Bài Tập Vật Lý Lớp 10 - Chương 1
Có thể bạn quan tâm
- Lớp 1
- Lớp 2
- Lớp 3
- Lớp 4
- Lớp 5
- Lớp 6
- Lớp 7
- Lớp 8
- Lớp 9
- Lớp 10
- Lớp 11
- Lớp 12
- Thi chuyển cấp
Mầm non
- Tranh tô màu
- Trường mầm non
- Tiền tiểu học
- Danh mục Trường Tiểu học
- Dạy con học ở nhà
- Giáo án Mầm non
- Sáng kiến kinh nghiệm
Giáo viên
- Giáo án - Bài giảng
- Thi Violympic
- Trạng Nguyên Toàn Tài
- Thi iOE
- Trạng Nguyên Tiếng Việt
- Thành ngữ - Tục ngữ Việt Nam
- Luyện thi
- Văn bản - Biểu mẫu
- Dành cho Giáo Viên
- Viết thư UPU
Hỏi bài
- Toán học
- Văn học
- Tiếng Anh
- Vật Lý
- Hóa học
- Sinh học
- Lịch Sử
- Địa Lý
- GDCD
- Tin học
Trắc nghiệm
- Trạng Nguyên Tiếng Việt
- Trạng Nguyên Toàn Tài
- Thi Violympic
- Thi IOE Tiếng Anh
- Trắc nghiệm IQ
- Trắc nghiệm EQ
- Đố vui
- Kiểm tra trình độ tiếng Anh
- Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
- Từ vựng tiếng Anh
Tiếng Anh
- Luyện kỹ năng
- Ngữ pháp tiếng Anh
- Màu sắc trong tiếng Anh
- Tiếng Anh khung châu Âu
- Tiếng Anh phổ thông
- Tiếng Anh thương mại
- Luyện thi IELTS
- Luyện thi TOEFL
- Luyện thi TOEIC
- Từ điển tiếng Anh
Khóa học trực tuyến
- Tiếng Anh cơ bản 1
- Tiếng Anh cơ bản 2
- Tiếng Anh trung cấp
- Tiếng Anh cao cấp
- Toán mầm non
- Toán song ngữ lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 1
- Toán Nâng cao lớp 2
- Toán Nâng cao lớp 3
- Toán Nâng cao lớp 4
Bài tập Vật lý lớp 10 - Chương 1
Bài tập Vật lý lớp 10 - Chương 1 bao gồm lý thuyết và bài tập về chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều, sự rơi tự do...Tài liệu để học tốt Vật lý 10 này giúp các bạn củng cố và nâng cao kiến thức về động học chất điểm trong Vật lý lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Bài tập trắc nghiệm về chuyển động thẳng đều
Chuyên đề bài tập vật lý 10
Công thức vật lý lớp 10 đầy đủ
Bài tập Vật lý lớp 10: Chuyển động tròn đều
Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
1. Định nghĩa:
Cách 1: Chuyển động thẳng đều là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường
Cách 2: Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên đường thẳng, có vectơ vận tốc không đổi theo thời gian
Cách 3: Chuyển động thẳng đều là chuyển động trên đường thẳng, vật đi được những quãng đường bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau
2. Các đại lượng đặc trưng. Phương trình chuyển động thẳng đều
a) Vectơ vận tốc: Để xác định phương chiều, độ nhanh chậm của chuyển động.
Độ lớn vận tốc của vật trong chuyển động thẳng đều là đại lượng không đổi: v = không đổi
b) Quãng đường: s = v.t
Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t
c) Phương trình chuyển động: x = x0 + v.t
x0: vị trí ban đầu của vật ( ở thời điểm t = 0).
Nếu x0 > 0: vật bắt đầu chuyển động ở phần dương trên trục Ox
Nếu x0 < 0: vật bắt đầu chuyển động ở phần âm trên trục Ox.
x: vị trí của vật trên trục Ox ở thời điểm t.
v: vận tốc của vật. Đơn vị m/s.
t: thời điểm của chuyển động (s).
Lưu ý: Vật chuyển động trên trục Ox.
