Bài Tập Về Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng Lớp 8 Có Lời Giải - Haylamdo
Có thể bạn quan tâm
Bài tập về Định luật bảo toàn khối lượng lớp 8 có lời giải
Haylamdo biên soạn và sưu tầm 52 bài tập trắc nghiệm về Định luật bảo toàn khối lượng môn Hóa học lớp 8 chọn lọc, có lời giải chi tiết đầy đủ câu hỏi lý thuyết và các dạng bài tập sẽ giúp học sinh có thêm bài tập tự luyện từ đó học tốt môn Hóa học lớp 8 hơn.
Câu 1: Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm … tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Từ điền vào dấu “…” là
A. Lớn hơn.
B. Nhỏ hơn.
C. Bằng.
D. Lớn hơn hay nhỏ hơn tùy thuộc vào hệ số phản ứng.
Lời giải:
Theo định luật bảo toàn khối lượng: Trong các phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phản ánh bản chất của định luật bảo toàn khối lượng?
1. Trong phản ứng hoá học nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi.
2. Tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.
3. Trong phản ứng hoá học, nguyên tử không bị phân chia.
4. Số phần tử các chất sản phẩm bằng số phần tử các chất phản ứng.
A. 1 và 4
B. 1 và 3
C. 3 và 4
D. 1
Lời giải:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Cho PƯHH sau:
aA + Bb → cC + dD. Chọn đáp án đúng về định luật bảo toàn khối lượng:
A. mA + mB = mC + mD
B. mA + mB > mC + mD
C. mA + mD = mB + mC
D. mA + mB < mC + mD
Lời giải:
Bảo toàn khối lượng ta có mA + mB = mC + mD
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4: Chọn đáp án đúng
A. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
B. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
C. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
Lời giải:
Câu đúng là: Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Trong các cách phát biểu về định luật bảo toàn khối lượng như sau, cách phát biểu nào đúng:
A. Tổng sản phẩm các chất bằng tổng chất tham gia
B.Trong một phản ứng, tổng số phân tử chất tham gia bằng tổng số phân tử chất tạo thành
C. Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.
D. Không phát biểu nào đúng.
Lời giải:
Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Trong các phát biểu sau phát biểu nào không đúng?
A. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu gọi là hiện tượng vật lý.
B. Trong phản ứng hóa học chỉ có số nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
C. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của chất tham gia bằng tổng khối lượng của chất sản phẩm.
D. Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
Lời giải:
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Cho phản ứng hóa học: A+ B + C → D. Chọn đáp án đúng:
A. mA + mB = mC + mD
B. mA + mB + mC = mD
C. mA + mC = mB + mD
D. mA = mB + mC + mD
Lời giải:
Theo định luật bảo toàn khối lượng mA + mB + mC = mD
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì:
A. Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
B. Trong phản ứng hóa học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng thay đổi.
C. Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng thay đổi.
D. Trong phản ứng hóa học các phân tử thay đổi.
Lời giải:
Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng là:
A. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử không bị phân chia.
B. Khối lượng các chất sản phẩm phản ứng bằng khối lượng các chất phản ứng.
C. Cân hiện đại cho phép xác định khối lượng với độ chính xác cao.
D. Vật chất không bị tiêu hủy.
Lời giải:
Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng là: Khối lượng các chất sản phẩm phản ứng bằng khối lượng các chất phản ứng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng như thế nào với tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng?
A. Bằng nhau
B. Lớn hơn
C. Nhỏ hơn
D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy vào từng phản ứng
Lời giải:
Trong một phản ứng hóa học, mtrước pư = msau pư
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi bị gỉ?
