Bài Test Kiểm Tra Rối Loạn Nhân Cách Chống Đối Xã Hội ASPD

Bài test kiểm tra rối loạn nhân cách chống đối xã hội là công cụ giúp bạn đánh giá nguy cơ mắc bệnh của bản thân. Nhờ đó bạn sẽ sớm phát hiện được những bất thường trong nhận thức, hành vi của mình để kịp thời tiến hành điều trị và phòng tránh các hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra. 

Bài Test Rối Loạn Nhân Cách Chống Đối Xã Hội
Quiz test ASPD sẽ giúp bạn đánh giá nguy cơ mắc bệnh của bản thân

Sơ lược về rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội hay còn được viết tắt là ASPD là một dạng rối loạn nhân cách vô cùng nguy hiểm. Những người mắc phải chứng bệnh này thường có thái độ chống đối, không tuân thủ theo các quy định, luật  lệ và chuẩn mực đạo đức của xã hội.

Họ luôn cho rằng cuộc sống đối xử bất công, họ phải chịu nhiều thiệt thòi nên họ muốn đứng lên giành lại công bằng cho bản thân. Người bệnh sẽ không còn kiểm soát được hành vi, nhận thức của chính mình, họ không phân định đúng sai và hành động một cách lỗ mãng, liều lĩnh, không lường trước hậu quả.

Họ có thể vì những mục đích cá nhân mà gây hại cho những người xung quanh. Người bệnh hoàn toàn không có sự thấu hiểu, không biết đồng cảm và luôn thờ ơ, lạnh nhạt trước sự đau khổ, tổn thương của người khác. Người bệnh ASPD sẽ có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, phạm pháp, vô nhân tính.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì người bệnh ASPD sẽ có nhiều nguy cơ trở thành tội phạm. Họ liên tục phá vỡ các quy tắc và thực hiện những hành vi trái với pháp luật như trộm cắp, xâm phạm quyền riêng tư của người khác, quan hệ tình dục trước tuổi quy định, phóng hỏa, đánh nhau, thậm chí là giết người.

Dựa theo số liệu thống kê cho biết rằng, có đến hơn 75% các trường hợp phạm tội nguy hiểm đều có biểu hiện của rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Đặc biệt hơn là số lượng người mắc bệnh đang có dấu hiệu gia tăng, chiếm từ 1 đến 3,6% tổng dân số trên toàn thế giới.

Theo nghiên cứu thì các triệu chứng chống đối xã hội có thể xuất hiện từ rất sớm, tuy nhiên đối với trẻ nhỏ dưới 18 tuổi sẽ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn hành vi. Khi các triệu chứng không được kiểm soát và cứ kéo dài cho đến năm 18 tuổi sẽ được xem là ASPD. Nếu so với các rối loạn nhân cách khác thì rối loạn nhân cách chống đối xã hội sẽ có mức độ nguy hiểm cao hơn, tiên lượng xấu.

Nếu ASPD không được phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp thì sẽ trở thành mối đe dọa lớn đối với gia đình và cả xã hội. Không giống với các chứng rối loạn khác, ASPD không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh mà còn có thể thôi thúc họ trở thành các phần tử xấu, những tội phạm vô cùng nguy hiểm đối với xã hội.

Các bài test kiểm tra rối loạn nhân cách chống đối xã hội ASPD

Nếu đang nghi ngờ bản thân mắc phải chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội nhưng chưa muốn tiến hành thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa thì bạn hoàn toàn có thể thử thực hiện bài test ASPD tại nhà. Các bài kiểm tra này sẽ giúp sàng lọc và đánh giá về nguy cơ mắc bệnh của bạn, từ đó giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định thăm khám và điều trị.

Thông thường, nội dung của các bài test này sẽ được thực hiện và nghiên cứu bởi các chuyên gia tâm lý nhằm phục vụ tốt cho quá trình sàng lọc sơ bộ nguy cơ mắc bệnh nhân cách. Dưới đây là một số bài test kiểm tra rối loạn nhân cách chống đối xã hội mà bạn có thể thực hiện.