- Nếu v > 0: vật chuyển động theo chiều dương của trục Ox
- Nếu v < 0: vật chuyển động theo chiều âm (ngược chiều dương) của trục Ox
3. Đồ thị tọa độ theo thời gian x(t). Đồ thị vận tốc theo thời gian v(t)
Đồ thị tọa độ theo thời gian trong chuyển động thẳng đều
Đồ thị vận tốc theo thời gian:
Bài tập: Chuyển động thẳng đều
Bài 1. Cho 4 vật chuyển động trên trục Ox theo các phương trình sau (với đơn vị x (m), t (s), v (m/s)):
(1) x1 = 1 + 2t (2) x2 = -3 + 4t (3) x3 = 5 – 8t (4) x4 = - 6 – 4t
Hỏi: a) Loại chuyển động của vật. Nêu đặc điểm của chuyển động (vị trí xuất phát, chiều chuyển động, độ lớn vận tốc)
b) Hãy thể hiện trên trục Ox
c) Sắp xếp từ lớn đến nhỏ độ nhanh chậm của chuyển động
d) Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian. Vẽ đồ thị vận tốc theo theo thời gian
e) Vật (1) gặp vật (3) tại vị trí nào ở thời điểm nào.
f) Tìm quãng đường mỗi vật đi được sau 50s kể từ lúc xuất phát
Bài 2. Chọn mốc thời gian lúc xuất phát. Lập phương trình chuyển động thẳng đều của vật, biết:
a) Vị trí xuất phát nằm ở phần dương của trục Ox, cách gốc tọa độ 30m và chuyển động theo chiều dương với tốc độ 4m/s.
b) Vật chuyển động ngược chiều dương trục tọa độ với tốc độ 40m/s và xuất phát cách gốc tọa độ 50m
c) Vật xuất phát ở vị trí nằm phần âm của trục Ox cách gốc tọa độ 100m, chuyển động với vận tốc 12m/s
d) Vật chuyển động với vận tốc không đổi bằng 15m/s và xuất phát tại gốc tọa độ, đi theo chiều dương trục tọa độ
e) Vật xuất phát cách gốc tọa độ 60m và đi theo chiều dương của trục tọa độ.
f) Vật xuất phát tại vị trí cách gốc tọa độ 130m và đi về phía gốc tọa độ.
Bài 3. Lúc 7h sáng, xe thứ nhất chuyển động thẳng đều, xuất phát đi từ A đến B, AB = 100km, với vận tốc 50km/h. Cùng lúc đó Xe thứ hai xuất phát từ B chuyển động thẳng đều để đến A với vận tốc 40 km/h. Chọn mốc thời gian lúc 7h sáng. Chọn trục Ox trùng với AB, gốc O ≡ A, chiều dương từ A đến B
a) Lập phương trình chuyển động của hai xe. Xác định vị trí và thời điểm chúng gặp nhau.
b) Xác định thời điểm hai xe cách nhau 20km.
c) Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian.
d*) Nếu xe thứ 3 xuất phát tại C lúc 9h, (C nằm trong khoảng AB và cách A 10km) chuyển động hướng về B với tốc độ 20km/h. Lập phương trình chuyển động của xe thứ ba. Xác định vị trí và thời điểm xe 1 và xe 3 gặp nhau.
Bài 10. Hai xe A và B cách nhau 112km và chuyển động ngược chiều nhau. Xe thứ nhất có vận tốc 36km/h , xe thứ hai có vận tốc 20km/h và cùng khởi hành lúc 7h.Chọn mốc thời gian lúc 7h.
a) Lập phương trình chuyển động của hai xe. b) Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.
c) Xác định khoảng cách hai xe lúc 8h. d) Xác định thời điểm hai xe cách nhau 56km.
e) Lúc 8h, một xe xuất phát tại vị trí C (C nằm trong khoảng AB, cách A 10km) chuyển động đều về phía B với vận tốc 50km/h. Lập phương trình chuyển động của xe này
f) Lúc 5h, một xe xuất phát tại D (D nằm trong khoảng AB, D cách B 20km) chuyển động đều về phía A với vận tốc 30km/h. Lập phương trình chuyển động của xe này
CỦNG CỐ. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU.
Bài 11. Hai người đi mô tô xuất phát cùng lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 10km, chuyển động cùng chiều theo hướng từ từ A đến B. Vận tốc của người xuất phát tại A là 50km/h và vận tốc của người xuất phát tại B là 40km/h. Coi chuyển động của họ là thẳng đều. CHọn gốc thời gian lúc hai xe xuất phát, gốc tọa độ tại B, chiều dương từ A đến B.
a) Lập phương trình chuyển động của hai xe.
b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau
c) Quãng đường mỗi xe đi được cho đến khi gặp nhau.
