Bài Thơ Bị Nguyền Rủa "Địa Ngục Tomino" Và Sự Thổi Phồng Của ...
Có thể bạn quan tâm
- GAME MOBILE
- eSPORTS
- KHÁM PHÁ
- MANGA/FILM
- HÓNG
- CỘNG ĐỒNG
- GameK
- ›
- Khám phá
0
- Theo Helino | 26/12/2019 09:35 PMTIN LIÊN QUAN
-
8 manga kinh dị siêu hài hước dành cho những người "yếu bóng vía"
Thư gửi con gái của vua hề Sác Lô (Charlie Chaplin) viết đêm Giáng Sinh 1965...
Nhân vật phản diện – ta nhìn nhận họ như thế nào cho đúng? (P.1)
Địa ngục Tomino là một bài thơ bí ẩn, bất cứ ai đọc to nó thành tiếng, người đó sẽ gặp kết cục vô cùng bi thảm.
Không ai lại từng nghĩ rằng một bài thơ đơn thuần có thể mang tới khổ đau, nỗi sợ, thậm chí là cái chết. Nhưng mọi thứ luôn có ngoại lệ, chẳng hạn như Địa ngục Tomino. Đây là một bài thơ, cũng là một lời nguyền, bất kỳ ai đọc to nó thành tiếng đều chịu hậu quả bi thảm.
Truyền thuyết về bài thơ này đi kèm với một lời cảnh báo: người ta chỉ nên đọc nó trong đầu, không được phép đọc thành tiếng. Nếu làm trái lại, người đó phải tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình và những hậu quả sau đó.
Địa ngục Tomino là một bài thơ được viết bởi Yomota Inuhiko, trong cuốn sách "The Heart is Like a Rolling Stone", và nằm trong tập thơ sưu tầm thứ 27th của Saizo Yaso. Không ai biết nguồn gốc chính xác của truyền thuyết đi kèm với nó, chỉ có một lời cảnh báo luôn xuất hiện bên cạnh bài thơ này về những hậu quả khủng khiếp có thể xảy đến. Bài thơ sau này trở nên vô cùng nổi tiếng trên đài phát thanh thương mại 2ch của Sydney.
Có vô số diễn đàn, blog, forum thảo luận về bài thơ này, ý nghĩa thực sự của nó là gì và có đúng là người ta sẽ gặp chuyện không may nếu đọc to thành tiếng. Cũng có không ít giả thuyết về ý nghĩa thực sự của bài thơ. Tomino là ai? Tại sau cậu bé lại bị nguyền rủa, đày đọa xuống địa ngục?
Đọc qua thì có thể hiểu bài thơ nói về hành trình xuống địa ngục của Tomino. Mặc dù người ta thường mặc định cho rằng Tomino là một cậu bé, giới tính của nhân vật này chưa từng được xác định. Mở đầu bài thơ là chi tiết Tomino đã đánh mất linh hồn mình, vì thế, cậu bắt đầu chuyến hành trình bị đày đọa xuống địa ngục.
Tuy nhiên, bài thơ có thể hiểu khác đi. Nhiều người phân tích rằng bài thơ là một phép ẩn dụ cho chiến tranh, sự đày đọa khủng khiếp mà Tomino phải chịu đựng thật ra là một cuộc chiến khốc liệt. Có nhiều hình ảnh trong bài thơ gợi nhắc về chiến trường và một sự hiện diện kinh hoàng. Tomino đã khóc cho người em gái của mình, sau khi băng qua bảy thung lũng địa ngục tới cái cuối cùng, cậu phải đối mặt với nhiều nỗi đau còn đáng sợ hơn.
Trong bài thơ cũng xuất hiện một chi tiết gợi nhắc tới những mũi khâu senninbari mà quân lính Nhật hay mặc trong lúc tòng quân. Đây là một mảnh vải trắng được khâu chỉ đỏ bởi một ngàn người phụ nữ khác nhau. Chúng được cho là mang đến sự khích lệ, may mắn, và bảo vệ người lính trong chiến tranh.
Mũi khâu senninbari còn là một dấu hiệu nhận dạng, nếu Tomino chết trên chiến trường, họ có thể tìm thấy cậu và trả về cho gia đình. Những dòng cuối của bài thơ có nghĩa mũi khâu của Tomino không được tìm thấy. Điều đó có nghĩa cậu hẳn đã chết trong chiến trường, và không thể nhận dạng để đưa trở về với gia đình. Nếu vậy, bài thơ sẽ mang một nghĩa khác hoàn toàn, thậm chí đáng sợ hơn cả cuộc hành trình xuống địa ngục như trong truyền thuyết đô thị.
