Bài Tập Tổng Hợp Trắc Nghiệm Và Tự Luận Hidrocacbon Thơm (có Lời ...

BÀI TẬP TỔNG HỢP HIDROCACBON THƠM

I. CÂU HỎI, BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu 1.

Viết công thức cấu tạo thu gọn và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử  C8H10.

Câu 2.

      Hoàn thành các phương trình phản ứng xảy ra dưới đây (khi tỉ lệ số mol là 1 : 1) :

       C6H6 + Cl2 A

       A + Cl2 B1 và B2

       C6H6 + HNO3  C

      C + HNO3   D

Câu 3. Từ nguồn nguyên liệu chính là khí thiên nhiên với các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế : cao su buna, polivinylclorua, toluen, polistiren, hexacloran, xiclohexan.

Câu 4. Từ butan, các chất vô cơ và điều kiện cần thiết, viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế etylbenzen, polistiren.

Câu 5. Viết phương trình hóa học của phản ứng nitro hoá :

      a) 1-brom-3-clobenzen

      b) 1-clo-3-metylbenzen

      Với sản phẩm có tỉ lệ % lớn nhất.

Câu 6. Viết các phương trình hóa học (sản phẩm chính, tỉ lệ mol 1 : 1) :

      a) CH3 – CH = CH – CH2 – CH3 + HCl            

      b) buta-1,3-đien + etilen                  

      c) benzen + propen                                            

      d) toluen  + KMnO4                           

      e) FCH2–CH=CH2 + HBr     

Câu 7. Có 4 hiđrocacbon thơm : C8H10 (A) ; C8H10 (B) ; C9H12 (C) ; C9H12 (D). Thực hiện phản ứng của các hiđrocacbon với Br2/Fe (tỉ lệ mol 1 : 1) được các dẫn xuất  monobrom như sau :

      a) A cho 1 sản phẩm thế.

      b) B cho 3 sản phẩm thế.

      c) C cho 1 sản phẩm thế.

      d) D cho 2 sản phẩm thế.

            Viết công thức cấu tạo của A ; B ; C ; D.

Câu 8. Viết các PTHH thực hiện dãy chuyển hoá sau, biết các phản ứng diễn ra theo tỉ lệ mol 1 : 1, các chất sau phản ứng đều là sản phẩm chính.    

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A, sau phản ứng thu được 15,68 lít CO­2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Tìm CTPT của A, biết A phản ứng với dung dịch KMnO4 thu được axit benzoic. Viết PTHH của phản ứng.

Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn a g hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon thơm A và B là 2 đồng đẳng kế tiếp nhau thuộc dãy đồng đẳng của benzen. Sau phản ứng thu được 7,84 lít CO2 (đktc)và 3,33 g H2O. Xác định CTCT của A và B.

Câu 11. Cho 21 g hỗn hợp axetilen và toluen phản ứng với dung dịch          KMnO4/H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được 33,4 g hỗn hợp hai axit. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 12. Cho 24,4 g hỗn hợp toluen và etylbenzen tác dụng với dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng. Sau phản ứng thấy khối lượng KMnO4 cần dùng là 60,04 gam. Tính khối lượng của axit tạo thành sau phản ứng.

Câu 13. Người ta tiến hành điều chế thuốc nổ TNT từ metan. Tính khối lượng metan cần dùng để điều chế 1 kg thuốc nổ, biết hiệu suất của cả quá trình là 40%.

Câu 14. Cho 3 g hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon thơm hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon vào dung dịch brom dư thấy khối lượng brom bị mất màu là 3,2 g. Biết phân tử khối của mỗi chất trong hỗn hợp đều nhỏ hơn 106. Xác định công thức của hai hiđrocacbon trên và % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.

Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 1,04 gam một hợp chất hữu cơ X cần vừa đủ 2,24 lít khí O2 (đktc), chỉ thu được khí CO2, hơi H2O theo tỉ lệ thể tích  = 2 : 1 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

      Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của X, biết tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 52, X chứa vòng benzen và tác dụng được với dung dịch brom. Viết phương trình hóa học xảy ra.

II. CÂU HỎI, BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1.  Hợp chất                                                có tên là gì ?

A.  1 -Butyl -3-metyl -4-etylbenzen.   B.  1 -Butyl -4- etyl -3-metylbenzen.

C.1- Etyl -2-metyl -4-butylbenzen.     D.4- Butyl -1-etyl -2-metylbenzen. 

 

Câu2. Hợp chất                                           có tên là gì ?

A. 1,4 -Đimetyl -6-etylbenzen.                        B. 1,4 -Đimeyl -2-etylbenzen.

C. 2- Etyl -1,4-đimetylbenzen.             D. 1- Etyl -2,5-đimetylbenzen.

Câu3. Tên gọi của hợp chất nào sau đây không đúng ?

A.    : isopren              B. : naphtalen

C.  : stiren                      D.  : p-xilen

Câu4. Hợp chất nào trong số các hợp chất sau thuộc dãy đồng đẳng aren?

A. C9H10               B. C7H8                       C. C8H8                       D. C7H10 .

Câu5. Hợp chất thơm C8H10 có bao nhiêu đồng phân?

A. 4                       B. 3                             C. 5                             D. 2

Câu6. Phản ứng nào dưới đây làm thay đổi cấu tạo của nhân thơm ?

A. toluen + Cl2                             B. benzen + Cl2

C. stiren + Br2 ®                          D. toluen + KMnO4 + H2SO4 ®

Câu7. Phản ứng nào dưới đây không tạo thành etyl benzen ?

A. toluen + CH3Cl                B. benzen + CH3-CH2Cl 

C. stiren + H2                   D. benzen + CH2=CH2 

Câu8. Sản phẩm chính khi oxi hóa các alkyl benzen bằng KMnO4 là chất nào sau đây?

A. C6H5COOH     B. C6H5CH2COOH    C. C6H5CH2CH2COOH        D. CO2

Câu9. Hiđrocacbon X có công thức cấu tạo                                  

Khi tác dụng với brom có mặt bột sắt, X tạo được mấy dẫn xuất monobrom?

A. Một.                 B. Hai.                        C. Ba.                        D. Bốn.

Câu10. Hiđrocacbon X đồng đẳng của benzen có công thức phân tử C8H10. Khi X tác dụng với brom khi có hoặc không có mặt bột sắt, trong mỗi trường hợp chỉ tạo thành một dẫn xuất monobrom duy nhất. Công thức cấu tạo của X là

A.            B.        C.                 D.       

Từ khóa » Bài Tập Về Benzen Và đồng đẳng