Bài Tập Và Phương Pháp Giải Sinh Học 10 - Thư Viện Đề Thi

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Đề Thi

Trang ChủSinh HọcSinh Học 10 Bài tập và phương pháp giải sinh học 10 pdf 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 20198Lượt tải 5 Download Bạn đang xem tài liệu "Bài tập và phương pháp giải sinh học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên Bài tập và phương pháp giải sinh học 10 Page 1 BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI SINH HỌC 10 Dạng 1. Tính số nuclêôtit 1 mạch, xác định cấu trúc gen. A. MỘT SỐ CÔNG THỨC CƠ BẢN PHẦN: CẤU TRÚC ARN I. TÍNH SỐ NUCLÊÔTIT CỦA ARN : - ARN gồm 4 loại nu: A , U, G , X và được tổng hợp từ 1 mạch ADN theo NTBS. Vì vậy số nu của ARN (rN) bằng số nu 1 mạch của ADN (N) rN = A + U + G + X = N/2 - Trong ARN A và U cũng như G và X không liên kết bổ sung nên không nhất thiết phải bằng nhau. Sự bổ sung chỉ có giữa A, U, G, X của ARN lần lượt với T, A, X, G của mạch gốc ADN. Vì vậy số nu mỗi loại của ARN bằng số nu bổ sung ở mạch gốc ADN . rA = T gốc ; rU = A gốc rG = X gốc ; rX = Ggốc * Chú ý: Ngược lại, số lượng và tỉ lệ % từng loại nu của ADN được tính như sau : + Số lượng : A = T = rA + rU G = X = rG + rX + Tỉ lệ % : % A = %T = (%rA + %rU) / 2 %G = % X = (%rG + %rX) / 2 II. TÍNH KHỐI LƯỢNG PHÂN TỬ ARN (MARN)Một nu có khối lượng trung bình là 300 đvc , nên: MARN = rN . 300đvc = (N/2). 300 đvc III. TÍNH CHIỀU DÀI CỦA ARN ARN gồm có mạch với độ dài 1 nu là 3,4 A0 . Vì vậy chiều dài ARN bằng chiều dài ADN tổng hợp nên ARN đó : LADN = LARN = rN . 3,4A0 = (N/2) . 3,4 A0 IV. MỘT SỐ CÔNG THỨC LIÊN QUAN ĐẾN ADN: N: số nucleotit của phân tử ADN . Theo nguyên tắc bổ sung : A = T ; G = X 1. Tổng số Nu: N = A + T + G + X : 2A + 2G = N → A + G = N/2 2. Chiều dài gen: L=N/2× 3,4 A0 → N= L/3,4 × 2 3. Khối lượng phân tử: M= Nx 300 đv.C → N=M/300 4. Số vòng xoắn : C = N/20 = L/34 5. Tỷ lệ % Nu trong gen: 2A% + 2G% = 100% → A% + G% = 50% 6. Liên kết hiđrô trong gen: H= 2A + 3G = N + G 7. Cơ chế tự sao : 1 lần nhân đôi 1 phân tử ADN → 2 phân tử ADN - Số phân tử ADN sau n lần nhân đôi = k . 2n ( k : số phân tử ADN ban đầu ) - Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt + A’=T’= (2n -1)A =(2n-1)T + G’=X’= (2n-1) G= (2n-1) X - Tổng số Nu môi trường cung cấp khi gen tự sao liên tiếp n đợt : N’= k. (2n-1)N 8. Số Nu 2 mạch trong phân tử ADN: __A1__T1__G1__X1____ mạch 1 ; Số Nu của 1 mạch gen = N/2 __T2__A2__X2__G2____ mạch 2 A1 = T2 T1 = A2 → A1 + T1 = T2 + A2 = A1 + A2 = T1 + T2 = A = T Page 2 G1 = X2 X1 = G2 → G1 + X1 = X2 + G2 = G1 + G2 = X1 + X2 = G = X A1 + T1 + G1 + X1 = A2 + T2 + G2 + X2 = N/2 PHẦN: CẤU TRÚC PRÔTÊIN I. TÍNH SỐ BỘ BA MẬT MÃ - SỐ AXIT AMIN - Cứ 3 nu kế tiếp nhau trên mạch gốc của gen hợp thành 1 bộ ba mã gốc, 3 nu kế tiếp của mạch ARN thông tin ( mARN) hợp thành 1 bộ ba mã sao. Vì số nu của mARN bằng với số nu của mạch gốc, nên số bộ ba mã gốc trong gen bằng số bộ ba mã sao trong mARN . Số bộ ba mật mã = (N/2.3) = (rN/2) Trong mạch gốc của gen cũng như trong số mã sao của mARN thì có 1 bộ ba mã kết thúc không mã hoá axit amin. Các bộ ba còn lại có mã hoá axit amin: Số bộ ba có mã hoá axit amin (số aa của chuỗi polipeptit)= (N/2.3) - 1 = (rN/3) - 1 - Ngoài mã kết thúc không mã hóa a amin , mã mở đầu tuy có mã hóa axit amin, nhưng axit amin này bị cắt bỏ không tham gia vào cấu trúc prôtêin. Số axit amin của phân tử prôtêin (axit amin của prôtêin hoàn chỉnh ) = (N/2.3) - 2 = (rN/3) - 2 II. TÍNH SỐ LIÊN KẾT PEPTIT Hai axit amin nối nhau bằng 1 liên kết peptit, 3axit amin có 2 liên kết peptit → chuỗi polipeptit có m axit amin thì số liên kết peptit là : Số liên kết peptit = m -1 PHẦN : CƠ CHẾ TỔNG HỢP PRÔTÊIN I . TÍNH SỐ AXIT AMIN TỰ DO CẦN DÙNG (tạo thành 1 phân tử prôtein): - Trong quá tình dịch mã, tổng hợp prôtein, chỉ bộ ba nào của mARN có mã hoá axit amin thì mới được ARN mang axit amin đến dịch mã . - Khi ribôxôm chuyển dịch từ đầu này