Năm 1974, một bộ phim có tên To Die in the Countryside được bấm máy, đạo diễn là Terayama Shuji đã lấy cảm hứng từ Địa ngục Tomino để làm bộ phim này. Khi đạo diễn qua đời, người ta cho rằng ông ta chết do bài thơ bị nguyền rủa này. Có rất nhiều lời đồn khác về một nữ sinh đại học qua đời sau khi đọc to bài thơ.
Bài thơ có tuổi đời 1 thế kỷ trước, nhưng tới 2004 mới trở thành truyền thuyết đô thị. Trong cuốn sách của mình, tác giả Yomota Inuhiko khẳng định: "Nếu bạn đọc to bài thơ này, có khả năng bạn sẽ phải chịu đựng một số phận bi thảm không lối thoát."
Mặc dù người ta đã đọc to bài thơ này kể từ năm 1919, tới 2004 mới xuất hiện những tin đồn về lời nguyền rủa. Lời trích dẫn của tác giả Yomota cũng được thổi phồng thành "ai đọc to bài thơ sẽ chết". Thực tế, đạo diễn Terayama kể trên qua đời 9 năm sau khi phim của ông ta ra mắt. Và không ai tìm được thông tin xác thực nào về nữ sinh đại học qua đời vì bài thơ.
Tác giả của Địa ngục Tomino đã sống tới năm 78 tuổi, 51 năm sau khi sáng tác bài thơ này, và chắc chắn đã nhiều lần đọc to nó trong quãng đời của mình.
Bạn đọc có thể thảo luận, trao đổi thêm về bài thơ cũng như các tác phẩm kinh dị khác tại ĐÂY.8 manga kinh dị siêu hài hước dành cho những người "yếu bóng vía" Theo Helino Copy link Link bài gốc Lấy link 0 Xem thêm:
bí ẩn
kinh dị
ma quỷ
Xem thêm- TRANG CHỦ
- GAME ONLINE
- THỊ TRƯỜNG
- PC CONSOLE
- eSPORTS
- GAME MOBILE
- RSS
© Copyright 2007 - 2024 – Công ty Cổ phần VCCorp Tầng 17, 19, 20, 21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội. Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên internet số 3634/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP Hà Nội cấp ngày 06/09/2017
GameK:
TRỤ SỞ HÀ NỘI: Tầng 22, Tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 024 7309 5555 Email: info@gamek.vn Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Bà Nguyễn Bích Minh VPĐD tại TP.HCM: Tầng 4 Tòa nhà 123, 127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hotline hỗ trợ quảng cáo: Email: giaitrixahoi@admicro.vn Hỗ trợ & CSKH: Admicro Address: Tầng 20, Tòa nhà Center Building - Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Chính sách bảo mật
Chat với tư vấn viênTừ khóa » Bài Thơ Tomino địa Ngục
-
Bài Thơ Bị Nguyền Rủa Gây ám ảnh Nhất Nhật Bản | KILALA
-
Bài Thơ Tomino's Hell - Otaku27
-
Thử Đọc Bài Thơ "Địa Ngục Tomino" | Sheep - YouTube
-
~TRUYỆN KINH DỊ NGẮN~ - ĐỊA NGỤC TOMINO - Wattpad
-
Creepy Tâm Linh - [ ẢI 1] BÀI THƠ ĐỊA NGỤC TOMINO Đây Là Một ...
-
Truyện BÀI THƠ ĐỊA NGỤC TOMINO - Namlang2612002 - ZingTruyen
-
Giải Mã Bí ẩn Về Bài Thơ Chết Chóc Từng Là Truyền Thuyết đô Thị ở Nhật ...
-
Địa Ngục Tomino - Tên Một Bài Thơ Bị Nguyền Rủa Của Nhật Bản
-
Sự Thật Về Bài Thơ Bị Nguyền Rủa Của Tomino Gây ám ảnh Nhật Bản
-
Sự Thật Về Địa Ngục “Tomino” - Bài Thơ Bị Nguyền Rủa ở Nhật Bản
-
Bài Thơ địa Ngục Của Tomino
-
Bài Thơ địa Ngục Của Tomino