên về việc ứng dụng cácbài tập Tiếng Việt.2. Mục đích nghiên cứuThông qua phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học mônTiếng Việt, đặc biệt thông qua thực tế dạy học phân môn này hiện nay để thấyđược sự linh hoạt, hợp lý trong việc đổi mới phương pháp tổ chức dạy học. Quaviệc chủ động cho học sinh thực hành các bài tập Tiếng Việt rèn cho học sinhhoàn thiện các kĩ năng và phát triển toàn diện về khả năng tiếng Việt .III. PHẠM VI NGHIÊN CỨUTrên cơ sở thực tế môn học, em sẽ tìm hiểu phương pháp dạy học tíchcực, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt, nguyên tắc dạy học và các dạng bàitập trong dạy học Tiếng Việt và hiệu quả của nó.IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Phương pháp tổng hợp, liệt lê- Phương pháp đối chiếu- so sánh- Phương pháp phân tích- suy luận.2PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I.Khái quát chung về phương pháp dạy học và phương pháp dạy họctích cực.1. Phương pháp dạy học và phương pháp dạy học tích cực1.1 Phương pháp dạy học.Phương pháp dạy học là cách thức tổ chức quá trình dạy học nhằm manglại hiệu quả giáo dục.Qúa trình dạy học môn Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nóichung trong nhà trường thông qua các các hoạt động dạy và học, các nguyên tắcdạy học và các phương pháp dạy học luôn được chú trọng, bởi vì:Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.1.2. Phương pháp dạy học tích cực.Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nayđối với các cơ sở đào tạo, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượngđào tạo nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Trong rất nhiều các giải pháp nhằmnâng cao chất lượng đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học đượcxem là khâu vô cùng quan trọng hiện nay ở tất cả các cơ sở giáo dụcNói đến phương pháp dạy học tích cực chính là nói đến cách dạy học màở đó, giáo viên là người đưa ra những gợi mở cho một vấn đề và cùng học sinhbàn luận, tìm ra mấu chốt vấn đề cũng như những vấn đề liên quan. Phương3pháp này lấy sự chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy của học sinh làm nền tảng,giáo viên, gia sư chỉ là người dẫn dắt và gợi mở vấn đề.Khi áp dụng các phươngpháp giảng dạy tích cực, giờ giảng của mỗi giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫnvà có ý nghĩa góp phần nâng cao chuyên môn của giáo viên và cải thiện tinhthần tự học cho học sinh. Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp giảng dạytích cực, học sinh sẽ được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mìnhđồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm không chỉ từ giáo viênmà còn từ chính các bạn trong lớp, áp dụng vào thực tế.Ngoài ra, khi áp dụng phương pháp giáo dục chủ động, người học giữ vaitrò trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn, giúp đỡ. Người học chủđộng tìm kiếm tri thức và có thể thu nhận kiến thức không chỉ từ thầy mà còn từrất nhiều nguồn khác nhau, tăng thêm mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh đểbổ trợ và hoàn thiện kiến thức chung.CHƯƠNG II.Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt và hiệu quả của việc tăng cường ứngdụng trong bài tập Tiếng Việt.1. Môn Tiếng Việt1.1- Khái niệmTiếng Việt là một trong những môn học quan trọng giúp người học hìnhvà phát triển tư duy ngôn ngữ.1.2- Vai trò của môn Tiếng Việt4Thông qua môn Tiếng Việt, chúng ta sẽ được học cách giao tiếp, truyềnđạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm.Ngoài ra, Tiếng Việt còn có tầm vai trò quan trọng khác là hướng đến cáckỹ năng sống được thể hiện chủ yếu là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức,kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm chủ bảnthân,..Thông qua các kỹ năng này sẽ giúpngười học nhận biết được những giá trịtốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tựtrọng và không ngừng vươn lên trong học tập cũng như cuộc sống. Tiếng Việt sẽdạy chúng ta biết cách giao tiếp, ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ vớingười thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên, biết sống tích cực, chủđộng trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.1.3- Mục tiêu môn Tiếng Việt+ Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt(nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động củalứa tuổi.+ Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao táccủa tư duy.Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt vànhững hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn họccủa Việt Nam và nước ngoài.5+ Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trongsáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người ViệtNam xã hội chủ nghĩa.2. Bài tập và bài tập Tiếng Việt2.1. Khái niệm bài tậpNhư chúng ta đã biết bài tập là các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đặt racho người học thực hiện, được trình bày dưới dạng câu hỏi hay những yêu cầuhoạt động buộc người học tái hiện nh ững kiến thức, giải quyết vấn đề trên cơ sởnhững điều đã biết hoặc kết nối nh ững kiến thức, giải quyết vấn đề dựa trênviệc tìm kiếm phương pháp mới.2. 2 Khái niệm bài tập tiếng Việt.Bài tập Tiếng Việt là một đơn vị nội dung định hướng cho việc dạy họctiếng Việt. Thông qua việc hướng dẫn học sinh làm bài tập và quá trình làm bàitập của các em, giáo viên kiểm tra kết quả hoạt động dạy của mình.Môn Tiếng Việt gần như là môn học đặc thù, người giáo viên muốn đảmbảo mục têu bài học phải dày công tìm hiểu, nghiên cứu tìm ra định hướngđúng, linh hoạt , khoa học trong quá trình dạy thì mới đạt hiệu quả giáo dục.Trước đây trong dạy học Tiếng Việt tỉ lệ giữa lý thuyết và thực hành tỉ lệcân đối, nhưng thực tế hiện nay trong dạy học Tiếng Việt người ta chỉ chú ýnhiều đến bài tập Tiếng Việt bởi vì nó có những ưu điểm sau:3. Ưu điểm của bài tập tiếng việt.6Thông qua các bài tập, câu hỏi cụ thể, dưới sự hướng dẫn, tổ chức củagiáo viên sẽ góp phần bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, phát triểnnăng lực giao tiếp tiếng Việt và năng lực thưởng thức văn học,...Không những thế còn rèn luyện kỹ năng viết, kỹ năng sống cho các em và giúpcác em có thể tự học suốt đời. Hình thức chủ yếu để tổ chức dạy học các bàithực hành tiếng Việt cho HS phổ biến từ trước đến nay cơ bản là hướng dẫn HStrả lời lần lượt các câu hỏi trong Sách giáo khoa (SGK).Vì vậy, hiệu quả các giờdạy học tiếng Việt chưa cao. Một trong những phương pháp góp phần nâng caodạy học thực hành tiếng Việt là dạy học tích hợp trong đó đòi hỏi nhiều côngsức, tâm huyết của người GV nhất là trong việc sáng tạo, vận dụng linh hoạt mộtsố dạng bài tập tích hợp mang đặc trưng riêng của phân môn này. Đây chính làmột cách thức quan trọng “gõ” vào niềm đam mê học thực hành tiếng Việt choHS.- HTBT được biên soạn sát với chương trình, HTBT tương đối phong phú về sốlượng và kiểu loại, đề cập toàn diện đến các nội dung của môn học,phù h ợp vớitrình độ của người học. Cấu trúc của các bài tập đánh giá đa dạng các mục tiêuhọc tập, kích thích được suy nghĩ và rèn luyện tính kiên trì của người học.4. Các dạng bài tập Tiếng Việt thông dụng:+ Dạng bài tập phát hiện, phân tích7Đây là dạng bài tập nhằm giúp học sinh nắm rõ kiến thức và vận dụng cụthể vào từng tình huống giao tiếp để phát hiện đúng, phân tích được ý nghĩa, giátrị, tác dụng của+ Dạng bài tập trắc nghiệm, nối ôDạng bài tập này giúp cho HS nắm chắc bài học, nắm vững bản chất của hiệntượng, vấn đề vừa học, tránh những phân vân, thắc mắc, nhầm lẫn đáng tiếc.Ví dụ : Lựa chọn phương án thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu