Bài Thơ Hổ Trong Vườn Thú - Lời Thơ Chi Tiết Kèm Giáo Án

Share

Lời bài thơ chi tiết hổ trong vườn thú để cho các phụ huynh đọc cho bé nghe. Phần hai là giáo án bài thơ hổ trong vườn thú cho các cô.

Lời bài thơ hổ trong vườn thú

Bài thơ Hổ trong vườn thú

Đi chơi vườn bách thú Bé thấy chú Hổ vằn Đôi răng nanh dữ tợn Chân có vuốt khoằm khoằm Hổ đi lại trong chuồng Nhớ rừng xanh, buồn quá May có bé đến thăm Hổ cũng vui, khuây khỏa.

Tác giả: Vũ Quang Vinh.

Các vị phụ huynh cũng có thể tham khảo một số bài thơ hay cho bé khác như Bài thơ cô giáo em hay Bài thơ mưa hay bài thơ Bạn mới, Bài Thơ Rong Và Cá 

Giáo án bài thơ hổ trong vườn thú

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

– Trẻ biết tên gọi, các đặc điểm, ích lợi, thức ăn, môi trường sống  của các động vật sống trong rừng ( con hổ, con gấu, con nai)

– Trẻ biết so sánh điểm giống nhau, khác nhau của: con hổ và con gấu: con hổ và con nai

– Trẻ biết thêm các con vật sống trong rừng: sư tử, voi, báo, hươu cao cổ….

– Trẻ biết tên gọi, cách chơi, luật chơi của trò chơi” Ai nhanh hơn”

2. Kĩ năng:

– Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định

– Rèn kĩ năng nhanh nhẹn qua các trò chơi.

– Rèn kĩ năng phối hợp với nhau trong một nhóm

– Rèn kĩ năng cắt dán thông qua trò chơi nhóm

– Rèn kĩ năng biết sử dụng con chuột máy tính trong trò chơi nhóm

3. Thái độ:

– Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ các động vật quý hiếm

– Giáo dục trẻ biết tránh xa các con vật hung dữ, ăn thịt

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô:

– Giáo án

– Máy tính

– Các hình ảnh trên máy

– Mô hình:” Vườn bách thú”

– Mô hình các con vật sống trong rừng.

– Các video: hổ làm xiếc, gấu làm xiếc

2. Đồ dùng của trẻ:

– Tranh thảo luận nhóm: Con hổ, con gấu, con nai

– Lô tô các động vật sống trong gia đình, động vật sống dưới nước, động vật sống trong rừng

– Tranh trò chơi, lô tô trò chơi nhóm

– Trò chơi ghép hình trên máy.

III. PHƯƠNG PHÁP, BIỆN PHÁP:

– Thảo luận nhóm

– Hệ thống câu hỏi đàm thoại

– Thực hành

– Quan sát

IV. TIẾN HÀNH:

Hoạt động 1: Tham quan vườn bách thú

– Hát bài” Bé tham quan” về tham quan mô hình “ Vườn bách thú”

+ Lớp mình đang đi đâu? Trong vườn bách thú có những con vật nào?

+ Muốn các con vật nhanh lớn thì ta phải làm gì?

=> Cô giáo dục trẻ phải chăm sóc và bảo vệ các con vật.

– Lớp mình có muốn tìm hiểu rõ hơn về các con vật sống ở trong rừng không? Hôm nay cô và các bạn sẽ khám phá về các con vật này nhé.

Hoạt động 2: Bé cùng khám phá:

– Hát” Đố bạn” về 3 nhóm:

+ Nhóm 1 quan sát tranh con hổ

+ Nhóm 2 quan sát tranh con gấu

+ Nhóm 3 quan sát tranh con nai

– Đọc bài thơ” Hổ trong vườn  thú” về ngồi hình chữ U

* Quan sát con hổ:

– Con biết gì về con hổ?( Con hổ có 3 phần, phần đầu có mắt, có tai, có miệng, có ria mép; phần mình có 4 chân; phần đuôi)

+ Lông hổ như thế nào?( lông có các đường vằn màu vàng và màu đen)

+ Hổ là động vật sống ở đâu? ( ở trong rừng)

+ Thức ăn của hổ là gì?( Hổ ăn thịt  ) Hổ là động vật như thế nào?

+ Hổ có ích lợi gì? ( Làm xiếc, nấu cao làm thuốc, da hổ làm áo khoác)

Cho trẻ xem viedeo xiếc hổ.

=> Cô củng cố và giáo dục: Hổ có 3 phần phần đầu, phần mình, phần đuôi. Màu lông khá đặc biệt có những đường vằn màu vàng cháy và màu đen. Hổ  sống ở trong rừng. Thức ăn của hổ là thịt. Hổ rất có ích vì hổ làm xiếc cho chúng ta xem, da và xương hổ thì làm vật trang trí và làm thuốc. Nhưng hổ cũng là loại động vật  hung dữ  vì vậy chúng ta phải tránh xa. Hổ là động vật quý hiếm nên chúng ta bảo vệ chúng không săn bắn bừa bãi khi không được phép.

