Bài Tập Vật Lý Lớp 6: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí

Bài tập Vật lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất khíBài tập trắc nghiệm Vật lý 6Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất khí

  • Trắc nghiệm Vật lý 6: Sự nở vì nhiệt của chất khí
  • Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất khí Vật lý lớp 6:

Bài tập Vật lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất khí bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm hay chi tiết cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng giải các dạng Bài tập Vật lý chương 2 lớp 6, chuẩn bị cho các bài thi trong năm học. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Trắc nghiệm Vật lý 6: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Bài 1: Khi nói về sự nở vì nhiệt của các chất, câu kết luận nào đúng?

A. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

B. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

C. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Hướng dẫn

Chọn đáp án C: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Bài 2: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó không thay đổi?

A. Khối lượng

B. Thể tích

C. Khối lượng riêng

D. Cả thể tích, trọng lượng và khối lượng thay đổi.

Hướng dẫn

Chọn đáp án A: Khối lượng

Bài 3: Khoanh tròn vào đáp án chỉ thứ tự đúng của các từ để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hơi nước bốc lên từ mặt hồ, sông, biển bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên………………….nhẹ đi và bay lên tạo thành………...”

A. nở ra, nóng lên, mây

B. co lại, nóng lên, mưa

C. nóng lên, co lại, mưa

D. nóng lên, nở ra, mây

Hướng dẫn

Chọn đáp án D: nóng lên, nở ra, nhẹ đi

Bài 4: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. Khí, lỏng, rắn

B. Rắn, lỏng, khí

C. Rắn, khí, lỏng

D. Khí, rắn, lỏng

Hướng dẫn

Chọn đáp án A: Khí, lỏng, rắn

Bài 5: Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí đựng trong bình kín làm bằng vật liệu hầu như không dãn nở vì nhiệt (gọi là inva), đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi?

A. Khối lượng

B. Thể tích

C. Khối lượng riêng

D. Các phương án trên đều sai

Hướng dẫn

Chọn đáp án D: Các phương án trên đều sai

Câu 6: Vì sao khi rót nước ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra?

Hướng dẫn

Vì khi mở nút để rót nước ra khỏi phích làm cho không khí bên ngoài sẽ di chuyển vào trong phích. Vì nhiệt độ bên trong phích khá cao nên nhiệt độ khí trong bình tăng lên và nở ra, dẫn đến thể tích không khí trong bình tăng. Nếu đậy nút lại ngay thì nút hay bị bật ra.

Bài 7: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?

A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.

B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.

C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.

D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.

Hướng dẫn

Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra => quả bóng bị phồng lên.

=> Đáp án D

Bài 8: Hộp quẹt ga khi còn đầy ga trong quẹt nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ.

Hướng dẫn

Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm hộp quẹt bị nổ

=> Đáp án D

Bài 9: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?

A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

Hướng dẫn

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

=> Đáp án A

Bài 10: Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?

A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.

B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi.

C. Chỉ có thể tích thay đổi.

D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.

Hướng dẫn

- Khối lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Thể tích phụ thuộc vào nhiệt độ => khối lượng riêng và trọng lượng riêng phụ thuộc nhiệt độ.

=> Đáp án A

Bài 11: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.

B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.

C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.

D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

Hướng dẫn

Bánh xe đạp khi bơm căng nếu để ngoài trưa nắng, khí trong ruột xe sẽ nở ra => ruột bánh xe sẽ dễ bị nổ

=> Đáp án D

Bài 12: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở vì nhiệt của không khí và khí oxi?

A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi.

B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.

C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Hướng dẫn

Mọi chất khí đều nở vì nhiệt như nhau

=> Đáp án C

Bài 13: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.

A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi.

B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên.

C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.

D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.

Hướng dẫn

Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên nóng lên, nở ra, nhẹ đi và bay lên tạo thành mây.

=> Đáp án C

Bài 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.

Hướng dẫn

Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí tăng

=> Đáp án D

Bài 15: Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của…….

A. chất khí, chất lỏng

B. chất khí, chất rắn

C. chất lỏng, chất rắn

D. chất rắn, chất lỏng

Hướng dẫn

Khi giảm nhiệt độ, thể tích của chất rắn sẽ giảm ít hơn thể tích của chất lỏng.

=> Đáp án D

Bài 16: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?

A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.

B. Thể tích tăng.

C. Thể tích giảm.

D. Cả ba kết luận trên đều sai.

Hướng dẫn

Khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng, vì bình nở ra nên chất khí trong bình cũng có thể tích tăng.

=> Đáp án B

Bài tập Sự nở vì nhiệt của chất khí Vật lý lớp 6:

  • Giải bài tập trang 62, 63, 64 SGK Vật Lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất khí
  • Giải bài tập SBT Vật lý lớp 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
  • Lý thuyết Vật lý lớp 6 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Trên đây VnDoc tổng hợp các dạng Bài tập Vật lý lớp 6: Sự nở vì nhiệt của chất khí, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì 1 đạt kết quả cao.

Từ khóa » Sự Nổ Vì Nhiệt Của Chất Rắn