Bài Tập Toán Lớp 3 Số La Mã - Gia Sư Tâm Tài Đức

4.1/5 - (36 bình chọn)

Mục Lục

Toggle
  • Bài tập nâng cao Toán lớp 3: Làm quen với chữ số La Mã
    • Kiến thức cần nhớ về số La Mã
    • Giới thiệu về chữ số La Mã
    • Các chữ số La Mã thường dùng
    • Cách đọc chữ số La Mã
    • Quy tắc viết chữ số La Mã
    • Bài tập vận dụng về số La Mã
    • Bài tập tự luận
    • Lời giải bài tập về số La Mã
    • GIẢI TOÁN LỚP 3 LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ
    • Làm quen với chữ số La Mã – Toán lớp 3
    • ĐỀ BÀI
    • BÀI GIẢI

Bài tập nâng cao Toán lớp 3: Làm quen với chữ số La Mã

Kiến thức cần nhớ về số La Mã

Giới thiệu về chữ số La Mã

+ Chữ số La Mã là hệ thống chữ số cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Hệ thống chữ số La Mã dùng trong thời cổ đại đã được người ta chỉnh sửa sơ vào thời Trung Cổ để biến nó thành dạng mà chúng ta sử dụng ngày nay. Hệ thống này dựa trên một số ký tự nhất định được coi là chữ số sau khi được gán giá trị.

+ Số La Mã được sử dụng phổ biến ngày nay trong những bản kê được đánh số (ở dạng sườn bài), mặt đồng hồ, những trang nằm trước phần chính của một quyển sách,…

Các chữ số La Mã thường dùng

I: một V: năm X: mười

Từ các số La Mã trên, ta có thể ghép lai và tạo thành một vài số như sau:

Cách đọc chữ số La Mã

Trong dãy chữ số La Mã sẽ có 7 chữ số cơ bản, từ đó người dùng có thể cộng trừ sau cho ra con số mà bạn cần: I=1; V=5; X=10; L=50; C=100; D=500; M=1000

Theo quy định chung, các chữ số I, X, C, M, sẽ không được phép lặp lại quá 3 lần trên một phép tính. Còn các chữ số V, L, D chỉ được xuất hiện một lần duy nhất.

Chữ số cơ bản được lặp lại 2 hoặc 3 lần biểu thị giá trị gấp 2 hoặc gấp 3.

+ Ví dụ:

I = 1; II = 2; III = 3

X = 10; XX = 20; XXX = 30

C = 100; CC = 200; CCC = 300

M = 1000; MM =2000; MMM = 3000

Quy tắc viết chữ số La Mã

Quy tắc chữ số La Mã thêm vào bên phải

Quy tắc chữ số La Mã thêm vào bên trái

Quy tắc viết số La Mã là phải cộng, trái trừ:

+ Chữ số thêm vào bên phải là cộng thêm (nhỏ hơn chữ số gốc) và tuyệt đối không được thêm quá 3 lần số.

+ Những số viết bên trái thường là trừ đi, nghĩa là lấy số gốc trừ đi số đứng bên trái sẽ ra giá trị của phép tính

Bài tập vận dụng về số La Mã

I. Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng:

Câu 1: Số 16 được viết thành số La Mã là:

A. VIII B. XVI C. VXI D. VVV

Câu 2: Số 23 được viết thành số La Mã là:

A. XIX B. XXIII C. XVII D. XXV

Câu 3: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: III, XXI, V, I, XIX, XVI

A. III, I, V, XIX, XVI, XXI B. XVI, XIX, I, V, XXI, III

C. I, III, V, XVI, XIX, XXI D.V, I, III, XXI, XIX, XVI

Câu 4: Số câu trả lời đúng trong các câu dưới đây:

a, XV đọc là Mười lăm b, XIIV đọc là Mười ba

c, XXI đọc là Hai mươi mốt c, IXX độc là Mười chín

A. 0 B. 1 C. 3 D. 2

Câu 5: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: XXIX…XXVI

A. > B. < C. =

Bài tập tự luận

Bài 1: Đọc các chữ số La Mã sau: I, III, VII, XIV, XII, XIX, XXI

Bài 2: Sắp xếp các chữ số La Mã theo thứ tự từ lớn xuống bé: I, VII, IX, XI, V, IV, II, XVIII

Bài 3: Viết các số lẻ từ 2 đến 10 bằng số La Mã, viết các số chẵn từ 5 đến 9 bằng số La Mã

