Bài Thơ: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) - Thi Viện

4564.28Thể thơ: Thơ tự doThời kỳ: Hiện đại10 bài trả lời: 3 thảo luận, 7 bình luận75 người thíchTừ khoá: đất nước (143) Việt Nam (52) thơ sách giáo khoa (670) Văn học 12 [1990-2006] (30) Ngữ văn 12 [2007-2020] (12) thi tốt nghiệp THPT (3)

Tuyển tập chung

- Thơ Việt Nam 1945-1985 (1985)
  • Chia sẻ trên Facebook
  • Trả lời
  • In bài thơ
  • Tài liệu đính kèm 2

Một số bài cùng từ khoá

- Chiến tranh Việt Nam và tôi (Nguyễn Bắc Sơn)- Con chim của tôi (Tố Hữu)- Hàn dạ ngâm (Cao Bá Quát)- Mầm non (Võ Quảng)- Góp giỗ tháng ba (Đặng Trường Giang)

Một số bài cùng tác giả

- Tháng chạp ở Hồng Trường- Ngàn năm Thăng Long- Nơi Bác từng qua- Nhớ Nguyễn Đ.- Những bài hát, con đường và con người

Một số bài cùng nguồn tham khảo

- Giặc Mỹ (Nguyễn Khoa Điềm)- Báo bão (Nguyễn Khoa Điềm)- Báo động (Nguyễn Khoa Điềm)- Tuổi trẻ không yên (Nguyễn Khoa Điềm)- Xuống đường (Nguyễn Khoa Điềm)

Đăng bởi Vanachi vào 07/03/2006 09:07, đã sửa 5 lần, lần cuối bởi Admin vào 16/09/2024 12:44

Đọc thơ

Đang tải...

