Bài Thơ: Cảm Hoài [Thuật Hoài] - 感懷【述懷】 (Đặng Dung - 鄧容)

Thi Viện ×
  • Tên tác giả/dịch giả
  • Tên bài thơ @Tên tác giả
  • Nội dung bài thơ @Tên tác giả
  • Tên nhóm bài thơ @Tên tác giả
  • Tên chủ đề diễn đàn
  • Tìm với Google
Toggle navigation
  • Tác giả
    • Danh sách tác giả
    • Tác giả Việt Nam
    • Tác giả Trung Quốc
    • Tác giả Nga
    • Danh sách nước
    • Danh sách nhóm bài thơ
    • Thêm tác giả...
  • Thơ
    • Các chuyên mục
    • Tìm thơ...
    • Thơ Việt Nam
    • Cổ thi Việt Nam
    • Thơ Việt Nam hiện đại
    • Thơ Trung Quốc
    • Đường thi
    • Thơ Đường luật
    • Tống từ
    • Thêm bài thơ...
  • Tham gia
    • Diễn đàn
    • Các chủ đề mới
    • Các chủ đề có bài mới
    • Tìm bài viết...
    • Thơ thành viên
    • Danh sách nhóm
    • Danh sách thơ
  • Khác
    • Chính sách bảo mật thông tin
    • Thống kê
    • Danh sách thành viên
    • Từ điển Hán Việt trực tuyến
    • Đổi mã font tiếng Việt
Đăng nhập ×

Đăng nhập

Tên đăng nhập: Mật khẩu: Nhớ đăng nhập Đăng nhập Quên mật khẩu? Đăng nhập bằng Facebook Đăng ký 414.29Ngôn ngữ: Chữ HánThể thơ: Thất ngôn bát cúThời kỳ: Hồ, thuộc Minh37 bài trả lời: 32 bản dịch, 4 thảo luận, 1 bình luận57 người thíchTừ khoá: Hàn Tín (12) Phàn Khoái (1) anh hùng (19) thơ sách giáo khoa (670) Văn học 10 [1990-2006] (49)

Tuyển tập chung

- Thơ văn Lý Trần tập III (1978)- Việt Nam bách gia thi (2005)
  • Chia sẻ trên Facebook
  • Trả lời
  • In bài thơ

Một số bài cùng từ khoá

- Trèo lên cây khế nửa ngày (Khuyết danh Việt Nam)- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (Nguyễn Nhược Pháp)- Mầm non (Võ Quảng)- Đàn gà con (Phạm Hổ)- Quạt cho bà ngủ (Thạch Quỳ)

Một số bài cùng nguồn tham khảo

- Lan kỳ 11 (Tạ Thiên Huân)- Lan kỳ 10 (Tạ Thiên Huân)- Phiến minh (Mạc Đĩnh Chi)- Sơ xuân (Nguyễn Tử Thành)- Lan kỳ 09 (Tạ Thiên Huân)

Đăng bởi Vanachi vào 11/07/2005 14:52, đã sửa 4 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 04/04/2006 06:12

感懷【述懷】

世事悠悠奈老何,無窮天地入酣歌。時來屠釣成功易,運去英雄飲恨多。致主有懷扶地軸,洗兵無路挽天河。國讎未報頭先白,幾度龍泉戴月磨。

Cảm hoài [Thuật hoài]

Thế sự du du nại lão hà,Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.Thời lai đồ điếu thành công dị,Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.Trí chúa hữu hoài phù địa trục,Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.

Dịch nghĩa

Sự đời dằng dặc mà ta già rồi, biết làm sao đây!Trời đất mênh mông thu vào trong cuộc rượu hát nghêu ngao.Khi gặp thời thì anh hàng thịt, người câu cá cũng dễ lập công,Nếu thời vận đã qua thì anh hùng cũng chỉ uống hận.Muốn giúp chúa, ôm hoài bão nâng trục trái đất mà xoay chuyển lại,Mong rửa sạch giáp binh nhưng không có lối để kéo Ngân Hà xuống.Thù nước chưa báo được, mà đầu thì đã bạc rồi,Bao lần mang kiếm Long Tuyền ra mài dưới bóng trăng.

