Bài Thơ: Đêm Qua Ra đứng Bờ Ao (Khuyết Danh Việt Nam) - Thi Viện
Có thể bạn quan tâm
- Chia sẻ trên Facebook
- Trả lời
- In bài thơ
- Tài liệu đính kèm 2
Một số bài cùng từ khoá
- Mưa (Từ Nguyễn)- Vì sao (Hạnh Ly)- Không phải tơ trời, không phải sương mai (Đỗ Trung Quân)- Chiếc khăn mùa đông (Nguyễn Lãm Thắng)- Cây bàng thời gian (Nguyễn Vĩnh Hà)Một số bài cùng tác giả
- Cùng nguyền một tấm lòng son- Một vũng nước trong, con cá vùng cũng đục- Ngòi sách, ruộng học là đây- Làm trai cho đáng nên trai (I)- Gió đẩy đưa rau dừa dịu dịuMột số bài cùng nguồn tham khảo
- Hỏi anh răng rứa mà buồn (Khuyết danh Việt Nam)- Đạo vợ chồng không mốt thì mai (Khuyết danh Việt Nam)- Anh thương em không muốn vào nhà (Khuyết danh Việt Nam)- Đồn rằng trong Huế vui thay (Khuyết danh Việt Nam)- Đôi ta mặt nguyệt hôm rằm (Khuyết danh Việt Nam)Đăng bởi Vanachi vào 05/07/2006 18:34, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 21/11/2019 02:37
Giọng đọc Hoa Phong LanĐang tải...
Đêm buồn - Văn Phụng phổ nhạc, Ái Vân thể hiệnĐêm qua ra đứng bờ ao,Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.Buồn trông con nhện giăng tơ,Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?Buồn trông chênh chếch sao Mai,Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,Chuôi sao tinh Đẩu đã ba năm tròn.Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Văn Phụng phổ nhạc thành bài hát Đêm buồn.[Thông tin 2 nguồn tham khảo đã được ẩn] Xếp theo: Ngày gửi Mới cập nhậtTrang 1 trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)[1]
Nêu cảm nghĩ về bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/11/2018 09:04
Bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao” còn là một kỉ niệm đối với tôi thời thơ bé. Lớn lên, tôi vẫn khẽ đọc lúc nhớ lúc buồn. Ông nội mất đã gần mười năm rồi...; ông dã dạy chị em tôi học thuộc lòng bài ca dao ấy:
Đêm qua ra đứng bờ ao,Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.Buồn trông con nhện chăng tơ,Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?Buồn trông chênh chếch sao mai,Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm trònĐá mòn nhưng dạ chẳng mònTào Khê nước chảy hãy còn trơ trơVần thơ lục bát với những thanh bằng liên tiếp, với các động từ biểu cảm: “trông”, “buồn trông”, “chờ”, “tưởng”, kết hợp với những tiếng gọi: “nhện ơi! nhện hỡi, “sao ơi, sao hỡi” đã tạo nên âm diệu thiết tha, mong nhớ, chờ trông... Điệu thơ thấm buồn man mác bâng khuâng như níu giữ lấy hồn ta. Mỗi câu ca, mỗi vần thơ là một nét tâm trạng buồn nhớ, cô đơn. Khách ly hương càng “đứng” càng “trông”, càng buồn càng nhớ, càng hỏi càng sầu. Nơi đất khách quê người, giữa tạo vật mênh mông, xa mờ, nỗi buồn nhớ cô đơn biết ngỏ cùng ai?...Thao thức, lẻ loi, chỉ biết ra đứng bờ ao, nơi vắng vẻ ở cuối sân, sau vườn, hay cạnh ngõ. Cứ trông gần rồi trông xa, trông cá, trông sao, nhưng nào thấy, vì “cá lặn, sao mờ” tự bao giờ. Các điệp từ (trông, cá, sao) gợi lên sự chơi vơi trong lòng:
Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn, trông sao sao mờNỗi niềm ấy chỉ mới diễn ra “đêm qua” còn đầy vơi trong lòng. Chữ “qua” vần với chữ “ra”, chữ “ao” vần với chữ “sao”, cũng với 2 vế tiểu đối cân xứng: “Trông cá, cá lặn // trông sao, sao mờ” là nhạc thơ cũng là nhạc lòng xao xuyến, vương vấn, triền miên...Hỏi trông cá, trông sao, nhưng “cá mờ” nên giữa đêm khuya trống vắng, không một người thân thương, chỉ còn biết “buồn trông” và khẽ hỏi:
Buồn trông con nhện chăng tơ,Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?Nhện cỏn con, bé tí. Nhện sao thấu hiểu nỗi buồn nhớ cô đơn của kẻ xa quê. Nhện mắc chăng tơ, hay nhện cũng đang “chờ mối ai”?Đêm đã về khuya, sao mai đã “chênh chếch” nằm nghiêng nghiêng trên bầu trời. Rồi “sao mờ” sắp tàn canh. Vẫn chỉ có một mình li khách. Cô đơn và trơ trọi. Lại “buồn trông” lên bầu trời, rồi khẽ hỏi sao mai, để trang trải nỗi lòng:
Buồn trông chênh chếch sao mai,Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?Nhện và sao, vật thì nhỏ bé, vật thì xa mờ, nhện thì còn “chờ mối ai” sao thì còn “nhớ ai”. Khách thể (tạo vật) được nhân hoá cũng có tâm hồn, tâm tư. Nhưng sau lời gọi tha thiết: “nhện ơi, nhện hỡi”, “sao ơi, sao hỡi” vẫn không một tiếng vọng, một lời an ủi. Nỗi buồn nhớ cô đơn của kẻ tha hương không thể nào kể xiết! Sau lời cảm thán: “nhện ơi, nhện hỡi”, “sao ơi, sao hỡi” là những tiếng khẽ thở dài cất lên, những giọt lệ rưng rưng rơi xuống.Nỗi nhớ quê nhớ nhà, không chỉ mới “đêm qua” mà là đã diễn ra triền miên “đêm đêm”, không chỉ mới một tháng, một năm, mà là đã “ba năm tròn” một thời gian dài. Không chỉ “buồn trông” mà là “tưởng”, là nhớ, là mộng, day dứt, triền miên, khôn nguôi. Dải Ngân Hà vẫn chiếu sáng trên bầu trời. Sao Bắc Đẩu vẫn định vị trên bầu trời. Đã ba năm rồi, trong đêm đêm li khách vẫn hướng về dải Ngân Hà, về sao Bắc Đẩu mà tường nhớ cố hương. Chữ “tưởng” là một nét tâm trạng buồn nhớ, ngóng trông vô cùng da diết:
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm trònHai câu cuối, nhà thơ dân gian dùng biện pháp nghệ thuật tương phản rất đặc sắc; tương phản giữa “đá mòn” với “dạ chẳng mòn” tương phản giữa “đá mòn” với dòng Tào Khê “nước chảy hãy còn trơ trơ”. Con sông Tào Khê ở huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh), hay con sông Tào Khê ở bên Tàu là biểu tượng cho tấm lòng son sắt thuỷ chung của người lữ khách đối với gia đình quê hương:
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn.Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.Lúc nào đọc bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao” tôi vẫn thấy hay, vẫn thấy nhớ và vô cùng xúc động. Các điệp ngữ, câu hỏi tu từ, câu cảm thán, biện pháp nghệ thuật nhân hoá và phép tương phản đã góp phần tạo nên những câu ca giàu nhạc điệu, đẹp mượt mà, thiết tha, in sâu vào trí nhớ và tâm hồn tôi. Bài ca dao thấm thía bao nỗi buồn thương nhớ và cô đơn, nhưng đó là nỗi buồn đẹp: tấm lòng thương nhớ và thuỷ chung đối với quê nhà.Ca dao là tấm lòng. Khi còn sống, mỗi lần đọc bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”. Ông tôi vẫn nhắc cha mẹ tôi, chị em tôi: “Loạn lạc kéo dài, nhà ta đã ba đời xa quê. Các con các cháu đừng có bao giờ quên nguồn cội”...“Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ” là tấm lòng của nhân dân, của những ai xa gần, của ông tôi, của cha mẹ tôi, chị em tôi... Tấm lòng son sắt thuỷ chung đối với gia đình quê hương toả sáng bài ca dao và hồn người.tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 73.71Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Nỗi lòng của thiếu nữ người Việt thời cổ qua bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/11/2018 09:17
(Kính tặng GS. Dương Mạnh Thường, vị thày đã hướng dẫn chúng tôi những bước đầu bước vào hành trình văn học dân gian)Ca dao là câu hát phổ thông trong dân gian. Ca có nghĩa là giọng ngân dài; dao là hát không cần nhạc đệm. Ca dao là loại văn chương bình dân được truyền khẩu, thêm bớt lưu truyền trong dân gian theo thời gian, nên hoàn toàn không biết tác giả là ai. Nội dung bài hát mô tả tình cảm nam nữ, tính tình, phong tục tập quán, sinh hoạt địa phương, thấm đậm màu sắc và tình yêu quê hương. Do đó ca dao còn được gọi là phong dao như cuốn Tục ngữ phong dao của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc. Một đặc điểm nữa là ca dao không có đầu đề, nên ngươi ta hay lấy câu đầu bài hát làm đề bài. Bài “Đêm Qua Ra Đứng Bờ Ao” chúng ta chọn phân tích hôm nay, cũng không ra ngoài thông lệ ấy:
Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá, cá lặn, trông sao, sao mờBuồn trông con nhện giăng tơNhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?Buồn trông chênh chếch Sai MaiSao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ?Đêm đêm tưởng dải Ngân HàMối sầu Tinh Đẩu đã ba năm trònĐá mòn nhưng dạ chẳng mònTào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ...Trước khi tìm hiểu tâm tình của người thiếu nữ (?) như đề bài đã dẫn, chúng ta cần xác định một vài chi tiết làm nền tảng cho việc phân tích.Nhìn vào kết cấu của bài hát theo thể thơ lục bát, chúng ta thấy có sự tách bạch về hình thức thật rõ rệt, mang văn phong của hai tác gỉa ở vào hai giai tầng xã hội khác nhau: Một đằng ngôn ngữ thuộc giới bình dân mộc mạc nhưng trữ tình. Mặt khác, trong bốn câu sau, là lối văn đài các của con nhà quyền quý có học. Chỉ với bốn câu đã chứa đựng đến ba điển tích của giới văn chương bác học đương thời, như Ngân Hà, Tinh Đẩu, Tào Khê...Dù có sự khác biệt về văn phong, nhưng nội dung của hai phần lại có sự kết hợp nhuần nhuyễn, làm bài ca trở nên phong phú về thanh điệu và sâu đậm về tình cảm. Hơn nữa dù gì sự thêm bớt vốn là đặc tính của ca dao để được mọi giới đồng bào chấp nhận và truyền tụng.Điểm thứ hai trong câu tám, có phiên bản viết:
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm trònPhần khảo dị “Chuôi sao Tinh Đẩu” đi với “ba năm tròn” không có nghĩa. Tinh Đẩu đây chính là sao Bắc Đẩu hay Đẩu Tinh đã có từ ngàn xưa, dù nội dung có ý nghĩa gì chăng nữa cũng không thể giới hạn thời gian ở “ba năm tròn” với một thiên thể còn rất mơ hồ với sự hiểu biết của con người Việt thuở ấy.