Ôn tập môn Văn học - Tác phẩm Đất nước

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó...Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầmĐất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”Thời gian đằng đẵngKhông gian mênh môngĐất Nước là nơi dân mình đoàn tụĐất là nơi Chim vềNước là nơi Rồng ởLạc Long Quân và Âu CơĐẻ ra đồng bào ta trong bọc trứngNhững ai đã khuấtNhững ai bây giờYêu nhau và sinh con đẻ cáiGánh vác phần người đi trước để lạiDặn dò con cháu chuyện mai sauHằng năm ăn đâu làm đâuCũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ TổTrong anh và em hôm nayĐều có một phần Đất NướcKhi hai đứa cầm tayĐất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắmKhi chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất nước vẹn tròn, to lớnMai này con ta lớn lênCon sẽ mang đất nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộngEm ơi em Đất Nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó san sẻPhải biết hoá thân cho dáng hình xứ sởLàm nên Đất Nước muôn đời... *Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lạiChín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng VươngNhững con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳmNgười học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnhNhững người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà ĐiểmVà ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta...Em ơi emHãy nhìn rất xaVào bốn ngàn năm Đất NướcNăm tháng nào cũng người người lớp lớpCon gái, con trai bằng tuổi chúng taCần cù làm lụngKhi có giặc người con trai ra trậnNgười con gái trở về nuôi cái cùng conNgày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánhNhiều người đã trở thành anh hùngNhiều anh hùng cả anh và em đều nhớNhững em biết khôngCó biết bao người con gái, con traiTrong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất NướcHọ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồngHọ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúiHọ truyền giọng điệu mình cho con tập nóiHọ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dânHọ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái tráiCó ngoại xâm thì chống ngoại xâmCó nội thù thì vùng lên đánh bạiĐể Đất Nước này là Đất Nước Nhân dânĐất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoạiDạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lộiBiết trồng tre đợi ngày thành gậyĐi trả thù mà không sợ dài lâuÔi những dòng sông bắt nước từ lâuMà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hátNgười đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thácGợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôiNgười dạy ta nghèo ăn cháo ăn rauBiết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡiCái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổiChén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đauCon nộm nang tre đánh lừa cái chếtĐánh lừa cái rét là ăn miếng trầuĐánh lừa thuồng luồng xăm mình xăm mặtĐánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng QuỳnhNhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minhKhông hề lừa ta dù ca dao, cổ tíchTa lớn lên bằng niềm tin rất thậtBiết bao nhiêu hành phúc có trên đờiDẫu phải khi cay đắng dập vùiRằng co Tấm cũng làm về hoàng hậuCây khế chua có đại bàng đến đậuChim ăn rồi trả ngon ngọt cho taĐất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoaHoa của đất, người trồng cây dựng cửaKhi ta đến gõ lên từng cánh cửaThì tin yêu ngay thẳng đón ta vàoTa nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!... *Ta lớn lên khao khát những chân trờiNhững mảnh đất chân mình chưa bén đượcNhững biển khới chứa mặt trời đỏ rựcNhững ngàn sao trôi miết giữa màu xanh Ôi có cách gì ta được ngắm những bình minhBuổi vũ trụ chớp bùng nên sự sốngVà ánh sáng trên chiếc xe vàng chuyển độngBỗng một ngày ấm áp kể ta ngheVề những con ngươi của thiên thể xa xôiMuốn bầu bạn với con người Trái đấtÔi phút đó ta vùng lên ngây ngấtMuốn ôm choàng hết tất cả trời mâyTrái tim tay nặng trĩu những mê saySẽ gieo xuống làm âm vang mặt đất...Nhưng em ơi, cái điều trông đợi nhấtVẫn những gì có thể có hôm nayTừ hôm nay, trên mảnh đất ta đâyTa nắm nó như sợi mây vững chãiRồi rút dần từ cánh rừng vĩ đạiCủa cuộc đời hằng nuôi dưỡng chúng taVà diệu kỳ thay! Ta bỗng loá bất ngờTa đã thấy cuộc đời vô hạnGiữa đất đai, nhân dân, bè bạnTa tìm ra ánh sáng của Con NgườiNhững Con Người làm sông núi sáng tươi... *Những địa danh trôi từ thuở xa xôiTrôi bằng máu và trôi bằng nước mắtĐã đọng lại thành tên ngươi, tên đấtBao năm rồi suốt mặt pha, triền sôngNhưng không có con người nào đã trôi hết sâu nôngBằng những người dân miền Tây nghèo khổĐây không biển thì rừng làm biển cảMột biển xanh với cồn sóng ngút trờiHọ bám mình vào tấm rẫy nổi trôiRồi gục chết dưới màu xanh vĩnh viễnCuộc đời họ mênh mang bất địnhChỉ đó nghèo bám riết lấy màu daÔi mây trắng ngang đầu, gió dưới rừng xaĐất Nước ở đâu? Đâu là Đất Nước?Kờ-ruồng Kù tiệt!Tiếng suối hay tiếng chim?Tiếng người hay tiếng chiêng?Tiếng đá lăn, cây đổ?Thác gào hay đá nổ?Kờ-ruồng Kù tiệt!Kờ-ruồng Kù tiệt!Đất Nước! Đất Nước!Đất Nước trên miệng ta rồiTrong tim ta mangTrên chân ta bướcĐất Nước! Đất Nước!Cả núi rừng thét lên đồng loạt!Đó là năm dưới thời giặc PhápChúng hất hàng chục chòi Ta-ôi ra khỏi bản đồĐẩy họ vào những cánh rừng xanh không Tổ quốcChính lúc đóLửa đã cháy lên!Lửa ngàn đời từ mỗi bếp cháy lên!Đốt nhà! Ta đốt hết nhà!Địu con lên lưng vác giáo lên vaiĐánh trăm chiếc cồng xuyên thủng núiMắt người già quắc lên cho đàn trẻ theoTa đạp rừng nhằm phía Đông bươn tới!Ôi ta về nguồn! Về nguồn!Kờ-ruồng Kù tiệt!Kờ-ruồng Kù tiệt!Đất Nước! Đất Nước!Ôi ta về theo Đất NướcTa không chịu làm người dân không Đất NướcKhông Việt NamBiển rừng gào lên như muốn níu chân taBiển rừng không cuốn ta vào vô định nữaTa làm con suối rừng biết tìm sông mà tớiTa làm con nai biết tìm lối mà vềMặt trời mọc, mặt trời chỉ hướngÔi lòng ta có mặt trời soi sángTa trở về Đất Nước Tổ tiên ơi!...Và hôm nayKhi bom thằng Mỹ tớiCắt ngang những nói nhọn nhà làngChôn những nhà mồ vào đất bụiTa đánh lên tiếng cồngTa gọi vang rừng vang úiĐất Nước!Ta đánh lên tiếng chiêng cho cả Bắc Nam cùng nghe được!Nghe tấm lòng người Tà-ôi, Pa-kô, Cà-tuThuỷ chung Đất NướcRồi ta quăng cồng dưới suốiRồi ta chủ chiêng dưới câyTa điTrong âm vang yêu nướcTa đi với rựa và tênRựa ta mài vào gỗ thành nươngTên ta gài xuống đất thành bẫyThằng Mỹ vào thì xác mà để đấy!Thằng nguỵ vào thì xác nó đừng chôn!Cho cháu con ta, ai sau nữa, được nhìn!Ôi Đất Nước đầu mũi daoĐất Nước đầu mũi tênĐất Nước đầu tiếng chiêngĐất Nước là ngọn lửaĐất Nước tràn lên từng đỉnh núiĐất Nước thiêng liêng... *Đêm nay ta lên hết mặt sông Hồng!Nước đánh động dưới chân ta rồiĐất NướcĐang gọi ta từng hồi trống thúcĐất Nước xoáy nhào tim taKý ứcĐất Nước muôn đời đang vặn mình, đang sôi...Chúng ta là người dân miền NamNhung tôi biết anh gốc gác họ Hoàng Kinh BắcCòn tôi họ Nguyễn tỉnh ĐôngHuyết thống ta trôi trên bán đảo âm thầmHôm nay bỗng réo sôi từng hồi từng trậnKhi cơn lũ đang lao qua châu thổ sông Hồng!Ta lên hết mặt đê sông Hồng!Dẫu chỉ bằng tâm tưởngỞ đâu đó ta không còn nhớ nữaSao tổ tiên ta cầm cuốc, cầm càyCầm giáo, cầm khiên và cất tiếng hát lưu đàyĐể xa châu thổ từ độ ấy...Ôi những gốc tre tổ tiên ta từng thấyVẫn còn nguyên trên bờ bãi sông HồngLúa lên xanh trên những cánh đồngCũng có tay cha ông in vào trong lúaSâu thẳm quá cho đến từng mái rạCũng có dáng một ngày cha ông khăn gói bước raÔi những gì Người đã ước mơThì bây giờ cũng thơm lá thơm hoaNên hôm nay chúng taPhải lên hết đê sông Hồng mà giữ lấy!Đất NướcPhải chặt tre, đóng cọc mà giữ lấy!Đất NướcPhải đan phên, đổ đất mà giữ lấy!Đất NướcPhải phá nhà, chặt cây vườn vác ra mà giữ lấy!Đất NướcPhải neo người xuống sông, chặn nước mà giữ lấy!Đất NướcĐất Nước không thể trôi được!Máu xương, mồ mả tổ tiên đã trôi điNhững dòng họ đã trôi điNhưng hôm nay không thể nào trôi được!Đất NướcĐang gầm lên trong sóng gió ngất trờiHàng chục triệu thước khối nước đang lao vào mặt đấtCuộc xáp trận của vật chất muốn đè vật chấtCủa thiên nhiên đè xuống con ngườiTa vươn mình gánh lấy đất đaiTa ném máu xương ta vào làm vật cảnTất cả ý chí và sinh mạngPhải được vai dựa vào vai, đùi gối lên đùiĐẩy con đê sông Hồng tiến lên phía trướcThắng giặc Mỹ hay thắng giặc nướcĐều nhất tề xung phong!Sơn Tinh đang nhìn ta lo lắng đăm đămCả nhân loại đang nhìn ta cổ vũCon cháu ta mai sau hối hả lật từng trang lịch sửNgợp trước con đê sông Hồng lên cao, lên cao...Chào 4000 năm! Con đê như một cánh tay caoCủa thế trận những người làm chủLàm chủ cuộc đời và lướt từng đỉnh lũBảo vệ miến Bắc, chi viện miền Nam!Mẹ Việt Nam ơi!Đêm nay con về gối đầu trên cánh tay của MẹÔi cánh tay rắn rỏi, dịu hiềnLấm láp bùn lầy nhưng ấm áp niềm tinĐó là hai cánh đê sông Hồng của MẹMẹ phả vào mặt con nồng nàn mùi sữaCủa những đồng xa nguyên vẹn như mùaCon đã đi xa từ thuở ấy đến giờNay bọn Mỹ còn cắt chia Đất NướcNhưng đêm đêm con trở về thân thuộcNgủ trên cánh tay Mẹ hiền từ cay đắng nuôi conTrong tháng năm chớp bể mưa nguồnRu con lớn và làm người thương Mẹ... *Đã có một thờiAi muốn vào châu Mỹ La-tinhĐến trước vịnh Ca-ra-ipSẽ không cần dùng địa bànCứ nhìn những xác da đenTrôi bập bềnh trên biểnNhững xác da đen chỉ hướngĐưa anh vào “mảnh vườn sau” của chủ nghĩa thực dânĐã có một thờiAi muốn đến Việt NamCứ theo gót những đàn ngựa phương BắcHay chữ thập trên tàu buôn nước PhápCác bạn sẽ tìm ra Việt NamBởi vì ngày ấyNước chúng tôi chưa có trên bản đồ thế giớiNgôn ngữ loài người chưa biết hai chữ “Việt Nam”Và dẫu bạn đến đâyChỉ có những tên đô hộ phủ toàn quyềnĐứng ra tiếp bạnNhưng hôm nayBạn hãy đi theo những đoàn đi bộ tuần hànhMang những lá cờ sao vàngỞ Pa-ri, ở Mát-xcơ-va hay Xtốc-khômBạn sẽ đến được Việt Nam tôi đóBởi vì Việt Nam hôm nayNằm giữa lòng thế giớiNằm trong tim nhân loạiNằm trên con đường dẫn ta tới giá trị Con Người...Bởi vì Việt Nam hôm nayLà Việt Nam chống MỹChúng tôi gánh trên vai hành trang nặng nề của thế kỷĐể bạn bình tâm bước vào ngưỡng cửa Tự do...Bạn đến đâyĐã có Bác HồVà Nhân dân tôi sẵn sàng đón bạnDẫu Người đi vắngBạn có thể đến nhà Người thăm một khóm hoaRồi cùng nhân dân tôi trò chuyệnNhân dân tôi đẩy tình yêu mếnĐã được Người dặn dò trước phút đi xa...Bạn hỏi vì sao cúng tôi yêu quý Bác HồBởi vì Người là Người đầu tiênVề với Đất Nước chúng tôiMang chủ nghĩa Mác-Lê ninChứa trong trái tim yêu nước nhấtKhi Người đặt tay lênHòn đất Việt Nam đầu biên giớiThì từ đóĐất không phải là đất nữaĐất là chiến hàoĐất là cạm bẫyĐất là hoa tráiNuôi chúng tôi, che chúng tôi cầm súng lên đường!Có Người, chúng tôi có lại Hùng VươngCó lại dáng búp sen nghìn năm của chùa Một CộtVà những búp sen miền Nam tận bùn lầy Đồng ThápCó Người, cũng đã thành thơCó Người, mỗi mũi tên đồng Cổ LoaKhông chịu vùi dưới đấtKhông nằm yên trong viện bảo tàngChúng bay lên xé gió thời gianMở hết đường bay qua thăng trầm lịch sửĐể cắm vào đầu giặc Mỹ!Có Người, pho Bồ Tát nghìn tay nghìn mắtBiết toả hào quang từ hàng chục cánh tayCó Người, pho Bồ Tát triều Lý chỉ còn đầuVẫn nguyên vẹn trong lòng chúng tôi nhờ búi tóc thời vua Hùng để lạiVà pho Kim Cương trên đôi chân vững chãiDẫu mất đầu vẫn giữ một dáng đứng Việt NamĐấy, Đất Nước chúng tôi đổ vỡ biết bao lần(Cả những pho từ bi cũng không ngoài hoạn nạnNhưng có Người, những cái mất đi phải trả về hình dáng)Quá khứ được nhìn từ đôi mắt Hôm NayVà Hôm Nay từ đôi mắt Ngày MaiChúng tôi sống bằng Tương lai một nửaBằng tình yêu vô hạn những con ngườiNhư Hôm Nay nhìn Đất Nước cắt đôiChúng tôi đã thấy ngày hàn gắn...Bởi vì Người là người đầu tiênYêu miền Nam trong trái tim mìnhYêu tuổi trẻ miền Nam 25 nămChưa có được ngày hạnh phúcMà Người dạy chúng tôiHãy bền gan đánh giặcDẫu phải chết cũng không khuất phục:“Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do!”Chúng tôi là con cháu Bác HồCó nghĩa là chúng tôi giống BácNhững gì còn non nớtChúng tôi học tập để sống, chiến đấu như NgườiBởi vì Người là đất nước của chúng tôiMỗi sợi tóc trắng của Người đều ghi ngày gian khổ nhấtCủa Đất Nước, những năm dài đánh giặcĐôi dép của Người mòn vẹt gótNgười đã đi những ngả đường Đất Nước hành quânTrái cà Người ănCũng là trái cà nuôi người anh hùng đầu tiên - Thánh GióngCây gậy Người cầmCũng có thể tìm trong trăm ngàn gậy vượt Trường SơnÝ chí của NgườiÝ chí toàn dân tộcLý tưởng của NgườiSự sống chúng tôi mang...Hồ Chí Minh - Việt NamBạn và tôi cùng gọiHồ Chí Minh - Việt Nam *Em nghe không trái thị đã rơi xuống tay NgườiTrái không chỉ rơi vì sức hút đất đaiTrái rơi vì tay Người ao ướcKhi trái chạm vào tay Người và Người ấp ủThì lừng hương tay Người và Người ấp ủThì Lừng hương và cô Tấm bước raĐi trả thù và sống Tự do...Không rơi xuống bùn, ôi trái thị quê taĐể bùn lấm và thành bùn vạn kiếpRơi vào tay Người, đó là định luậtCủa đấu tranh và nhân nghĩa Việt NamTuổi trẻ ơi trong sương gió tháng nămTa đã lớn rồi, chín đầy hy vọngHãy ngã xuống tay Nhân dân, hỡi sắc vàng của nắngHỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi..Hãy ngã vào tay Nhân dân, đừng vãi đừng rơiĐừng do dự, đừng hoài nghi nữaHãy yêu Nhân dân và nghe Người nhắn nhủHãy tìm sức mạnh mình trên cơ thể Nhân dânNhân dân đang đi lên đội ngũ trùng trùngThế vô tận của nghìn năm giết giặcLửa đã cháy hồng hào mặt đấtMùa chín tình yêu, mùa chín hận thù!- Không bao giờ xương máu phải bơ vơÔi sông núi nghi ngàn dặm đấtCó nghe tiếng chúng con: Xin có mặtNguyện làm người xung kích của quê hươngĐây tiếng hát chúng con:Tiếng hát xuống đường!

Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 12 từ 2007. Trích đoạn bài thơ này được sử dụng trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn các năm 2017, 2020, 2024.[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhật

Trang 1 trong tổng số 1 trang (10 bài trả lời)[1]

Ảnh đại diện

Giới thiệu khái quát đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Gửi bởi hanalabby ngày 03/01/2010 08:04

Tuy dài nhưng càng đọc càng thấy nhiều điều thú vị mà Trường ca Mặt đường khát vọng được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1874. Trong thời kì miền Nam bị tạm chiếm, đế quốc và tay sai ra sức xuyên tạc về cộng sản, về cách mạng, hòng lôi kéo, mua chuộc thanh niên vào chốn ăn chơi mà quên đi trách nhiệm đối với dân tộc. Bản trường ca ra đời trong hoàn cảnh ấy đã đánh thức tinh thần trách nhiệm và giúp thế hệ trẻ miền Nam ý thức rõ hơn vai trò và trách nhiệm của họ đối với đất nước. Đoạn trích Đất nước thuộc chương V của bản trường ca. Đoạn trích chia thành hai phần:- Phần 1: Tác giả đưa ra định nghĩa đất nước. Đất nước được cảm nhận từ các phương diện văn hoá lịch sử nên đất nước được hiện ra vừa thiêng liêng, sâu sắc lớn lao, vừa gần gũi thân thiết với mỗi người.- Phần 2: Tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của Nhân dân”. Tư tưởng ấy đã quy tụ mọi cách nhìn nhận và đưa đến những phát hiện sâu và mới về đất nước. Đất nước là linh hồn, là kết tụ trí tuệ, tinh thần, phẩm cách, công sức và truyền thống của cả dân tộc.Đoạn trích đã thể hiện khá rò những đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm: Chất trí tuệ hoà quyện trong chất suy tư sâu lắng.

(Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ)đêm đông ta nghe bước chân phong trần tha hương 404.20Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Bình giảng đoạn thơ thứ 2 trong bài thơ Đất nước

Gửi bởi phamhongson ngày 14/01/2011 06:13

Đất là nơi anh đến trường ...Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.
Bài làmĐất nước là chương năm của trường ca Mặt đường khát vọng mà Nguyễn Khoa Điềm đã viết ở chiến khu Trị Thiên trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Qua phần thơ này có thể thấy được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về đất nước trong chiều sâu cảm xúc suy nghĩ và trong sự gắn bó thân thiết với cuộc đời mỗi người. Đặc biệt là đoạn trích:
Đất là nơi anh đến trường ….Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
đã thể hiện tập trung những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ khi thể hiện những khám phá mới mẻ về đất nước mình.Tiếp nối những suy nghĩ về đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã táo bạo khi đưa ra định nghĩa về Đất Nước được tạo thành bởi hai yếu tố thời gian và không gian. Đó chính là đất và nước. Khi đi vào tìm hiểu, chính tư duy nghệ thuật của nhà thơ đã dẫn đến những liên tưởng bất ngờ khi ông định nghĩa về đất nước:
Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắm
Đất gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu của anh, gắn liền với con đường hàng ngày đến trường với bao trò chơi, bao lần đùa nghịch cùng bạn bè. Còn nước "là nơi em tắm". Nó cũng gắn với kỉ niệm tuổi thơ em, một kỉ niệm êm dịu và nhẹ nhàng như những dòng sông em thường tắm mát. Những kỉ niệm ấy, tất cả hợp lại thành đất nước, thành "nơi ta hò hẹn". Khi cả anh và em cũng trưởng thành, tình yêu kết dính giữa anh và em thành một mối khăng khít, không tách rời. Và đến đây, đất nước không còn tách riêng mà hoà hợp với nhau. Và điểm hẹn hò giữa anh và em cũng chính là ở bắt đầu của tình yêu đất nước. Tình yêu cá nhân, tình yêu thiêng liêng giữa anh và em đã to lớn và nó hoà vào tình yêu đất nước. Hay đất nước bắt nguồn từ tình yêu nam nữ. Tiếp tục mạch thơ ấy, Nguyễn Khoa Điềm đi đến khẳng định Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm". Nỗi nhớ thầm kín, da diết của em, nỗi nhớ ấy đã gắn kết tình yêu anh và em, nỗi nhớ cũng nuôi lớn tình yêu hai chúng ta và nỗi nhớ ấy cũng hoà vào đất nước, gắn kết đất nước lại thành một mối khăng khít, bền chặt. Có nỗi nhớ tình yêu, có nỗi nhớ đất nước.Nguyễn Khoa Điềm đã đưa khái niệm đất nước từ sự kết hợp của tình cảm cá nhân nam nữ riêng tư, từ sự tách riêng để đi đến cái khái quát, nâng lên rộng hơn:
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”Nước là nơi "con cá ngư ông mong nước biển khơi”
Từ tình cảm riêng tư, tác giả đi đến định nghĩa đất nước là nơi dân mình đoàn tụ, sinh sống, Từ cá thể anh, em đã đi đến cái chung, cái lớn hơn là dân mình, là đồng bào.Tác giả đã mở ra một không gian, một thời gian theo chiều dài từ quá khứ nghìn xưa.Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Và kết lại "Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ". Tác giả còn ngầm chỉ rõ yếu tố tạo nên sự gắn kết giữa các cá nhân, từ những con người đơn lẻ gắn kết lại thành nhân dân. Sự gắn kết ấy, sợi dây vô hình ấy chính là tinh thần đoàn kết của nhân dân ta. Nó tạo nên sức mạnh kì diệu, liên kết mọi người lại, từ cái tôi đã hoà vào thành cái "ta" chung, cái "ta" của dân tộc, của đất nước trên cả hai phương diện địa lý và lịch sử.Và nó trở lại kết cấu:
Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Tách riêng từng yếu tố để chứa đựng một huyền thoại xưa. Hình ảnh “chim về” chính là nơi sinh sống của người mẹ Âu Cơ với 50 người con trên rừng. Còn nước lại là nơi Lạc Long Quân sinh sống cùng 50 người con. Nó kết lại thành câu chuyện truyền thuyết "Lạc Long Quân và Âu Cơ" đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Hay nói cách khác là nguồn gốc của dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các anh em dân tộc sinh sống trên mảnh đất Việt Nam đều là anh em với nhau, đều do một mẹ sinh ra.Đoạn trích ngắn gọn chỉ 13 câu nhưng đã đưa ra được 3 khái niệm khác nhau về đất nước với 3 lần cảm xúc khác nhau nhưng đều thống nhất trong sự chuyển hoá từ cái riêng đến cái chung, từ bộ phận đến khái quát, nâng lên để chúng hoà quện, kết dính lại với nhau làm nên đất nước trong chiều dài và chiều sâu của lịch sử, của truyền thống văn hoá.Đoạn trích ngắn gọn, lời thơ khúc chiết đã nói lên một cách nhìn mới, nhận định mới của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Sự kết hợp hài hoà giữa cảm xúc sâu lắng cùng với nhìn nhận mới mẻ, đúng đắn đã làm nên giá trị của đoạn thơ.

(Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên dạy văn tại trường THPT chuyên Hùng Vương - Việt Trì - Phú Thọ) 314.26Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

Gửi bởi Thuanviet Changtinai Comvn ngày 23/09/2014 16:01

Đoạn Đất nước trích gần chọn chương V của trường ca Mặt đường khát vọng, thể hiện khá tập trung những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.Đoạn Đất nước trích gần chọn chương V của trường ca Mặt đường khát vọng, thể hiện khá tập trung những cảm nhận sâu sắc và có phần mới mẻ về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Nếu không đọc kĩ trọn vẹn trường ca Mặt đường khát vọng dễ nhầm tưởng rằng dường như chương V này không đề cập trực tiếp đến các vấn đề của thanh niên trí thức miền Nam, không nói đến hiện thực sôi động trong cuộc chiến đấu trong các thành thị miền Nam thời Mỹ Nguỵ, do đó nó không thật gắn bó chặt chẽ với toàn bộ tác phẩm. Song, thực ra chương này lại là hạt nhân quan trọng nhất của tác phẩm: Sự ý thức về đất nước, về nhân dân đã dẫn đến sự ý thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ, cuộc chiến trạnh oanh liệt vì đất nước, vì nhân dân.Trong văn học Việt Nam, đất nước vốn là một đề tài lớn. Điều đó có thể giải thích bằng đặc điểm quá trình lịch sử đấu tranh sinh tồn của dân lộc. Trải qua hàng ngàn năm phải liên tục chiến đấu gìn giữ đất nước, hơn ai hết, người Việt Nam luôn luôn gắn bó sâu nặng với đất nước, với đồng bào. Trong văn học viết thời phong kiến đã có những kiệt tác viết về đất nước như bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt, Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, để tài này thường xuyên suất hiện trong văn học: Nguyễn Đình Thi viết bài Đất nước nổi tiếng chủ yếu thời kì chống Pháp. Cùng thế hệ với Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh... đều có những tác phẩm thể hiện đề tài đất nước, ở đề tài này, các tác giả ghi nhận những thành công nhất định. Nhưng đoạn trích Đất nước nói riêng, và trường ca Mặt đường khát vọng nói chung vẫn chiếm được cảm tình của người đọc bởi nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho đề tài này một số nội dung có phần mới mẻ và một cách phô diễn khá độc đáo, hấp dẫn, không giông bất kì cây bút nào đi trước.Cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu thật bình dị. Dưới cách nhìn và cảm nhận của nhà thơ trẻ (khi viết trường ca này Nguyễn Khoa Điềm mới 28 tuổi, nhưng có học vấn cử nhân văn khoa), đất nước là những gì vô cùng gần gũi, binh dị, gắn bó thật sâu nặng với mỗi con người, mỗi gia đình. Đất nước hiện diện từng giây, từng phút trong cuộc sống thường nhật vừa là trừu tượng, song lại hết sức cụ thể đối với từng thành viên. Theo tác giả, đất nước không có gì xa lạ. Đất nước có trong những câu chuyện mà mỗi bà mẹ thường kể cho con nghe hay bắt đầu bằng câu “Ngày xửa ngày xưa...”. Đất nước còn là tập quán lưu giữ từ ngàn đời nay, biểu hiện ở miếng trầu bà ta vẫn ăn, hay thói quen “bới tóc sau đầu” của mẹ. Đất nước còn là mối quan hệ thuỷ chung son sắt giữa người với người cùng sống trên dải đất Việt Nam này. Điều ấy, trước hết được chứng minh bằng quan hệ bền vững trước sau của mẹ với cha của vợ với chồng. Trong căn nhà đơn sơ, bao thế hệ người Việt Nam đã sinh con đẻ cái, cần mẫn, lam lũ sớm trưa không bao giờ thiếu mái rạ, cây tre. Trong nhà rất đỗi quen thân ấy, không thể thiếu cái kèo, cái cột... Đây cũng chính là đất nước!Cái mới lạ, sức hấp dẫn ở đoạn thơ này chính là cách nói hết sức bình dị của nhà thơ. Điều này đã khơi dậy trong tiềm thức sâu xa của người đọc những kỉ niệm, những ấn lượng về một quê hương Việt Nam, con người Việi Nam quen thuộc gần gũi mà bất kì một người đọc nào cũng đã từng chứng kiến, khiến họ không khỏi bồi hồi xao xuyến nhận ra: Trong đất nước có một phần máu thịt của mình.Tiếp tục mạch cảm hứng ở khổ đầu, đến khổ thơ tiếp theo, nhiều khi Nguyễn Khoa Điềm tách riêng hai yếu tố đất và nước. Đất nước chính là sự hợp thành hai yếu tố đất và nước. Nó luôn gần gũi với cuộc sống mỗi người:

Đất là nơi anh đến trường,Nước là nơi em tắm,Đất nước là nơi ta hò hẹn,Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầmĐất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạcNước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi
Tiếp theo, nhà thơ cảm nhận đất nước qua độ dài vô tận của “thời gian đằng đẵng” lẫn độ dài vô tận của “không gian mênh mông”. Và thời gian không chỉ dài mà điều quan trọng hơn là trên nền thời gian ấy đã có bao biến thiên lịch sử vừa chân thực vừa phảng phất chất huyền thoại. Đồng bào ta vẫn tự hào là con Rồng cháu Tiên, cha là Lạc Long Quân và mẹ là bà Âu Cơ. Như vậy thời gian chủ yếu được cảm nhận trong chiều sâu của lịch sử hình thành và phát triển của đất nước, của dân tộc. Không gian vừa là núi cao sông rộng, muôn trùng núi bạc, bát ngát biển khơi, lại vừa là nơi sinh sống của bao nhiêu người Việt Nam từ thế hệ này qua thế hệ khác:
Những ai đã khuất,Những ai bây giờ,Yêu nhau và sinh con đẻ cái,Gánh vác phần người đi trước để lại,Dặn dò con cháu mai sau,Hàng năm ăn đâu nằm đâu,Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.
Đất nước gắn bó thân thiết với mỗi con người, khi tuổi ấu thơ (“Đất là nơi anh đến trường - Nước là nơi em tắm”) cũng như khi ta lớn hơn bước vào đời (“Yêu nhau và sinh con đẻ cái”)Bởi vậy, như một tất yếu, mỗi thành viên phải có nghĩa vụ đối với đất nước này. Nhờ sự dắt dẫn ở phần trên, nhờ xúc cảm chân thành, lời nhắn nhủ có vẻ như là “hô khẩu hiệu” của tác giả, ở phần sau được người đọc chấp nhận một cách khá tự nhiên, rất ít có cảm giác sống sượng:
Em ơi em, đất nước là máu xương của mình.Phải biết gắn bó và san sẻ,Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở.Làm nên đất nước muôn đời...
Như vậy, đất nước được cảm nhận một cách khá phong phú, có sự kết hợp hài hoà trên nhiều lĩnh vực: những phong tục lâu đời, những truyền thống văn hoá, giữa không gian và thời gian, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa cái to lớn hùng vĩ với những sinh hoạt thường nhật của mỗi một con người. Nếu một số tác phẩm trước đây, đất nước được biểu hiện bằng một giọng điệu trang trọng, uy nghi, chủ yếu với những hình ảnh lớn lao, thì ở Mặt đường khát vọng đất nước được thể hiện bằng những hình ảnh gần gũi với một giọng thơ thiết tha lắng đọng, ý thơ được phát triển một cách khá tự do, tự nhiên: nhưng đoạn thơ vẫn đảm bảo được kết cấu hợp lí.Điều đặc biệt đáng lưu ý là tác giả đã sử dụng một cách hết sức linh hoạt sáng tạo vốn hiểu biết phong phú về văn hoá dân gian. Chẳng hạn, muốn diễn đạt ý tưởng đất nước ta có từ lâu đời, tác giả cho người đọc liên tưởng đến kho tàng truyện cổ tích. Truyện cổ tích thường bắt đầu bằng lời kể Ngày xửa ngày xưa.... Tiếp đến nhà thơ giúp người đọc nhớ đến truyện Trầu cau bất hủ bằng câu: “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”. Và mấy ai không nghĩ đến truyền thuyết Thánh Gióng, khi đọc câu thơ “Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”. Còn câu “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” chính là sự vận dụng tuyệt vời câu ca dao từng làm rung động con tim bao người Việt Nam:
Tay nâng chén muối đĩa gừngGừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau.
cũng có lúc tác giả trích nguyên văn một số câu dân ca:
Con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạcCon cá ngư ông móng nước biển khơi...
Cho dù chỉ sử dụng ý trong ca dao trong các truyện dân gian, hay là trích nguyên văn, nhìn chung Nguyễn Khoa Điềm đều tạo nên được những câu thơ mới, những ý thơ mới. Những ý thơ này gắn bó một cách khá chặt chẽ với nhau. Chẳng hạn, đang nói chuyện “ngày xửa ngày xưa”... nhà thơ chuyển đột ngột đến chuyện bây giờ (Đất là nơi anh đến trường - Nước là nơi em tắm). Rồi từ đó, tác giả lại dẫn người đọc vào thế giới xa xưa với dân ca và truyền thuyết (truyện Sự tích trăm trứng, dân ca xứ Huế...)Cách diễn đạt ấy khá khêu gợi trí tưởng tượng người đọc. Các yếu tố văn hoá dân gian đã góp phần không nhỏ biểu hiện tư tưởng cốt lõi của tác phẩm Đất nước của nhân dân. Đồng thời nó tạo được ở người đọc ấn tượng sâu sắc về một đất nước Việt Nam phong phú, sống động lạ thường, muôn màu muôn vẻ, trải dài theo không gian và thời gian, gần gũi thân thiết với từng con người Việt Nam.Ngày nay đọc lại đoạn trích này, chúng ta càng thấy rõ phần nào những cống hiến của Nguyễn Khoa Điềm đối với sự phát triển của thơ ca thời chống Mĩ. Sự dồi dào trong xúc cảm và chiều sâu trí tuệ đã khiến cho đoạn thơ có chất chính luận trên đây ít bị cũ kĩ theo thời gian, có phần tránh được số phận của một số bài thơ cùng thời

213.81Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Bình giảng bài thơ “Đất nước”

Gửi bởi Thu Uyen Pham ngày 14/11/2014 19:45

Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp thi sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Những năm 1970, 1971,… ông sống và hoạt động tại chiến trường Trị – Thiên; trường ca Mặt đường khát vọng được ông sáng tác vào thời gian ấy. Chương V Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng.Mặt đường khát vọng là trường ca độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, ra đời trong chiến tranh ác liệt thời chống Mĩ, tại chiến trường Trị – Thiên – một điểm nóng – trên chiến trường miền Nam vào năm 1971. Bài thơ đã truyền đến người đọc bao xúc động, tự hào về đất nước và nhân dân. Trong bài Có một thời đại mới trong thi ca, Trần Mạnh Hảo viết:

Vào đêm giao thừa Tết âm lịch 1973 – 1974, dưới rừng Phước Long, chúng tôi xúc động nghe trích đoạn Đất nước trích trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm phát trên Đài phát thanh. Những suy nghĩ về đất nước, về dân tộc đã được nhà thơ hiện đại hoá bằng chất suy tư lắng đọng và cảm xúc mãnh liệt.
Đất nước – là chương V trong trường ca Mặt đường khát vọng dài 110 câu thơ (trong “Ngữ văn 12” chỉ trích 89 câu). Phần đầu (42 câu) là cảm nhận của nhà thơ trẻ về đất nước trong cội nguồn sâu xa văn hoá – lịch sử, và trong sự gắn bó thân thiết với đời sống hằng ngày của mỗi con người Việt Nam. Phần thứ hai, cảm hứng chủ đạo về đất nước là sự ngợi ca, khẳng định tư tưởng đất nước của nhân dân. Từ đó, nhà thơ nhận diện phát hiện đất nước trên bình diện về địa lý, lịch sử, văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tinh thần dân tộc – nền văn hiến Việt Nam. Vẻ đẹp độc đáo của chương V Đất nước là tác giả vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố văn hoá dân gian, tục ngữ, ca dao, dân ca, truyện cổ, phong tục…, cùng với cách diễn đạt bình dị, hiện đại gây ấn tượng vừa gần gũi vừa mới mẻ cho người đọc.Mười ba câu thơ dưới đây trích trong phần đầu chương Đất nước thể hiện cảm nhận: Đất nước gắn bó thân thiết với mỗi con người Việt nam:
Trong anh và em hôm nayĐều có một phần đất nước(…)Làm nên đất nước muôn đời…
Trong chương V trường ca Mặt đường khát vọng, hai từ “đất nước” và “nhân dân” đều được viết hoa, trở thành “mĩ từ” gợi lên không khí cao cả, thiêng liêng và biểu lộ cao độ cảm xúc yêu mến, tự hào về đất nước và nhân dân. Chủ thể trữ tình là “anh và em”, giọng điệu tâm tình thổ lộ, sâu lắng, thiết tha, ngọt ngào. Cấu trúc đoạn thơ 13 câu thơ là cấu trúc tổng – phân – hợp mà ta cảm nhận được tính chất chính luận của ngòi bút thơ Nguyễn Khoa Điềm.1. Hai câu thơ mở đoạn là sự thức nhận chân lý về cội nguồn, về truyền thống, về lịch sử,… đất nước gần gũi và gắn bó thân thiết với “anh và em”, với mọi người:
Trong anh và em hôm nayĐều có một phần đất nước
Chỉ “một phần” nhỏ bé thôi, nhưng xiết bao gần gũi, gắn bó, yêu thương và tự hào. Từ khái niệm, ý niệm “mỗi công dân là một phần tử của cộng đồng, của đất nước” được diễn đạt một cách “mềm hoá” qua tiếng nói tâm tình của lứa đôi, của “anh và em”.2. Bảy câu thơ tiếp theo mở rộng ý thơ trên từ “hai đứa” đến “mọi người”, từ “hôm nay” đến “ngày mai” và muôn đời mai sau.
Khi hai đứa cầm tayĐất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm
Ở phần trước, nhà thơ cảm nhận: “Đất là nơi anh đến trường – Nước là nơi em tắm – Đất nước là nơi ta hò hẹn – Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Và “khi hai đứa cầm tay” thì một mái ấm, tổ ấm gia đình đã được xây dựng. Gia đình là “một phần” của đất nước. Chỉ có tình yêu và hạnh phúc gia đình mới tạo nên sự “hài hoà, nồng thắm” với tình yêu quê hương đất nước. Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của thời đại mới. Ý tưởng ấy đã được Nguyễn Đình Thi thể hiện trong một tứ thơ sâu và đằm về nỗi “nhớ”:
Anh yêu em như anh yêu đất nướcVất vả đau thương tươi thắm vô ngần…
Từ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi mà biết yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước, mới có thể có tình nghĩa sâu nặng “Đất nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm”, mới tìm thấy đất nước quê hương cả trong niềm vui và nỗi đau của anh, của em, của bao lứa đôi khác:
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướmCó những lần trốn học bị đòn roi.Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đấtCó một phần xương thịt của em tôi(Giang Nam)
Nói về cội nguồn của giòng giống, của dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm nhắc lại sự tích trăm trứng: “Đất là nơi Chim về – Nước là nơi Rồng ở – Lạc Long Quân và Âu Cơ – Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng – Những ai đã khuất – Những ai bây giờ…”. Từ huyền thoại thiêng liêng ấy mới có ý thơ này:
Khi chúng ta cầm tay mọi ngườiĐất nước vẹn tròn, to lớn
Hai chữ “cầm tay” trong câu thơ “Khi hai đứa cầm tay” có nghĩa là giao duyên, là yêu thương. “Khi hai chúng ta cầm tay mọi người” là đoàn kết, là yêu thương đồng bào,… Mọi người có cầm tay nhau, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau mới có hình ảnh “Đất nước vẹn tròn, to lớn”, mới có đại đoàn kết dân tộc và sức mạnh Việt Nam. Từ “hài hoà, nồng thắm” đến “vẹn tròn, to lớn” là cả một bước phát triển và đi lên của lịch sử dân tộc và đất nước. Đất nước được cảm nhận là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Chỉ khi nào “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, và chỉ khi nào “lá lành đùm lá rách”, “Người trong một nước phải thương nhau cùng” thì mới có hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng “Đất nước vẹn tròn, to lớn”.Bốn câu thơ trên đây cấu tạo theo phép đối xứng về ngôn từ: “Khi hai đứa cầm tay”… “Khi chúng ta cầm tay mọi người”, “Đất nước hài hoà nồng thắm…”. “Đất nước vẹn tròn, to lớn”. Cách diễn đạt uyển chuyển, sinh động ấy có ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc: hình thức này thể hiện nội dung ấy, nội dung ấy được diễn đạt bằng hình thức này. Phép đối xứng làm cho thơ liền mạch, hài hoà, gắn bó, thể hiện rõ ý thơ: tình yêu lứa đôi, tổ ấm hạnh phúc, gia đình, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần đại đoàn kết dân tộc là những tình cảm đẹp, làm nên truyền thống “yêu nước, yêu nhà, yêu người” và đó là sức mạnh Việt Nam.Đất nước “Nguồn thiêng ông cha”, đất nước “Trong anh và em hôm nay”, đất nước trong mai sau. Như một nhắn nhủ, như một kỳ vọng sáng ngời niềm tin:
Mai này con ta lớn lênCon sẽ mang đất nước đi xaĐến những tháng ngày mơ mộng
Nguyễn Thi, Anh Đức, Lê Anh Xuân, Sơn Nam… đã tạo nên giọng điệu Nam Bộ hấp dẫn trong thơ ca và truyện của mình. Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Hải,… cũng có một giọng điệu riêng “rất Huế”, dễ thương dịu ngọt. Hai tiếng “mai này” là cách nói của bà con xứ Huế.Thế hệ con cháu mai sau sẽ tiếp bước cha ông “Gánh vác phần người đi trước để lại” xây dựng đất nước ta “Vạn cổ thử giang sơn” (Trần Quang Khải), “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” (Hồ Chí Minh). Hai chữ “lớn lên” biểu lộ một niềm tin về trí tuệ và bản lĩnh nhân dân trên hành trình lịch sử đi tới ngày mai tươi sáng. “Mơ mộng” nghĩa là rất đẹp, ngoài trí tưởng tượng về một Việt Nam cường thịnh, một cường quốc văn minh. Điều mà “anh và em”, mỗi người chúng ta mơ mộng hôm nay, sẽ biến thành hiện thực “mai này” gần.Bốn câu thơ cuối đoạn cảm xúc dâng lên thành cao trào. Giọng thơ trở nên ngọt ngào, say đắm khi nhà thơ nói lên những suy nghĩ sâu sắc, đẹp đẽ của mình:
Em ơi em đất nước là máu xương của mìnhPhải biết gắn bó và san sẻPhải biết hoá thân cho dáng hình xứ sởLàm nên đất nước muôn đời…
“Em ơi em” – một tiếng gọi yêu thương, giãi bày và san sẻ bao niềm vui sướng đang dâng lên trong lòng khi nhà thơ cảm nhận và định nghĩa về đất nước: “Đất nước là máu xương của mình”. Đất nước là huyết hệ, là thân thể ruột thịt thân yêu của mình, và mồ hôi xương máu của tổ tiên, ông cha của dân tộc ngàn đời. Vì “Đất nước là máu xương của mình” nên Trần Vàng Sao đã viết:
Nuôi lớn người từ ngày mở đất,Bốn ngàn năm nằm gai nếm mậtMột tấc lòng cũng đẫy hồn Thánh Gióng(Bài thơ của một người yêu nước mình, 19/12/1967)
Với Nguyễn Khoa Điềm thì “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” là những biểu hiện của tình yêu nước, là ý thức, là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng. “Phải biết gắn bó và san sẻ… phải biết hoá thân…” thì mới có thể “Làm nên đất nước muôn đời”. Điệp ngữ “phải biết” như một mệnh lệnh phát ra từ con tim, làm cho giọng thơ mạnh mẽ, chấn động. Có biết trường ca “Mặt đường khát vọng” ra đời tại một nơi nóng bỏng, ác liệt nhất của thời chiến tranh chống Mỹ thì mới cảm nhận được các từ ngữ: “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân” là tiếng nói tâm huyết “mang sức mạnh ý chí và khát vọng vượt ra ngoài giới hạn thông tin của ngôn từ” như một nhà ngôn ngữ học lừng danh đã nói.Trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến, đề tài quê hương đất nước được tô đậm bằng nhiều bài thơ kiệt tác, những đoạn thơ hay, những câu thơ tuyệt cú. Cảm hứng về đất nước được diễn tả bằng nhiều tứ thơ độc đáo, mang phong cách sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ. Chất trữ tình thấm đẫm dư ba. Đất nước trong máu lửa mới mang cảm xúc sâu nặng thế. Đây là tiếng nói ở hai đầu đất nước:
Tôi yêu đất nước này chân thậtNhư yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôiNhư yêu em nụ hôn ngọt trên môiVà yêu tôi đã biết làm ngườiCứ trông đất nước mình thống nhất(Trần Vàng Sao)
Ôi! Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịtNhư mẹ cha ta như vợ như chồngÔi Tổ quốc, nếu cần ta chếtCho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông(Chế Lan Viên)
Trở lại đoạn thơ trên đây của Nguyễn Khoa Điềm. Tứ thơ rất đẹp. Đất nước thân thương gắn bó với mọi người. Phải biết hiến dâng cho “Đất nước muôn đời”. Đoạn thơ đẹp còn vì sáng ngời niềm tin về tương lai đất nước và tiền đồ tươi sáng của dân tộc. Đoạn thơ mang tính chính luận, chất trữ tình hàm ẩn tính công dân của thời đại mới. Giọng thơ tâm tình, dịu ngọt, tứ thơ dạt dào cảm xúc, sáng tạo về ngôn từ, hình ảnh, thể hiện một hồn thơ giàu chất suy tư, khẳng định một thi pháp độc đáo, có nhiều mới mẻ tìm tòi.“Em ơi em, đất nước là máu xương của mình…” – một tứ thơ rất đẹp! Một tứ thơ lung linh mang vẻ đẹp trí tuệ! Lúc hoà bình phải biết đem “trí lực” để xây dựng Đất Nước, “làm nên đất nước muôn đời”, đất nước “to đẹp hơn đàng hoàng hơn”. Lúc có chiến tranh phải đem xương máu để bảo toàn Sông núi. “Gắn bó, san sẻ, hoá thân” cho đất nước, ấy là nghĩa vụ cao cả thiêng liêng, ấy là tình yêu đất nước của “anh và em” hôm nay, của thế hệ Việt Nam “Mai này con ta lớn lên”…