感懷【述懷】 Cảm hoài [Thuật hoài] Nỗi lòng [Kể nỗi lòng]

世事悠悠奈老何,Thế sự du du nại lão hà,Sự đời dằng dặc mà ta già rồi, biết làm sao đây!

無窮天地入酣歌。Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.Trời đất mênh mông thu vào trong cuộc rượu hát nghêu ngao.

時來屠釣成功易,Thời lai đồ điếu thành công dị,Khi gặp thời thì anh hàng thịt, người câu cá cũng dễ lập công,

運去英雄飲恨多。Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.Nếu thời vận đã qua thì anh hùng cũng chỉ uống hận.

致主有懷扶地軸,Trí chúa hữu hoài phù địa trục,Muốn giúp chúa, ôm hoài bão nâng trục trái đất mà xoay chuyển lại,

洗兵無路挽天河。Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.Mong rửa sạch giáp binh nhưng không có lối để kéo Ngân Hà xuống.

國讎未報頭先白,Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,Thù nước chưa báo được, mà đầu thì đã bạc rồi,

幾度龍泉戴月磨。Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.Bao lần mang kiếm Long Tuyền ra mài dưới bóng trăng.

Bài thơ này được sử dụng làm bài đọc thêm trong chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006.[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhật

Trang 1234 trong tổng số 4 trang (37 bài trả lời)[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Bản dịch của Tản Đà

Gửi bởi Vanachi ngày 11/07/2005 14:52

Việc đời man mác, tuổi già thôi!Đất rộng giời cao chén ngậm ngùiGặp gỡ thời cơ may những kẻ,Tan tành sự thế luống cay ai!Phò vua bụng những mong xoay đất,Gột giáp sông kia khó vạch giời.Đầu bạc giang san thù chưa trả,Long Tuyền mấy độ bóng giăng soi.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh. 123.50Trả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của Phan Kế Bính

Ngôn ngữ: Chưa xác địnhGửi bởi Vanachi ngày 11/07/2005 14:55Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi ngày 11/07/2005 15:03Có 1 người thích

Việc đời bối rối tuổi già vay,Trời đất vô cùng một cuộc say.Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.Vai khiêng trái đất mong phò chúa,Giáp gột sông trời khó vạch mây.Thù trả chưa xong đầu đã bạc,Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Sách Văn đàn bảo giám (NXB Văn học, 2004) ghi người dịch là Trần Trọng Kim.[Thông tin 3 nguồn tham khảo đã được ẩn]Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh. 164.75Trả lời Ảnh đại diện

Lời bình của Han Si Nguyen

Gửi bởi Vanachi ngày 11/07/2005 14:57

Nguyễn Biểu người làng Nội Diên, xã Bình Hồ, huyện La Giang, sau đổi thành La Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, thi đỗ Thái Học Sinh (Tiến Sĩ) khoảng năm 1357 cuối đời nhà Trần, làm quan đến chức Điện Tiền Đô Ngự Sử, cùng thời với Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị.Khi quân Minh của Trương Phụ xâm chiếm nước ta, ông theo vua Trùng Quang mưu sự khởi nghĩa, khôi phục nhà Hậu Trần. Nhà Hậu Trần thất cơ, binh bại, sai Nguyễn Biểu đi sứ, gặp Trương Phụ xin cầu phong, cốt thực hiện kế hoãn binh, kéo dài thời gian để cho Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị xây dựng binh lực. Tướng Minh Trương Phụ tiếp sứ thần rất khinh bạc, ngạo mạn, sai quân dọn ra một mâm cỗ chỉ có một cái đầu người luộc chín, ép Nguyễn Biểu ăn, cốt để thị oai. Nguyễn Biểu ung dung ngồi vào mâm, nói rằng: “Mấy thuở được ăn thịt người phương Bắc (người Tàu)!”, nói đoạn, lấy đũa khoét đôi mắt, chấm muối ăn. Vừa ăn, vừa ngâm bài thơ Cỗ đầu người khiến Trương Phụ cũng phải kính phục, toan tha cho ông về. Hàng tướng là Phan Liêu lúc ấy ton hót với Phụ rằng Nguyễn Biểu nói: “Năng sảm nhân đầu, năng sảm Phụ” (có khả năng nuốt được cỗ đầu người, tất cũng có khả năng nuốt tươi được Trương Phụ). Trương Phụ giận lắm, đưa câu ấy ra bắt ông phải đối lại. Đối được mới cho về, không đối được thì chém. Nguyễn Biểu ung dung đối lại rằng: “Hựu tồn ngô thiệt, hựu tồn Trần” (còn ba tấc lưỡi của ta, nhà Trần vẫn còn!). Trương Phụ giận lắm, đổi ý không tha nữa, lại sai cắt lưỡi của ông:-Thử xem cắt lưỡi nó đi, nhà Trần có còn được nữa hay không???Kế đó, Phụ sai trói ông vào chân cầu, để cho nước thuỷ triều lên cao dìm chết. Tấm gương anh hùng của Nguyễn Biểu còn chói lọi mãi đến ngàn thu. Cái chết của Nguyễn Biểu thật đau thương, nhưng oai phong của ông khiến người Minh phải khiếp đảm. Uy vũ ấy tồn tại mãi cùng thanh sử vậy.

