Bài Tập Tính Theo Công Thức Hóa Học

Bài tập tính theo công thức hóa học là tài liệu rất hữu ích mà Donwload.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.

Tính theo công thức hóa học bao gồm lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận có đáp án kèm theo. Thông qua đó giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để giải nhanh Hóa học 8. Ngoài ra để học tốt môn Hóa 8 các bạn tham khảo thêm Bài tập viết công thức hóa học lớp 8, Công thức Hóa học lớp 8, 300 câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa học lớp 8.

Bài tập tính theo công thức hóa học

  • I. Lý thuyết tính theo công thức hóa học
  • II. Bài tập tính theo công thức hóa học
  • III. Đáp án bài tập tính theo công thức hóa học

I. Lý thuyết tính theo công thức hóa học

1. Biết CTHH, xác định thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất

Thí dụ: xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong CO2

Hướng dẫn

Tìm khối lượng mol của hợp chất: mCO2 = 12+16×2 = 44 (g/mol)

Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

Trong 1 mol CO2 có 1 mol C; 2 mol O

Thành phần phần trăm theo khối lượng:

\begin{array}{l} \% {m_C} = \frac{{12.100\% }}{{44}} = 27,27\% \\ \% {m_O} = 100\% - 27,27\% = 72,73\% \end{array}\(\begin{array}{l} \% {m_C} = \frac{{12.100\% }}{{44}} = 27,27\% \\ \% {m_O} = 100\% - 27,27\% = 72,73\% \end{array}\)

2. Biết thành phần nguyên tố, tìm CTHH

Thí dụ: một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là 27,27 % C; 72,73 % O. Xác định CTHH của hợp chất biết M = 44 g/mol

Cách làm

Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất

\begin{array}{l} {m_C} = \frac{{27,27.44}}{{100}} = 12gam\\ {m_O} = \frac{{72,73.44}}{{100}} = 32 gam \end{array}\(\begin{array}{l} {m_C} = \frac{{27,27.44}}{{100}} = 12gam\\ {m_O} = \frac{{72,73.44}}{{100}} = 32 gam \end{array}\)

Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

\begin{array}{l} {n_C} = \frac{{{m_C}}}{{{M_C}}} = \frac{{12}}{{12}} = {1^{}}mol\\ {n_O} = \frac{{{n_O}}}{{{M_O}}} = \frac{{32}}{{16}} = {2^{^{}}}mol \end{array}\(\begin{array}{l} {n_C} = \frac{{{m_C}}}{{{M_C}}} = \frac{{12}}{{12}} = {1^{}}mol\\ {n_O} = \frac{{{n_O}}}{{{M_O}}} = \frac{{32}}{{16}} = {2^{^{}}}mol \end{array}\)

Vậy trong 1 mol hợp chất có 1 mol C; 2 mol O

CTHH: CO2

3. Lập công thức hóa học dựa vào tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố.

Bài tập tổng quát: Cho một hợp chất gồm 2 nguyên tố A và B có tỉ lệ về khối lượng là a:b Hay \left( {\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{a}{b}} \right)\(\left( {\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{a}{b}} \right)\). Tìm công thức của hợp chất

Phương pháp giải

Gọi công thức hóa học tổng quát của 2 nguyên tố có dạng là AxBy. (Ở đây chúng ta phải đi tìm được x, y của A, B. Tìm tỉ lệ: x:y => x,y)

\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{{x.{M_A}}}{{y.{M_B}}} = \frac{a}{b} =  \frac{x}{y} = \frac{{a.{M_B}}}{{b.{M_A}}}\(\frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{{x.{M_A}}}{{y.{M_B}}} = \frac{a}{b} = > \frac{x}{y} = \frac{{a.{M_B}}}{{b.{M_A}}}\)

=> CTHH

Ví dụ: Tìm công thức hóa học của một oxit sắt, biết tỷ lệ khối lượng của sắt và oxi là 7:3

Gọi công thức hóa học của oxit sắt cần tìm là: FexOy

Ta có:

\frac{x}{y} = \frac{{7.{M_O}}}{{3.{M_{Fe}}}} =  \frac{x}{y} = \frac{{7.16}}{{3.56}} = \frac{2}{3} =  x = 2;y = 3\(\frac{x}{y} = \frac{{7.{M_O}}}{{3.{M_{Fe}}}} = > \frac{x}{y} = \frac{{7.16}}{{3.56}} = \frac{2}{3} = > x = 2;y = 3\)

