Bài Tập Về đường Thẳng Và Parabol Toán 9
Có thể bạn quan tâm
Bài tập về Đường thẳng và parabol
- I. Tóm tắt lý thuyết và đường thẳng và parabol
- II. Bài tập và các dạng toán về đường thẳng và parabol
Bài tập về Đường thẳng và Parabol Toán 9 bao gồm lý thuyết và các dạng toán về đường thẳng Parabol giúp các em nắm vững kiến thức chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán sắp tới.
Các bài toán về đường thẳng và parabol
I. Tóm tắt lý thuyết và đường thẳng và parabol
Cho đường thẳng \(\left( d \right):y = mx + n\) và parabol \(\left( P \right):y = a{x^2}\,\,\left( {a \ne 0} \right)\). Khi đó số giao điểm của (d) và (P) bằng đúng số nghiệm của phương trình hoành độ giao điểm: \(a{x^2} = mx + n\).
Ta có bảng sau đây:
Số giao điểm của (d) và (P) | Biệt thức \(\Delta\) của phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P) | Vị trí tương đối của (d) và (P) |
0 | \(\Delta < 0\) | (d) không cắt (P) |
1 | \(\Delta = 0\) | (d) tiếp xúc với (P) |
2 | \(\Delta > 0\) | (d) giao với (P) tại hai điểm phân biệt |
Ví dụ: Cho Parabol (P): \(y = \frac{1}{2}{x^2}\) và đường thẳng (d): \(y = mx - \frac{1}{2}{m^2} + m + 1\)
a) Với m = 1, xác định tọa độ giao điểm A, B và (d) và (P)
b) Tìm các giá trị của m để (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt có hoành độ x1; x2 sao cho |x1 – x2| = 2
Hướng dẫn giải
a) Với m = 1 ta có phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P) là:
\(\begin{matrix} \dfrac{1}{2}{x^2} = x + \dfrac{3}{2} \hfill \\ \Leftrightarrow {x^2} - 2x + 3 = 0 \hfill \\ \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = - 1} \\ {x = 3} \end{array}} \right. \hfill \\ \end{matrix}\)
Ta có: \(y\left( { - 1} \right) = \frac{1}{2};y\left( 3 \right) = \frac{9}{2}\). Vậy tọa độ các giao điểm là \(A\left( { - 1;\frac{1}{2}} \right);B\left( {3;\frac{9}{2}} \right)\)
b) Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là:
\(\begin{matrix} \dfrac{1}{2}{x^2} = mx - \dfrac{1}{2}{m^2} + m + 1 \hfill \\ \Leftrightarrow {x^2} - 2mx + {m^2} - 2m - 2 = 0\left( * \right) \hfill \\ \end{matrix}\)
Để (P) và (d) tại hai điểm phân biệt x1; x2 thì phương trình (*) phải có hai nghiệm phân biệt.
Khi đó \(\Delta ' = {m^2} - {m^2} + 2m + 2 > 0 \Leftrightarrow m > - 1\)
Cách 1: Khi m > -1 ta có:
\(\begin{matrix} \left| {{x_1} - {x_2}} \right| = 2 \hfill \\ \Leftrightarrow x_1^2 + x_2^2 - 2{x_1}{x_2} = 4 \hfill \\ \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 4{x_1}{x_2} = 4 \hfill \\ \Leftrightarrow 4{m^2} - 4\left( {{m^2} - 2m - 2} \right) = 4 \hfill \\ \Leftrightarrow 8m = - 4 \Leftrightarrow m = - \frac{1}{2} \hfill \\ \end{matrix}\)
Cách 2: Khi m > -1 ta có:
Từ khóa » Viết Pt đường Thẳng Parabol
-
Phương Trình Parabol đi Qua 2 điểm, 3 điểm Và Gốc Tọa độ Chính Xác ...
-
Dạng 3: Lập Phương Trình Parabol | 7scv
-
Phương Trình Parabol Có Dạng Gì, Hàm Số Bậc 2 Và Ứng Dụng ...
-
Phương Trình Parabol, Cách Xác định Tọa độ đỉnh ... - DINHNGHIA.VN
-
Lập Phương Trình Parabol Có đỉnh Là I(2;-1) Và đi Qua M(4;3) - HOC247
-
VIẾT PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG - Các Chuyên đề Toán 9
-
A) Viết Phương Trình Parabol (P): Y = Ax^2 + Bx + C Biết (P) đi Qua ...
-
Parabol Là Gì? Cách Lập Phương Trình Parabol Nhanh Nhất
-
1) A) Viết Phương Trình Parabol (P) Có đỉnh Là Gốc Tọa độ 0 ... - Hoc24
-
Viết Pt đường Thẳng (d) Cắt Parabol (P) Tại 2 đ A Và B Có Hoành độ ...
-
Parabol Tiếp Xúc Với đường Thẳng ? Sự Tương Giao Giữa đường ...
-
Tìm Phương Trình đường Thẳng (( D ) ) đi Qua điểm (I( (0;1) ) )
-
Cách Làm Bài Toán Parabol Cắt đường Thẳng Thỏa Mãn điều Kiện Về ...
-
Viết Phương Trình Parabol Khi Biết Đỉnh Là I(2