273.85Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Nguyễn Khoa Điềm đã định nghĩa bằng thơ về đất nước

Gửi bởi pepop ngày 28/04/2015 00:45

I. MỞ BÀIĐất nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học, đặc biệ trong thơ ca hiện đại. Một trong những nhà thơ tiêu biểu của thời kì chống Mĩ Nguyễn Khoa Điềm. Ông đã thể hiện những cảm nhận và suy nghĩ của mình về đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng. Hai mươi chín dòng thơ đầu có thể xem như một số định nghĩa về đất nước qua những hình tượng cụ thể, động, gợi cảm, với giọng thơ sôi nổi, thiếl tha (ghi lại đoạn thơ đề bài),II. THÂN BÀIHình ảnh đất nước trong đoạn thơ muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường lắng đọng trong tâm tưởng ta qua những liên tưởng kì thú. ý nghĩa về đất nước được nhà thơ diễn đạt qua chiều dài của thời gian - đất nước đã có từ lâu đời và qua chiều rộng của không gian - đất nước là cội nguồn của dân tộc.1. Đất nước đã có từ lâu đờia) Không định nghĩa bằng những dữ liệu, những khái niệm trừu tượng, nhưng nhà thơ đã giúp ta cảm nhận ý nghĩa đất nước bằng những điều thật cụ thể, thân thuộc, bình dị. Đất Nước đã có từ ngày đó... qua Sự tích trầu cau, qua truyền thuyết Thánh Gióng:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Sự tích trầu cau biểu hiện tình nghĩa vợ chống gắn bó thuỷ chung. Truyện Thánh Gióng thể hiện tinh thần bất khuất chống xâm lược của dân tộc ta từ thời dựng nước. Qua lời kể của người mẹ thân yêu, tuổi thơ ta thâm nhuần những.” tình cảm đầu đời về đất nước thân yêu.b) Đất nước còn hình thành những mĩ tục thuần phong. Hình ảnh:
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Gợi lại cội nguồn dân tộc, là một trong những nét đặc thù của văn hoá Việt Nam không bao giờ bị ngoại lai, dù phải trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc.Đất nước cũng hình thành từ lối sống giàu tình nặng nghĩa:
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối nặng
gợi nhớ từ câu ca dao:
Tay nâng đĩa muối chấm gừngGừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau.
- Theo tiến trình phát triển, dân tộc ta tiến lên nền văn minh nông nghiệp, từ việc xây dựng mái nhà che mưa trú nắng:Cái kèo, cái cột thành tên cuộc sống lao động nông nghiệp vất vả để lo cái ăn:
Hạt gạo phải một nắng hai sương, xay, giã, giần, sàng,Đất Nước có từ ngày đó...
d) Ý thơ chợt quay về hiện thực đời thường thật cụ thể, gần gũi, gấn bó với mỗi người chúng ta:
Đất là nơi anh đến trường,Nước là nơi em tấm
Đó cũng là nơi khắc ghi những kỉ niệm riêng tư thơ mộng tuyệt vời:
Đất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất nước còn là giang sơn yêu quý qua làn điệu dân ca trữ tình:
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biền khơi”
2. Đất nước là cội nguồn của dân tộca) Cùng với thời gian đằng đãng, hình ảnh đất nước còn trải rộng trong không gian mênh mông, nơi phát sinh và phát triển của cộng đồng dân Việt từ sơ khai qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên:Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Đất là nơi Chim về...Nước là nơi Rồng ở.
Của giống dòng Lạc Việt.b) Cho nên đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ máu thịt giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai.
Những ai đã khuấtNhững ai bây giờ
Và con cháu mai sau. Tất cả đều ý thức sâu sắc về nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc:
Hàng năm ăn đâu nằm đâu.Cũng biết cúi đầu nhớ ngày dỗ Tổ
để đoàn kết thành một khối, cùng vun đắp và phái triển cho Đất Nước vẹn tròn to lớn.III. KẾT BÀINguyễn Khoa Điềm đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hoá dân tộc, xuyên suốt chiều dài cùa thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước.Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liệu văn hoá dân gian, từ ca dao dân ca đến các truyền thuyết lịch sử, từ phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động cùa dân tộc ta qua những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu trí tuệ.

203.90Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Phân tích bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Gửi bởi pepop ngày 28/04/2015 00:52

