Bài Thơ Cầu Vồng Mầm Non ❤️️Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Có thể bạn quan tâm
Bài Thơ Cầu Vồng Của Nhược Thuỷ Mầm Non ❤️️ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án ✅ Thohay.vn Chia Sẽ Các Thông Tin Đầy Đủ, Hữu Ích Về Bài Thơ Cho Bé.
NỘI DUNG CHÍNH
- Nội Dung Bài Thơ Cầu Vồng Nhược Thuỷ
- Bài Thơ Cầu Vồng Của Phạm Thanh Quang
- Bài Thơ Cầu Vồng Của Phạm Hổ
- Tranh Thơ Cầu Vồng Bảy Sắc Cho Bé 4 Tuổi, 5 Tuổi
- Hình Ảnh Bài Thơ Bảy Sắc Cầu Vồng Cho Trẻ Mầm Non
- Giáo Án Bài Thơ Cầu Vồng Mầm Non
Nội Dung Bài Thơ Cầu Vồng Nhược Thuỷ
Bài Thơ Cầu VồngTác giả: Nhược Thủy
Mưa rào vừa tạnh,Có cái cầu vồngAi vẽ cong congTô màu rực rỡ:
Tím, xanh, vàng, đỏ,…Ồ! Hai cái cơ:Cái rõ, cái mờAi tài thế nhỉ?
Bài Thơ Cầu Vồng Của Phạm Thanh Quang
Bài thơ Cầu vồngTác giả: Phạm Thanh Quang
Chiếc cầu vồng bảy sắcUốn mình góc trời xaCầu vồng cũng có bạnCùng vươn qua mái nhà.
Chiếc cầu vồng bảy sắcLung linh cong lên trờiNhư lưng mẹ hôm sớmLàm lụng chẳng nghỉ ngơi.
Ơ kìa cầu vồng nhỏCòng lưng cõng cầu toNhư đôi bạn thân thiếtChẳng xa nhau bao giờ!
Bài Thơ Cầu Vồng Của Phạm Hổ
Bài thơ Cầu vồngTác giả: Phạm Hổ
Mưa nắng bắc cầu vồngAi đi đâu, về đâu?Không thấy sông dưới cầuChỉ mênh mông đồng lúa.
Cầu vồng như dải lụaRực rỡ bảy sắc màuCầu chờ mãi hồi lâuKhông ai qua, biến mất…
Ngoài Bài Thơ Cầu Vồng Của Tác Giả Nhược Thuỷ, Thohay.vn Tặng Bạn ✨ Bài Thơ Bé Tập Đi Xe Đạp ✨ Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án
Tranh Thơ Cầu Vồng Bảy Sắc Cho Bé 4 Tuổi, 5 Tuổi
Hình Ảnh Bài Thơ Bảy Sắc Cầu Vồng Cho Trẻ Mầm Non
Giáo Án Bài Thơ Cầu Vồng Mầm Non
I.Mục đích- yêu cầu.
1.Kiến thức.
– Trẻ biết tên bài thơ,hiểu nội dung bài thơ nói lên vẻ đẹp của cầu vồng trên bầu trời.– Trẻ quan sát và nhận thấy cầu vồng là một đường cong.– Trẻ biết cầu vồng có 7 màu:Đỏ,da cam.vàng,lục,lam,chàm,tím, thường xuất hiện khi những cơn mưa rào to vừa tạnh và có ánh nắng chiếu vào.– Cô giới thiệu từ “ vươn qua”: bắt đầu từ đầu đừng này phải cố gắng vươn ra đầu đằng kia .
2.Kĩ năng.
– Trẻ thể hiện được âm điệu nhẹ nhàng,thiết tha của bài thơ,biết ngắt giọng khi đọc thơ.– Trẻ biết trả lời các câu hỏi và bộc lộ cảm xúc khi nghe,đọc thơ.– Khả năng cảm thụ,tư duy,so sánh.– Phát triển óc liên tưởng của trẻ:hình dáng mẹ còng lưng tần tảo làm việc.
3.Thái độ:
Trẻ yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên,yêu quý người thân,bạn bè.
II.Chuẩn bị.
1.Cô tổ chức một số hoạt động cho trẻ làm quen với bài thơ.
