Bài Thơ Cô Giáo Lớp Em Của Nguyễn Xuân Sanh - Nội Dung Và Bài ...
Có thể bạn quan tâm
MeBi 16 April, 2022 Bé Học Tiếng Việt 1 bình luận 6,806 Số lượt xem
ShareBài thơ Cô Giáo Lớp Em của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh nói về tình cảm yêu thương, quý mến của bạn học sinh dành cho cô giáo của mình. Đồng thời cũng thấy được sự quan tâm, dịu dàng mà cô giáo dành cho các bạn học sinh.
Các Nội Dung Chính
- Bài Thơ Cô giáo lớp em
- Soạn bài Tập đọc: Cô giáo lớp em trang 60 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
- Lời Bình
Bài Thơ Cô giáo lớp em
Sáng nào em đến lớp
Cũng thấy cô đến rồi
Đáp lời “Chào cô ạ!”
Cô mỉm cười thật tươi.
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
Những lời cô giáo giảng
Ấm trang vở thơm tho
Yêu thương em nhớ mãi
Những điểm mười cô cho.
Tác giả bài thơ cô giáo lớp em : Nguyễn Xuân Sanh
Soạn bài Tập đọc: Cô giáo lớp em trang 60 SGK Tiếng Việt 2 tập 1
Câu 1
Khổ thơ 1 cho em biết điều gì về cô giáo ?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 1 và nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ 1 cho em biết cô giáo rất chịu khó và yêu mến học sinh.
Câu 2
Tìm những hình ảnh đẹp trong lúc cô dạy em viết (khổ thơ 2 )
Phương pháp giải:
Em hãy đọc khổ thơ 2 và tìm hình ảnh đẹp lúc cô dạy viết.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh đẹp trong lúc cô dạy em viết là :
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
Câu 3
Tìm những từ ngữ ở khổ thơ 3 nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 3 và nhận xét tình cảm các bạn nhỏ dành cho cô.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ ở khổ thơ 3 nói lên tình cảm của học sinh đối với cô giáo : lời cô giáo giảng ấm trang vở, yêu thương em ngắm mãi những điểm mười cô cho.
Câu 4
Tìm những tiếng cuối dòng có vần giống nhau ở khổ thơ 2 và khổ thơ 3.
Phương pháp giải:
Em chú ý các tiếng cuối mỗi dòng thơ và tìm những vần giống nhau.
Lời giải chi tiết:
Những tiếng cuối dòng có vần giống nhau ở khổ thơ 2 và khổ thơ 3 là : nhài – bài – lài, tho – cho.
Lời Bình
Một bài thơ không mới nhưng thật thú vị. Bài thơ như một trang nhật ký ghi lại tuổi thơ của tất cả chúng ta. Có lẽ chính nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đã mang tâm thế đó khi đặt bút viết ba khổ thơ này. Cô giáo lớp em với những kỷ niệm nhỏ đã trở thành bài học cho rất nhiều thế hệ học trò. Thêm một lần nữa hãy cùng cảm tác phẩm này:
Sáng nào em đến lớp Cũng thấy cô đến rồi Đáp lời “Chào cô ạ!” Cô mỉm cười thật tươi.
Bài thơ đặt điểm nhìn vào đôi mắt em học sinh nhỏ tuổi. Đi học sớm thế nhưng đã thấy cô ở lớp. Sự có mặt của cô mỗi sớm mai không chỉ nói lên sự chăm chỉ, cần mẫn của người giáo viên mà còn nói lên sự tin cậy. Với học sinh lớp bé, cô giáo là người tin cậy nhất, buồn nhất là khi cô đi vắng, cô bị ốm hay thay đổi giáo viên. Đáp lại tình cảm ấy, cô giáo không cần nói gì nhiều chỉ nở một nụ cười (Đáp lời “Chào cô ạ!”/ Cô mỉm cười thật tươi). Nụ cười đó thật đa nghĩa: vừa là sự vui vẻ, vừa thể hiện sự tinh nghịch của cô giáo trẻ vì đã quá rõ tính cách của từng bạn nhỏ. Thế rồi, vào giờ học:
Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé vào cửa lớp Xem chúng em học bài
Những ngày đầu tiên tới lớp ,ai cũng bỡ ngỡ và chập chững. Ngồi tập viết theo cô hướng dẫn mà đầu óc còn để ý tới hương đưa, nắng rọi, thì đúng là tâm hồn trẻ con rồi. Vừa muốn giấu lại vừa muốn khoe những con chữ còn ngô nghê, nhìn đâu cũng thành bạn bè tinh nghịch. Tuổi thơ của những năm tháng đất nước còn khó khăn trường lớp đơn sơ nhưng giao hòa cùng thiên nhiên. Các em bé học chăm chỉ thế nên bao giờ các em cũng nhận được những điểm thưởng từ cô giáo. Điểm 10 luôn là niềm ao ước của tuổi học trò:
Những lời cô giáo giảng Ấm trang vở thơm tho Yêu thương em ngắm mãi Những điểm mười cô cho.