Điểm thứ ba được coi như trọng tâm của bài phân tích hôm nay, đó là nội dung tâm tình của người thiếu nữ được giả định trong đề bài, hay của người nam như một số tác giả quá dễ dãi trong tư duy, mặc dù nội dung tác giả bài ca dao không hề minh định phái tính?Căn cứ vào phong cách ăn nói, tâm lý, phong tục tập quán ảnh hưởng đến phong thái của mỗi giới nam hay nữ trong xã hội Việt cổ thời, người ta có thể khẳng định bài ca dao trên là tâm tình của người thiếu nữ Việt.Có ba chi tiết có thể biện minh cho luận cứ này: Tâm tình của người thiếu nữ Việt thường được dấu kín, không dám bộc lộ với ai nên ban đêm mới “ra đứng bờ ao” để tâm hồn giao hoà bộc lộ với đất trời. Một phương cách mà nam giới ít khi nào thể hiện. Chi tiết thứ hai “Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai”. Giăng tơ ra mà chờ đợi không phải là bản năng của phái nam. Người nam luôn năng động và chủ động đi tìm đối tượng yêu đương, ít khi nào ngồi chờ sung rụng như phái nữ, dù là có “giăng tơ”. “Chờ mối ai” chính là quan niệm thụ động của phái nữ thường được ghi nhận qua: “Thân em như giọt mưa rào, giọt rơi xuống giếng, giọt vào vườn hoa.”Chi tiết thứ ba và cũng là điểm then chốt của luận cứ này. Người con gái xưa ít khi nào ra khỏi nhà lâu ngày, trừ khi xuất gia lấy chồng. Vậy làm sao đôi tình nhân lại có sự chia lìa xa cách tới những “ba năm tròn”, hoạ chăng là người nam đi “lính thú” (tương tự như quân dịch) với “Ba năm trấn thủ lưu đồn...” và nàng là ý trung nhân của chàng?Ba yếu tố trên khiến ta có thể đi đến kết luận: Tâm tình bộc lộ trong bài ca dao trên phải là của người thiếu nữ Việt cổ thời.Sau khi đã xác định một số chi tiết gỉa định, tiếp theo đây chúng ta đi sâu vào nội dung của khúc hát:
Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn, trông sao sao mờBối cảnh mà tác giả bài ca dao xây dựng cho phép chúng ta tưởng tượng: Đây là tâm tình của người thiếu nữ đang yêu, đang gắn bó với một “ý trung nhân đã thề non hẹn biển,” nhưng nay không hiện diện để cùng nàng luyến ái yêu đương.Bờ ao là khoảng không gian yên tĩnh của một gia đình trung lưu ngoài Bắc, có thể được bao phủ bởi cây khế, vườn cau hay bờ tre nước. Nơi đây chắc hẳn có nuôi cá, thả bèo và tất nhiên phải có cầu ao, một địa điểm sinh hoạt và thông tin của mỗi gia đình như tắm rửa giặt giũ, vo gạo, rửa bát; cũng có thể là nơi trao đổi tin tức với xóm giềng về con gà mất cắp, hay thằng cháu lên sởi khóc nhè... Cầu ao là dạng diễn đàn thông tin cỡ nhỏ khác với ao làng, nhưng cũng đủ giải toả sự cô lập của đơn vị gia đình sau luỹ tre xanh khi hữu sự. Người miền Bắc với ao cá cầu ao cũng giống người miền Trung, Nam với giếng nước cần vọt. Sự khác biệt bởi người Bắc còn mê tín dị đoan, đào giếng sợ động “long mạch,” gây mất an nguy cho sự thịnh vượng của gia đình.Người con gái đã chọn “bờ ao” mà không chọn “cầu ao” bởi sự kín đáo của câu chuyện lòng không biết ngỏ cùng ai; bởi sự quan hệ luyến ái giữ gái trai thời xưa không được xã hội khuyến khích nếu không muốn nói lá cấm đoán. Nàng đã kín đáo trao gởi tâm hồn cho trăng gió, cho mặt nước ngàn sao, một ngoại cảnh phù hợp với tâm tình lãng mạn trong quay quắt nhớ thương của người thiếu nữ đang độ trăng tròn. Nhưng than ôi! Tất cả đều ngoảnh mặt lại với nàng: Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ...Thiên nhiên không đáp ứng chia xẻ được gì với tâm sự hắt hiu của lòng nàng, vì chính tim nàng đang có sự không vui.Tâm trạng này ta cũng tìm thấy nơi nàng Kiều của Nguyễn Du khi bị rơi vào chốn lầu xanh. Trong cái cảnh “gió trúc mưa mai,” “mưa Sở, mây Tần” mà Kiều chỉ thấy lạnh lẽo đơn côi:
Vui thì vui gượng kẻo làAo tri âm ấy mặn mà với aiTừ đó cụ Nguyễn đã rút ra một định luật tâm lý:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờKhông bằng lòng với sự ruồng rẫy của thiên nhiên, người thiếu nữ trẻ không chịu đầu hàng, nàng xoay qua tìm sự cảm thông của nhện:
Buồn trông con nhện giăng tơNhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối aiHoàn cảnh của nhện có cùng hoàn cảnh với nàng: cùng chờ đợi một niềm hy vọng trong hạnh phúc đoàn tụ. Nhện giăng tơ cũng như nàng gởi mối tơ lòng cho người bạn tình ngoài ngàn dặm và chờ ngày tương hợp. Nàng bắt tâm sự với nhện nhưng nhện vẫn vô cảm, im lìm...Một sự kiện chúng ta ghi nhận ở đây là vấn đề thời gian tâm lý. Nàng thiếu nữ khởi đầu tâm sự từ “Đêm qua”. Tức cảnh đêm tối trời sao lấp lánh, không có ánh trăng soi rọi, cớ sao nàng có thể nhìn được “con nhện giăng tơ”? Muốn hiểu được điều này chúng ta phải đi sâu vào thời gian tâm lý.Khi nàng xác định thời điểm quá khứ “hôm qua ra đứng bờ ao” ta phải hiểu là “hôm nay” là thời gian hiện tại nàng đang nhìn “con nhện giăng tơ.” Nhưng hai thực trạng tâm lý là một thực tế sinh động không giới hạn ở thời điểm quá khứ, hiện tại, hay tương lai. Cá lặn, sao mờ và con nhện giăng tơ có thể ở thời gian và không gian vật lý khác nhau, nhưng trong tâm thức sinh động của nàng những thời điểm ấy luôn quyện lẫn vào nhau như bóng với hình. Thời gian tâm lý không được đo bằng những khoảng khắc của tiếng tích tắc đồng hồ mà đo bằng sự cảm ứng của nội tâm, nó có thể rất ngắn, rất dài hay chỉ là một khái niêm mơ hồ không phân biệt trước sau, tất cả tuỳ thuộc tâm trạng vui buồn của mỗi người trong cuộc. Do đó cổ nhân mới có câu “nhất nhật bất kiến như tam thu hề,” một ngày hai người yêu nhau không gặp mặt như thể ba năm! Hay “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Đấy chính là tâm trạng của người thiếu nữ trong bài ca dao, nàng dường như không phân biệt được thời gia không gian vật lý, chỉ cảm nhận sư giao đông của con tim chứa hình ảnh yêu dấu thoắt ẩn, thoắt hiện của người tình xa cách.