Cỗ đầu ngườiNgọc thiện trân tu đã đủ mùiGia hào thêm có cỗ đầu ngườiNem công chả phượng còn thua béoThịt gấu gan lân hẳn kém tươiCá lối lộc minh so có mộtVật bầy thỏ thủ bội hơn mườiKìa kìa ngon ngọt tày vai lợnTráng sĩ như Phàn tiếng để đời!

Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh. 23.00Trả lời Ảnh đại diện

Thi nhân, tráng sĩ Đặng Dung và thi phẩm “Thuật hoài”

Gửi bởi Vanachi ngày 11/07/2005 15:02

(Bài viết của Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do)

Đầu bạc giang san thù chưa trảLong tuyền mấy độ bóng trăng soi
Tiểu sử: Danh tướng Đặng Dung, sinh không rõ mất năm 1413. Ông người Nghệ An nhưng theo gia đình vào lập nghiệp tại vùng đất nay thuộc quận Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông cùng Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Suý rước Trần Quý Khoách về Nghệ An lập lên vua Trùng Quang quyết liệt kháng Minh. Năm 1413 ông cùng vua Trùng Quang bị bắt giải về Tàu, nửa đường ông trầm mình tự tử. Ngoài gương anh hùng tiết liệt, Đặng Dung còn được xem như một nhà thơ lớn của dân tộc mặc dù ông chỉ để lại một ít bài thơ, trong đó có bài Thuật Hoài nổi tiếng. Sau đây là một bài viết phân tích bài thơ Thuật Hoài của ông.Trong lịch sử có những tráng sĩ, danh tướng ngẫu nhiên làm một vài bài thơ. Thơ của họ được người đời sau biết đến là nhờ danh tiếng của họ lưu trong lịch sử. Lý Thường Kiệt, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư nằm trong trường hợp này. Nói đến Lý Thường Kiệt người ta nhắc tới bài thơ có câu “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Nói tới Trần Quang Khải người ta kể “Đoạt sáo Chương Dương độ”. Và nói tới Trần Khánh Dư người ta đề cập tới bài Bán Than. Đó là trường hợp từ danh của tướng người ta liên tưởng tới thơ của họ. Trường hợp của Đặng Dung ngược lại: từ thơ người ta liên tưởng tới cuộc đời của ông. Đặng Dung làm thơ nhiều hay ít không rõ, chỉ biết ông có một bài duy nhất được lưu lại, đó là bài Thuật hoài (hay Cảm hoài). Với bài này tên ông đã có chỗ đứng trong văn học sử, và người đời sau khi đọc bài thơ không thể không khen cái hay của nó. Yêu thơ, muốn tìm hiểu thêm về tâm sự và cuộc đời tác giả, người ta sẽ thích thú khi biết rằng ông là một nhà ái quốc tuyệt vời, một dũng tướng can trường, một nhân kiệt hiếm có, một tráng sĩ hiên ngang, khí phách sống vào thời Trần mạt. Bài Thuật hoài của ông nguyên tác bằng chữ Hán, phiên âm như sau:
Thế sự du du nại lão hà (*)Vô cùng thiên địa nhập hàm ca (*)Thời lai đồ điếu thành công dịVận khứ anh hùng ẩm hận đa (*) (1)Trí chúa hữu hoài phù địa trục (*)Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà (3)Quốc thù vị báo đầu tiên bạch (*) (2)Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma
Lý Tử Tấn, một học giả thời Lê, tác giả Chuyết Am văn tập, khi đọc bài thơ này đã hết lời ca tụng người sáng tác ra nó là “phi hào kiệt chi sĩ bất năng” (không phải là kẻ sĩ hào kiệt thì không thể sáng tác được như vậy).Ta hãy lược qua thân thế của tác giả để có thêm chất liệu soi sáng thêm cho phần thưởng thức bài thơ. Đặng Dung sinh và mất năm nào không rõ, chỉ biết ông là người làng Tả Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ An. Thân phụ ông là Đặng Tất làm quan triều Trần. Khi quân Minh do Trương Phụ thống lãnh chiếm nước ta, năm 1407 Đặng Tất cùng đồng liêu là Nguyễn Cảnh Chân theo giúp Giản Định Đế chống quân Minh. Nhưng Giản Định Đế nghe lời xiểm nịnh giết cả Nguyễn Cảnh Chân và Đặng Tất. Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị, con Nguyễn Cảnh Chân, vì đại cuộc quên thù nhà, đem quân từ Thuận Hoá về Thanh Hoá, tôn Trần Quý Khoách lên làm vua, đó là Trùng Quang Đế, để tiếp tục sự nghiệp chống Minh. Chiến công đáng ghi nhớ nhất trong đời ông là đánh úp doanh trại quân Minh trong một đêm của tháng 9, năm 1413. Ông và một vị tướng khác là Nguyễn Suý cầm đầu một toán quân xung kích nhảy lên thuyền tướng giặc, tính bắt sống, nhưng nhờ đêm tối Trương Phụ đã thoát hiểm.Thời Trần mạt, tráng sĩ, nghĩa sĩ khá đông, ngoài cha con ông, và cha con Nguyễn Cảnh Dị còn có kẻ sĩ can tràng Nguyễn Biểu, dũng sĩ hiên ngang Nguyễn Suý, v.v.. nhưng vì nghiệp nhà Trần đã hết, vận nước gặp hồi điêu linh, nên tất các cuộc khởi nghĩa chống quân thù đều thất bại, và bao nhiêu kiệt sĩ đã phải ngậm đắng nuốt cay vì vận mạt. Sau khi cuộc kháng chiến thất bại, vua Trùng Quang và các tướng tá bị bắt, có sách ghi là ông ở trong đám người bị bắt đó. Trên đường bị giải về Yên Kinh ông và vua Trùng Quang đã nhảy xuống sông tự vẫn.Bây giờ chúng ta lắng nghe Đặng Dung giải bày nỗi cảm hoài qua 8 câu thơ của ông:1- Việc đời còn dằng dặc mà mình đã già mất rồi,2- (vậy nên) đất trời mênh mông thu lại là một cuộc say hát (mà thôi).3 - Gặp thời bọn giết heo, bọn câu cá cũng thành công dễ,4- (nhưng) lỡ vận thì anh hùng cũng đành nuốt hận nhiều (2).5- Giúp chúa có lòng đỡ trục trái đất,6- (nhưng tiếc rằng) rửa binh không có đường kéo sông trời (3).7 - Nợ nước chưa báo được đầu đã sớm bạc,8- (đáng tiếc thay) đã bao phen mài gươm Long Tuyền dưới ánh trăng.Bài thơ mở ra bằng cái bi phẫn của thi-nhân-tráng-sĩ, ngao ngán vì việc đời còn ngổn ngang mà tuổi đã xế chiều. Bi phẫn đó dẫn đến lời ngậm ngùi: trời đất mênh mông rút lại không chừng chỉ còn là một cuộc say hát nghêu ngao. Ta bắt gặp ý niệm tương tự nơi Tiêu Sơn Tráng Sĩ thời Lê mạt. Khi cuộc phục Lê đã vô vọng, tình yêu với Trương Quỳnh Như không thành, Chiêu Lì Phạm Thái đã trốn vào rượu, suốt ngày ngâm câu “Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy một hồ rượu, không đong đầy đôi mắt mỹ nhân”.Rồi từ nỗi chán chường đó thi nhân tự tìm an ủi trong triết lý về thời và vận, đầy chua cay nhưng không kém ngạo nghễ: “Thời lai đồ điếu thành công dị, vận khứ anh hùng ẩm hận đa!”