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Phụ thuộc vào gỉ nhiều hay ít
Lời giải:
Vật thể bằng sắt tác dụng với các chất trong không khí tạo ra gỉ
=> khối lượng vật thể ban đầu + khối lượng chất trong không khí = khối lượng vật bị gỉ
Do đó khối lượng vật bị gỉ lớn hơn khối lượng vật ban đầu, hay khối lượng của vật tăng lên so với trước khi bị gỉ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12: Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic. Kết luận nào sau đây là đúng
A. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng vôi sống
B. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí
C. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí cacbonic cộng với khối lượng vôi sống
D. Không xác định
Lời giải:
Phương trình hóa học chữ: Đá vôi → vôi sống + khí cacbonic
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mvôi sống + mkhí cacbonic
=> Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí cacbonic cộng với khối lượng vôi sống
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13: Khi nung miếng đồng ngoài không khí thấy khối lượng chất rắn sau phản ứng so với chất rắn ban đầu là:
A. Nặng hơn
B. Nhẹ hơn
C. Bằng nhau
D. Không xác định được
Lời giải:
Ta có đồng +oxi → chất rắn mới
Theo bảo toàn khối lượng : mrắn > mCu
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Khi nung nóng CaCO3 thấy khối lượng chất rắn sau phản ứng so với chất rắn ban đầu:
A. giảm
B. tăng
C. không thay đổi
D. Không xác đinh được
Lời giải:
Khi nung nóng CaCO3 thấy khối lượng chất rắn sau phản ứng so với chất rắn ban đầu: giảm do
CaCO3 CaO+ CO2 ( ↑ )
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Trộn 2 dung dịch Na2SO4 và BaCl2, khối lượng dung dịch sau phản ứng so với ban đầu là:
A. Nhiều hơn
B. Ít hơn
C. Không đổi
D. Chưa xác định
Lời giải:
Trộn 2 dung dịch Na2SO4 và BaCl2 : Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl
Phản ứng tạo kết tủa nên khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm so với ban đầu
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Vì sao nung đá vôi thì khối lượng giảm?
A. Vì có phương trình hóa học xảy ra
B. Vì xuất hiện vôi sống
C. Vì có sự tham gia của oxi
D. Vì khi nung vôi sống thấy xuất hiện khí cacbonic hóa hơi
Lời giải:
Nung đá vôi thì khối lượng giảm vì khi nung vôi sống thấy xuất hiện khí cacbonic hóa hơi, bay ra khỏi chất rắn
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Cho phương trình hóa học sau:
Canxicacbonat canxioxit + khí cacbonic
Khi nung nóngcanxicacbonat thấy khối lượng giảm đi vì:
A. Khối lượng canxi oxit sinh ra bị mất đi
B. Khối lượng khí cacbonic sinh ra bay lên.
C. Khối lượng canxi oxit và khí cacbonic sinh ra đều bị mất
D. Do hơi nước trong canxi cacbonat rắn bay lên.
Lời giải
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18: Khi nung miếng đồng ngoài không khí thấy khối lượng miếng đồng tăng lên là do:
A. Nước ngoài không khí bám vào miếng đồng.
B. Đồng bị ăn mòn ngoài không khí.
C. Khối lương tăng lên là do oxi tác dụng với đồng tạo ra đồng (II) oxit là chất rắn.
D. Đồng tác dụng với nước tạo ra đồng (II) hiđroxit.
Lời giải
Khi nung miếng đồng ngoài không khí thấy khối lượng miếng đồng tăng lên là do: Khối lượng tăng lên là do oxi tác dụng với đồng tạo ra đồng (II) oxit là chất rắn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Cho mẩu magie phản ứng với dung dịch axit clohiđric thu được magie clorua và khí hiđro. Đáp án sai là
A. Tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hiđro.
B. Khối lượng của magie clorua nhỏ hơn tổng khối lượng chất phản ứng.
C. Khối lượng magie bằng khối lượng hiđro.
D. Tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng chất sản phẩm.
Lời giải
Phương trình hóa học chữ: magie + axit clohiđric → magie clorua + khí hiđro
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mmagie + maxit clohiđric = mmagie clorua + mkhí hiđro
Nhìn vào Phản ứng ta thấy:
+ tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hiđro
+ tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng magie clorua
+ khối lượng của magie không thể bằng khối lượng khí hiđro
=> đáp án C sai
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Đốt cháy 5 gam cacbon trong khí oxi, ta thu được 21 gam khí cacbonic. Khối lượng khí oxi cần dùng là:
A. 8 gam
B. 16 gam
C. 28 gam
D. 32 gam
Lời giải
Bảo toàn khối lượng có mO2 = 21 -5 =16g
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21: Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) thu được 5,6 gam canxi oxit và 4,4 gam khí cacbonic. Khối lượng đá vôi phản ứng là
A. 12
B. 10
C. 20
D. 25
Lời giải
Phương trình hóa học chữ: đá vôi → canxi oxit + khí cacbonic
Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcanxi oxit + mkhí cacbonic
=> mđá vôi = 5,6 + 4,4 = 10 gam
Đáp án cần chọn là: B
Câu 22: Đốt cháy 1,5 g kim loại Mg trong không khí thu được 2,5 g hợp chất magiê oxit MgO. Khối lượng khí oxi đã phản ứng là:
A. 1 g
B. 1,2 g
C. 1,5 g
D. 1,1 g
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mMg + mO2 = mMgO
=> mO2 = mMgO – mMg = 2,5 – 1,5 = 1g
Đáp án cần chọn là: A
Câu 23: Cho hỗn hợp gồm hai muối A2SO4 và BSO4 có khối lượng 44,2 g tác dụng vừa đủ với 62,4 g BaCl2 trong dung dịch thì cho 69,9 g kết tủa BaSO4 và 2 muối tan. Khối lượng 2 muối tan sau phản ứng là:
A. 36,8 g
B. 36,7 g
C. 38 g
D. 40 g
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mA2SO4 + mBSO4 + mBaCl2 = mBaSO4 + m muối tan
=> m muối tan = mA2SO4 + mBSO4 + mBaCl2 - mBaSO4 = 44,2 + 62,4 – 69,9 = 36,7g
Đáp án cần chọn là: B
Câu 24: Nếu nung 5 tấn Canxicacbonat sinh ra 2,2 tấn khí Cacbonic và Canxioxit? Khối lượng Canxioxit là:
A. 7,2 tấn
B. 2,8 tấn
C. 3,2 tấn
D. 5,6 tấn
Lời giải
Bảo toàn khối lượng ta có mcanxi cacbonat = mCO2 + mcanxi oxit → mcanxit oxit = 5-2,2=2,8 tấn
Đáp án cần chọn là: B
Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 12 gam cacbon trong không khí thu được 44 gam khí cacbon đioxit (CO2). Khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là:
A. 3,2 gam
B. 32 gam
C. 0,32 gam
D. 1,6 gam
Lời giải
Bảo toàn khối lượng có mO2 = mCO2 –mC = 44-12 =32 g
Đáp án cần chọn là: B
Câu 26: Cho 9 gam nhôm cháy trong oxi thu được 10,2 gam nhôm oxit. Tính khối lượng oxi đã phản ứng
A. 1,7 gam
B. 1,6 gam
C. 1,5 gam
D. 1,2 gam
Lời giải
Phương trình hóa học chữ: nhôm + oxi → nhôm oxit
Theo định luật bảo toàn khối lượng mnhôm + moxi = mnhôm oxit
=> 9 + moxi = 10,2 => moxi = 10,2 – 9 = 1,2 gam
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Lưu huỳnh cháy theo phản ứng hóa học:
Lưu huỳnh + khí oxi → Khí lưu huỳnh đioxit
Cho biết khối lượng của lưu huỳnh là 6 kg, khối lượng khí oxi là 9 kg. Khối lượng khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành là
A. 15 kg
B. 12 kg
C. 20 kg
D. 10 kg.
Lời giải
Lưu huỳnh + khí oxi → Khí lưu huỳnh đioxit
Áp dụng ĐLBTKL ta có:
mlưu huỳnh + moxi = m khí lưu huỳnh đioxit
=> m khí lưu huỳnh đioxit = 6 + 9 = 15 (g)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Cho biết khối lượng cacbon bằng 3 kg, khối lượng khí cacbonic bằng 11 kg. Khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là:
A. 9 kg
B. 8 kg
C. 7,9 kg
D. 14 kg
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
m cacbon + m oxi = m khí cacbonic
=> m oxi = m khí cacbonic – m cacbon = 11 – 3 = 8kg
Đáp án cần chọn là: B
Câu 29: Cho biết khối lượng canxi cacbonat bằng 100 kg, khối lượng khí cacbonic sinh ra bằng 44 kg. Khối lượng vôi sống tạo thành là:
A. 55 kg
B. 60 kg
C. 56 kg
D. 60 kg
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mCaCO3 = mCaO + mCO2
=> mCaO = mCaCO3– mCO2 = 100 – 44 = 56 kg
Đáp án cần chọn là: C
Câu 30: Cho sắt tác dụng với axit clohiđric thu được 11,43 gam muối sắt (II) clorua và 0,18 gam khí hiđro bay lên. Tổng khối lượng chất phản ứng là
A. 11,61 gam
B. 12,2 gam
C. 11 gam
D. 12,22 gam
Lời giải
Phương trình hóa học chữ: sắt + axit clohiđric → sắt (II) clorua + khí hiđro
Theo định luật bảo toàn khối lượng: msắt + maxit clohiđric = msắt (II) clorua + mkhí hiđro
=> tổng khối lượng chất phản ứng = msắt + maxit clohiđric = 11,43 + 0,18 = 11,61 gam
Đáp án cần chọn là: A
Câu 31: Cho phản ứng:
2H2 + O2 2H2O
Nếu khối lượng của O2 là 3,2g; của H2O là 3,6g thì khối lượng của hiđro là bao nhiêu gam?
