Bài Tập Tự Luận Về Nhóm Nitơ- Photpho

Bài tập tự luận về nhóm Nitơ- PhotphoBài tập Hóa học 11 Tải về Nâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Bài tập tự luận về nhóm Nitơ- Photpho là tài liệu tham khảo tổng hợp các dạng bài tập tự luận về Nitơ- Photpho, giúp các em ôn tập và nẵm vững kiến thức môn Hóa học 11.

Tài liệu chủ yếu xoay quanh những kiến thức cơ bản các em đã được học, giới thiệu tới các em một số dạng bài tập cụ thể thường gặp để các em tiếp cận và rèn kĩ năng giải các bài Hóa. Để mở rộng thêm kiến thức, các em có thể tham khảo thêm Giải bài tập Hóa học 11. Mời các em tham khảo:

Bài tập Hoá hoc 11: Nitơ- photpho

  • Dạng 1: Hoàn thành các chuỗi phản ứng
  • Dạng 2: Nhận biết
  • Dạng 3: Kim loại tác dụng với HNO3
  • Dạng 4: Hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3
  • Dạng 5: Dạng toán nhiệt phân muối Nitrat

Dạng 1: Hoàn thành các chuỗi phản ứng

Bài 1. Thực hiện chuỗi phản ứng sau (ghi đk nếu có).

a) N2→ NH3→ NO → NO2 → HNO3 → KNO3 → KNO2

b) NH4Cl → NH3 →HCl → NH4Cl → NH3 →Cu → Cu(NO3)2 → CuO.

Bài 2. Viết các phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau:

P → P2O3 → P2O5 → H3PO4 → Na3PO4 → Ag3PO4↓

Bài 3. Bổ túc và cân bằng các phương trình hóa học sau:

a) Ag + HNO3(đặc) →NO2 + ? + ?

b) Ag + HNO3(loãng) →NO + ? + ?

c) Al + HNO3→N2O + ? + ?

d) Zn + HNO3 →NH4NO3 + ? + ?

e) FeO + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + ?

f) Fe3O4+ HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + ?

g) FeO + HNO3loãng → NO + ? + ?

h) FeS2+ HNO3→ Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

Bài 4. Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau đây:

a) ? + OH-→ NH3 + ?

b) (NH4)3PO4→ NH3+ ?

c) NH4Cl + NaNO2→ ? + ? + ?

d) ? → N2O + H2O

e) (NH4)2SO4 + ? → ? + Na2SO4 + H2O

f) ? → NH3 + CO2+ H2O

Dạng 2: Nhận biết

Bài 1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết:

a) Các dung dịch: NH3, (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4.

b) Các dung dịch: (NH4)2SO4, NH4NO3, K2SO4, Na2CO3, KCl.

c)Chỉ dùng một hóa chất duy nhất nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: NH4NO3, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaCl.

Bài 2. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các lọ mất nhãn sau:

a) 3 dung dịch: HCl, HNO3, H3PO4.

b) 4 dung dịch: Na2SO4, NaNO3, Na2SO3, Na3PO4.

Dạng 3: Kim loại tác dụng với HNO3

Bài 1: Cho 2,7g Al vào dd HNO3 dư thu được V (l) khí khộng màu hóa nâu trong không khí (sp khử duy nhất). Tìm V

Bài 2: Cho m gam Fe vào dd HNO3(đ,to) dư thu được 3,36 lít khí X (sp khử duy nhất). Tính lượng Fe đã cho vào?

Bài 3: Hoà tan hết 9,6g Cu người ta dùng một lượng vừa đủ 250ml dd Axit HNO3 thu được khí NO (sp khử duy nhất) và dd A.

a. Tính thể tích khí NO sinh ra ở đktc.

b. Tính nồng độ mol/l dd HNO3 cần dùng .

c. Cô cạn dd A thu được m gam muối khan. Tìm m

Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 3,84g kim loại M trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,896 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Xác định kim loại M và giá trị m .

Bài 5: Khi hòa tan 6,4g một kim loại trong dd HNO3 dư, sản phẩm thu được là 1 muối của kim loại hóa trị II và 4,48 lít khí X (sp khử duy nhất), dX/H2 = 23. Xác định tên kim loại.

Bài 6: Hòa tan 2,7g Al vào một lượng dd HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí X (sp khử duy nhất). Tìm khí X và khối lượng muối nitrat thu được.

Bài 7: Cho 2,16g Mg tác dụng với dd HNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X?

Bài 8: Cho 5,94 gam Al tác dụng với dd HNO3 1M ta được hỗn hợp khí X gồm NO và N2O có dX/H2 = 18,5. Tính thể tích của NO và N2O thu được và thể tích dd HNO3 cần dùng.