Buồn trông chênh chếch sao MaiSao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờCó thể sao Mai cảm thông va chia xẻ được với tâm sự của nàng chăng? Vì sao Mai, sao Hôm là hai vì sao sáng nhất vào buổi sáng sớm và chiều tối bỗng mờ đi trước cái nhìn đồng cảm nhớ thương da diết của nàng?Để hiểu thấu tâm trạng của nàng thiếu nữ hướng về vì sao Mai, ta phải am hiểu cặn kẽ thực tế và ý nghĩa văn vẻ của vì sao quen thuộc này đối với dân gian.Sao Hôm, Sao Mai chính là sao Kim gọi theo từ Hán-Việt. Sao Kim hay Kim tinh (金星), còn có tên là sao Thái Bạch (太白) hay Thái Bạch Kim tinh (太白金星) (từ thường được dùng khi xem tướng mệnh). Nó tự quay quanh mình với chu kỳ 224,7 ngày. Nếu xếp sau mặt trăng về độ sáng, sao Mai là thiên thể tự nhiên sáng nhất trong bầu trời tối, với cấp sao biểu kiến bằng −4.6, đủ sáng để tạo bóng trên mặt nước. Bởi vì Sao Mai là hành tinh phía trong tính từ Trái Đất, nó không bao giờ xuất hiện trên bầu trời quá xa Mặt Trời: góc đạt cực đại bằng 47,8°. Sao Mai đạt độ sáng lớn nhất ngay sát thời điểm hoàng hôn hoặc bình minh. Do vậy mà nó còn được gọi là sao Hôm, khi hành tinh này mọc lên lúc hoàng hôn; và sao Mai, khi hành tinh này mọc lên lúc rạng đông.Tương tự như thế, Giáo sư Nguyễn Quang Riệu, người đứng đầu ngành khảo cứu của Đài Thiên văn Paris của Pháp, trong công trình tham khảo lấy tên “Lang thang trên giải Ngân hà,” ông đã mở đầu cuốn sách tưởng như rất khô khan này bằng những vần thơ trữ tình lai láng trong tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn qua bản dịch tương truyền là của bà Đoàn Thị Điểm:
Sửa xiêm dạo bước tiền đường,Nhìn xem trông vẻ Thiên chương thẫn thờ.Áng Ngân hà khi mờ khi tỏ,Độ Khuê triền khi có khi không.Thức mây đòi lúc nhạt nồng,Chuôi sao Bắc Đẩu thôi Đông lại Đoài.Nếu chúng ta đặc biệt để ý đến hai câu cuối, sẽ nhận ra “Chuôi sao Bắc Đẩu” đây cũng lại là sao Hôm, sao Mai xuất hiện trong bài ca dao của nàng thiếu nữ mang dáng dấp “vị-chinh-phụ” gần gũi với người chinh phụ của nữ sỹ họ Đoàn.Các bạn hẳn đã biết rằng Trái Đất tự quay quanh trục Bắc-Nam theo chiều Tây sang Đông một vòng là 24 giờ, vì thế khi nhìn lên trời, ta thấy có vẻ như là bầu trời quay ngược lại từ Đông sang Tây một vòng cũng là 24 giờ (đây là ta chỉ nói cho những người ở Bắc bán cầu – còn ở Nam bán cầu, người ta thấy bầu trời quay ngược lại). Chuyển động biểu kiến đó của bầu trời gọi là nhật động (diurnal motion), vì thế vào lúc chập tối nếu ta thấy chuôi sao Bắc Đẩu (hay sao Hôm) nằm ở phía Đông, thì sau đó vào lúc gần sáng ta sẽ thấy nó (sao Mai) đã “quay” sang phía Tây rồi!Ông bà ta còn lầm lẫn sao Hôm, sao Mai là sao Sâm và sao Thương (2). Do đó khi Kiều được Từ Hải cho ơn trả nghĩa đền, khi gọi đến tình lang là Thúc Sinh đã được Kiều của Nguyễn Du dùng đến ý niệm cách trở của sao Sâm, Thương để viện dẫn sự cảm thông:
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòngTại ai, há dám phụ lòng cố nhân?Hai sao không thể nào gặp nhau bởi vì thực chất nó chỉ là một! Đó là hai tên gọi khác nhau của một “ngôi sao” (thực chất đó là một hành tinh gọi là Kim tinh - Venus). Trình độ Thiên văn học của người xưa còn hạn chế nên họ mới lầm tưởng đó là hai ngôi sao tượng trưng cho sự vĩnh viễn chia phôi!Người thiếu nữ trong ca dao ở vào thời điểm xa xưa ấy cũng không vượt ra ngoài được trình độ giới hạn của khoa thiên văn học đương thời. Do đó nàng phần nào nhận được sự cảm thông an ủi trong cách phản hồi “mờ ảo” của sao Mai.Tuy nhiên, nỗi nhớ nhung hiu quạnh cứ triền miên theo tháng ngày, sao Mai lạnh lẽo không đủ ấp ủ nỗi lòng trinh nữ, nàng lại hướng tâm hồn mỗi đêm về với ngàn sao thuộc dải Ngân Hà:
Đêm đêm tưởng dải Ngân HàMối sầu Tinh Đẩu đã ba năm trònCó thể nói tất cả nỗi lòng u uẩn của người trinh nữ được gói ghém trọn vẹn trong hai câu thơ ngắn ngủi nhưng súc tích này.Điệp từ “đêm đêm” cho thấy, kể từ dạo ấy khi người tình vắng bóng, nỗi nhớ thương của người thiếu nữ đã được thử thách với thời gian. Đợi cho chuỗi ngày dài không dứt qua đi, nàng ngóng chờ đêm tới để gởi hồn cho dải Ngân Hà. Câu chuyện tình lâm ly bí ẩn của nàng có lẽ phát xuất từ đây? Nàng thấy gì trong dải tinh vân xa vời nhưng gần gũi ấy?Để khai mở mối tình éo le này, ta cùng bước vào điển tích Ngưu Lang-Chức Nữ và dải Ngân Hà:Ngân Hà, còn gọi là sông Ngân hay Thiên Hà (galaxy), trong đó có Hệ Mặt Trời. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng trắng kéo dài từ chòm sao Thiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc, đến chòm sao Thập Tự (South Crux) ở phía nam. Dải Ngân Hà sáng hơn về phía chòm sao Nhân Mã (Sagittarius), tức trung tâm của Ngân Hà. Một dữ kiện thực tế là dải Ngân Hà chia bầu trời thành hai phần xấp xỉ bằng nhau. Điều này chứng tỏ hệ Mặt Trời nằm rất gần với mặt phẳng của thiên hà này.Theo khảo sát của các nhà thiên văn học qua kính viễn vọng, Ngân Hà là một thiên hà xoán ốc chặn ngang. Theo phân loại của Hubble, đó chính là dạng thiên hà hình đĩa có các nhánh liên kết không chặt chẽ và có phần gần trung tâm lồi hẳn lên, với khối lượng xấp xỉ 1012 khối lượng của Mặt Trời (M☉), gồm khoảng từ 200 tới 400 tỷ ngôi sao. Dải Ngân Hà có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng và khoảng cách từ Mặt Trời đến trung tâm dải Ngân Hà cũng ước chừng khoảng 27.700 năm (ánh sáng)!Thực ra các tên gọi Ngân Hà, sông Ngân hay Thiên Hà trong tiếng Việt bắt nguồn từ Trung Quốc. Vào những đêm trời quang nhìn lên bầu trời ta có thể thấy một dải màu trắng bạc kéo dài do rất nhiều ngôi sao tạo thành. Nó được người Trung Quốc hình tượng hoá thành hình ảnh một dòng sông chảy trên trời với màu bạc trắng và gọi nó là Ngân Hà: 銀河) hoặc Ngân Hán (銀漢), hay Thiên Hà (天河), Thiên Hán (天漢), Vân Hán (雲漢), Tinh Hà (星河).Nhưng dưới mắt của người Đông phương chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, hai đầu Sông Ngân còn có câu chuyện tình lâm ly không có hồi kết thúc, đó là mối tình xuyên không gian vượt thời gian: Ngưu Lang (牛郎) và Chức Nữ (織女) hay Ông Ngâu, Bà Ngâu. Câu chuyện cổ tích này có hai phiên bản với nhiều khác biệt, một của Việt Nam và một của Tàu. Truyện có liên quan đến các “Sao Chức Nữ (Vega), “Sao Ngưu Lang” (Altair), dải “Ngân Hà và hiện tượng “Mưa ngâu” diễn ra vào đầu tháng Bảy âm lịch ở Việt Nam.Với tâm tình của một thiếu nữ thuần Việt trong bài ca dao và ý thức kiêu hùng bất khuất của con cháu vua Hùng, chúng ta tiếp nhận phiên bản Việt dưới đây như di sản hoa văn hoá thoát thai hay tinh lọc từ văn hoá nước ngoài nhưng vẫn mang sắc thái văn hoá Việt tộc.Phiên bản Việt kể rằng Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của “Ngọc Hoàng Thượng Đế,” vì say mê một tiên nữ phụ trách việc dệt vải tên là Chức Nữ nên bỏ bê việc chăn trâu, khiến trâu tràn vào điện Ngọc Hư. Chức Nữ cũng vì mê tiếng tiêu của Ngưu Lang nên trễ nải việc canh cửi. Ngọc Hoàng nổi giận bắt cả hai phải ở xa nhau, người đầu sông, kẻ cuối sông Ngân. Sau đó nghĩ lại thương tình, Ngọc Hoàng gia ân cho hai người mỗi năm được gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng Bảy Âm lịch. Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt. Nước mắt của họ rơi xuống trần tạo thành cơn mưa và được người trần đặt tên là Mưa Ngâu.Thời bấy giờ Sông Ngân trên Thiên đình không có cầu, nên Ngọc Hoàng mới ra lệnh cho làm cầu để Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau. Các phường thợ mộc ở trần thế được vời lên trời tiến hành sứ mạng. Vì mạnh ai nấy làm, chẳng ai bảo được ai. Họ cãi nhau ỏm tỏi nên đến kỳ hạn mà cầu vẫn chưa hoàn thành. Ngọc Hoàng bực tức, bắt tội các phường thợ mộc hoá kiếp làm “quạ”, chụm đầu lại làm cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau. Do vậy có từ “bắc cầu ô thước”. Từ đó cứ tới tháng Bảy là loài quạ phải họp nhau lại để chuẩn bị lên trời bắc “Ô kiều”.Khi gặp nhau, nhớ lại chuyện xưa nên chúng lại lao vào cắn mổ nhau đến xác xơ lông cánh. Ngưu Lang và Chức Nữ lên cầu, nhìn xuống thấy một đám đen lúc nhúc ở dưới chân lấy làm ghê sợ, mới ra lệnh cho đàn chim ô thước mỗi khi lên trời làm cầu phải nhổ sạch lông đầu. Vì vậy, cứ tới tháng Bảy thì loài quạ đầu rụng hết lông, cánh đuôi xơ xác.Tuy nhiên sau một thời gian Ngọc Hoàng vốn tính nhân từ, cảm thương cho sự chia lìa của cặp vợ chồng Ngâu, đã trả lại hình hài cho những người thợ mộc và ra lệnh họ phải làm một cây cầu thật vững để Ngưu Lang và Chức Nữ có thể gặp nhau. Từ đó về sau Ngưu Lang và Chức Nữ được chung sống bên nhau trọn đời.Có lẽ do tích này mà ở Bình Định thuộc miền Trung Việt Nam có từ “quạ làm xâu”, nói về sự vắng bóng của những con quạ một khoảng thời gian