Bài Tập Trắc Nghiệm Về Alanin

Câu 1. Công thức cấu tạo của alanin (Ala) là A. CH3-CH(NH2)-COOH B. C6H5NH2 C. H2N-CH2-COOH D. CH3-CH2-CH(NH2)-COOH Câu 2.

Trong các chất dưới đây, chất nào là alanin? A. $C{H_3} - CH(N{H_2}) - C{\rm{OOH}}$. B. ${H_2}N - {(C{H_2})_4}CH(N{H_2})C{\rm{OOH}}$. C. ${H_2}N - C{H_2} - C{\rm{OOH}}$. D. ${\rm{HOOC - (C}}{{\rm{H}}_2}{)_2}CH(N{H_2})C{\rm{OOH}}$. Câu 3. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Alanin $\xrightarrow{+HCl}$ X$\xrightarrow{+NaOH}$ Y Chất Y là chất nào sau đây? A. ${H_2}N - C{H_2} - C{H_2} - COOH$ B. $C{H_3} - CH(N{H_3}Cl) - COOH$ C. $C{H_3} - CH(N{H_3}Cl) - COONa$ D. $C{H_3} - CH(N{H_2}) - COONa$ Câu 4. Cho 8,9 gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là A. 11,1 gam B. 9,7 gam C. 16,65 gam D. 12,32 gam Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng trong dung dịch: $Alanin \stackrel{+ NaOH }{\longrightarrow} X \stackrel{+ HCl }{\longrightarrow} Y$ Biết X, Y là các chất hữu cơ và HCl dùng dư. Công thức của Y là A. ClH3N−[CH2]2−COOH B. ClH3N−CH(CH3)−COOH C. H2N−CH(CH3)−COONa D. ClH3N−CH(CH3)−COONa Câu 6. X, Y, Z, T, P là các dung dịch chứa các chất sau: axit glutamic, alanin, phenylamoni clorua, lysin và amoni clorua. Thực hiện các thí nghiệm và có kết quả ghi theo bảng sau: X, Y, Z, T, P là các dung dịch chứa các chất sau: axit glutamic, alanin, hình ảnh Các chất X, Y, Z, T, P lần lượt là. A. amoni clorua, phenylamoni clorua, alanin, lysin, axit glutamic. B. axit glutamic, lysin, alanin, amoni clorua, phenylamoni clorua. C. amoni clorua, lysin, alanin, phenylamoni clorua, axit glutamic. D. axit glutamic, amoni clorua, phenylamoni clorua, lysin, alanin. Câu 7. Dung dịch alanin (axit α-aminopropionic) không phản ứng được với chất nào sau đây? A. HCl. B. NaOH. C. C2H5OH. D. KNO3. Câu 8. Cho các nhận định sau: (a) Dung dịch alanin làm quỳ tím hóa xanh. (b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit thu được glucozơ và saccarozơ. (c) Gly-Ala có phản ứng màu biure với $Cu{(OH)_2}$. (d) Axit ađipic và hexametylenđiamin là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6. (e) Anilin tác dụng với dung dịch brom thu được kết tủa màu vàng. (g) Oligopeptit cấu tạo nên protein. Số nhận định sai là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 9. Chia m gam hỗn hợp T gồm các peptit mạch hở thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được ${N_2},\,C{O_2}$và 7,02 gam ${H_2}O$. Thủy phân hoàn toàn phần hai, thu được hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin. Cho X vào 200 ml dung dịch chứa NaOH 0,5M và KOH 0,6M, thu được dung dịch Y chứa 20,66 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với Y cần 360 ml dung dịch HCl 1M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 21,32. B. 24,92. C. 24,20. D. 19,88. Câu 10. Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin? A. 7 B. 5 C. 4 D. 6 Câu 11. Số nhóm cacboxyl (COOH) trong phân tử alanin là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 12. Số nguyên tử oxi trong phân tử alanin là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 13. Cho các loại hợp chất: propylamin; đimetylamin, alanin, anilin. Ở điều kiện thường, số chất ở lỏng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 14. Cho các loại hợp chất: triolein; etyl acrylat, alanin, anilin. Số chất phản ứng được với nước brom là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1 Câu 15. Cho các chất: phenylamoni clorua, alanin, lysin, glyxin, etylamin. Số chất làm quỳ tím đổi màu là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 16. Cho dãy các chất: glixin, alanin, anilin, lysin, axit glutamic, etylamin, valin. Có bao nhiêu chất là amino axit? A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 17. Dung dịch alanin (axit α-aminopropionic) phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. KNO3. C. NaCl. D. NaNO3 Câu 18. Dung dịch alanin (axit α-aminopropionic) phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. NaOH. B. NaNO3. C. KCl. D. Cu(OH)2. Câu 19. Alanin có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là A. C, H, N. B. C, H, Cl. C. C, H. D. C, H, N, O. Câu 20. Alanin không phản ứng được với chất nào dưới đây? A. axit clohidric. B. nước brom. C. axit sunfuric. D. natri hiđroxit. Câu 21. Alanin và anilin đều tác dụng với chất nào sau đây? A. Dung