. Coi thường Phàn Khoái (dũng tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang vốn làm nghề giết heo - đồ là kẻ giết heo) nghe còn tạm xuôi nhưng khinh thị Hàn Tín (đại nguyên soái của Hán Cao Tổ, khi hàn vi là anh đi câu cá kiếm ăn - điếu là đi câu cá) thì thật quá đáng. Bởi Hàn Tín là một đại tướng lừng danh của lịch sử Trung Quốc, một trong mấy hào kiệt đã giúp chúa dựng nên đế nghiệp vẻ vang. Nhưng tại sao đọc hai câu thơ này ta không thấy chướng tai, mà lại thấy lời thơ hùng tráng và ý tứ ngậm ngùi. Bởi vì Đặng Dung là một tráng sĩ... thất bại, nhất là thất bại trong sứ mạng phục quốc. Người ta thường chỉ chê những kẻ công thành, danh toại mà có những lời ngạo mạn, nhưng lại thông cảm và thích thú với lời ngạo nghễ, khinh bạc của những kẻ có chí, có tài nhưng lỡ thời, lỡ vận. Bài thơ được nhiều người ưa thích, và truyền lại cho hậu thế một phần có thể là nhờ hai câu thơ hùng tráng và đầy ngạo nghễ này. Đối với những hào kiệt lỡ vận nó là một lời an ủi thấm thía, một phản ảnh tâm lý tuyệt vời. Suốt dòng lịch sử đấu tranh của dân tộc ta, biết bao nhiêu anh hùng đã lỡ vận, đã có tâm sự bi phẫn giống như tâm sự của người tráng sĩ làng Thiên Lộc, khi đọc hai câu thơ này chắc là họ sẽ thấy thấm lắm.Nếu bốn câu đầu của bài thơ phản ảnh suy tư và triết lý thời vận của nhà thơ thì bốn câu sau phản ảnh tâm sự và tấm lòng của ông đối với dân, với nước. Người hào kiệt ấy dốc lòng nhận trách nhiệm, sẵn sàng ghé vai khiêng trái đất, kéo sông trời mà gột giáp binh để đem độc lập về cho đất nước, mang thanh bình lại cho muôn người. Bao phen mài gươm kiên nhẫn đợi chờ mà thời vẫn chẳng chiều. Bài thơ khép lại bằng hình ảnh của một bạch đầu tráng-sĩ dưới nguyệt mài gươm đầy thơ mộng, hào hùng, và lồng lộng một tấm lòng phục quốc khôn nguôi. Đem tiểu sử soi chiếu vào thơ, người ta càng thêm cảm phục tấm lòng của kẻ đã vì nợ nước coi nhẹ thù nhà, đã tận tuỵ với quê hương cho tới khi lâm tử. Bài thơ của ông quả thật tuyệt vời cả ý lẫn lời.* Ngoài một số bài thơ Đường, có lẽ Thuật hoài của Đặng Dung là bài thơ chữ Hán có nhiều người dịch nhất. Vì sự hạn hẹp của ngôn ngữ và sự phong phú của thơ, người dịch khó lòng chuyển được hết ý quấn quýt, tứ súc tích, lời hào hùng, khí ngạo nghễ, hồn lồng lộng của bài thơ.Ba chữ nại lão hà ở cuối câu 1 nửa như lời tự hỏi đầy ngao ngán: già rồi ư? già mất rồi ư?. Nửa như trách móc thời gian: sao vội bắt già! (nại hà: làm sao, thế sao, nài nỉ sao). Về ba chữ nhập hàm ca ở cuối câu 2, nếu hiểu hàm và ca tách