Bài thơ kết ở đó, từ lời cô giáo giảng đến trang vở thơm, đến điểm 10 như một tác phẩm, một món quà, một niềm tự hào, một bông hoa mà cả cô và trò cùng được ngắm nghía: “Yêu thương em ngắm mãi/ Những điểm mười cô cho”. Điểm 10 như còn tươi mãi, thắm mãi trong tâm hồn ấu thơ.
Đọc lại bài thơ khi đã lớn, chúng ta nhận ra niềm vui của tuổi thơ hồn nhiên. Niềm vui ấy đến từ những người thày, người cô-những người đã nâng đỡ chúng ta từ khi còn hồn nhiên, non nớt. Có những bài học đã khép lại cùng những điểm 10 và kỷ niệm, lại có những điều mãi mãi ta vẫn chưa cảm nhận hết được ý nghĩa sâu xa của nó. Càng lớn thêm lại càng thấy quý giá. Đó là công ơn thầy cô, là niềm vinh dự và may mắn được làm học trò của các thầy cô trong những năm tháng tươi đẹp ấy.
4.3/5 - (3 votes)Nếu ba mẹ thấy hữu ích hãy chia sẻ:
Related
Bài viết cùng chủ đềTiếng Việt Lớp 2
Bài viết liên quan
5 Câu Chuyện Về Gia Đình Lớp 2 Ý Nghĩa Nhất Trong Sách giáo Khoa
2 June, 2022
Truyện Trần Quốc Toản Bóp Nát Quả Cam – Bài Đọc và Bài Soạn
7 May, 2022
Bài Thơ Luỹ Tre – Nguyễn Công Dương – SGK Tiếng Việt 2
22 April, 2022
Truyện Con Quạ Thông Minh – Nội Dung Truyện – Ý Nghĩa và Bài Soạn
12 April, 2022
Lời Bài Thơ Hạt Thóc và Hướng Dẫn Soạn Bài
11 April, 2022
Bài Thơ Ngày Hôm Qua Đâu Rồi – Nội Dung Ý Nghĩa và Bài Soạn
8 April, 2022
Check Also
Truyện Sự Tích Cây Thì Là – Nội Dung Chi Tiết Truyện
Truyện sự tích cây Thì Là nằm trong kho tàng truyện cổ tích hay cho …
Một bình luận
-
Pingback: Tập Đọc Cô Giáo Tí Hon Lớp 3 - Nội Dung và Bài Soạn
Leave a Reply Cancel reply
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Comment *
Name *
Email *
Website
Notify me of follow-up comments by email.
Notify me of new posts by email.
Từ khóa » Bài Thơ Cô Em Tập Viết
-
Bài Thơ: Cô Tập Em Viết (Nguyễn Lãm Thắng) - Thi Viện
-
Cô Tập Em Viết | MN Hoa Thủy Tiên
-
Đọc Thơ: Cô Tập Em Viết - YouTube
-
Bài Thơ Cô Tập Em Viết Của | BKTV
-
Cô Tập Em Viết - Trường Mầm Non Ban Mai
-
Bài Thơ Cô Giáo Lớp Em - Trường Mầm Non Họa Mi
-
Cô Dạy Em Tập Viết Gió đưa... - Trường Mầm Non Trúc Ngọc Lam
-
Cô Giáo Lớp Em Sáng Nào Em đến Lớp Cũng Thấy Cô đến Rồi Đáp Lời ...
-
Cô Dạy Em Tập Viết Gió đưa Thoảng Hương Nhài Nắng Ghé Vào Cửa ...
-
Phân Loại Các Từ Sau Trong Hai Khổ Thơ Dưới đây Cô /dạy / Em / Tập ...
-
Soạn Bài Tập đọc: Cô Giáo Lớp Em Trang 60 SGK Tiếng Việt 2 Tập 1
-
Cảm Thụ Bài Thơ: Cô Giáo Lớp Em - Áo Kiểu đẹp
-
Top 16 Bài Thơ Khi Mới đi Học Hay Nhất