đến đầu nọ của mARN để hình thành chuỗi polipeptit thì số axit amin tự do cần dùng được ARN vận chuyển mang đến là để giải mã mở đầu và các mã kế tiếp, mã cuối cùng không được dịch mã . Vì vậy số axit amin tự do cần dùng cho mỗi lần tổng hợp chuỗi polipeptit là : Số aa tự do = (N/2.3) - 1 = (rN/3) - 1 - Khi rời khỏi ribôxôm , trong chuỗi polipeptit không còn axit amin tương ứng với mã mở đầu. Do đó, số axit amin tự do cần dùng để cấu thành phân tử prôtêin (tham gia vào cấu trúc prôtêin để thực hiện chức năng sinh học) là : Số aa tự do cần dùng để cấu thành prôtêin hoàn chỉnh = (N/2.3) - 2 = (rN/3) - 2 II . TÍNH SỐ PHÂN TỬ NƯỚC VÀ SỐ LIÊN KẾT PEPTIT - Trong quá trình dịch mã, khi chuỗi polipeptit đang hình thành thì cứ 2 axit amin kế tiếp nối nhau bằng liên kết peptit thì đồng thời giải phóng 1 phân tử nước, 3 axit amin nối nhau bằng 2 liên kết paptit, đồng thời giải phóng 2 phân tử nước Vì vậy số phân tử nứơc được giải phóng trong quá trình giải mã tạo 1 chuỗi polipeptit là: Số phân tử H2O giải phóng = (rN/3) - 2 - Tổng số phân tử nước được giải phóng trong quá trình tổng hợp nhiều phân tử protein (mỗi phân tử protein là 1 chuỗi polipeptit ) . Tổng pt H2O giải phóng = số phân tử prôtêin . (rN/3) - 2 Khi chuỗi polipeptit rời khỏi riboxom tham gia chức năng sinh học thì axit amin mở đầu tách ra 1 mối liên kết peptit với axit amin đó không còn àsố liên kết peptit thực sự tạo lập được là (rN/3) - 3. Vì vậy tổng số liên kết peptit thực sự hình thành trong các phân tử protein là : Tổng liên kết peptit trong các phân tử prôtêin hoàn chỉnh = Tổng số phân tử protein . [(rN/3) - 3 ] Page 3 III. TÍNH SỐ ARN VẬN CHUYỂN (tARN) - Trong quá trình tổng hợp protein, tARN mang axit amin đến giải mã. Mỗi lượt giải mã, tARN cung cấp 1 axit amin. - Khi ribôxôm chuyển dịch từ đầu này đến đầu nọ của mARN để hình thành chuỗi polipeptit thì số axit amin tự do cần dùng được tARN mang đến là để dịch mã mở đầu và các mã kế tiếp, mã cuối cùng không được dịch mã . Vì vậy số tARN = axit amin tự do cần dùng cho mỗi lần tổng hợp chuỗi polipeptit là : Số tARN = Số aa tự do = (N/2.3) - 1 = (rN/3) - 1 B. MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN Bài toán 1. Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen này có 150 Ađênin và 120 Timin. 1. Tính số liên kết hiđrô của gen. 2. Tính chiều dài gen. 3. Tính số nuclêôtit trong các gen con khi gen tái bản 3 lần. Hướng dẫn giải bài tập 1. Theo NTBS, %G+%A = 50% => %A = 30% Theo bài ra A1 = T2 = 150; T1= A2 = 120 => A = T = A1+ A2= 270 ó 30% => N = 270 x 100:30 = 900 => G=X = 180. - Số liên kết hyđrô = 2A+3G = 270 x 2 +180 x 3 = 1080 2. Lgen = 900:2x3,4 = 1530A0. 3. Số nuclêôtit trong các gen con = 23 x 900 = 7200. Bài toán 2. Trong tế bào nhân sơ, xét một gen dài 4080 A0, có 560 Ađênin. Mạch đơn thứ nhất của gen có 260 Ađênin và 380 Guanin, gen này phiên mã cần môi trường nội bào cung cấp 600 Uraxin. 1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen. 2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của gen. 3. Tính số lượng nuclêotit từng loại trên mARN do gen phiên mã. Hướng dẫn giải bài tập 1. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên gen. - N = = 4080x2/3,4 = 2400 - A = T = 560 => G = X = (2400 -2x560):2 = 640. 2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của gen. Theo NTBS, A1= T2 = 260 G1 = X2 = 380. X1 = G2 = Ggen - G1= 640 - 380 = 260. T1 = A2 = A - A1 = 560 - 260 = 300. Do Umtcc = Agốc= 600 => mạch 2 là mạch gốc. 3. Tính số lượng nuclêotit từng loại trên mARN do gen phiên mã. Do mạch 2 là mạch gốc nên trên mARN có A = Tgốc = 260; U = Agốc = 300; G = Xgốc = 380; X = Ggốc = 260. Bài toán 3. Một gen có 450 Ađênin và 1050 Guanin. Mạch mang mã gốc của gen có 300 Timin và 600 Xitôzin. 