– Cô sưu tầm hình ảnh cầu vồng cho trẻ xem và trò chuyện về hiện tượng cầu vồng.– Hoạt động thử nghiệm:cho trẻ quan sát nước dưới ánh nắng mặt trời.– Hoạt động tạo hình:tập pha màu của cầu vồng từ các màu:xanh,đỏ,tím,vàng.
2.Chuẩn bị cho cô.
– Đài cát-sét và đĩa thơ” cầu vồng”.– Nội dung bài thơ”cầu vồng”.– Các đoạn dây nhựa dài,ngắn khác nhau có nhuộm màu của cầu vồng để trẻ uốn hình cầu vồng.– Một bảng to để cô vẽ trong giờ học.– Cô học thuộc thơ,đọc diễn cảm.– Đĩa ghi tiếng:sấm,sét,mưa rơi và tiếng chim.
3.Chuẩn bị cho trẻ.
– Giấy vẽ ,bút quấn mút,màu nước,bút lông.– Một tờ giấy A0 vẽ hình cầu vồng chưa tô màu.
4.Đội hình.
– Trẻ ngồi 2 hàng, hàng sau trẻ ngồi ghế.
III.Tổ chức hoạt động
HĐ1.Ổn định tổ chức
Cô cho trẻ nghe đĩa sấm, sét và mưa.
Trẻ vận động nhẹ nhàng cùng cô theo giai điệu một bản nhạc tiết tấu vui nhộn- cùng cô nghe tiếng nhạc của sấm, sét, mưa theo đội hinh vòng tròn.
– Sau khi trời mưa tạnh và có ánh nắng lên, nhìn lên bầu trời các con thấy có điều gì đặc biệt?– Nếu trẻ không trẻ lời được cô gợi ý bằng cách làm động tác đưa tay vòng và hỏi trẻ: Cái gì có hình dáng cong cong và nhiều màu sắc?).
Nếu trẻ trả lời được cô hỏi tiếp.
– Cầu vồng có dạng hình gì?– Cầu vồng có những màu gì?– Cô cùng các con sẽ tạo ra một chiếc cầu vồng nhé.
Cô dùng bút màu vẽ cầu vồng, vừa vẽ cô kết hợp cho trẻ đếm thứ tự vòng của cầu vồng.Cô mời trẻ lên vẽ vòng thứ 7 của cầu vồng.
HĐ2. Nội dung
2.1. Cô đọc diễn cảm
Cô giới thiệu bài thơ: “Cầu vồng” của nhà thơ :Phạm Thanh Quang.Cô đọc diễn cảm lần 1 kết hợp với điệu bộ cử chỉ.
– Cô nhắc lại tên bài thơ , tên tác giả– Cô đọc diễn cảm lần 2 cùng điệu bộ cử chỉ kết hợp chỉ tranh cô và trẻ vừa vẽ.-Cô vừa đọc bài thơ gì? (Cầu vồng)– Bài thơ của ai?
> Cô tóm tắt nội dung bài thơ : Bài thơ “ Cầu vồng ” miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của chiếc cầu vồng.
2.2. Đàm thoại trích dẫn
Cô độc:
“Chiếc cầu vồng bảy sắc
Uốn mình góc trời xa”.
– Sau khi nghe cô đọc bài thơ các con thấy cầu vồng có bao nhiêu màu?– Cầu vồng các con quan sát trên bầu trời là những màu gì?
Cô độc:
“Cầu vồng cũng có bạn
Cùng vươn qua mái nhà”.
– Cầu vồng cũng có bạn, vậy bạn của cầu vồng là ai?– Các con ạ, tất cả các màu của cầu vồng như những người bạn thân thiết, đoàn kết với nhau để có đủ bảy sắc màu, tạo nên bầu trời có cảnh đẹp lung linh.– Vì sao mà người ta thấy cầu vồng có ánh sáng lung linh?– Cô bật đèn chỉ cho trẻ xem và giới thiệu ánh sáng lung linh.– Các bạn cầu vồng lung linh cùng với nhau vươn qua mái nhà.– Các con có biết “Vươn qua” là như thế nào không?