biệt nhau thì ý thơ thành ra: rút lại chỉ còn là say sưa và ca hát (nghêu ngao); nếu hiểu hàm giúp nghĩa cho ca thì ý thơ có thể hiểu là: rút lại chỉ còn là cuộc hát say sưa, mê mãi (cho quên chuyện đời). Sâu kín trong hồn của hai câu thơ là cái triết lý: với khoảng đời sống trong thời gian vô tận (thế sự du du) và không gian không bờ (thiên địa vô cùng) con người sẽ khó thực hiện được hoài bão lớn lao.Hai câu 3 và 4 tương đối dễ dịch nghĩa nhưng lột được cái khí ngạo nghễ của tứ, và điệu mạnh mẽ của lời lại không dễ. Hai chữ “đồ điếu”vừa khinh bạc (bọn hèn kém giết heo, câu cá), vừa ngạo nghễ (những thứ như Phàn Khoái, Hàn Tín) giữ nguyên được ý thì lời không được sáng rõ, mà thoát dịch cho được lời rõ thì khó mà gồm được cả hai ý. Sự khó khăn trong việc dịch 2 câu thơ này là ở chỗ đó. Và trên thực tế chưa có ai dịch được cả ý lẫn lời của hai câu này một cách thành công hoàn toàn.Trong câu 5 “phù địa trục” được dùng thật gợi hình và lạ lùng. Gợi hình vì hình ảnh một tráng sĩ ghé vai khiêng trái đất làm ta liên tưởng tới cái ý vừa chấp nhận trọng trách nặng nề, vừa tận tuỵ thi hành. Lạ lùng vì địa trục gây cho ta ấn tượng trái đất hình cầu trong khi ở đầu thế kỷ 15 người ta chưa biết được trái đất hình cầu, vậy hẳn là Đặng Dung cũng chưa biết, không hiểu tại sao ông lại dùng được hai chữ đó. Địa trục lại đối chọi một cách thú vị với thiên hà ở câu dưới. Câu 6 tứ thơ khó chuyển vì điển tích “vãn thiên hà” và từ “binh” để chỉ binh khí. Ý sâu kín trong hai câu thơ là tấm lòng của ông đối với nước (câu 5), và hoài bão của ông mong đem thanh bình đến cho dân (câu 6), cho nên dịch được cả ý và lời của hai câu 5, 6 này rất khó. Khó không kém gì câu 3 và câu 4 ở trên, có phần khó hơn vì cai ý ẩn sâu mà người đọc thơ phải suy nghĩ kỹ mới thấy.Gợi hình nhất của bài thơ là hai câu cuối, đúng là thi trung hữu hoạ. Rất nhiều người sẽ yêu hai câu thơ này vì hình ảnh hào hùng của của một tráng sĩ bạc đầu vẫn kiên gan mài kiếm dưới trăng. Nó rực rỡ hơn nhiều hình ảnh Tôn Thất Thuyết ngồi cầm gươm chém đá trong những ngày tàn của cuộc đời. Nó tuyệt vời hơn nhiều hình ảnh một thi sĩ Cao Tần vác thanh kiếm gẫy lên non vạch đất nhớ quê hương.Bài thơ, về khía cạnh riêng, phản ảnh hoàn cảnh, tâm sự và hoài bão của tác giả, nó gây cảm ứng đồng điệu nơi người đọc. Về khía cạnh chung nó làm rung động sâu xa mỹ cảm nơi người đọc vì hình ảnh và nhạc điệu phong phú của nó.Vì bài thơ có quá nhiều ưu điểm nên người ta khó lòng dịch được hết cái hay. Để thưởng thức trọn vẹn bài thơ, có lẽ ta nên đọc và thưởng thức thẳng vào nguyên tác. Tuy nhiên ở đây chúng tôi cũng xin chép lại mấy bản dịch đã sưu tầm được, và chúng tôi cũng dịch một bản, hy vọng những bản dịch này sẽ gây thêm hứng vị cho độc giả.

Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh. 74.43Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của Hồ Đắc Hàm, Thái Văn Kiểm

Ngôn ngữ: Chưa xác địnhGửi bởi Vanachi ngày 11/07/2005 15:04Có 2 người thích

Tuổi về già, phải thời bối rốiCả đất trời một hội mê sayGặp thời kẻ dở nên hayAnh hùng lỡ vận, đắng cay trăm phầnLòng cứu chúa muốn vần trái đấtGột giáp binh khôn dắt sông trờiThù còn đầu đã bạc rồiMấy phen dưới nguyệt chuốt mài lưỡi gươm

Bản dịch trích trong Việt Nam nhân vật chí vựng biên của Hồ Đắc Hàm và Thái Văn Kiểm.Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh. 33.33Trả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của Phan Võ

Gửi bởi Vanachi ngày 11/07/2005 15:05

Việc thế lôi thối tuổi tác nàyMênh mông trời đất hát và sayGặp thời đồ điếu thừa nên việcLỡ vận anh hùng luống nuốt cayGiúp chúa những lăm giằng cốt đấtRửa dòng không thể vén sông mâyQuốc thù chưa trả già sao vộiDưới nguyệt mài gươm đã bấy chầy

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh. 54.80Trả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của Đào Hữu Dương

Ngôn ngữ: Chưa xác địnhGửi bởi Vanachi ngày 11/07/2005 15:05

Tuổi già lận đận nỗi tình đờiVô tận vần xoay khoảng đất trờiTi tiện gặp thời lên chẳng khóAnh hùng lỡ bước hận nhiều thôiVác non phò chúa trên vai nặngGột giáp qua mây mặt nước trôiThù nước chưa xong đầu sớm bạcDưới trăng mài kiếm mấy thu rồi

Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh. 13.00Trả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của Vũ Hải Tiêu

Ngôn ngữ: Chưa xác địnhGửi bởi Vanachi ngày 11/07/2005 15:05Có 1 người thích

Thế cuộc mênh mang tuổi sớm giàĐất trời thu lại chỉ say caGặp thời đồ điếu thành công dễLỡ vận anh hùng nuốt hận đaGiúp chúa những mong nâng địa trụcRửa binh không lối kéo thiên hàQuốc thù chưa trả đầu mau bạcBao độ mài gươm dưới nguyệt tà

Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh. 34.33Trả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của Nguyễn Khánh Do

Ngôn ngữ: Chưa xác địnhGửi bởi Vanachi ngày 11/07/2005 15:06Có 1 người thích

Thế sự ngổn ngang tuổi luống rồiĐất trời thu lại hát say thôiAnh hùng nuốt đắng khi tàn vậnĐồ điếu nên công lúc gặp thờiGiúp chúa rắp tâm nâng trái đấtRửa binh khôn lối kéo sông trờiQuốc thù chưa báo đầu mau bạcBao độ gươm mài bóng nguyệt soi

Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh. 24.50Trả lời Ảnh đại diện

Bản dịch của Hải Đà

Gửi bởi Vanachi ngày 18/03/2007 09:19

Luống tuổi mà sao việc vẫn đầyĐất trời thu gọn một cơn sayGặp thời kẻ tiện thành công dễMất vận anh hùng nuốt hận cayPhò chúa có lòng nghiêng vũ trụDấy binh không lối rẽ trời mâyChưa xong nợ nước đầu sương điểmBóng nguyệt mài gươm tiếc tháng ngày.

Lộ tòng kim dạ bạch,Nguyệt thị cố hương minh. 53.80Trả lời

Trang 1234 trong tổng số 4 trang (37 bài trả lời)[1] [2] [3] [4] ›Trang sau »Trang cuối

© 2004-2024 VanachiRSS

Điển tích đời Hán, Phàn Khoái làm nghề bán thịt chó, Hàn Tín làm nghề câu cá, cả hai sau này đều là khai quốc công thần, giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang phá Tần diệt Sở. Điển tích từ hai câu thơ của Đỗ Phủ trong bài Tẩy binh mã: “An đắc tráng sĩ vãn thiên hà, Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng” 安得壯士挽天河,淨洗甲兵長不用 (Ước gì có được người tráng sĩ kéo sông Ngân Hà, Rửa sạch giáp binh để mãi mãi không dùng đến nữa). Tên một loại gươm báu thời xưa.

Từ khóa » Cảm Hoài Nghĩa Là Gì