A. 0,2 g.
B. 0,8 g.
C. 0,4g.
D. 4 g.
Lời giải
2H2 + O2 2H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mH2 + mO2 = mH2O
=> mH2 = mH2O – mO2 = 3,6 – 3,2 = 0,4 (gam)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 32: Cho phản ứng: 2H2 + O2 2H2O
Nếu khối lượng của khí hiđro 8g, của khí oxi là 64g thì khối lượng của nước tạo thành là:
A. 72 g.
B. 144 g.
C. 56g.
D. 18g.
Lời giải
2H2 + O2 2H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mH2 + mO2 = mH2O
=> mH2O = 8 + 64 = 72 (g)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 33: Than cháy theo phản ứng hoá học: Cacbon + khí oxi -> khí cacbonic Cho biết khối lượng cacbon là 4,5 kg, khối lượng oxi là 12 kg. Khối lượng khí cacbonic tạo thành là:
A. 16,5 kg
B. 16,6 kg
C. 17 kg
D. 20 kg
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
m cacbon + m khí oxi = m khí cacbonic
=> m khí cacbonic = 4,5 + 12 = 16,5kg
Đáp án cần chọn là: A
Câu 34: Khi nung canxi cacbonat CaCO3 người ta thu được canxi oxit CaO và khí cacbonic. Nếu nung 5 tấn canxi cacbonat sinh ra 2,2 tấn khí cacbonic và canxi oxit. Khối lượng canxi oxit sinh ra là:
A. 2,7 tấn
B. 2,9 tấn
C. 2,8 tấn
D. 4,8 tấn
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mCaCO3 = mCaO + mCO2
=> mCaO = mCaCO3– mCO2 = 5– 2,2 = 2,8tấn
Đáp án cần chọn là: C
Câu 35:Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie Mg trong không khí thu được 15 gam hợp chất magie oxit MgO. Biết rằng magie cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 trong không khí. Tính khối lượng của khí oxi phản ứng.
A. 8 gam.
B. 24 gam.
C. 16 gam.
D. 6 gam.
Lời giải
Phương trình hóa học chữ: magie + oxi → magie oxit
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mMg+mO2=mMgO
=> Khối lượng của khí oxi tham gia phản ứng là : mO2=mMgO−mMg
=> mO2 = 15 – 9 = 6 gam
Đáp án cần chọn là: D
Câu 36:Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam kim loại Mg trong khí oxi, sau phản ứng được 7,5 gam hợp chất MgO. Khối lượng của oxi đã tham gia phản ứng là
A. 12,0 gam.
B. 3,0 gam.
C. 4,5 gam.
D. 5,5 gam.
Lời giải
2Mg + O22MgO
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mMg + mO2 = mMgO
=> mO2 = mMgO - mMg = 7,5 – 4,5 = 3 (gam)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 37: Khi nung canxi cacbonat CaCO3 người ta thu được canxi oxit CaO và khí cacbonic. Cho biết khối lượng vôi sống sinh ra bằng 140 kg, khối lượng khí cacbonic bằng 110 kg. Hãy tính khối lượng canxi cacbonat phản ứng.
A. 245 kg
B. 250 kg
C. 30 kg
D. 249 kg
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mCaCO3 = mCaO + mCO2
=> mCaCO3 = mCaO + mCO2 = 140 + 110 = 250kg
Đáp án cần chọn là: B
Câu 38: Cho 16,8 kg khí cacbon oxit (CO) tác dụng hết với 32 kg sắt (III) oxit Fe2O3 thì thu được kim loại sắt và 26,4 kg CO2. Khối lượng sắt thu được là:
A. 2,24 kg
B. 22,8 kg
C. 29,4 kg
D. 22,4 kg
Lời giải
Bảo toàn khối lượng có mCO + moxit sắt = mCO2 +mFe → mFe = 22,4
Đáp án cần chọn là: D
Câu 39: Cho 13,2g hỗn hợp gồm magie, sắt và kẽm cháy trong khí oxi, thu được 18g hỗn hợp chất rắn. Khối lượng oxi tham gia phản ứng là:
A. 3,2g.
B. 4,8g.
C. 9,6g.
D. 12,8g.
Lời giải
Magie, sắt, kẽm + oxi → hỗn hợp rắn
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mmagie,sắt,kẽm + moxi = mhh rắn
→ 13,2 + moxi = 18
→ moxi = 18 – 13,2 = 4,8 (g)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 13,4 gam hỗn hợp X gồm: Fe, Al và Cu trong 2,24 lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: (biết oxi phản ứng hết)
A. 16,6 gam.
B. 13,4 gam.
C. 22,2 gam.
D. 14,8 gam.
Lời giải
NO2= =0,1(mol)=> mO2 = 0,1.32 = 3,2 (g)
Hỗn hợp X + O2 → hỗn hợp oxit
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mRắn = m hh X + mO2 = 13,4 + 3,2 = 16,6 (g)
Đáp án cần chọn là: A
Câu 41: Đốt 3,2 gam S trong không khí thu được 6,4 gam khí SO2. Lượng khí oxi tham gia phản ứng bao nhiêu?
A. 32 g.
B. 4 g.
C. 5 g.
D. 3,2 g.
Lời giải
S + O2 SO2↑
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mS + mO2 = mSO2
=> mO2 = mSO2 – mS = 6,4 – 3,2 = 3,2 (g)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 42: Cho 11,2 g sắt tác dụng với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 25,4 g sắt (II) clorua FeCl2 và 0,4 g khí hiđro. Khối lượng axit HCl đã dùng là:
A. 14,7 g
B. 15 g
C. 14,6 g
D. 26 g
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mFe + mHCl phản ứng = mFeCl2 + mH2
=> mHCl = mFeCl2 + mH2 – mFe = 25,4 + 0,4 – 11,2 = 14,6g
Đáp án cần chọn là: C
Câu 43: Định luật (định lý) nào sau đây được ứng dụng nhiều trong bộ môn hoá học lớp 8:
A. Định luật bảo toàn năng lượng.
B. Định lý Pytago.
C. Định luật bảo toàn động lượng.
D. Định luật bảo toàn khối lượng.
Lời giải
A,C là các định luật dùng trong môn vật lí
B là định luật dùng trong môn toán học
D là định luật dùng trong môn hóa học
Đáp án cần chọn là: D
Câu 44: Đốt cháy m gam chất Y cần dùng 6,4 g oxi thu được 4,4 gam khí CO2 và 3,6 g H2O. Khối lượng m có giá trị nào sau đây:
A. 1,8 g
B. 3,4 g
C. 1,6 g
D. 1,7 g
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mY + mO2= mH2O + mCO2
=> mY = mH2O + mCO2 - mO2= 4,4 + 3,6 – 6,4 = 1,6g
Đáp án cần chọn là: C
Câu 45: Cho 6,5 gam kẽm vào dung dịch axit clohiđric sẽ tạo thành 13,6 gam muối kẽm clorua và 0,2 gam khí hiđro. Khối lượng dung dịch axit clohiđric đã dùng là:
A. 6,9g
B. 7,3 g
C. 9,6 g
D. 19,9 g
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mZn+mHCl=mZnCl2+mH2
→mZn+mHCl=mZnCl2+mH2
= 13,6+ 0,2 – 6,5= 7,3(g)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn m (g) CH4 cần dùng 0,4 (g) khí O2 thu được 1,4 (g) CO2 và 1,6(g) H2O. m có giá trị là:
A. 2,6g
B. 2,5g
C. 1,7g
D. 1,6g
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
→m=mCO2+mH2O−mO2=1,4+1,6−0,4=2,6gam
Đáp án cần chọn là: A
Câu 47: Đốt cháy 1,6 g chất M cần 6,4 g khí oxi và thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ mCO2 : mH2O = 11 : 9. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là:
A. 3,4 g và 4,6 g
B. 4,4 g và 3,6 g
C. 5 g và 3 g
D. 4,2 g và 3,8 g
Lời giải
Gọi khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 11a và 9a
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mM + mO2 = mCO2 + mH2O
=> 1,6 + 6,4 = 11a + 9a
=> 8 = 20a => a = 0,4
=> mCO2 = 4,4g và mH2O = 3,6g
Đáp án cần chọn là: B
Câu 48: Đốt cháy 4 g chất M cần 12,8 g khí oxi và thu được khí CO2 và hơi nước theo tỉ lệ mCO2 : mH2O = 11 : 3. Khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là:
A. 11g và 3g
B. 13,2 g và 3,6g
C. 12,32g và 3,36
D. 5,5 g và 1,5 g
Lời giải
Gọi khối lượng của CO2 và H2O lần lượt là 11a và 3a
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mM + mO2 = mCO2 + mH2O
=> 4 + 12,8 = 11a + 3a
=> 16,8 = 14a => a = 1,2
=> mCO2 = 13,2g và mH2O = 3,6g
Đáp án cần chọn là: B
Câu 49: Khi nung đá vôi tới 90% khối lượng (chính bằng phần trăm chứa canxicacbonat) thu được 11,2 tấn canxi oxit và 8,8 tấn cacbonic. Khối lượng đá vôi lấy đem nung là:
A. 18 tấn
B. 20 tấn
C. 22,22 tấn
D. 33,33 tấn
Lời giải
Canxi cacbonacanxi oxit + cacbonic
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mcanxi cacbonat= mcanxi oxit + mcacbonic
=> mcanxi cacbonat= 11,2+8,8=20(tấn)
Khối lượng đá vôi lấy đem nung là:2090%.100%=22,22( tấn)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 50: Người ta dùng 490 kg than để đốt lò chạy máy. Sau khi lò nguội, thấy còn 49 kg than chưa cháy. Tính hiệu suất phản ứng
A. 90%
B. 75%
C. 25%
D. 10%
Lời giải
mC phản ứng = 490 – 49 = 441 kg
=> H = (441 : 490) . 100% = 90%
Đáp án cần chọn là: A
Câu 51: Canxi cacbonat là thành phần chính của đá vôi. Khi nung đá vôi xảy ra phản ứng hoá học sau:
Canxi cacbonat → Canxi oxit + Cacbon đioxit
Biết rằng khi nung 280 kg đá vôi (CaCO3) tạo ra 140 kg vôi sống (CaO) và 110 kg khí cacbon đioxit. Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi
A. 89,3%
B. 88,3%
C. 98,3%
D. 83,9%
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mCaCO3 = mCao + mCO2 = 140 + 110= 250
%CaCO3 = (250: 280) . 100% = 89,3%
Đáp án cần chọn là: A
Câu 52: Thành phần chính của đất đèn là caxicacbua. Khi cho đất đèn hợp nước có phản ứng sau:
Canxicacbua+ nước→ canxi hiđroxit+ khí axetilen.
Biết rằng cho 80kg đất đèn hợp với 36 kg nước tạo thành 74kg canxi hiđroxit và 26 kg khí axetilen.
Tỉ lệ phần trăm khối lượng canxicacbua có trong đất đèn là:
A. 64%
B. 74%
C. 80%
D. 90%
Lời giải
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mcanxicacbua + mnước → mcanxihi đroxit + mkhí axetilen
=>mcanxicacbua= 74 + 26 – 36 = 64(kg)
Phần trăm khối lượng canxicacbua có trong đất đèn là:
%canxicacbua = (64:80).100%=80%
Đáp án cần chọn là: C
Từ khóa » Bài Tập Mẫu định Luật Bảo Toàn Khối Lượng
-
Bài Tập Hóa 8 Bài 15: Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng
-
Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng (Đầy đủ - Có Bài Tập Vận Dụng Cực Hay)
-
Cách Giải Bài Tập Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng Cực Hay, Chi Tiết
-
Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng: Công Thức Và Bài Tập
-
Bài Tập Hóa 8 định Luật Bảo Toàn Khối Lượng - 123doc
-
Bài Tập áp Dụng định Luật Bảo Toàn Khối Lượng - 123doc
-
Bài Tập Về định Luật Bảo Toàn Khối Lượng - Trần Gia Hưng
-
CHUYÊN ĐỀ BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG - Đổi Mới Giáo Viên
-
Chuyên đề Phương Pháp 1: Áp Dụng định Luật Bảo Toàn Khối Lượng
-
Bài Tập áp Dụng định Luật Bảo Toàn Khối Lượng Và Cách Giải
-
Cách Giải Bài Tập Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng (Đầy Đủ, Định ...
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng Trong Môn ...
-
Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng Là Gì? Nội Dung Và Các Dạng Bài ...
-
Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng Là Gì? Nội Dung Và Các Dạng Bài Tập