1. Tính số lượng từng loại: rA, rU, rG, rX trên phân tử ARN được tổng hợp từ gen này. 2. Tính chiều dài gen. 3. Tính số chu kỳ xoắn của gen. 4. Tính số axitamin môi trường cung cấp để tạo ra 1 chuỗi pôlipeptit. Hướng dẫn giải bài tập 1. Số lượng từng loại: rA, rU, rG, rX trên phân tử ARN được tổng hợp từ gen này. Ag = Tbs = 300 Tg = Abs = A - Ag = 450 -300 = 150. Xg = Gbs = 600 Gg = Xbs = G - Gbs = 1050 - 600 = 450 Vậy rA = Tg = 300; rU = Ag = 150; rG = Xg = 600; rX = Gg = 450 Page 4 2. Chiều dài gen. N = A + T + G + X = 2A + 2G = 3000. Lgen = N/2x3,4 = 5100A0. 3. Số chu kỳ xoắn của gen. C = 150 4. Số axitamin môi trường cung cấp để tạo ra 1 chuỗi pôlipeptit = 3000/6 - 1 = 499. Bài toán 4. Phân tử mARN trưởng thành được tạo ra chứa 20%U, 10%A, 40%X và 450G. Các đoạn intron bị cắt bỏ có tổng chiều dài là 30,6µm, trong đó có tỉ lệ G = 2U = 3X = 4A. 1. Tính số nuclêôtit trên gen tổng hợp mARN trên. 2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử mARN sơ khai tương ứng. 3. Tính tỷ lệ mỗi loại nuclêôtit trên mạch mã gốc của gen. Hướng dẫn giải bài tập 1. Tính số nuclêôtit trên gen tổng hợp mARN trên. %U + %A + %X + %G = 100% => %G = 30%. => Số nuclêôtit trên mARN = 450x100/30 = 1500. Số nuclêôtit trên đoạn bị cắt bỏ là 306000/3,4 = 90.000. => Số nuclêôtit trên gen là 1500x2 + 90.000x2 = 93.000 (nu) 2. Tính số lượng từng loại nuclêôtit trong phân tử mARN sơ khai tương ứng. Số nuclêôtit từng loại trên các đoạn intron là: G = 43200; U = 21600; X = 14400; A = 10800 Số nuclêôtit từng loại trên mARN trưởng thành: A = 150; U = 300; X = 600; G = 450. Số nuclêôtit từng loại trên mARN sơ khai A = 10800 + 150 = 10950; U = 21600 + 300 = 21900; X = 600 + 14400 = 15000; G = 43200 + 450 = 43650; 3. Số lượng nuclêôtit trên mạch mã gốc = N/2 = 91500. A = rU = 21900 => %A = 21900/91500*100 = 23,9 T = rA = 10950 => %T = 10900/91500*100 = 11,9 G = rX = 15000 = %G = 15000/91500*100 = 16,4 X = rG = 100 -%A-%T-%G-%X = 47,8 Bài toán 5. Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit A = 20%; G = 35%; T = 20% và số lượng X = 150. 1. Axit nuclêic này là ADN hay ARN, cấu trúc mạch đơn hay kép? 2. Tính số liên kết photphodieste trên axit nuclêôtit trên. 3. Tính chiều dài axit nuclêôtit trên. Hướng dẫn giải bài tập 1. Do trên axit nuclêôtit có A, T, G, X => ADN. Vì %A ≠%T => mạch đơn. Vậy, Axit nuclêic này là ADN có cấu trúc mạch đơn. 2. Số liên kết photphodieste trên axit nuclêic trên: X = 150, chiếm 30% => N = 150/30*100 = 500. Số liên kết photphodieste = 500-1=499. Bài toán 6:Một phân tử mARN có 1500 nuclêôtit tiến hành dịch mã để tạo ra chuỗi pôlipeptit. Hãy tính: a. Số bộ ba mã sao có trên mARN. b. Số axit amin có trong chuỗi pôlipeptit hòan chỉnh. c. Số tARN tham gia dịch mã ra chuỗi pôlipeptit. Hướng dẫn giải bài tập: a. Số bộ ba mã sao có trên mARN = số bộ ba mật mã = rN / 3 = 1500 / 3 = 500 b. Số axit amin có trong chuỗi pôlipeptit hòan chỉnh = 500 – 2 = 498 c. Số tARN tham gia dịch mã ra chuỗi pôlipeptit = Số axit amin tự do = 500 – 1 = 499 Bài toán 7: Một gen có 2400 nu. Hiệu số phần trăm của nucleotit loại A với nucleotit không bổ sung với nó = 20%. Page 5 Trên phân tử mARN tổng hợp từ gen đó có rX=120 nu, rA = 240 nu . Xác định tỉ lệ % từng loại nu trên mỗi mạch đơn gen đã tổng hợp nên mARN trên. Hướng dẫn: - Theo đề ra, ta có: A - G = 20% (1) - Trong phân tử ADN: A + G = 50% (2) Từ (1) và (2), ta có : A = T = 35%; G = X = 15% - Số nu từng loại của gen : A = T = 2400 x 35% = 840 nu ; G = X = 2400 x 15% = 360 nu. - Giả sử mạch 1 là mạch gốc, số nu từng loại của gen như sau : Theo đề: rA = T1 = A2 = 240 (20%) ð A1 = T2 = A - rA = 840 - 240 = 600 (50%) Theo đề: rX = G1 = X2 = 120 (10%) ð X1 = G2 = G - rX = 360 - 120 = 240 (20%) Bài toán 8:Một chuỗi polipeptit có chiều dài 1500 Ao . Biết 1 axit amin có độ dài trung bình là 3 Ao . Hãy xác định: a) Số liên kết peptit có trong chuỗi polipeptit đó. b) Số nu có trong mARN đã tổng hợp được. Hướng dẫn : Số axit amin trong chuỗi polipeptit: 1500/3 = 500 a. Số liên kết peptit có trong phân tử: 500 - 1 = 499 b. Số nu có trong mARN tổng hợp ra phân tử prôtêin trên: N = (500 + 2).3 = 1506