dịch brom. B. Dung dịch NaHCO3. C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch NaOH. Câu 22. Thủy phân hoàn toàn tripeptit X, thu được glyxin và alanin. Số đồng phân cấu tạo của X là. A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 23. Peptit X mạch hở được tạo bởi từ glyxin và alanin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng lượng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, N2 và 1,15 mol H2O. Số liên kết peptit có trong X là. A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 24. Cho 23,8 gam hỗn hợp gồm alanin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung dịch X chứa 35,2 gam muối. Tiếp tục cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 31,10 B. 46,00 C. 53,45 D. 47,45 Câu 25. Cho các phát biểu sau:(a) Dd lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.(b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.(c) Dd alanin làm đổi màu quỳ tím.(d) Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính.(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.(g) Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước.Số phát biểu đúng là A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 26. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó oxi chiếm 40% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được 12,24 gam muối. Giá trị của m là A. 7,2 B. 9,6 C. 8,4 D. 10,8 Câu 27. Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở tạo từ alanin và glyxin (phân tử X chứa không quá 6 liên kết peptit) và este Y tạo từ etanol và axit cacboxylic no đơn chức. Thủy phân hoàn toàn m gam E trong dung dịch NaOH đun nóng, vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp F gồm các muối (trong đó số mol muối của Gly lớn hớn số mol muối của Ala). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 20 gam O2 thu được sản phẩm cháy gồm H2O, Na2CO3, N2 và 18,7 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 82,5%. B. 74,7%. C. 77,8%. D. 87,6%. Câu 28. Thủy phân hoàn toàn tripeptit X thu được glyxin và alanin. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 29. Cho m gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanine, axit glutamic và lysin (trong đó mO:mN=16:9mO:mN=16:9) phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được a gam muối. Đốt cháy toàn bộ lượng muốn trên thu được N2; 0,07 mol Na2CO3; 0,49 mol CO2 và 0,56 mol H2O. Giá trị của m là A. 14,00 B. 14,84 C. 14,98 D. 13,73 Câu 30. Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 31. Khi thủy phân hoàn toàn 500 gam protein X thì thu được 178 gam alanin. Nếu phân từ khối của X là 50 000 thì số mắt xích alanin trong phân tử X là A. 100 B. 178 C. 500 D. 200 Câu 32. Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alanin và Axit glutamic thu được 1,4 mol $CO _{2}$ và $1,45 mol H _{2} O$ . Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là : A. 58,5 gam B. 60,3 gam C. 71,1 gam D. 56,3 gam Câu 33. Dung dịch alanin (axit α-aminopropionic) phản ứng được với dung dịch nào sau đây? A. $NaOH$. B. $NaNO _{3}$. C. KCI. D. $Cu ( OH )_{2}$. Câu 34. Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và valin là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 35. Cho các chất sau: anilin, phenylamoni clorua, alanin, lysin, metyl butirat. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch $H _{2} SO _{4}$ loãng là A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 36. 74: Cho các phát biểu sau:(a) Ở điều kiện thường, glucozơ và alanin đều là chất rắn và dễ tan trong nước.(b) Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ bị khử thành amoni gluconat.(c) Amilopectin trong tinh bột có cấu trúc mạch không phân nhánh.(d) Thành phần chính của cồn 70° thường dùng trong y tế để sát trùng là metanol.(e) Gạch cua nổi lên trên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ chất béo.Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

đáp án Bài tập trắc nghiệm về Alanin

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1ACâu 19D
Câu 2ACâu 20B
Câu 3DCâu 21C
Câu 4ACâu 22D
Câu 5BCâu 23B
Câu 6CCâu 24D
Câu 7DCâu 25D
Câu 8CCâu 26B
Câu 9ACâu 27B
Câu 10DCâu 28D
Câu 11DCâu 29C
Câu 12BCâu 30A
Câu 13CCâu 31D
Câu 14ACâu 32B
Câu 15BCâu 33A
Câu 16DCâu 34B
Câu 17ACâu 35B
Câu 18ACâu 36A

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)

Từ khóa » Tính Chất Hóa Học Của Alanin