Bài Test Rối Loạn Nhân Cách Chống Đối Xã Hội
Người bị ASPD luôn có xu hướng chống đối, phá hủy các quy luật, chuẩn mực xã hội

1. Bài test sàng lọc nguy cơ bị rối loạn nhân cách

ASPD thực tế là một dạng rối loạn nhân cách không bình thường được đặc trưng bởi sự không thích ứng, xem thường các quy định, chuẩn mực xã hội. Theo nhận định của các chuyên gia thì hầu hết các chứng rối loạn nhân cách đều có sự tương đồng. Vì thế, để đánh giá, sàng lọc nguy cơ mắc bệnh thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện qua bài test của Nhà tâm lý học Robert D. Hare.

Ông đã bắt đầu nghiên cứu và hoàn thành bài test sàng lọc rối loạn nhân cách từ năm 1970. Bộ test này sẽ bao gồm 20 câu hỏi với 3 đáp án tương ứng với từng số điểm như:

  • Không bao giờ: 0 điểm
  • Có nhưng ở mức độ trung bình: 1 điểm
  • Luôn luôn: 2 điểm

Bộ test gồm 20 câu hỏi để sàng lọc rối loạn nhân cách như sau:

1. Bạn có xu hướng tự đề cao bản thân một cách quá mức?

2. Bạn không thể ngừng việc nói dối người khác?

3. Bạn ít khi cảm thấy hối hận hay tội lỗi về những điều mình đã làm?

4. Bạn luôn tỏ ra bản thân là người quyến rũ, hấp dẫn?

5. Bạn có xu hướng quan hệ tình dục nguy hiểm, bừa bãi. Dù ý thức được những điều sai trái của bản thân nhưng bạn không thể ngăn hành vi của mình?

6. Bạn khó khăn trong việc biểu đạt cảm xúc, không biết cách thổ lộ?

7. Bạn không có sự đồng cảm, đối xử nhẫn tâm với động vật và những người xung quanh?

8. Bạn là người xảo quyệt, hay tính toán và có ý muốn thực hiện các hành vi nhằm kiểm soát, điều khiển người khác theo mong muốn của mình?

9. Hay gây hấn, có tính bốc đồng?

10. Cảm thấy khó khăn và hầu như không thể tự kiểm soát được cảm xúc, hành vi của bản thân?

11. Luôn cần một điều gì đó để khích lệ và tạo động lực cho bản thân?

12. Các hành vi chống đối, bốc đồng xuất hiện từ khi còn nhỏ?

13. Là người vô trách nhiệm, không cảm thấy có lỗi hay phải chịu trách nhiệm với bất kì vấn đề nào?

14. Có tiền sử phạm tội khi ở độ tuổi vị thành niên?

15. Từng phải ngồi tù?

16. Từng phạm tội rất nhiều lần?

17. Không có mục tiêu cho hiện tại và cả tương lai?

18. Sẵn sàng lợi dụng lòng tốt, niềm tin của người khác nhằm đạt được những điều mình mong muốn?

19. Không thể duy trì quá lâu các mối quan hệ tình cảm hoặc hôn nhân?

20. Không bao giờ nhận lỗi, chịu trách nhiệm cho những hành vi sai trái của bản thân?

Bạn cần tính tổng điểm của 20 câu hỏi này. Nếu tổng số điểm đạt được trên 30 chứng tỏ bạn đang có nhiều nguy cơ mắc phải bệnh rối loạn nhân cách. Lúc này bạn cần tiến hành thăm khám cụ thể tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa để được đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Để đảm bảo tính khách quan và chính xác của bài viết bạn nên thực hiện khi tâm lý ở trạng thái ổn định và có thể làm lại bài test trong vài lần. Bạn nên thực hiện vào các thời điểm khác nhau, cách nhau vài ngày để đối chiếu kết quả chính xác hơn.