CTHH: Fe2O3

II. Bài tập tính theo công thức hóa học

A. Trắc nghiệm

Câu 1: Tính %mC biết trong 1 mol NaHCO3 có 1 mol Na, 1 mol C và 3 mol O, 1 mol H

A. 14,28 %

B. 14,2%

C. 14,284%

D. 14,285%

Câu 2: Thành phần phần trăm khối lượng của oxi trong Fe2O3

A. 35%

B. 40%

C. 30%

D. 45%

Câu 3: Biết hợp chất có dA/H2 = 22. Xác định hợp chất biết có duy nhất 1 nguyên tử Oxi

A. NO

B. CO

C. N2O

D. CO2

Câu 4 : Cho C2H5OH. Số nguyên tử H có trong hợp chất

A. 1

B. 5

C. 3

D. 6

Câu 5: Tính %mK có trong phân tử K2CO3

A. 56, 502%

B. 56,52%

C. 56,3%

D. 56,56%

Câu 6: Tính khối lượng của Fe trong 92,8 g Fe3O4

A. 67,2 g

B. 25,6 g

C. 80 g

D. 10 g

Câu 7: Tính mAl2O3 biết số mol Al có trong hợp chất là 0,6

A. 30,6 g

B. 31 g

C. 29 g

D. 11,23 g

Câu 8: Tỉ số về số mol của các nguyên tố có trong C3H6O2

A. 3:6:2

B. 1:3:1

C. 36:6:32

D. 12:6:16

Câu 9: Tìm công thức hóa học biết chất A có 80% nguyên tử Cu và 20% nguyên tử Oxi, biết dA/H2 = 40

A. CuO2

B. CuO

C. Cu2O

D. Cu2O2

Câu 10: %mMg trong 1 mol MgO là

A. 60%

B. 40%

C. 50%

D. 45%

B. Tự luận

Câu 1. Phân đạm urê, có công thức hoá học là (NH2)2CO. Phân đạm có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng và thực vật nói chung, đặc biệt là cây lấy lá như rau.

a) Khối lượng mol phân tử ure

b) Hãy xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố.

Câu 2. Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20% S và 40%O. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol.

Câu 3. Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố hóa học có mặt trong các hợp chất sau:

a) Fe(NO3)2, Fe(NO3)2

b) N2O, NO, NO2

Câu 4. Hãy tìm công thức hóa học của chất X có khối lượng mol MX = 170 (g/mol), thành phần các nguyên tố theo khối lượng: 63,53% Ag; 8,23% N, còn lại O.

Câu 5. Lập công thức hóa học của hợp chất A biết:

- Phân khối của hợp chất là 160 đvC

-Trong hợp chất có 70% theo khối lượng sắt, còn lại là oxi.

Câu 6: Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 2 mol nguyên tử Fe; 3 mol nguyên tử O. Công thức hóa học của hợp chất trên là Fe2O3. Tìm công thức hóa học của một oxit nito, biết tỉ lệ khối lượng của nito đối với oxi là 7:16. Tìm công thức của oxit đó

Câu 7: Phân tích một oxit của lưu huỳnh người ta thấy cứ 2 phần khối lượng S thì có 3 phần khối lượng oxi. Xác định công thức của oxit lưu huỳnh?

Câu 8. Lập công thức hóa học của hợp chất A biết: Phân khối của hợp chất là 160 đvC, Trong hợp chất có 70% theo khối lượng sắt, còn lại là oxi.

III. Đáp án bài tập tính theo công thức hóa học

Đáp án phần trắc nghiệm

1D2C3C4D5B6A7A8A9B10A

Câu 2:

\% {m_K} = \frac{{39.100\% }}{{239.2 + 12 + 16.3}} = 56,52\%\(\% {m_K} = \frac{{39.100\% }}{{239.2 + 12 + 16.3}} = 56,52\%\)

Câu 3: dA/H2 = 22 → MA = 44 mà có 1 nguyên tử O trong hợp chất

=> 44 – 16 = 28 (N2) ⇒ N2O

Câu 4:

\% {m_C} = \frac{{12.100\% }}{{23 + 12 + 1 + 16.3}} = 14,285\%\(\% {m_C} = \frac{{12.100\% }}{{23 + 12 + 1 + 16.3}} = 14,285\%\)

Câu 5:

\% {m_O} = \frac{{16.3.100\% }}{{56.2 + 16.3}} = 30\%\(\% {m_O} = \frac{{16.3.100\% }}{{56.2 + 16.3}} = 30\%\)

Câu 6:

nFe3O4 = 92,8/232 = 0,4 mol

Có 3 nguyên tử Fe trong hợp chất →nFe = 1,2 mol

mFe = 1,2.56 = 67,2 g

Câu 7: Có 2 nguyên tử nhôm trong hợp chất mà nAl = 0,6 mol

→ nAl2O3 = 0,3 (mol)