Bài 9: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dd A và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỷ khối của Y so với H2 là 18. Sau phản ứng đem cô cạn dd A thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

Dạng 4: Hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3

Bài 1: Cho 7,75 gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu tác dụng vừa đủ với 140 ml dd HNO3 đặc, nóng thu được 7,84 lít khí màu nâu (sp khử duy nhất).

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

b. Tính CM của dd HNO3 cần dùng.

Bài 2: Chia hỗn hợp Cu và Al thành 2 phần bằng nhau.

Phần 1: Tác dụng với dd HNO3 đặc, nguội thì thu được 17,92 lít NO2 (đktc).

Phần 2: Tác dụng với dd HCl thì thu được 13,44 lít khí H2 (đktc)

Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dd HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dd Y. Nhiệt phân hoàn toàn dd Y thu được m gam chất rắn.

a. Tính % khối lượng Cu trong hỗn hợp X.

b. Tính m.

Bài 4: Cho hỗn hợp gồm Zn và ZnO tác dụng với HNO3 loãng tạo thành dd chứa 8 gam NH4NO3 (sp khử duy nhất) và 113,4 gam Zn(NO3)2. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.

Bài 5: Cho 4,2 gam hỗn hợp Al và Al2O3 hòa tan trong 1 lượng vừa đủ dd HNO3 1M thu được 0,672 lít khí N2O (sp khử duy nhất) và dung dịch A.

a. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.

b. Tính thể tích HNO3 đã dùng.

Bài 6: Khi hòa tan 30g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,5 lít dung dịch axit nitric 1M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lít nitơ monoxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích dung dịch không thay đổi.

Bài 7: Hỗn hợp X gồm Fe và MgO. Hoà tan hoàn toàn X vào dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 0,112 lít khí không màu (sp khử duy nhất) bị hoá nâu ngoài không khí (đo 27,3oC; 6,6 atm). Hỗn hợp muối cô cạn cân nặng 10,2g.

a) Xác định % khối lượng muối trong hỗn hợp?

b) Tính V dung dịch HNO3 0,8M phản ứng ?

Bài 8: Hòa tan 21,3g hỗn hợp Al và Al2O3 bằng dung dịch HNO3 loãng, vừa đủ tạo dung dịch A và 13,44 lít khí NO (sp khử duy nhất, đo ở đktc).

a) Tính thành phần % về khối lượng mỗi chất trong hh ban đầu.

b) Tính thể tích dung dịch HNO3 2M đã dùng.

Dạng 5: Dạng toán nhiệt phân muối Nitrat

Bài 1: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8g Cu(NO3)2 thu được m gam chất rắn và V lít khí X (đktc). Tìm m và V.

Bài 2: Nung nóng 18,8 gam Cu(NO3)2 thu được 13,4 gam chất rắn.

a. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân.

b. Tính thể tích các khí thoát ra (đktc) và tỷ khối của hỗn hợp khí so với không khí

Bài 3: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X (dX/H2 = 18,8). Tính % mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 4: Nung nóng 51,1 gam hỗn hợp gồm NaNO3 và Al(NO3)3 thu được 4,48 lít khí O2 (đktc)

a. Tính % khối lượng 2 muối ban đầu.

b. Tính % thể tích hỗn hợp khí thu được.

Bài 5: Khi nhiệt phân hoàn toàn muối nitrat của kim loại hóa trị 1 thu được 32,4 gam kim loại và 10,08 lít khí (đktc). Xác định công thức và tính khối lượng muối ban đầu.

Dạng 6: Bài toán về Photpho

Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 6,2g photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32% tạo ra muối Na2HPO4.

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.

b) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng.

c) Tính nồng độ % của muối trong dung dịch thu được sau phản ứng.

Bài 2. Để thu được muối photphat trung hòa, cần lấy bao nhiêu ml dd NaOH 1M cho tác dụng với 50,0ml dung dịch H3PO4 0,5M ?

Bài 3. Cho 50 ml dung dịch H3PO4 0,5M vào dung dịch KOH.

a) Nếu muốn thu được muối trung hòa thì cần bao nhiêu ml dung dịch KOH 1M ?

b) Nếu cho H3PO4trên vào 50 ml dung dịch KOH 0,75M thì thu được muối gì có nồng độ mol/lít là bao nhiêu? (biết V dung dịch thu được là 100ml).

Bài 4. Cho 44g NaOH vào dung dịch chứa 39,2g H3PO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, đem cô dung dịch thu được đến cạn khô. Hỏi những muối nào được tạo nên và khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu ?

VnDoc xin giới thiệu tới các em Bài tập tự luận về nhóm Nitơ- Photpho. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em ôn tập hiệu quả. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu khác tại mục Tài liệu học tập lớp 11 do VnDoc tổng hợp và đăng tải. Chúc các em học tập thật tốt!

Từ khóa » Các Bài Tập Về Nitơ Photpho