2. Bài trắc nghiệm về rối loạn nhân cách chống đối xã hội ASPD

Bài Test Rối Loạn Nhân Cách Chống Đối Xã Hội
Trắc nghiệm ASPD nên được thực hiện cùng với chuyên gia để đảm bảo độ chính xác cao

1. Bạn có thường xuyên cảm thấy giận dữ, cáu gắt không ?

  • Rất thường xuyên
  • Đôi Khi
  • Không bao giờ

2. Bạn có hay đánh nhau, gây hấn với người khác không?

  • Không
  • Tại sao tôi phải làm vậy?

3. Bạn có yêu thương ai đó ngoài bản thân mình không?

  • Có, rất nhiều
  • Một vài người, phần lớn là ghét
  • Không có

4. Bạn có thường xuyên cảm thấy buồn và đau khổ không?

  • Thường xuyên
  • Có lúc vui, lúc buồn
  • Không có

5. Bạn có bao giờ tự làm đau bản thân hoặc có ý định tự sát không?

  • Có hoặc đã từng
  • Tôi sợ đau
  • Không, thật nhảm nhí

6. Bạn có hay đánh nhau hoặc uống nhiều bia rượu không?

  • Thường xuyên
  • Tôi sợ bệnh, sợ vi phạm pháp luật
  • Không bao giờ

7. Bạn có hay chửi thề hoặc sử dụng vũ lực để đe dọa, làm tổn thương người khác không?

  • Chửi thề rất thú vị và bạo lực cũng không phải điều sai trái
  • Rất hiếm khi
  • Thật thất bại khi làm điều đó

8. Bạn có bao giờ hối hận và khóc lóc chưa?

  • Rất hay như vậy
  • Hiếm khi
  • Chưa bao giờ

9. Đối với bạn, tình yêu là gì?

  • Đối phương phải đáp ứng nhu cầu của tôi
  • Cả hai cùng chia sẻ
  • Hãy trao cho tôi thứ tôi cần

10. Bạn thích tụ tập với nhóm bạn để làm gì?

  • Cướp đồ, đánh nhau, đua xe
  • Mua sắm, vui chơi, ăn uống, trò chuyện với những người bạn hiền.
  • Tôi không thích tụ tập

11. Đối với bạn thế nào là ngầu?

  • Giỏi đánh nhau, có cơ bắp, biết chửi thề.
  • Xinh đẹp, tài năng, giàu có.
  • Thông minh, trí tuệ

12. Bạn có bao giờ cảm thấy chán nản bản thân hoặc có những hành vi tự làm tổn thương bản thân nhưng không thể thay đổi không?

  • Không
  • Tôi luôn hoàn hảo và chỉ có những thứ có lợi cho tôi

13. Bạn nghĩ đâu là yếu tố quan trọng, mấu chốt khi đánh nhau?

  • Có người giúp sức, số lượng đông
  • Tôi không thích làm tổn thương lẫn nhau
  • Chiến lược, vũ khí mạnh

14. Bạn thích câu nào nhất trong các câu dưới đây?

  • Thế giới này thật buồn khổ nhưng cũng khá ấm áp
  • Tôi yêu hòa bình
  • Thế giới thật ý nghĩ, vui vẻ và hữu dụng

Nếu hầu hết các câu trả lời của bạn đều là đáp án đầu tiên thì nhiều khả năng bạn đang mắc phải chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Bạn cần tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác với bác sĩ chuyên khoa để có thể kịp thời điều trị, ngăn chặn các hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra.

3. Bài test kiểm tra rối loạn nhân cách chống đối xã hội ASPD

Nếu khi đã thực hiện các bài test trên nhưng vẫn chưa thực sự chắc chắn về tình trạng bệnh của mình thì bạn có thể tiếp tục thử qua bài test này. Bài kiểm tra này sẽ bao gồm 10 câu hỏi với những câu trả lời tương ứng với các số điểm khác nhau.