Tài liệu đính kèm:

  • pdfBai_tap_sinh_hoc_10.pdf
Đề thi liên quan
  • docxĐề kiểm tra học kì I – năm học 2014- 2015 môn sinh học - lớp 10

    Lượt xem Lượt xem: 1162 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docCâu hỏi ôn tập học kì II Sinh học lớp 10

    Lượt xem Lượt xem: 839 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docKỳ thi học sinh giỏi cấp trường Sinh học 10 (Có đáp án) - Năm học 2012-2013 - Trường THPT Kỳ Lâm

    Lượt xem Lượt xem: 740 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docKỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 11 thpt năm học 2012-2013 đề thi môn: sinh học (dành cho học sinh thpt không chuyên)

    Lượt xem Lượt xem: 1274 Lượt tải Lượt tải: 5

  • docChuyên đề Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực Sinh học lớp 10

    Lượt xem Lượt xem: 901 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docGiáo án Bài 1: Gen- Mã di truyền-và quá trình tự nhân đôi adn

    Lượt xem Lượt xem: 1110 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docGiáo án Bài 1: Các cấp tổ chức của các thế giới sống câu hỏi lưu ý

    Lượt xem Lượt xem: 1817 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docÐề kiểm tra 1 tiết thời gian : 45 phút

    Lượt xem Lượt xem: 1187 Lượt tải Lượt tải: 1

  • pptBài giảng Sinh học lớp 10 - Bài 35: Hoocmôn thực vật

    Lượt xem Lượt xem: 492 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề tài Vận dụng kiến thức về sự phân li của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân để giải các bài tập liên quan tới đột biến lệch bội

    Lượt xem Lượt xem: 4731 Lượt tải Lượt tải: 1

Copyright © 2025 ThuVienDeThi.com, Thư viện đề thi mới nhất, Đề kiểm tra, Đề thi thử

Facebook Twitter

Từ khóa » Các Bài Toán Về Adn Lớp 10