Đất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi và của bao triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong trang thơ Nguyễn Đình Thi đồng thời cũng rất dịu dàng ý tứ trong thơ Hoàng Cầm. Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm, ta bắt gặp một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một đất nước của nhân dân. Tư tưởng ấy đã qui tụ mọi cách nhìn và cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước. Thông qua những vần thơ kết hợp giữa cảm xúc và suy nghĩ, trữ tình và chính luận, nhà thơ muốn thức tỉnh ý thức, tinh thần dân tộc, tình cảm với nhân dân, đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm chống Mĩ cứu nước.Mở đầu đoạn trích là giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ như những lời tâm tình kết hợp với hình ảnh thơ bình dị gần gũi đưa ta trở về với cội nguồn đất nước.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có trong những cái ngày xửaNgày xưa mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biếtTrồng tre mà đánh giặc.
Đất nước trước hết không phải là một khái niệm trừu tượng mà là những gì rất gần gũi, thân thiết ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con người. Đất nước hiện hình trong câu chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa mẹ kể, trong miếng trầu của bà, cây tre trước ngõ... gợi lên một đất nước Việt Nam bao dung hiền hậu, thuỷ chung và sắt son tình nghĩa anh em, nhưng cũng vô cùng quyết liệt khi chống quân xâm lược. Mỗi quả cau, miếng trầu, cây tre đều gợi về một vẻ đẹp tinh thần Đất nước, đều thấm đẫm ngọn nguồn lịch sử dân tộc.Đất nước còn là hiện thân của những phong tục tập quán ngàn đời, minh chứng của một dân tộc giầu truyền thống văn hoá, giầu tình yêu thương gắn bó với mái ấm gia đình. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn. Gừng tất nhiên là cay, muối tất nhiên là mặn. Tình yêu cha mẹ mãi mãi mặn nồng như chính chân lí tự nhiên kia. Hình ảnh thơ khiến ta rưng rưng nhớ về một lời nhắc nhở thiết tha về tình nghĩa của một ai đó hôm nào: Tay bưng dĩa muối chén gừng, Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.Đất nước còn là thành quả của công cuộc lao động vất vả để sinh tồn, để dựng xây nhà cửa:
Cái kèo cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay,Giã, giần, sàngĐất Nước có từ ngày đó.
Ở đây đất nước không còn là một khái niệm trừu tượng nữa mà cụ thể, quen thuộc và giản gị biết bao. Việc tác giả sử dụng những chất liệu dân gian để thể hiện suy tưởng của mình về đất nước với quan niệm “Đất nước của nhân dân”.Vẫn bằng lời trò chuyện tâm tình với mỗi nhân vật đối thoại tưởng tượng, Nguyễn Khoa Điềm đã diễn giải khái niệm đất nước theo kiểu riêng của mình:
Đất là nơi anh đến trườngNước là nơi em tắmĐất Nước là nơi ta hò hẹnĐất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất nước không chỉ được cảm nhận bởi không gian địa lí mênh mông từ rừng đến bể mà còn được cảm nhận bởi không gian sinh hoạt bình thường của mỗi người, không gian của tình yêu đôi lứa, không gian của nỗi nhớ thương. Ý nịêm về đất nước được gợi ra từ việc chia tách hai yếu tố hợp thành là đất và nước với những liên tưởng gợi ra từ đó. Sử dụng lỗi chiết tự mà vẫn không ngô nghê, mà vẫn thật duyên dáng và ý nhị, có thể gợi ra cho thấy một quan niệm mang những đặc điểm riêng của dân tộc ta về khái niệm đất nước, mà tư duy thơ có thể tách ra, nhấn mạnh.Đất mở ra cho anh một chân trời kiến thức, nước gột rửa tâm hồn em trong sáng dịu hiền. Cùng với thời gian lớn lên đất nước trở thành nơi anh và em hò hẹn. Không những thế, đất nước còn người bạn chia sẻ những tình cảm nhớ mong của những người đang yêu. Đất và nước tách rời khi anh và em đang là hai cá thể, còn hoà hợp khi anh và em kết lại thành ta. Chiếc khăn – biểu tượng của nỗi nhớ thương – đã từng làm bao trái tim tuổi trẻ bâng khuâng: “Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất...”, một lần nữa lại khiến lòng người xúc động, bồi hồi trước tình cảm chân thành của những tâm hồn yêu thương say đắm.Đất nước còn là nơi trở về của những tâm hồn thiết tha với quê hương. Hình ảnh con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, con cá ngư ông móng nước biển khơi mang phong cách dân ca miền Trung, thẫm đẫm lòng yêu quê hương cả tác giả. Đất nước mình bình dị, quen thuộc nhưng đôi khi cũng lớn rộng, tráng lệ và kì vĩ vô cùng, nhất là đối với những người đi xa. Dù chim ham trái chín ăn xa, thì cũng giật mình nhớ gốc cây đa lại về. Gia đình Việt Nam là như thế, lúc nào cũng hướng về quê hương, hướng về cội nguồn.Đất nước trường tồn trong không gian và thời gian: Thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông để mãi mãi là nơi dân mình đoàn tụ, là không gian sinh tồn của cộng đồng Việt Nam qua bao thế hệ. Nguyễn Khoa Điềm gợi lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, về truyền thuyết Hùng Vương và ngày giỗ tổ. Nhắc lại Lạc Long Quân và Âu Cơ, nhắc đến ngày giỗ tổ, Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn của dân tộc. Dù bôn ba chốn nào, người dân Việt Nam cũng đều hướng về đất tổ, nhớ đến dòng giống Rồng Tiên của mình.Nhắc đến chuyện xưa ấy như để khẳng định, cũng là để nhắc nhở:
Những ai đã khuấtNhững ai bây giờYêu nhau và sinh con đẻ cáiGánh vác phần người đi trước để lạiDặn dò con cháu chuyện mai sau
Cảm hứng thơ của tác giả có vẻ phóng túng, tự do nhưng thật ra đây là một hệ thống lập luận khá rõ mà chủ yếu là tác giả thể hiện đất nước trong ba phương diện: trong chiều rộng của không gian lãnh thổ địa lí, trong chiều dài thăm thẳm của thời gian lịch sử, trong bề dày của văn hoá – phong tục, lối sống tâm hồn và tính cách dân tộc.Ba phương diện ấy được thể hiện gắn bó thống nhất và ở bất cứ phương diện nào thì tư tưởng đất nước của nhân dân vẫn là tư tưởng cốt lõi, nó như một hệ qui chiếu mọi cảm xúc và suy tưởng của nhà thơ.Và cụ thể hơn nữa, gần gũi hơn nữa, Đất nước ở ngay trong máu thịt của mỗi chúng ta:
Trong anh và em hôm nayĐều có một phần đất nước
Đất nước đã thấm tự nhiên vào máu thịt, đã hoá thành máu xương của mỗi con người, vì thế sự sống của mỗi cá nhân không phải là riêng của mỗi con người mà là của cả đất nước. Mỗi con người đều thừa hưởng ít nhiều di sản văn hoá vật chất và tinh thần của đất nước, phải giữ gìn và bảo vệ để làm nên đất nước muôn đời.Từ những quan niệm như vậy về đất nước, phần sau của tác phẩm tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng: Đất nước của nhân dân, chính Nhân dân là người đã sáng tạo ra Đất nước.Tư tưởng đó đã dẫn đến một cái nhìn mới mẻ, có chiều sâu về địa lí, về những danh lam thắng cảnh trên khắp mọi miền đất nước. Những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, những núi Bút non Nghiên... không còn là những cảnh thú thiên nhiên nữa mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân dân, sự hoá thân của những con người không tên tuổi: “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu, Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”, “Người học trò thắng cảnh”. Ở đây cảnh vật thiên nhiên qua cách nhìn của Nguyễn Khoa Điềm, hiện lên như một phần tâm hồn, máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân đã tạo dựng nên đất nước, đã đặt tên, đã ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông. Từ những hình ảnh, những cảnh vật, những hiện tượng cụ thể, nhà thơ qui nạp thành một khái quát sâu sắc:
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãiChẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông chaÔi! Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta.
Tư tưởng Đất nước của nhân dân đã chi phối cách nhìn của nhà thơ khi nghĩ về lịch sử bốn nghìn năm của đất nước. Nhà thơ không ca ngợi các triều đại, không nói đến những anh hùng được sử sách lưu danh mà chỉ tập trung nói đến những con người vô danh, bình thường, bình dị. Đất nước trước hết là của nhân dân, của những con người vô danh bình dị đó.
Họ đã sống và chếtGiản dị và bình tâmKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ lao động và chống giặc ngoại xâm, họ đã giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau các giá trị văn hoá, văn minh, tinh thần và vật chất của đất nước từ hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói, tên xã, tên làng đến những truyện thần thoại, câu tục ngữ, ca dao. Mạch cảm xúc lắng tụ lại để cuối cùng dẫn tới cao trào, làm nổi bật lên tư tưởn cốt lõi của cả bài thơ vừa bất ngờ, vừa giản dị và độc đáo:
Đất Nước này là Đất Nước nhân dânĐất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Một định nghĩa giản dị, bất ngờ về đất nước. Đất nước của ca dao thần thoại nhưng vẫn thể hiện những phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, của dân tộc: Thật đắm say trong tình yêu, biết quí trọng tình nghĩa và cũng thật quyết liệt trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.Những câu thơ khép lại tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của cảnh sắc quê hương với một tâm hồn lạc quan phơi phới. Tất cả ào ạt tuôn chảy trong tâm trí người đọc những tí tách reo vui...Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm thành công cho mảng thơ viết về đất nước. Từ những cảm nhận mang tính gần gũi, quen thuộc, đất nước không còn xa lạ, trừu tượng mà trở nên thân thiết nhưng vẫn rất thiêng liêng. Đọc Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ta không chỉ tìm về cội nguồn dân tộc mà còn khơi dậy tinh thần dân tộc trong mỗi con người Việt Nam trong mọi thời đại.

243.54Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Phân tích 9 câu thơ đầu đoạn trích “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm

Gửi bởi Bùi Tuấn Khanh ngày 20/10/2021 20:27

Đất nước là một trong những đề tài gắn với sự thành công của nhiều cây bút trong các thời kì, nhất là thời kì kháng chiến. Ta không sao quên được hình ảnh đất nước hoá thân vào “mảnh hồn quê Kinh Bắc”, đất nước bị dày xéo dưới chân của bọn giặc ngoại xâm trong thơ của Hoàng Cầm hay hình ảnh một đất nước nhỏ bé, đau thương mà anh hùng, bất khuất “Rũ bùn đứng dậy sáng loà” trong thơ của Nguyễn Đình Thi. Đến với Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, ta lại có khám phá mới về đất nước của ca dao, thần thoại. Đoạn trích Đất nước nằm trong chương 5 của bản trường ca Mặt đường khát vọng. Với hình tượng trung tâm là đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã cho độc giả thấy được tư tưởng mới mẻ của mình trong hành trình lí giải về cội nguồn đất nước mà đặc biệt là trong chín câu thơ đầu bài:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nới lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàngĐất Nước có từ ngày đó...
Đất nước là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca, hình tượng đất nước luôn có một vị trí đặc biệt, là hình tượng cao quý, đẹp đẽ nhất trong thơ văn. Macxen Prurs: “Một cuộc thám hiểm không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà ở chỗ cần một đôi mắt mới”. Bới thế mà với mỗi một điểm nhìn khác nhau thì đất nước lại có một vẻ đẹp, hình dáng khác, đất nước hiện lên với muôn hình vạn trạng trong con mắt nhà thơ. Nếu như các nhà thơ cùng thời chọn điểm nhìn cảm hứng về đất nước từ lịch sử thông qua các triều đại như:
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặcNguyễn Du viết Kiều đất nước hoá thành vănKhi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa BắcHưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng
Hay những hình ảnh vô cùng mĩ lệ, đẹp đẽ:
Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơiRừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạtNắng sông Lô hò ô tiếng hátChuyến phà dào dạt bế nước Bình Ca
Thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn cho mình một điểm nhìn vô cùng mới mẻ, bình dị, thân quen mà qua đó đất nước hiện lên không kém phần tươi đẹp.Với cấu trúc tổng-phân-hợp mang đậm phong cách chình luận, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những suy tư cùng những cảm xúc mãnh liệt về đất nước và trách nhiệm của mỗi người đối với quê hương, tổ quốc.Mở đầu bài thơ, Nguyễn Khoa Điềm đưa ta vào câu chuyện về sự hình thành của Đất nước mà theo đó Đất nước có từ những gì quen thuộc, gần gũi nhất.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐấy Nước có trong nhũng cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Câu thơ mở đầu tự nhiên như một lời kể, nhà thơ mượn kí ức tuổi thơ để hình dung ra sự tồn tại của Đất nước trong nhận thức, tình cảm con người. Theo đó, “Đất Nước đã có từ rất lâu, từ khi mà “ta” cất tiếng khóc chào đờ, lớn lên thì đất nước đã có và tồn tại cùng với “ta”. “Ta” ở đây phải chăng là anh, là chị, là những người còn sống hay đã chết, là ta của quá khứ hay của tương lai, là cái chung của dân tộc. Năm chữ “Đất Nước đã có rồi” vang lên đầy tự hào, nó giống như một lời khẳng định về sự trường tồn của đất nước qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta đã được Nguyễn Trãi nhắc đến:
Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Đến hai câu tiếp theo, Nguyễn Khoa Điềm diễn tả cụ thể sự hình thành của Đất nước:
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kểĐất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Truy tìm về cội nguồn của đất nước, khó có ai có thể xác định rõ ràng, minh bạch về sự khởi thuỷ của hình tượng này. Với Nguyễn Khoa Điềm thì Đất nước được hình thành từ những nét sống giản dị nhất của người mẹ, người bà. Sau trạng từ chủ thời gian”ngày xửa ngày xưa”, người đọc đã hình dung ra biết bao kỉ niệm về tuổi thơ với những nhân vật như ông bụt, bà tiên, cô Tấm, Thánh Gióng... Từ những câu chuyện đó hình ảnh Đất nước hiện lên thật đẹp đẽ, thơ mộng. Hình ảnh “miếng trầu bà ăn” gợi cho người đọc về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hình ảnh “miếng trầu” găn liền với nét đẹp của những người phụ nữ Việt xưa. Từ nét đẹp đó, Nguyễn Khoa Điềm đã lí giải về sự “bắt đầu” của Đất nước. Trong cúng lễ, “miếng trầu quả cau” biểu tượng cho tấm lòng thành của con cháu gửi đến những bậc cha ông. “Miếng trầu” còn là biểu tượng của phẩm chất thuỷ chung trong cốt cách con người Việt Nam xưa và nay. Bên cạnh đó, hình ảnh “miếng trầu”còn gợi lên một huyền sử tình yêu”miếng trầu lên dâu nhà người”. Từ “lớn lên” chỉ sự trưởng thành của đất nước qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Với Nguyễn Khoa Điềm hay bất kì nhà thơ nào, đất nước không hề vô tri vô giác mà đất nước có dáng, có hồn, đẹp ngất ngây trong con mắt nghệ thuật. Hình ảnh “trồng tre mà đánh giặc” gợi cho ta về truyền thuyết một cậu bé mới ba tuổi đã biết cất tiếng nói trách nhiệm với quê hương, tổ quốc đó là Thánh Gióng, một biểu tượng cho cốt cách con người Việt, kiên cường, mạnh mẽ trong đấu tranh chống lại cái ác. Hình tượng đó đã được Tố Hữu đưa vào thơ của mình:
Ta thuở xưa như thần Phù ĐổngVụt đứng lên đánh đuổi giặc ÂnSức nhân dân khoẻ như ngựa sắtChí căm thù ta rèn thép thành roiLửa chiến đấu ta phun vào mặtLũ sát nhân cướp nước hại nòi.
Hình ảnh cây tre đại diện cho cốt cách ngay thẳng, bất khuất của con người Việt Nam:
Tre xanh xanh tự bao giờChuyện ngày xưa đã có bờ tre xanhThân gầy guộc, lá mong manhMà sao nên luỹ nên thành tre ơi.
Nguyễn Khoa Điềm đã đem hình tượng cây tre và Thánh Gióng song hành với nhau. Đó là sự đồng hiện trong cốt cách, phẩm chất của con người Việt Nam như thật thà, chất phát, đôn hậu thuỷ chung, yêu hoà bình nhưng lại vô cùng kiên cường trong chiến đấu.Đến bốn câu thơ tiếp theo, Nguyễn Khoa Điềm ca ngợi những truyền thống, vẻ đẹp thuần phong mĩ tục của con người Việt:
Tóc mẹ thì bới sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.
Có phải chăng hình tượng người mẹ-người phụ nữ với búi tóc sau đầu đã làm sáng tỏ sự kín đáo, nhẹ nhàng mà chân chất trong cách ăn mặc của con người Việt Nam. Nét đẹp của người phụ nữ ấy khiến ta liên tưởng đến câu thơ:
Tóc ngang lưng vừa chừng em búiĐể chi dài bối rối lòng anh
Vẻ đẹp của con người Việt còn ở phẩm chất thuỷ chung trong cốt cách của mình. Thành ngữ “gừng cay muối mặn” được vận dụng vô cùng độc đáo, nhẹ nhàng mà thấm đẫm câu thơ. Gừng thì tất nhiên phải cay, muối tất nhiên phải mặn, đó là nguyên lí của tạo hoá cũng như tình cảm của những người vợ chồng luôn đong đầy và không lay chuyển. Nó gợi lên ân tình thuỷ chung giữa người với người:“Gừng càng già càng cay, muối càng lâu càng mặn.” con người ở với nhau càng lâu thì tình cảm càng đong đầy. Ý câu thơ được lấy ra từ câu ca dao:
Tay bưng đĩa muối chén gừngGừng cay muối mmặn xin đừng quên nhau
“Cái kèo, cái cột thành tên” gợi cho ta nhớ đến tục làm nhà cổ của người Việt xưa. Ngôi nhà là nơi mọi người trong gia đình đoàn tụ, mang đến sự ấm áp, hạnh phúc.. Có lẽ bởi vậy mà tục đặt tên con là “kèo”, là “cột” ra đời, vừa giản dị lại gần gũi và tránh được sự dòm ngó của ma quỷ theo quan niệm xưa.Không những vậy, con người Việt Nam còn mang trong mình phẩm chất cần cù, chăm chỉ. Thành ngữ “một nắng hai sương” chỉ sự chịu thương chịu khó của ông cha ta trong lao động. Các động từ “xay”, “giã”, “dần”, “sàng” là các công đoạn làm ra hạt gạo. Qua đó, Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắc người đọc cần phải biết trân trọng những hạt cơm ta ăn hằng ngày vì đó là vao mồ hôi công sức của những người nông dân:
Ai ơi bưng bát cơm đầyDẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
Câu thơ cuối cùng là một lời khẳng định của Nguyễn Khoa Điềm về cội nguồn của Đất nước:
Đất Nước có từ ngày đó...
“Ngày đó” là cái ngày mà ta có truyền thống, có văn hoá. Vậy nên, muốn yêu nước thì trước hết ta phải yêu văn hoá, truyền thống của dân tộc mình. Thật đáng trân quý, nâng niu biết bao lời thơ dung dị, nhẹ nhàng mà chân thành, đằm thắm của Nguyễn Khoa Điềm.Thành công của đoạn thơ trên là nhờ vào việc vận dụng đặc sắc, khéo léo các thi liệu dân gian, những phong tục, truyền thống, thành ngữ, điệp từ và cách viết hoa chữ Đất nước thể hiện sự thành kính, thiêng liêng. Tất cả đã làm nên một đoạn thơ đậm chất văn hoá người Việt và sự thành kính đối với đất nước. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lòi thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí.Đoạn trích trên đã thể hiện những suy tư cùng những cảm xúc mãnh liệt của tác giả về quê hương, đất nước. Qua đó, Nguyễn Khoa Điềm đa nói lên trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với tổ quốc. Pautopxki từng nói: “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường đến với cái đẹp.” Và phải chăng Nguyễn Khoa Điềm đa tìm thấy riêng con đường của mình khi tiến đến đất nước, để rồi Đất nước hiện ra thật bình dị, gần gũi và đẹp đẽ biết bao. Đọc đoạn trích Đất nước ta được khám phá một vẻ đẹp mới của đất nước mà qua đó ta nâng cao thêm tinh thần yêu đất nước, yêu tổ quốc và trách nhiệm của ta bây giờ không chỉ là học tập mà còn là gìn giữ truyền thống, gìn giữ đất nước, góp phần làm cho đất nước giàu đẹp hơn.

Tuấn Khanh 123.75Chia sẻ trên FacebookTrả lời Ảnh đại diện

Về việc vì sao trong bài thơ lại viết hoa hai chữ Đất Nước, ông nói rằng đó là do ông cố tình nhấn mạnh.

Gửi bởi NgocNga.net ngày 27/06/2024 13:49

Đó là cụm từ thiêng liêng, một danh từ mà trong tim mỗi người khi nhắc đến đều gợi lên sự tự hào. Do vậy cần phải viết hoa cả hai từ Đất Nước như một sự nhấn mạnh.https://tuoitre.vn/nha-th...nuoc-2024062711275269.htm

Tùy ngộ nhi an, tùy tâm sở dục, tùy cơ ứng biến.//随遇而安, 随心所欲, 随机应变。 Chưa có đánh giá nàoTrả lời Ảnh đại diện

Sai chính tả

Gửi bởi NgocNga.net ngày 29/05/2015 13:15

Người dạy ta nghèo ăn cháo rau Thiếu từ ăn. Theo SGK thì câu này là: Người dạy ta nghèo ăn cháo ĂN rau

Tùy ngộ nhi an, tùy tâm sở dục, tùy cơ ứng biến.//随遇而安, 随心所欲, 随机应变。 172.82Trả lời Ảnh đại diện

Sai chính tả

Gửi bởi Nguyễn Hoàng Quỳnh Anh ngày 11/08/2020 02:37Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Nguyễn Hoàng Quỳnh Anh ngày 11/08/2020 02:39Có 1 người thích

Có nhiều lỗi sai chính tả như trồng tre thì đánh thành tròng tre, mênh mông thì đánh thành mệnh mông, khuất thì đánh thành khuát,... còn nhiều lỗi nữa ạ, xin quản trị viên hãy xem lại ạ.Có một cụm từ chủ chiếng em không rõ là chủ chiến hay chủ chiêng, vì câu thơ trước có nhắc tới quăng cồng xuống suối, mà câu thơ này lại ghi chủ chiếng dưới cây nên em không rõ chiếng ở đây là gì. Nếu chữ là ghi sai chính tả của chữ chiến thì cụm từ chủ chiến có nghĩa. Nhưng nếu là ghi sai chính tả của chữ chiêng thì nguyên cả cụm câu mới đối được với câu trước. (Tại cồng thì hay đi với chiêng)

134.38Trả lời

Từ khóa » đất Nước Sgk 12