Bài 4: Thực hiện các phép tính sau:

X – IV XX – IX XIX – IX IV + V V + IX

Bài 5: Từ 9 que diêm hãy xếp thành chữ số La Mã nhỏ nhất

Bài 6: Cho số La Mã IX. Hãy điền một chữ vào để có một số có giá trị ngược với giá trị của số La Mã đã cho

Lời giải bài tập về số La Mã

Bài tập trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
BBCDA

Bài tập tự luận

Bài 1:

I có giá trị bằng 1 nên đọc là một

III có giá trị bằng 3 nên đọc là ba

VII có giá trị bằng 7 nên đọc là bảy

XIV có giá trị bằng 14 nên đọc là mười bốn

XII có giá trị bằng 12 nên đọc là mười hai

XIX có giá trị bằng 19 nên đọc là mười chín

XXI có giá trị bằng 21 nên đọc là hai mươi mốt

Bài 2:

Thứ tự sắp xếp từ lớn xuống bé: XVIII, XI, IX, VII, V, IV, II, I

Bài 3:

Các số lẻ từ 2 đến 10 bằng số La Mã là: III, V, VII, IX

Các số chẵn từ 5 đến 9 bằng số La Mã là: VI, VIII

Bài 4:

X – IV = VI (vì X = 10, IV = 4 mà 10 – 4 = 6 nên khi vết chữ số La Mã là VI)

XX – IX = XI (vì XX = 20, IX = 9 mà 20 – 9 = 11 nên khi viết chữ số La Mã là XI)

XIX – IX = XX (vì XIX = 19, IX = 9 mà 29 – 9 = 20 nên khi viết chữ số La Mã là XX)

IV + V = IX (vi IV = 4, V = 5 mà 4 + 5 = 9 nên khi viết chữ số La Mã là IX)

V + IX = XIV (vì V = 5, IX = 9 mà 5 + 9 = 14 nên khi viết chữ số La Mã là XIV)

Bài 5: XXVIII (số 28)

Bài 6:

IX là 9, quay người 9 được 6, vậy phải để IX thành 6

Ta thêm chữ S vào trước được SIX = số 6 trong Tiếng anh

GIẢI TOÁN LỚP 3 LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ

Làm quen với chữ số La Mã – Toán lớp 3

Trang 121 Sách giáo khoa

Bài 1:

Đọc các số viết bằng chữ số La Mã sau đây:

I, III, V, VII, IX, XI,XXI

II, IV, VI, VIII, X, XII, XX

Bài giải:

Đọc như sau :

Một, ba, năm, bảy, chín, mười một, hai mươi mốt

Hai, bốn, sáu, tám, mười, mười hai, hai mươi

Bài 2:

Đồng hồ chỉ mấy giờ

Bài giải:

Đồng hồ ở hình A chỉ 6 giờ

Đồng hồ ở hình B chỉ 12 giờ

Đồng hồ ở hình C chỉ 3 giờ

Bài 3:

Hãy viết các số II, VI, V, VII, IV, IX, XI

Theo thứ tự từ bé đến lớn

Theo thứ tự từ lớn đến bé

Bài giải:

Các số đã cho viết theo thứ tự từ bé đến lớn như sau :

II, IV, V, VI, VII, IX, XI

Các số đã cho viết theo thứ tự từ lớn đến bé như sau :

XI, IX, VII, VI, V, IV, II

Bài 4:

Viết các số từ 1 đến 12 bằng chữ số La Mã

Bài giải:

I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI ,XII

Đáp án

Bài 3

ĐỀ BÀI

Bài 1:

a) Đồng hồ chỉ mấy giờ ?

b) Ghi các số trên mặt đồng hồ theo mẫu bên.

c) Hãy tập viết lại các chữ số La Mã trên mặt đồng hồ bên.

Bài 2:

Hãy viết 20 số đầu của số La Mã.

BÀI GIẢI

Bài 1:

a) Đồng hồ chỉ 3 giờ hoặc 15 giờ.

b) Ghi các số tương ứng như sau lên mặt đồng hồ:

IIIIIIIVVVIVIIVIIIIXXXIXII
123456789101112

c) I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII.

Bài 2:

IIIIIIIVVVIVIIVIIIIXXXIXIIXIIIXIVXVXVIXVIIXVIIIXIXXX
1234567891011121314151617181920

Từ khóa » Học Số La Mã