“Vươn qua” có nghĩa là phải cố gắng đưa ra, các con thử làm động tác vươn người ra nắm lấy tay bạn cô xem nào. Trẻ vươn hai tay ra và hai bạn quay mặt vào nhau tạo thành cầu vồng.
Cô độc:
“Chiếc cầu vồng bảy sắc
Lung linh cong lên trời
Như lưng mẹ hôm sớm
Làm lụng chẳng nghỉ ngơi”.
– Chiếc cầu vồng lung linh cong lên trời, được so sánh với hình ảnh của ai?– Các con quan sát hình dáng những người nông dân cấy lúa, các con thấy hình dáng lưng cong giống cầu vồng như thế nào?– Mẹ của các con làm việc suốt cả ngày chẳng nghỉ ngơi nên các con phải yêu thương mẹ các con nhé !
Cô đọc:
“Ơ kìa cầu vồng nhỏ Còng lưng cõng cầu to Như đôi bạn thân thiết Chẳng xa nhau bao giờ”.
> Cô khái quát lại nội dung bài thơ : Các bạn cầu vồng đoàn kết, quý mến nhau giống hình ảnh những người bạn cõng nhau vui chơi, các bạn cầu vồng tuy bé thôi nhưng cố gắng cõng bạn vì yêu quý nhau.> GD tre: Các con đùa cùng cô tìm hiểu về hiện tượng cầu vồng. Đây là hiện tượng tự nhiên mà chúng ta chỉ gặp sau khi trời mưa to vừa tạnh và có ánh nắng lên. Thiên nhiên cũng gắn bó với nhau như những người bạn, chúng mình hãy yêu thương, quý mến nhau như những bạn cầu vồng nhé!
Cô đọc lại bài thơ kết hợp với nhạc đệm với âm lượng vừa phải.
2.3. Dạy trẻ đọc thơ
Cả lớp đọc bài thơ cùng cô 2 lần.Cô mời lần lượt từng tổ đọc. (Cô ngồi xuống cạnh trẻ để bao quát cháu đọc thơ).Cô mời lần lượt nhóm bạn nam và nhóm bạn nữ đọc bài thơ.Cô mời cá nhân đọc( khoảng 2-3 trẻ).
– Cả lớp đọc lại 1 lần nữa
HĐ3. Kết thúc:
Cô giới thiệu 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Tạo hình cầu vồng từ các đoạn dài ngắm ở góc toán.+ Nhóm 2: Vẽ cầu vồng bằng màu nước.
-Vừa xong cô thấy các con đọc thơ đã hay rồi, xong cô muốn các con hãy nghe các bạn ở lớp A2 đọc bài thơ qua băng trong khi các con vào góc nhé !
Cô quan sát trẻ khi trẻ thực hiện.
Thohay.vn Chia Sẽ 💞 Bài Thơ Bắp Cải Xanh 💞 Nội Dung, Hình Ảnh, Giáo Án A-Z
Từ khóa » Giáo án Bài Thơ Cầu Vồng Của Nhược Thủy
-
Đề Tài: Thơ Cầu Vồng Sáng Tác Nhược Thủy | Giáo án Mầm Non
-
Hoạt động Học Văn Học Thơ: “Cầu Vồng” | Giáo án Mầm Non
-
Giáo án Mầm Non Lớp Chồi - Làm Quen Văn Học - Thơ: Cầu Vồng
-
Giáo án Thơ Cầu Vồng 3c1 - Trường MN Bích Động
-
GIÁO ÁN Thơ : Cầu Vồng - MN Hội Hợp B
-
Bài Thơ "Cầu Vồng" - MN Đồng Tâm
-
Giáo án Văn Học: Thơ: Cầu Vồng - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giáo Án Thơ Cầu Vồng - Đề Tài
-
Lqvh Thơ Cầu Vồng - Lá - Dương Sương - Thư Viện Giáo án điện Tử
-
THƠ: CẦU VỒNG - Bài Giảng Khác - Lê Thị Bích Hường
-
Giáo án điện Tử Bài Thơ Cầu Vồng - YouTube
-
LQVH: Thơ: "Cầu Vồng" - Nhược Thủy | Mầm Non Bắc Biên
-
Giáo án Lớp Mầm - Chủ đề: Nước Và Các Hiện Tượng Tự Nhiên