→ mAl2O3 = 0,3.(27.2+16.3) = 30,6 g

Câu 9 : Ta có dA/H2 = 40 → MA = 80

\begin{array}{l} 80\% = \frac{{x.100\% }}{{80}} < =  x = 64(Cu)\\ 20\% = \frac{{y.100\% }}{{80}} < =  y = 16(O)\\ {n_{Cu}} = \frac{{64}}{{64}} = 1mol\\ {n_O} = \frac{{16}}{{16}} = 1mol \end{array}\(\begin{array}{l} 80\% = \frac{{x.100\% }}{{80}} < = > x = 64(Cu)\\ 20\% = \frac{{y.100\% }}{{80}} < = > y = 16(O)\\ {n_{Cu}} = \frac{{64}}{{64}} = 1mol\\ {n_O} = \frac{{16}}{{16}} = 1mol \end{array}\)

Có nCu : nO = 1:1 → CuO

Câu 10:

\% {m_{Mg}} = \frac{{24.100\% }}{{24 + 16}} = 60\%\(\% {m_{Mg}} = \frac{{24.100\% }}{{24 + 16}} = 60\%\)

Đáp án tự luận

Câu 1.

a) Xác định khối lượng mol của hợp chất.

M(NH2)2CO = 14.2+ 2.2 + 12 + 16 = 60 g/mol

Tính thành phần % của mỗi nguyên tố.

\begin{array}{l} \% {m_N} = \frac{{2.{M_N}}}{{{M_{{{(N{H_2})}_2}CO}}}}.100 = \frac{{2.14}}{{60}}.100 = 46,67\% \\ \% {m_H} = \frac{{2.{M_H}}}{{{M_{_{{{(N{H_2})}_2}CO}}}}}.100 = \frac{{2.1}}{{60}}.100 = 3,33\% \\ \% {m_C} = \frac{{1{M_C}}}{{{M_{{{(N{H_2})}_2}CO}}}}.100 = \frac{{1.12}}{{60}}.100 = 20\% \\ \% {m_O} = 100\% - 46,67\% - 3,33\% - 20\% = 30\% \end{array}\(\begin{array}{l} \% {m_N} = \frac{{2.{M_N}}}{{{M_{{{(N{H_2})}_2}CO}}}}.100 = \frac{{2.14}}{{60}}.100 = 46,67\% \\ \% {m_H} = \frac{{2.{M_H}}}{{{M_{_{{{(N{H_2})}_2}CO}}}}}.100 = \frac{{2.1}}{{60}}.100 = 3,33\% \\ \% {m_C} = \frac{{1{M_C}}}{{{M_{{{(N{H_2})}_2}CO}}}}.100 = \frac{{1.12}}{{60}}.100 = 20\% \\ \% {m_O} = 100\% - 46,67\% - 3,33\% - 20\% = 30\% \end{array}\)

Câu 2.

\begin{array}{l} {m_{Cu}} = \frac{{40.160}}{{100}} = 64gam\\ {m_S} = \frac{{20.160}}{{100}} = 32 gam \\ {m_O} = \frac{{40.160}}{{100}} = 64 gam \end{array}\(\begin{array}{l} {m_{Cu}} = \frac{{40.160}}{{100}} = 64gam\\ {m_S} = \frac{{20.160}}{{100}} = 32 gam \\ {m_O} = \frac{{40.160}}{{100}} = 64 gam \end{array}\)

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

{n_{Cu}} = \frac{{64}}{{64}} = {1^{}}mol ; {n_S} = \frac{{32}}{{32}} = 1 mol ; {n_O} = \frac{{64}}{{16}} = 4 mol\({n_{Cu}} = \frac{{64}}{{64}} = {1^{}}mol ; {n_S} = \frac{{32}}{{32}} = 1 mol ; {n_O} = \frac{{64}}{{16}} = 4 mol\)

Trong 1 phân tử hợp chất khí trên có: 1mol nguyên tử Cu; 1 mol nguyên tử S và 4 mol nguyên tử O.

Công thức hóa học của hợp chất trên là CuSO4

Câu 3.

a) Fe(NO3)2 : %mFe = 31,11%; %mN =15,56%; %mO = 53,33%

Fe(NO3)2: %mFe = 23,14%; %mN =17,35%; %mO = 59,51%

b)

N2O: %mN = 63,63%; %mO = 36,37%

NO: %mN = 46,67%; %mO = 53,33%

NO2: %mN = 30,43%; %mO = 69,57%

Câu 4.