sau:1. Học dốt như nó mà cũng được điểm cao, chẳng qua chỉ là……..a. trứng khôn hơn vịtb. nấu sử sôi kinhc. lấy công làm lãid. mèo mù vớ cá rán+ Dạng bài tập liên hệ, tìm dẫn chứng trong các tác phẩm văn chươngKhông có cách gì tạo ra hứng thú với tiếng mẹ đẻ và văn chương ngoài conđường cho HS tiếp xúc trực tiếp, càng nhiều càng tốt với những tác phẩm vănchương, những mẫu hình sử dụng ngôn ngữ mẫu mực. Từ đó làm nảy sinh vàduy trì hứng thú của học sinh với tiếng Việt, giúp các em thấy được sự thú vị, vẻđẹp và khả năng kì diệu của chính đối tượng học tập - tiếng Việt, văn chươngVí dụ 2. Ở bài tập 1, phần IV, tiết 24 lớp 11 có thể lấy các dẫn chứng:“Rượu đến cội cây ta sẽ uống8Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”(Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm)Điển tích này xuất phát từ câu chuyện của Thuần Vu Phần dẫn từ sách “NamKha ký thuật” của Lý Công Tá đời Đường (Trung Quốc). Ý nghĩa: thể hiện lốisống riêng của mình, đó là lối sống coi thường phú quí, hoà mình với thiênnhiên (Đây là triết lý sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm ).+ Dạng bài tập điền từ, sửa câuHình thức này giúp học sinh biết phát hiện vấn đề, rèn luyện kỹ năng dùng từ,diễn đạt. Ví dụ ở phần hỏi bài cũ, tiết 24 hoặc ở BT 2 phần IV, tiết 23, GV choHS phát hiện lỗi dùng thành ngữ sai trong các câu sau:1. Thằng bé càng lớn càng hư, đúng là giỏ nhà ai quai nhà nấy, các cụ dạy thìcấm sai.2. Thằng bé chẳng tài cán gì nhưng thời thế đưa đẩy, đúng là mèo nhỏ bắt chuộtnhỏ.+ Dạng bài tập đặt nhan đề cho văn bản hoặc đặt câu, viết đoạn vănDạng bài tập này nhằm hình thành và rèn luyện cho học sinh những kỹ năng tưduy, kỹ năng nhận biết, kỹ năng viết văn: đặt nhan đề, đặt câu, dựng đoạn, làmthành bài văn hoàn chỉnh.VD. Hãy đặt nhan đề cho bài thơ bằng một thành ngữ quen thuộc?+ Bài tập so sánh, đối chiếu.9+ Bài tập dạng tư uy logic…CHƯƠNG IIITính tất yếu của việc chú ý nhiều đến bài tập Tiếng Việt trong dạyhọc môn Tiếng Việt.Ngoài do sự phong phú về hình thức, nội dung trong các câu hỏi bài tậpmôn Tiếng Việt thì hiện nay người ta thiên về phâng bài tập Tiếng việt nhiềuhơn bởi lẽ:Thông qua hệ thống bài tập các nguyên tắc trong dạy học Tiếng Việt đượcthực hiện và phát huy hiệu quả. Chỉ có bài tập Tiếng Việt hay nói cách khác chỉcó cho học sinh thực hành thì mục đích dạy học môn Tiếng Việt mới đạt đượchiệu quả như mong muốn. Cụ thể cho người học tham gia quá trình làm bài tậpTiếng Việt sẽ đảm bảo được các nguyên tắc sau:- Nguyên tắc phát triển tư duyNgôn ngữ và tư duy của con người là hai phạm trù có mối liên hệ mậtthiết, có sự tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Ngôn ngữ là công cụ để tư duy và tưduy là hiện thực trực tiếp của ngôn ngữ. Ngôn ngữ là tiền đề và là điều kiện đểtư duy phát triển và ngược lại. Mục tiêu đầu tiên của việc dạy Tiếng Việt ở tiểuhọc là góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng TiếngViệt, phát triển tư duy cho học sinh. Điều này được thực hiện thông qua quátrình dạy học Tiếng Việt, quá trình học sinh từng bước chiếm lĩnh Tiếng Việt văn10hoá. Nói cách khác, cùng với quá trình dạy học Tiếng Việt, đồng thời ở học sinhcũng hình thành và phát triển các thao tác tư duy, các phẩm chất tư duy.Để phát triển tư duy gắn liền với phát triển ngôn ngữ cho học sinh, trong dạyhọc Tiếng Việt, người giáo viên cần chú ý rèn các thao tác tư duy. Mà muốn rènthao tác tư duy thì chỉ có tạo tình huống trong các bài ập để các em biết phântích, so sánh, khái quát, tổng hợp... và bắt buộc các em phải rèn phẩm chất tưduy nhanh, chính xác và tích cực...Yêu cầu mỗi học sinh trong quá trinhf làm bài tập phải nắm được nộidung các vấn đề cần nói và viết trong môi trường giao tiếp cụ thể và biết thểhiện nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ.- Nguyên tắc giao tiếp ( nguyên tắc phát triển lời nói)Hướng vào hoạt động giao tiếp là nguyên tắc đặc trưng của việc dạy học TiếngViệt. Để hình thành các kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ, học sinh phải được hoạtđộng trong các môi trường giao tiếp cụ thể, đặc biệt là môi trường văn hoá ứngxử. Chỉ có trong các môi trường giao tiếp, môi trường văn hoá ứng xử, học sinhmới hiểu lời nói của người khác, đồng thời vận dụng ngôn ngữ sáng tạo đểngười khác hiểu được tư tưởng và tình cảm của các em. Bởi lẽ, ngôn ngữ cóquan hệ chặt chẽ với văn hóa của một dân tộc, nhất là văn hóa ứng xử.Thông qua các bài tập thực hành đơn giản như giới thiệu về bản thân, gia đình,lớp học, bạn bè , theo mục đích nhất định, học sinh được luyện tập về các kĩnăng11- Nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinhThông qua các yêu cầu làm bài tập theo nhóm, tổ hay các dạng bài tập dựa trênsự hiểu biết chắc chắn về trình độ tiếng mẹ đẻ vốn có của HS các em đã có mộtvốn từ nhất định, làm quen với một số quy luật tạo lập lời nói Tiếng Việt .- Nguyên tắc kết hợp rèn luyện cả hai hình thức lời nói dạng viết và dạng nóiNóivà viết là hai dạng lời nói có quan hệ chặt chẽ trong việc hoàn thiện trình độ sửdụng ngôn ngữ của học sinh. Lời nói dạng nói là cơ sở để hoàn thiện lời nóidạng viết. Lời nói dạng viết là điều kiện để lời nói dạng nói phát triển.Bài tập Tiếng việt đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc này, bởi thông qua việc thựchành hay nói cách khác là làm bài tập Tiếng Việt học sinh được rèn cả nói vàviết.VD: Hãy viết về một đoạn văn tả về quê hương và trình bày trước lớp.- Nguyên tắc tích hợp:Mục tiêu môn Tiếng Việt ở tiểu học có tính chất phức hợp thể hiện ở chỗ mônTiếng Việt vừa hình thành cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (đọc,viết, nghe, nói), vừa cung cấp tri thức (gồm tri thức về Tiếng Việt và tri thức vềkhoa học tự nhiên và xã hội). Cho nên dạy Tiếng Việt ở tiểu học phải bảo đảmnguyên tắc tích hợp. Tích hợp trong nội bộ môn Tiếng Việt. Đó là sự kết hợp dạycác kĩ năng đọc, viết, nghe, nói trong từng bài học với dạy các tri thức đơn giảnvề Tiếng Việt.12Tích hợp nội dung các môn học khác vào môn Tiếng Việt thể hiện ở: Ngữ liệudùng trong các bài học đã góp phần cung cấp các tri thức về tự nhiên và xã hộicho học sinh. Đồng thời, bài học của các môn học khác cũng có ngữ liệu để dạyTiếng Việt và được coi là những tình huống để rèn luyện kĩ năng sử dụng TiếngViệt. Thông qua các bài học, thông qua việc thảo luận trong nhóm, trong lớp vềnội dung những bài học ấy, học sinh được mở rộng vốn từ, học được cách diễnđạt bằng Tiếng Việt và các quy tắc sử dụng Tiếng Việt theo các phong cách chứcnăng khác nhau. Học sinh có nhiều cơ hội để ứng xử bằng Tiếng Việt thích hợpvới các ngữ cảnh khác nhau.- Nguyên tắc kết hợp dạy Tiếng Việt với dạy văn hoá và văn họcVề bản chất, kết hợp dạy Tiếng Việt với dạy văn hoá và văn học là một phươnghướng tích hợp trong dạy Tiếng Việt từng bước c học sinh nhận biết cái chân,cái thiện, cái mĩ của văn học thông qua việc nhận biết giá trị thẩm mĩ của cácyếu tố ngôn ngữ trong bài văn.Qua các yêu cầu của bài tập Tiếng Việt học sinh được rèn luyện các kĩ năng cơbản (như kể chuyện, tóm tắt chuyện, tìm đại ý, bố cục, nhận xét về nhân vật, vềtác giả, tác phẩm, nêu cảm nghĩ, liên tưởng, phát hiện các biện pháp tu từ, pháthiện các chi tiết nghệ thuật...).Trong dạy học hiện nay lấy học sinh làm trung tâm, phát huy vai trò của ngườihọc, người học sẽ chủ động, tích cực trong quá trình học, tự tìm tòi, nghiêncứu,tự chiếm lĩnh tri thức trên cơ sở định hướng của giáo viên. Với môn Tiếng13Việt trong nhà trường việc rèn kĩ năng cho học sinh qua hệ thống bài tập là mộttrong những hướng đi đang được thực tế áo dụng. Tỉ lệ thời gian, tỉ lệ bài tậpdành cho các tiết học dường như chiếm phần hơn, bởi lẽ đây là môn học đặc thùvà bài tập Tiếng Việt cũng là hệ thống dạng bài tập đặc thù. Nó phong phú vềdạng câu hỏi, phong phú về hình thức ra đề, hình thức trả lời và người học cũngcó nhiều cách để thể hiện sự hiểu biết của mình. Qua quá trình làm bài tập TiếngViệt người học được lĩnh hỗi kiến thức, ứng dụng và thực tiễn, phát triển toàndiện về các kĩ năng trong giao tiếp, các kĩ năng cơ bản trong học tập, các kĩ năngtrong cuộc sống.PHẦN KẾT LUẬNVới việc chú ý nhiều đến bài tập trong dạy học Tiếng Việt là một quy luậttất yếu. Nó phù hợp với xu thế dạy học lấy người học làm trung tâm. Phù hợp14với thực tế phát triển, hướng người học đến với thực hành để chủ động chiếmlĩnh và khắc sâu kiến thức hơn là lý thuyết chung chung dễ nhớ nhưng dễ quên.Đặc biệt việc chú trọng tới bài tập Tiếng Việt rất phù hợp với đặc thù của bộmôn, qua bài tập Tiếng Việt học sinh được hình thành vaf phát triển toàn diện vềcác kĩ năng trong môn học và trong cuộc sống./TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), Phương pháp dạyhọc tiếng Việt – NXB Giáo dục152. Nguyễn Hải Đạm, Lê Xuân Soạn, Hoàng Mai Thao (1995), Phươngpháp dạy và học môn Tiếng Việt – NXB Giáo dục.3. Nguồn thông tin từ internetMỤC LỤCSTTNỘI DUNGTRANGGHICHÚ16Phần mở đầuILí do chọn đề tài1IIĐối tượng, mục đích nghiên cứu1IIIPhạm vi nghiên cứu2IVPhương pháp nghiên cứu2PHẦN NỘI DUNG2Chương I. Khái quát chung về phương pháp dạy học vàphương pháp dạy học tích cực31Phương pháp dạy học32Phương pháp dạy học tích cực4Chương II. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt và hiệuquả của việc tăng cường ứng dụng trong bài tập TiếngViệt.3Môn Tiếng việt41. 1Khái niệm41.2Vai trò51.3Mục tiêu5Bài tập và bài tập tiếng Việt62.1-Khái niệm Bài tập62.2Khái niệm bài tập Tiếng Việt63Ưu điểm của bài tập Tiếng Việt74Các dạng bài tập Tiếng Việt thông dụng8Chương III. Tính tất yếu của việc chú ý nhiều đến bài tậpTiếng Việt trong dạy học môn Tiếng Việt10PHẦN KẾT LUẬN15Tài liệu tham khảo16121718

Tài liệu liên quan

  • Các bài tập hình học không gian tổng hợp giải bằng phương pháp toạ độ   tài liệu, ebook, giáo trình, hướng dẫn Các bài tập hình học không gian tổng hợp giải bằng phương pháp toạ độ tài liệu, ebook, giáo trình, hướng dẫn
    • 7
    • 1
    • 6
  • Chuyên đề halogen hóa học 10: bài tập về viết phương trình phản ứng doc Chuyên đề halogen hóa học 10: bài tập về viết phương trình phản ứng doc
    • 4
    • 8
    • 112
  • Tuyển tập các bài tập tiếng Anh lớp 3 tổng hợp Tuyển tập các bài tập tiếng Anh lớp 3 tổng hợp
    • 152
    • 21
    • 136
  • bài tập tiếng việt tổng hợp bài tập tiếng việt tổng hợp
    • 18
    • 2
    • 3
  • các bài tập hình học không gian tổng hợp giải bằng phương pháp toạ độ các bài tập hình học không gian tổng hợp giải bằng phương pháp toạ độ
    • 16
    • 564
    • 0
  • Bài tập tiếng anh lớp 3 tổng hợp Bài tập tiếng anh lớp 3 tổng hợp
    • 2
    • 2
    • 56
  • SKKN  hướng dẫn học sinh dùng phương pháp toạ độ trong không gian để giải bài tập hình học không gian tổng hợp SKKN hướng dẫn học sinh dùng phương pháp toạ độ trong không gian để giải bài tập hình học không gian tổng hợp
    • 3
    • 471
    • 1
  • bài tập; Tiếng Việt; học sinh dân tộc bài tập; Tiếng Việt; học sinh dân tộc
    • 48
    • 279
    • 0
  • Bài tập tiếng anh lớp 3 tổng hợp Bài tập tiếng anh lớp 3 tổng hợp
    • 1
    • 977
    • 4
  • TỔNG HỢP BÀI TẬP TIẾNG ANH (Ngữ pháp, từ vựng, phát âm, đọc hiểu,...) TỔNG HỢP BÀI TẬP TIẾNG ANH (Ngữ pháp, từ vựng, phát âm, đọc hiểu,...)
    • 18
    • 754
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(99 KB - 18 trang) - bài tập tiếng việt Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Dò Bài Tiếng Việt