Bài Test Rối Loạn Nhân Cách Chống Đối Xã Hội
Bạn có thể tự thực hiện bài test ASPD online tại nhà

1. Nếu có thể bạn sẽ ước mình có được điều gì?

  • 0 điểm: Có được cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ.
  • 10 điểm: Được sống như những người bình thường.
  • 20 điểm: Muốn chết để có thể giúp bản thân giải thoát.
  • 30 điểm: Có thể hòa nhập và có được sự tự tin trước mọi người.
  • 40 điểm: Muốn sống tách biệt, thu mình lại và không tương tác với những người xung quanh.

2. Trong mắt người khác, bạn là người như thế nào?

  • 0 điểm: Vui vẻ, hòa đồng, thông minh, cởi mở.
  • 10 điểm: Có tính nhút nhát, hay lo lắng, bất an khi giao tiếp.
  • 20 điểm: Sống tách biệt, khá thờ ơ, vô cảm và có xu hướng chán ghét bản thân và những người xung quanh.
  • 30 điểm: Tâm trạng thay đổi bất thường, không thể đoán trước.
  • 40 điểm: Lạnh lùng, khó hiểu, ít nói, tàn nhẫn, độc ác.

3. Khi rảnh rỗi bạn thích làm gì?

  • 0 điểm: Ở bên cạnh bạn bè, người thân hoặc dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn để lấy lại năng lượng.
  • 10 điểm: Suy nghĩ, phân tích, đánh giá về các sự việc đã xảy ra hoặc nhận xét về bản thân, những người xung quanh.
  • 20 điểm: Tìm kiếm những điều làm bản thân thích thú, vui vẻ.
  • 30 điểm: Làm tất cả những gì bản thân muốn nhưng không thể duy trì lâu vì chán.
  • 40 điểm: Chìm đắm trong các cảm xúc tiêu cực.

4. Bạn có thể điều chỉnh và kiểm soát tốt hành vi, cảm xúc của mình không?

  • 0 điểm: Dĩ nhiên rồi.
  • 10 điểm: Không nghĩ rằng mình có thể làm được việc đó.
  • 20 điểm: Tôi không chắc chắn nhưng có khả năng.
  • 30 điểm: Dường như không thể.
  • 40 điểm: Không quan tâm bởi bản thân chỉ muốn hành động theo những gì mình muốn.

5. Bạn có chủ động để trò chuyện hay kết bạn với người khác?

  • 0 điểm: Tất nhiên, tôi luôn muốn có thật nhiều bạn bè.
  • 10 điểm: Tùy vào hoàn cảnh.
  • 20 điểm: Thường sẽ không chủ động, chỉ trừ các trường hợp bắt buộc.
  • 30 điểm: Gần như là không có.
  • 40 điểm: Chắc chắn là không.

6. Bạn có bao giờ có ý định tự làm tổn thương bản thân hay muốn tự sát không?

  • 0 điểm: Chưa bao giờ
  • 10 điểm: Đã từng nhưng đó chỉ là suy nghĩ thoáng qua.
  • 20 điểm: Suy nghĩ rất nhiều lần nhưng không thể thực hiện.
  • 30 điểm: Đã từng.
  • 40 điểm: Luôn luôn và đã lên kế hoạch để thực hiện việc đó.

7. Khi tụ họp bạn bè, gia đình bạn sẽ làm gì?

  • 0 điểm: Trò chuyện vui vẻ, hỏi thăm mọi người.
  • 10 điểm: Ít nói vì lo sợ sẽ làm điều gì đó sai trái hoặc không làm hài lòng người khác.
  • 20 điểm: Hầu như không trò chuyện, chia sẻ hoặc chỉ trả lời khi người khác đặt câu hỏi.
  • 30 điểm: Có cảm giác bản thân thừa thãi trong buổi gặp mặt và không có ai chào đón mình.
  • 40 điểm: Tỏ thái độ không quan tâm, mặc kệ tất cả mọi người.