Bài 12. Hai xe A và B cách nhan 112km và chuyển động ngược chiều nhau. Xe thứ nhất có vận tốc 36km/h, xe thứ hai có vận tốc 20km/h và cùng khởi hành lúc 7h.
a) Lập phương trình chuyển động của hai xe. b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau
c) Xác định khoảng cách hai xe lúc 8h. d) Xác định thời điểm hai xe cách nhau 56km.
Bài 13. Lúc 8h một ô tô khởi hành từ A đến B với vận tốc 60km/h. 30 phút sau một xe máy khởi hành từ B về đến A với vận tốc 40km/h. Biết AB = 180km.
a) Lập phương trình chuyển động của hai xe.
b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau
c) Xác định thời điểm và vị trí hai xe khi chúng cách nhau 30km
d) Xác định khoảng cách hai xe lúc 9h và 10h
Bài 14. Trục tọa độ là đường thẳng ABC. Lúc 5h xe thứ nhất chuyển động từ B đến C với vận tôc 10km/h. Sau đó 1h30ph xe thứ hai từ A đuổi theo với vận tốc 30km/h. Biết AB = 15km. CHọn cùng hệ qui chiếu, A làm gốc.
a) Viết phương trình và vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian của mỗi xe
b) Xác định vị trí mỗi xe lúc 7h.
c) Xác định vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau
Bài 15. Lúc 7h sáng xe xuất phát tại O đi với vận tốc 36km/h, đến 8h30ph xe nghỉ lại trong 2h. Sau đó xe trở lại O với vận tốc 54km/h.
a) Lập phương trình chuyển động của xe sau mỗi giai đoạn. Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian
b) Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian trong mỗi gia đoạn
b) Xe trở lại O lúc mấy giờ
Bài 16. Cho đồ thị như sau:
a) Lập phương trình chuyển động mỗi xe
b) Nêu đặc điểm của mỗi xe Bài 17. Lúc 8h sáng, một ô tô đi từ Hà Nội về Hải Phòng với vận tốc 60km/h. Cùng lúc đó xe thứ hai đi từ Hải Phòng về Hà Nội với vận tốc 40km/h. Hà Nội cách Hải Phòng 100km.
a) Lập phương trình chuyển động thẳng đều của hai xe.
b) Tính vị trí và thời điểm hai xe gặp nhau.
c) Vẽ đồ thị tọa độ hai xe trên cùng một hình. Dựa vào đồ thị cho biết sau khởi hành 0,5h thì hai xe cách nhau bao xa và thời điểm lần thứ hai lại cách nhau một khoảng đúng như đoạn này.
d) Muốn gặp nhau tại chính giữa đường Hà Nội và Hải Phòng thì xe ở Hà Nội phải xuất phát trễ hơn xe Hải Phòng bao lâu ( vận tốc các xe giữ nguyên)
Bài 18*. Hai xe gắn máy chuyển động ngước chiều nhau và đi qua điểm A cùng lúc. Nửa giờ sau (kể từ khi qua A ) xe 2 nghỉ lại 30 phút rồi quay đầu lại đuổi theo xe 1. vận tốc xe 2 là 60km/h và xe 1 là 30km/h.
a) Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ, tại đâu.
b) Vẽ đồ thị chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục.
Bài 19*. Giữa hai bến sông A và B có hai tàu chuyển thư chạy thẳng đều. Tàu đi từ A chạy xuôi dòng và tàu đi từ B chạy ngược dòng . Khi gặp nhau và chuyển thư mỗi tàu tức thì trở về bến xuất phát.
Nếu khởi hành cùng lúc thì tàu từ A đi và về mất 3h, tàu từ B đi và về mất 1h30ph.
Hỏi nếu muốn thời gian đi và về của hai tàu bằng nhau thì tàu từ A phải khởi hành trễ hơn tàu từ B bao lâu.
Cho biết:
- Vận tốc mỗi tàu đối với nước là như nhau nếu không chịu ảnh hưởng của dòng nước (nước tĩnh lặng)
- Khi xuôi dòng thì vận tốc dòng nước làm tàu chạy nhanh hơn, khi đi ngược dòng thì vận tốc dòng nước làm tàu chạy chậm hơn.