rồi trở về với cái đầu trọc lóc, trông rất khôi hài.Có dị bản khác cho rằng tên gọi Ô kiều là cầu Ô Thước do chim Ô (quạ) và chim Thước (chim Khách) kết cánh tạo ra.Với sự tích nêu trên ta thấy nàng thiếu nữ “đêm đêm tưởng dải Ngân Hà”, hẳn nghĩ đến thân phận hẩm hiu của đời mình: nghịch cảnh ngang trái chia lìa hai kẻ yêu nhau! Lý do không phải vì “mẹ em tham thúng sôi dền, tham con lợn béo tham tiền Cảnh Hưng” mà vì nghĩa vụ làm dân một nước thường trực chiến tranh: “Ba nam trấn thủ lưu đồn”, chàng đi lính thú ngăn chặn kẻ cựu thù truyền kiếp phương Bắc.Có thể nàng cũng ước ao được gặp lại tình lang, dù mỗi năm chỉ một lần như Ngưu Lang Chức Nữ. Nàng mơ về một viễn tượng xum vầy dù chỉ thoáng qua với đầy nước mắt như vợ chồng Ngâu... Là một thôn nữ đang độ xuân thì với đầy ắp những huyễn tưởng yêu đương, dù nàng chưa thực sự là một chinh phụ với phân vân trước tình nhà nợ nước và những trách nhiệm làm con, làm vợ, làm mẹ như người chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng Trần Côn, nhưng nàng vẫn có quyền sống trong tưởng tượng và mơ ước của một người thường... vì ước mơ xưa nay vẫn là một phần quan trọng của đời sống con người và của chính đời nàng.Chúng ta còn nhớ trong cuốn Người đàn bà ngoại tình (La femme adultère) của triết gia Hiện sinh Albert Camus người Pháp sinh tại Algeria. Ông miêu tả hình ảnh hai vợ chồng người lái buôn (Janine và Marcel) - người Tây phương (Pháp) sinh ra và lớn lên tại Algeria - trong một cuộc hành trình xuyên sa mạc bằng xe ngựa. Giữa sa mạc nắng cháy da người, khô cằn sự sống ở Algeria, người đàn bà tức Janine vốn chịu đựng cuộc hôn nhân không tình yêu với người chồng chỉ biết kinh doanh và coi trọng đồng tiền. Trong cảnh bi đát khô cằn sự sống của sa mạc và người chồng vô cảm ấy, nàng luôn mơ về một đồng cỏ xanh rờn với sông nước và mùa xuân bất tận... Ban đêm nàng bị cuốn hút vào sự đam mê đắm đuối với ánh sáng lung linh kỳ diêu của những vì sao... Đây chính là biểu tượng khát vọng tự do, biểu tượng của cuộc hôn nhân chính trị (polictical marriage) giữa những người Âu di dân đến Algeria (Pieds-Noirs) và người Hồi giáo Arab trước khi Algeria giành được độc lập (1962). Những đam mê của nàng là ước muốn giải thoát khỏi sự cô đơn, một thứ ngoại tình tư tưởng hướng về một viễn ảnh đẹp, trái với thực tại vô lý, bất công của đời sống.Bỏ ra ngoài những màu sắc chính trị và phân biệt chủng tộc của câu chuyện Người đàn bà ngoại tình, nếu chỉ nhìn về mặt tâm hồn và bản năng phụ nữ, chúng ta ghi nhận: “người đàn bà ngoại tình” đã có sự đồng điệu với người thiếu nữ Việt trong bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”. Hai người cùng ước mơ một tình yêu tươi mát và lãng mạn; cả hai cùng đam mê ở những vì sao, một phương cách giải phóng tâm hồn, phá vỡ những gò ép của xã hội, một thực tại sơ cứng trái với ước mơ của đời sống để tìm về một mối tình thuỷ chung và tương cảm.Ngân Hà và Tinh Đẩu là hai tập hợp tinh hệ khác nhau nhưng rất có ý nghĩa đối với người thiếu nữ. Một đằng nó giải phóng óc tưởng tượng và tình yêu đắm đuối của nàng, một đằng khêu gợi sự chia xa phải có với người yêu trong bổn phận và nghĩa vụ của con dân với quê hương đất nước.Như ta đã biết Tinh Đẩu hay Đẩu tinh chính là sao Bắc Đẩu. Sự đảo ngữ chỉ để tương hợp với luật bằng trắc của thơ lục bát. Tinh Đẩu chính là mảng sao nằm trong chùm Đại Hùng Tinh (Ursa Major) ở hướng Bắc địa cầu. Bắc Đẩu là từ Hán Việt có nghĩa là chùm sao giống hình cái đấu để đong lúa gạo, gồm bảy ngôi chạy dài cong như cái muỗng cơm, nên người Mỹ còn gọi là Big Dipper.Sao Bắc Đẩu dưới mắt người việt cũng là sao Hôm, sao Mai xuất hiện ở phương Đông, chiều có mặt ở phương Tây (Đoài), biểu tượng của sự cách biệt chia phôi như hai câu cuối đã dẫn trong Chinh phụ ngâm khúc:
Thức mây đòi lúc nhạt nồng,Chuôi sao Bắc Đẩu thôi Đông lại Đoài.Tại sao không phải là mỗi năm như Ngưu Lang, Chức Nữ vào đầu tháng Bảy? Tại sao lại là “ba năm” mang nặng mối sầu ly biệt?Tìm vào kho tàng tục ngữ phong dao, chúng ta ghi nhận: “Ba năm” đây chính là thời gian ba năm nghĩa vụ của người lính thú, “trấn thủ lưu đồn” mà ngày nay chúng ta gọi là quân dịch trong bài ca dao dưới đây:
Ba năm trấn thủ lưu đồnNgày thì canh điếm tối dồn việc quanChém tre, đẵn gỗ trên ngànHữu thân hữu khổ phàn nàn cùng aiMiệng ăn măng trúc măng mainhững giang cùng nứa lấy ai bạn cùngNước suối trong, con cá nó vẫy vùngHai câu “Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai” và câu cuối “Nước suối trong con cá nó vẫy vùng” nói lên ý chí yêu tự do và ý thức trách nhiệm trong thân phận làm người của chàng lính thú, của cả một dân tộc kiên cường lớp lớp tiếp tay nhau vùng lên chống ách thống trị ngàn năm của kẻ thù truyền kiếp.Câu ca dao trên có nghĩa, kể từ ngày xa cách tình lang (mối sầu Tinh Đẩu), đáp lời sông núi đi lính thú đồn trú ngoài biên ải, ngăn chặn quân thù từ vùng rừng núi biên thuỳ (trên ngàn). Đến nay đã trọn ba năm làm xong nghĩa vụ vẫn chưa thấy chàng về, nhưng nàng vẫn một lòng thuỷ chung chờ đợi:
Đá mòn nhưng dạ chẳng mònTào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ...Có người cho rằng Tào Khê là tên một dòng sông ở Đông Nam huyện Khúc Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nơi có ngôi chùa cổ Bảo Lâm, còn gọi là Nam Hoa, từng là đạo tràng lớn của Đại sư Huệ Năng (638-713), vị Tổ thứ 6 của Thiền tông Trung Quốc. Tào Khê còn là một danh lam thắng cảnh gắn liền với thiền môn.Tào Khê cũng có thể là tên một con sông trước chảy qua làng Đình Bảng (Bắc Ninh) nay đã cạn; một hiện thực mang tên một dòng sông đã minh chứng cho lòng son sắt của người thôn nữ xứ “địa linh nhân kiệt,” vốn là nơi sinh trưởng của tác giả bài ca dao trữ tình và thuỷ chung kia?Lòng trung trinh của nàng thôn nữ đầy tình yêu dào dạt, nói lên tính lãng mạn thuỷ chung của người thiếu nữ Việt, đồng thời cũng là điểm tựa nức lòng cho những người trai đất Việt, xứ sở của ngàn năm chinh chiến.Nói đến đây ta lại nhớ tới hình ảnh của người thôn nữ thời Tây Sơn, mơ về dáng dấp hào hùng của Quang Trung Nguyễn Huệ cỡi voi đại phá quân Thanh:
Em ao ước được là người thục nữHát véo von trong mộng Bắc Bình Vương...Niềm hạnh phúc lứa đôi và ước mơ xã hội đã quyện vào dòng sinh mệnh của một dân tộc biết yêu tự do, thà “chết vinh hơn sống nhục”, đã tạo nên ý chí quyết thắng: “Đánh cho chích luân bất phản, đánh cho phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.Vinh quang thay và cũng kiêu hãnh thay là dân của một đất nước hào hùng, mọi người dân trẻ già gái trai, sẵn sàng nằm gai nếm mật hy sinh hạnh phúc cá nhân, gia đình để bảo vệ biển đảo và mảnh đất thân yêu với ý chí bất khuất quật cường. Một dân tộc với truyền thống bất khuất kiêu hùng ấy, đã biết yêu quê hương hơn chính hạnh phúc bản thân mình, chắc chắn bất cứ thế lực thù địch nào cũng phải e dè khiếp phục.Tóm lại đọc xong bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao” chúng ta thấy phấn khởi bắt gặp một mẫu người thiếu nữ Việt cổ thời với con tim đầy nhựa sống, dạt dào tình yêu với hy sinh và dâng hiến. Sau bóng dáng yêu kiều thục nữ này, phảng phất hình bóng người lính thú chinh nhân trấn thủ lưu đồn, nắm chắc ngọn giáo giữ gìn giang sơn bờ cõi. Hoàn cảnh chiến tranh thường trực chống kẻ Bắc phương xâm lược, khiến đôi trẻ tạm thời phải chia lìa, nhưng tâm khảm lúc nào cũng gắn bó đợi chờ một ngày đoàn tụ khi đất nước vắng quân quân thù. Nơi đây, tình yêu quê hương và tình yêu đôi lứa đã đắp đổi sắt son, tạo thành dòng sinh mệnh trường tồn của tổ quốc Việt Nam dấu yêu với những con tim cuồn cuộn máu kiêu hùng...17 tháng 7 năm 2014Phạm Đức Khôitửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 44.00Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Phân tích bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao”
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/11/2018 09:19
Đã là người Việt Nam thì hẳn chẳng ai xa lạ gì với những câu ca dao tuy giản dị, mộc mạc mà chan chứa tình người. Đó có thể là những lời dân ca tình tứ, lắng đọng; có thể là những câu hát ru sâu nặng nghĩa tình; hoặc cũng rất có thể là những lời đối đáp trao duyên. Ca dao tựa như một viên kim cương đa diện, mà ở mõi góc cạnh của nó ta lại thấy ánh lên một mặt của tâm trạng con người, lung linh và sáng mãi. Vui có. buồn có, đợi chờ có, nhớ mong có... mọi cung bậc sắc thái tình cảm của con người đềui được diễn tả một cách hết sức tinh tế, chân thực, sinh động qua những lời ca dao. Tôi nhớ có một bài ca dao thế này:
Đêm qua ra đứng bờ ao,Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.Buồn trông con nhện giăng tơNhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?Buồn trông chênh chếch sao MaiSao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?Một bài ca dao thật hay, thật đẹp với ngôn từ mộc mác, chân chất mà đã lột tả hết tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình ở đây là một cô gái - một nàng thiếu nữ với trái tim “bồi hồi trong ngực trẻ” đang tha thiết mong nhớ ng yêu. Trong đêm đen tĩnh mịch - thời điểm của những cuộc hẹn hò đôi lứa - cũng là lúc cô gái cảm thấy lòng mình cô đơn trống trải. Vì sao ư? Vì trong khoảng thời gian của tình yêu, của hò hẹn mà lại trống vắng một mình, thử hỏi sao không buồn cho được! Quá mong người yêu, cô gái đã giãi bày tấm lòng mình với cảnh vật xung quanh. Thế nhưng “trông cá cá lặn trông sao sao mờ”. Dường như cảnh vật đã vô cùng lãnh đạm với tâm trạng người thiếu nữ. Cô chẳng biết chia sẻ cùng ai và ta cảm tưởng như cũng chẳng có ai muốn chia sẻ với nàng. Tìm cá bầu bạn thì mặt nước lặng thinh, gửi tình cảm lên vì sao thì chỉ thấy một màu đen êm dịu, rộng lớn mênh mông. Nó làm cho nỗi buồn bị cô lập và càng “gặm nhấm” cói lòng hiu hắt của cô gái trẻ. Cô càng thêm cô đơn quạnh vắng với nỗi mong nhớ xót xa đang dâng trào. Và lúc này đây ta lại bắt gặp một thứ thật quen thuộc, rất ca dao và cũng rất Việt Nam.Đó chính là “buồn trông” - một điệp từ rất đỗi gần gũi trong ca dao. Nó là mở đầu cho những lời than thân trong ca dao xưa. Điệp từ “buồn trông” xuất hiện ở đây nhằm nhấn mạnh nỗi buồn cô đơn giữa cảnh vật của người con gái. Đó là bút pháp tả cảnh ngụ tình. Ngoại cảnh mà như tâm cảnh. Càng buồn thì càng trông vào cảnh vật, mong tìm chút vui nơi khung cảnh thơ mộng mà nào có được! Càng trông thì chỉ thấy lòng càng thêm trĩu nặng. Bởi:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?Và liên tiếp sau đó là hai hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng của cô thiếu nữ: nhện giăng tơ và sao Mai. Từ những sự vật trong thiên nhiên, cô đã gửi tiếng lòng của mình - một tiếng lòng thổn thức ngóng trông. “Nhện giăng tơ” là một hình ảnh thật đẹp và giàu sức biểu cảm cao. Tơ nhện hay chính là sợi tơ hồng duyên phận, sợi tơ tình yêu đã se duyên cho đôi trẻ để giờ đây “trăm mối tơ vò”. Chiếc màng nhện mỏng mang phải chăng như chính người con gái: yếu đuối, mong manh. Tơ nhện có độ kết dính cao, dù có đứt cũng vẫn bền chặt - liệu có là ám chỉ tình yêu? Nhện chăng tơ xong mà vẫn một mình, cô đơn, chờ đợi một mối tơ lòng. Tiếp đó cô gái nhìn “chênh chếch” lên ngôi sao Mai. Một ánh nhìn hơi chéo chứ không phải nhìn thẳng. Phải chăng cô gái không dám đối diện thẳng với lòng mình - rằng cô đang quá trống trải, đơn côi. Ngôi sao Mai mờ dần trong ánh bình minh như chính tâm trạng ngày một hiu quạnh, héo hon của cô gái. Cô lẻ loi quá!Tựa như ánh sao giữa bầu trời rộng lớn. Đó là sự trống trải một mình, một sự nhớ thương đến hiu hắt, một nỗi buồn trải ra theo cả không gian và thời gian. Từ “bờ ao” tới “bầu trời” là một không gian rộng lớn, nó làm cho niềm nhớ thương càng thêm mênh mang, dâng trào. Từ “đêm qua” tới “sao Mai” là sự trải dần theo thời gian, nỗi buồn ngày một lớn lên và chỉ chực trào ra trong tâm trạng thổn thức, trằn trọc suốt cả đêm dài của cô gái.Như vậy, với những ca từ sâu lắng, mênh mang, tâm trạng của cô gái đã được bộc lộ theo nhiều cấp bậc, nhiều góc cạnh khác nhau. Đó là vẻ đẹp của ca dao - một vẻ đẹp tiềm tàng mà không dễ gì có được.tửu tận tình do tại☆☆☆☆☆ 33.67Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Từ khóa » Chiều Chiều Ra đứng Bờ Ao
-
Bài Ca Dao: Chiều Chiều Ra đứng Bờ Ao
-
Bài Ca Dao: Chiều Chiều Ra Đứng Bờ Ao, Chiều Chiều
-
Chiều Chiều Ra đứng Bờ Ao Nhớ Về Quê Mẹ Ruột đau Chín Chiều
-
Kênh Thơ Chế + - Chiều Chiều Ra đứng Bờ Ao Trông Vào... | Facebook
-
Lời Bài Hát Buồng Cau Quê Ngoại - Tấn Tài, Ngọc Hương
-
Chiều Chiều Ra đứng Bờ Ao, Nước Kia Không Khát, Khát Khao Duyên ...
-
Những Bài Thơ Chế Vui, Hài Hước :D - VFO.VN
-
Chiều Chiều Ra đứng Bờ Ao! Trông Về đàn Cá Mà Biết Khi Nào Có Em
-
Chiều Chiều Ra đứng Bờ Sông, (2), Muốn Về Quê Mẹ Mà Không Có đò
-
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Ca Dao Đêm Qua Ra đứng Bờ Ao
-
"Chiều Chiều" - Nỗi Nhớ Trong Ca Dao - Tuổi Trẻ Online
-
Buồn Buồn Ra đứng Bờ Ao Ai Ngờ... - Khám Phá Mãi