8. Hãy miêu tả tâm trạng của bạn mỗi sáng thức dậy?

  • 0 điểm: Cảm thấy vui vẻ, khỏe khoắn hoặc có thể lười biếng, buồn ngủ.
  • 10 điểm: Cảm giác trống rỗng, chênh vênh, lo lắng.
  • 20 điểm: Xuất hiện các cảm giác kinh khủng.
  • 30 điểm: Thay đổi tâm trạng bất thường theo từng ngày.
  • 40 điểm: Cảm thấy cô đơn, trống vắng.

9. Hãy lựa chọn câu hỏi mà bạn thích nhất.

  • 0 điểm: Hãy bắt đầu đưa ra giải pháp, giải quyết mọi vấn đề khó khăn mà bạn đang phải trải qua.
  • 10 điểm: Hãy tiếp tục mơ mộng.
  • 20 điểm: Bạn sẽ nhận biết đâu là tình bạn đích thực vào thời điểm khó khăn nhất.
  • 30 điểm: Nếu không có bóng tối thì các vì sao không bao giờ có thể chiếu sáng.
  • 40 điểm: Thế giới thật khó tin.

10. Bạn có nghĩ bản thân đang mắc phải một chứng bệnh tâm thần không? (bạn nên tham khảo thông tin của các bệnh lý này trước khi đưa ra lựa chọn).

  • 0 điểm: Tôi chắc chắn bản thân hoàn toàn khỏe mạnh.
  • 10 điểm: Tôi nghĩ mình bị rối loạn lo âu vì tôi rất hay lo lắng, bồn chồn và bất an trước mọi việc xảy ra xung quanh.
  • 20 điểm: Có thể tôi đang mắc bệnh trầm cảm.
  • 30 điểm: Nhiều khả năng tôi mắc chứng rối loạn lưỡng cực.
  • 40 điểm: Tôi cho rằng bản thân đang bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Sau khi hoàn thành bảng câu hỏi này, bạn cộng tổng điểm lại và đối chiếu với kết quả sau đây:

  • Nếu điểm dưới 70 thì bạn hoàn toàn không có khả năng mắc chứng ASPD hoặc các vấn đề về tâm lý khác.
  • Điểm từ 80 đến 150: Khả năng mắc bệnh rối loạn lo âu cao.
  • Điểm từ 160 đến 240: Nhiều khả năng bạn đang mắc chứng trầm cảm.
  • Điểm từ 250 đến 320: Bạn có nguy cơ mắc phải chứng rối loạn lưỡng cực.
  • Điểm từ 330 đến 400: Khả năng mắc phải chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội của bạn rất cao.

Kết quả bài test đôi khi không phản ánh đúng về nguy cơ mắc bệnh của bạn. Cũng bởi bản thân người bệnh sẽ không thể ý thức đúng đắn về những nhận thức, hành vi bất thường và sai trái của mình. Nếu có nhiều thời gian bạn cũng nên thực hiện bài kiểm tra thêm nhiều lần để có thể đối chiếu các kết quả với nhau.

Tuy nhiên, nếu đã nghi ngờ bản thân mắc bệnh và những người thân xung quanh cũng cảm thấy sự bất thường ở bạn thì tốt nhất bạn nên tìm gặp chuyên gia để được thăm khám và chẩn đoán chính xác hơn. Việc có thể sớm phát hiện và áp dụng tốt các biện pháp điều trị sẽ giúp cho người bệnh kiểm soát được các triệu chứng nguy hiểm, đồng thời có nhiều khả năng để hòa nhập và thích ứng tốt với nhịp sống hiện tại.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm thông tin về một số bài test rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Tuy nhiên, để có được chẩn đoán chính xác bạn cần tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đánh giá cụ thể, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm:

  • Rối Loạn Giải Thể Nhân Cách / Tri Giác Sai Thực Tại Là Gì?
  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc (DPD): Biểu hiện và hướng điều trị
  • Rối loạn nhân cách ái kỷ: Biểu hiện và cách khắc phục

Từ khóa » Bài Test Rối Loạn Nhân Cách Chống đối Xã Hội