Bài Tập Về Hình Bình Hành - Hình Học 8 - Abcdonline
Có thể bạn quan tâm
Dấu hiệu nhận biết hình bình hành và các bài tập liên quan tới hình bình hành giúp học sinh ôn tập kiểm tra kiến thức.
Kiến thức cần nhớ:
Hình bình hành là gì?
– Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song. (AB // CD; AD // BC)
– Tính chất: Trong hình bình hành
+ Các góc đối bằng nhau (góc A = góc C; góc B = góc D)
+ Các cạnh đối bằng nhau (AB = CD; AD = BC)
+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường (AC ∩ BD tại O; OA = OC; OB = OD).
Dấu hiệu nhận biết hình bình hành
– Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
– Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
– Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
– Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
– Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
Bài tập tự giải
Bài 1: Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Tứ giác ABCD là hình bình hành nếu:
A. AD// BC ; AC=BD B. AB=CD ;AC=BD
C. AB//CD; AD//BC D.AB=CD; AB//CD
Bài 2: Cho hình bình hành ABCD có chu vi bằng 10cm, chu vi tam giác ABD bằng 9cm. Tính BD
Bài 3: Tính các góc của hình bình hành ABCD biết:
Bài 4: Dựng hình bình hành ABCD biêý
Bài 5: Cho tứ giác ABCD. Gọi M,N,P,Q theo thứ tự là trung điểm của AB, BC,CD,AD. Chứng minh rằng MNPQ là hình bình hành.
Bài 6: Cho hình bình hành ABCD. Gọi E là trung điểm của AD; F là trung điểm của BC. Chứng minh:
và
b)BE//DF
Gợi ý: Chứng minh
Bài 7: Cho hình bình hành ABCD. Trên các cạnh AB, CD lần lượt lấy E,F sao cho AE=CF. Chứng minh rằng:
a) Tứ giác AECF là hình bình hành
b) BF//ED
c) Các đường thẳng AC;EF;BD đồng quy.
Bài 8: Cho hình bình hành ABCD. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD. Gọi M và N lần lượt là giao điểm của AI và CK với BD. Chứng minh:
Bài 9: Cho hình bình hành ABCD. Vẽ AM vuông góc với BD tại M. AM cắt CD tại E. Vẽ CN vuông góc với BD tại N, CN cắt AB tại F. Chứng minh rằng:
a) Tứ giác AECF là hình bình hành
b) Tứ giác AMCN là hình bình hành
Bài 10: Cho hình bình hành ABCD (AB>BC). Tia phân giác của góc D cắt AB ở E. Tia phân giác của góc B cắt CD ở F.
a) Chứng minh
b) Tứ giác DEBF là hình gì?
Bài 11: Cho hình bình hành ABCD. Trên cạnh AB lấy điểm E, trên cạnh CD lấy điểm F sao cho EF//AD.
a) Chứng minh rằng: AE//DF; BE//CF.
b) Chứng minh tứ giác AEFD là hình bình hành
c) Chứng minh tứ giác BEFC là hình bình hành
Bài 12: Cho hình bình hành ABCD. Trên cạnh AB lấy điểm E, trên cạnh CD lấy điểm F sao cho AE=DF
a) Chứng minh rằng: AE//DF; BE//CF.
b) Chứng minh BE=DF
c) Chứng minh tứ giác AEFD là hình bình hành
d) Chứng minh tứ giác BEFC là hình bình hành
Bài 13: Cho hình bình hành ABCD. Trên cạnh AB lấy điểm E, trên cạnh CD lấy điểm F sao cho . Gọi O là giao điểm của AC và BD.
a) Chứng minh rằng tứ giác AECF là hình bình hành
b) Chứng minh rằng O là trung điểm của EF.
Bài 14: Cho hình bình hành ABCD có hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O. Gọi M, N ,P, Q lần lượt là trung điểm của các đoạn OA; OB; OC; OD.
a) Chứng minh rằng tứ giác MNPQ là hình bình hành
b) Chứng minh : Tứ giác ANCQ ; BPDM là các hình bình hành .
Bài 15: Cho hình thang ABCD . M là điểm nằm trong hình thang ABCD. Vẽ các hình bình hành MDEA,MCFB. Gọi I là giao điểm của AD và EM. K là giao điểm của BC và FM. Chứng minh rằng:
a)
b)
Bài 16: Cho tứ giác ABCD có M là trung điểm cạnh BC, N là trung điểm cạnh CD, P là điểm thuộc cạnh BC , Q là điểm thuộc cạnh AD, . Biết MPNQ là hình bình hành. Chứng minh rằng
Bài 17:
a) Cho tam giác nhọn ABC, H là trực tâm của tam giác. Chứng minh rằng: .Từ đó suy ra chu vi tam giác ABC lớn hơn
b) Cho hình bình hành ABCD. Xác định vị trí điểm M trong hình bình hành ABCD sao cho đạt giá trị nhỏ nhất.
Bài 18: Cho tam giác ABC. M là một điểm nằm trong tam giác. Lần lượt vẽ các hình bình hành MBDC, MAED. Chứng minh khi điểm M di động thì đường thẳng ME luôn đi qua một điểm cố định.
Hình học 8 - Tags: hình bình hành, toán 8Bài tập đường trung bình của tam giác, hình thang
Bài tập Hình học 8 ôn thi giữa kì 1
20 bài Hình học lớp 8 ôn thi học kì 1
Chuyên đề tứ giác và các bài toán liên quan có lời giải
Công thức Hình học không gian lớp 8
Các cách chứng minh hai tam giác đồng dạng – Lớp 8
Bài toán liên quan tới hình chữ nhật – Toán 8
Từ khóa » Bài Tập Hình Bình Hành Lớp 8
-
Hình Bình Hành - Chuyên đề Toán Học Lớp 8
-
Các Dạng Toán Về Hình Bình Hành Và Cách Giải - Toán Lớp 8
-
Giải Toán 8 Bài 7: Hình Bình Hành
-
LUYỆN TẬP HÌNH BÌNH HÀNH
-
Toán Lớp 8 - 5.7. Hình Bình Hành - Học Thật Tốt
-
Hình Bình Hành - Toán 8
-
Chuyên đề Hình Bình Hành - Toán THCS
-
Các Dạng Bài Tập Hình Bình Hành Có Lời Giải Chi Tiết - Icongchuc
-
Hình Bình Hành: Định Nghĩa, Tính Chất Và Bài Tập (có đáp án)
-
Bài Tập Hình Bình Hành Toán 8 Có Lời Giải
-
Hình Học Lớp 8 Bài 7 Hình Bình Hành Ngắn Gọn Và Chi Tiết
-
Hình Bình Hành Hình Học Lớp 8
-
Bài Tập Về Hình Bình Hành Lớp 8 - Văn Phòng Phẩm
-
Sách Giải Bài Tập Toán Lớp 8 Bài 7: Hình Bình Hành