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Bài tập Vật lý lớp 10 - Chương 1. Bài viết đã hướng dẫn bạn đọc về đọc hiểu, các đại lượng đặc trưng, phương trình chuyển động thẳng đều... Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Vật lý lớp 10 nhé.
Hiện tại, các em học sinh lớp 10 đang bận rộn chuẩn bị cho kì thi học kì. Để ôn thi học kì 1 lớp 10 tốt hơn, mời các em tải thêm các đề thi học kì 1 lớp 10 khác. Với những đề thi học kì 1 lớp 10 môn Vật lý, Toán, Anh, Văn,... này, các em sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức về các dạng bài, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.
Chia sẻ, đánh giá bài viết 90 112.141 Bài viết đã được lưu- Chia sẻ bởi: Khang Anh
- Nhóm: Sưu tầm
- Ngày: 09/09/2024
Bài tập Vật lý lớp 10 - Chương 1
337 KB 17/08/2015 4:05:00 CHTải file định dạng .DOC
10/01/2018 10:57:51 CH
Tham khảo thêm
Định luật bảo toàn năng lượng
Bài tập Vật lý lớp 10 - Chương 1
Công thức Vật lý lớp 10 đầy đủ
Phương pháp giải và các bài toán về cơ học vật rắn
Đề kiểm tra định kì chất lượng Vật lý 10 học kì 2 năm học 2014-2015 Trường THPT Bùi Thị Xuân, Thừa Thiên Huế
Trắc nghiệm Vật lý 10 chương Chất khí
Khi nói về đặc điểm của lực ma sát trượt phát biểu nào sau đây sai
Lý thuyết và bài tập Vật lý 10 - Động học chất điểm
Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý 10 có đáp án
Công thức tính công suất
Gợi ý cho bạn
Tổng hợp 180 bài tập viết lại câu có đáp án
Bài tập tiếng Anh lớp 10 Unit 1 Family life nâng cao
Chúc đầu tuần bằng tiếng Anh hay nhất
Bài tập Động từ khuyết thiếu có đáp án
Lớp 10
Vật lý 10 - Giải lý 10
Vật lý 10 - Giải lý 10
Phương pháp giải và các bài toán về cơ học vật rắn
Khi nói về đặc điểm của lực ma sát trượt phát biểu nào sau đây sai
Bài tập Vật lý lớp 10 - Chương 1
Công thức Vật lý lớp 10 đầy đủ
Đề kiểm tra học kì 2 môn Vật lý 10 có đáp án
Công thức tính công suất
Từ khóa » Bài Tập Lý 10 Chương 1
-
Ôn Tập Vật Lý 10 Chương 1 Động Học Chất Điểm - HOC247
-
Bài Tập ôn Tập Chương 1 Vật Lý 10 - 123doc
-
Các Dạng Bài Tập Vật Lý 10 Chương 1 Có Lời Giải - TÀI LIỆU RẺ
-
Chuyên đề Bài Tập Vật Lý 10 - Tài Liệu ôn Tập Vật Lý Lớp 10 (Có đáp án)
-
70 Dạng Bài, 2000 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Vật Lí 10 Chọn Lọc, Có đáp án
-
170 Câu Trắc Nghiệm Vật Lí 10 Chương 1 Chọn Lọc, Có đáp án
-
Trắc Nghiệm Vật Lí 10 Chương 1: Động Học Chất Điểm Theo Từng ...
-
500 Bài Tập Hay Môn Vật Lý Lớp 10 - Chương 1
-
Giải SBT Vật Lí 10 Bài Tập Cuối Chương 1
-
Các Dạng Bài Tập Vật Lí Lớp 10 Chọn Lọc - Haylamdo
-
Đề Kiểm Tra Vật Lý 10 Chương 1 Có đáp án - Giáo Viên Việt Nam
-
Bài Tập Vật Lý Lớp 10 Chương 1 - .vn
-
Bài Tập ôn Tập Chương 1 Vật Lí Lớp 10 - Thư Viện Đề Thi
-
Bài Tập Chương 1 Vật Lý 10 - TaiLieu.VN: Tài Liệu - Thư Viện