* Quan sát con nai:

– Chơi trò chơi” Trời tối, trời sáng” Con vật gì xuất hiện?

– Con biết gì về con nai?

–  Nai là động vật sống ở đâu?

– Thức ăn của nai là gì? Nai là động vật như thế nào?

– Nai có ích lợi gì?( Thịt nai chế biến thành các món ăn ngon bổ cho sức khỏe)

=> Cô củng cố và giáo dục trẻ: Con nai là động vật sống trong rừng. nai có 3 phần. Nai là động vật ăn cỏ, ăn lá cây nên nai là động vật hiền lành. Thịt nai ăn rất bổ cho cơ thể. Nai là động vật quý hiếm nên chúng ta phải bảo vệ.

* Quan sát con gấu:

– Cho trẻ nghe câu đố: Mình thì phục phịch

Lại thích mật ong

Trèo cây lấy mật ăn xong

Ngã lăn xuống đất, ngủ không biết gì

Đố các bạn đó là con gì?

– Con vật gì xuất hiện? Con biết gì về con gấu?( Gấu có 3 phần, phần đầu, phần mình, phần đuôi)

+ Lông gấu có như thế nào?( màu đen)

+ Gấu sống ở đâu?

+ Thức ăn của gấu là gì?( cá và mật ong)

+ Gấu có ích lợi gì?( gấu làm xiếc, gấu nấu cao làm thuốc)

Cho trẻ xem video xiếc gấu.

=> Cô củng cố và giáo dục: Gấu là động vật sống trong rừng, gấu có 3 phần. Lông gấu có thường có màu đen. Thức ăn của gấu là mật ong và cá. Nuôi gấu để làm xiếc thú, mật gấu làm thuốc, da gấu làm áo khoác, móng gấu làm vật trang trí. Gấu là động vật hung dữ vì vậy ta phải tránh xa. Gấu là động vật quý hiếm nên ta không được săn bắn khi không cho phép.

* So sánh sự giống nhau và khác nhau của các con vật:

a, Hổ và nai:

– Giống nhau: Đều có 3 phần( phần đầu, phần mình, phần đuôi). Sống ở trong rừng. Là động vật có ích cho con người.

– Khác nhau:

+ Hổ có ria mép xung quanh miệng, hổ động vật hung dữ, hổ ăn thịt, lông hổ lông vằn, hổ đuôi dài.

+ Nai có sừng trên đầu, lông màu vàng, nai ăn cỏ và lá cây, nai là động vật hiền lành, nai đuôi ngắn.

b, Hổ và gấu:

– Giống nhau: Đều có 3 phần( phần đầu, phần mình, phần đuôi). Là động vật sống ở trong rừng, là động vật hung dữ. Có nhiều ích lợi cho con người.

– Khác nhau:

+ Hổ có ria mép xung quanh miệng, hổ ăn thịt, lông hổ lông vằn, hổ đuôi dài

+ Gấu có lông màu đen, ăn mật ong và cá, đuôi ngắn

* Mở rộng và giáo dục: Ngoài các con vật trên thì con còn biết thêm những con vật nào sống ở trong rừng nữa? ( xem hình ảnh các con vật trên máy)

Các con vật đều có ích cho con người và chúng là động vật quý hiếm nên chúng ta không được săn bắt bừa bãi.

Hoạt động 3: Trò chơi

* Trò chơi 1: Ai nhanh hơn

– Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội sau khi nghe hiệu lệnh lần lượt từng trẻ lên tìm đúng các con vật sống trong rừng và gắn vào môi trường sống cho chúng. Nhưng muốn gắn các con vật vào đúng môi trường sống của chúng thì các bạn phải nhảy qua một con suối.

– Luật chơi: Tổ nào chọn sai và gắn chậm thì tổ đó thua cuộc.

– Cho trẻ chơi

– Cô nhận xét kết quả chơi.

* Trò chơi 2: Cùng chung sức:

– Nhóm 1: Ghép hình theo mẫu( chơi trên máy)

– Nhóm 2: Ghép các bộ phận cắt rời thành các con vật

– Nhóm 3: Cắt dán môi trường sống cho các con vật

– Nhóm 4: Cắt dán các con vật theo 2 nhóm

Các phụ huynh và các thầy cô có thể đăng ký kênh Youtube của chúng tôi để xem nhiều truyện hay và thơ hay cho bé. Đăng Ký Ngay 

5/5 - (2 votes)

Nếu ba mẹ thấy hữu ích hãy chia sẻ:

  • Email

Related

Từ khóa » Bài Thơ Về Con Hổ Cho Trẻ Mầm Non