%mO = 100% - 63,53% - 8,23% = 28,24%

\begin{array}{l} {m_{Ag}} = \frac{{63,53.170}}{{100}} = 108gam\\ {m_N} = \frac{{8,23.170}}{{100}} = 14 gam \\ {m_O} = \frac{{28,24.170}}{{100}} = 48 gam \end{array}\(\begin{array}{l} {m_{Ag}} = \frac{{63,53.170}}{{100}} = 108gam\\ {m_N} = \frac{{8,23.170}}{{100}} = 14 gam \\ {m_O} = \frac{{28,24.170}}{{100}} = 48 gam \end{array}\)

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

{n_{Ag}} = \frac{{108}}{{108}} = 1 mol ; {n_N} = \frac{{14}}{{14}} = 1mol ; {n_O} = \frac{{48}}{{16}} = 3 mol\({n_{Ag}} = \frac{{108}}{{108}} = 1 mol ; {n_N} = \frac{{14}}{{14}} = 1mol ; {n_O} = \frac{{48}}{{16}} = 3 mol\)

Phân tử hợp chất khí trên có: 1mol nguyên tử Ag; 1 mol nguyên tử N và 3 mol nguyên tử O.

Công thức hóa học của hợp chất trên là AgNO3

Câu 5.

Khối lượng mol: MA = 160 gam/mol

Khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:

{m_{Fe}} = \frac{{160.70}}{{100}} = 112gam; {m_O} = \frac{{160(100 - 70)}}{{100}} = 48 gam\({m_{Fe}} = \frac{{160.70}}{{100}} = 112gam; {m_O} = \frac{{160(100 - 70)}}{{100}} = 48 gam\)

Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất:

{n_{Fe}} = \frac{{112}}{{56}} = {2^{}}mol ; {n_O} = \frac{{48}}{{16}} = 3 mol\({n_{Fe}} = \frac{{112}}{{56}} = {2^{}}mol ; {n_O} = \frac{{48}}{{16}} = 3 mol\)

Câu 6

CTHH dạng TQ là NxOy

Có: mN/mO = 7/20

=> nN/nO . MN/MO = 7/20

=> nN/nO . 14/16 = 7/20

=> nN/nO = 2/5

hay x : y= 2: 5

=> CTHH của oxit là N2O5

Câu 7:

Gọi CT tổng quát của oxit lưu huỳnh cần tìm là SxOy (x,y: nguyên, dương)

Theo đề bài, ta có:

mS/mO=23 <=> 32x/16y=2/3 <=> x/y = (16.2)/(32.3)=1/ 3=> x = 1;y = 3

Vậy: với x=1; y=3 => CTPT của oxit lưu huỳnh cần tìm là SO3 (lưu huỳnh trioxit).

Bài tập số 3: Một hợp chất có tỉ lệ khối lượng của các nguyên tố Ca:N:O lần lượt là 10:7:24. Xác định công thức hóa học của hợp chất biết N và O hình thành nhóm nguyên tử, và trong nhóm tỉ lệ số nguyên tử của N: O = 1:3.

Hướng dẫn giải bài tập

Gọi công thức hóa học của hợp chất cần tìm là CaxNyOz

Ta có x : y : z = \frac{10}{40}:\frac{7}{14}:\frac{24}{16} = 0,25:0,5:1,5\(\frac{10}{40}:\frac{7}{14}:\frac{24}{16} = 0,25:0,5:1,5\)

=> x : y : z = 1 : 2 : 6

Vì trong nhóm nguyên tử, tỉ lệ số nguyên tử N : O = 1 : 3

Ta có nhóm (NO3)n và 3. n = 6 => n =2

Vậy công thức của hợp chất là Ca(NO3)2.

Bài tập số 4: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố theo khối lượng là: 40% Cu; 20% S và 40%O. Xác định công thức hóa học của chất đó. Biết hợp chất có khối lượng mol là 160g/mol.

Hướng dẫn giải bài tập

Giải thích các bước giải:

Gọi công thức là Cu(a); S(b); O(c)

Ta có 40% = a.64/160.100 =>a = 1

20% = 32b/160.100 => b = 1

40% = 16c/160.100

=>c = 4

=> CTHH là CuSO4

Câu 8

Gọi CTHH của oxit sắt: FexOy

Ta có :

56x/70 = 16y/30 ⇒ x/y = 23

Tỉ lệ số nguyên tử sắt : số nguyên tử O là 2 : 3

Với x = 2 ; y = 3 thì thỏa mãn

Vậy Công thức hóa học của hợp chất cần tìm: Fe2O3

Từ khóa » Tìm Cthh Biết Chất A Có 80